Một số biện pháp giúp học sinh lớp 4 luyện tập quan sát cây cối

Một số biện pháp giúp học sinh lớp 4 luyện tập quan sát cây cối

1. Để nâng cao chất lượng giảng dạy trong nhà trường nói chung và bậc Tiểu học nói riêng, hiện nay vấn đề cải cách giáo dục không phải là mối quan tâm của một cá nhân nào, mà đó là nhiệm vụ của toàn xã hội, Đã có rất nhiều những cải cách giảng dạy được đưa vào giảng dạy ở Tiểu học. Chính sự đổi mới phương pháp giáo dục ở bậc Tiểu học sẽ góp phần quan trọng cho việc thực hiện mục tiêu đào tạo của ngành Giáo dục là đào tạo con người mới một cách có hệ thống và vững chắc từ bé đến lớn.

Trong giai đoạn hiện nay, để thực hiện được chương trình và phương pháp giáo dục đổi mới, cần cải tiến những điều kiện như: Giáo viên, cơ sở vật chất, thiết bị dạy học, tổ chức quản lí. và tiến hành phải đấu tranh tư tưởng và cải tiến tổ chức trong ngành giáo dục và cũng như ngoài xã hội.

Xu hướng chung của việc đổi mới phương pháp dạy học ở bậc Tiểu học là làm sao giáo viên không phải chỉ là người truyền thụ kiến thức mà còn coi là người tổ chức, định hướng cho học sinh hoạt động, để học sinh huy động vốn hiểu biết và kinh nghiệm của bản thân vào việc chiếm lĩnh chí thức mới, làm sao giáo viên giảng giải ít nhưng thường xuyên làm việc với từng học sinh. Về phía học sinh phải học tập cá nhân, học tập nhóm, tham gia giải quyết tình hướng do giáo viên nêu ra dưới các hình thức khác nhau và giáo viên giải quyết một cách linh hoạt các tình huống ngoài dự kiến. Có như vậy thì mới phát huy được những bản lĩnh cá nhân của từng học sinh.

 

doc 30 trang Người đăng thuthuy90 Lượt xem 686Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Một số biện pháp giúp học sinh lớp 4 luyện tập quan sát cây cối", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM HÀ NỘI
TRUNG TÂM GIÁO DỤC TỪ XA
ĐỀ TÀI
NGHIÊN CỨU NGHIỆP VỤ SƯ PHẠM
MỘT SỐ BIỆN PHÁP GIÚP HỌC SINH LỚP 4 LUYỆN TẬP QUAN SÁT CÂY CỐI
Người hướng dẫn: GS-TS -Lê Phương Nga
 Người thực hiện: Nguyễn Đức Tuyến SBD: 88
 Lớp: Đại học Tiểu học từ xa khoá I
 Quảng Ninh: 2008
LỜI CẢM ƠN
Em xin trân thành cảm ơn Ban giám hiệu ,Tập thể giáo viên trường Tiểu học Cẩm Trung Cẩm Phả - Quảng Ninh , đặc biệt là GS-TS Lê Phương Nga –giáo viên hướng dẫn -Trường Đại Học Sư Phạm Hà Nội , đã quan tâm giúp đỡ , tận tình hướng dẫn ,chuyển tải những kinh nghiệm quý báu và động viên khích lệ em trong quá trình nghiên cứu ,thực hiện đề tài này .
Do điều kiện thời gian và phạm vi nghiên cứu có hạn , đề tài không tránh khỏi những thiếu sót .Kính mong các thầy cô giáo nhiệt tình góp ý , bổ sung để đề tài của em hoàn thiện hơn.
Em xin trân thành cảm ơn./. 
 Cẩm Phả Ngày 1 tháng 10 năm 2008
 Người viết
 Nguyễn Đức Tuyến
A. PHẦN MỞ ĐẦU
I. Lí do chọn đề tài
1. Để nâng cao chất lượng giảng dạy trong nhà trường nói chung và bậc Tiểu học nói riêng, hiện nay vấn đề cải cách giáo dục không phải là mối quan tâm của một cá nhân nào, mà đó là nhiệm vụ của toàn xã hội, Đã có rất nhiều những cải cách giảng dạy được đưa vào giảng dạy ở Tiểu học. Chính sự đổi mới phương pháp giáo dục ở bậc Tiểu học sẽ góp phần quan trọng cho việc thực hiện mục tiêu đào tạo của ngành Giáo dục là đào tạo con người mới một cách có hệ thống và vững chắc từ bé đến lớn.
Trong giai đoạn hiện nay, để thực hiện được chương trình và phương pháp giáo dục đổi mới, cần cải tiến những điều kiện như: Giáo viên, cơ sở vật chất, thiết bị dạy học, tổ chức quản lí... và tiến hành phải đấu tranh tư tưởng và cải tiến tổ chức trong ngành giáo dục và cũng như ngoài xã hội.
Xu hướng chung của việc đổi mới phương pháp dạy học ở bậc Tiểu học là làm sao giáo viên không phải chỉ là người truyền thụ kiến thức mà còn coi là người tổ chức, định hướng cho học sinh hoạt động, để học sinh huy động vốn hiểu biết và kinh nghiệm của bản thân vào việc chiếm lĩnh chí thức mới, làm sao giáo viên giảng giải ít nhưng thường xuyên làm việc với từng học sinh. Về phía học sinh phải học tập cá nhân, học tập nhóm, tham gia giải quyết tình hướng do giáo viên nêu ra dưới các hình thức khác nhau và giáo viên giải quyết một cách linh hoạt các tình huống ngoài dự kiến. Có như vậy thì mới phát huy được những bản lĩnh cá nhân của từng học sinh.
Nhiệm vụ quan trọng của phân môn tập đọc là hình thành năng lực đọc cho học sinh. Năng lực đọc được tạo nên từ bốn kỹ năng cũng như bốn yêu cầu về chất lượng đọc: Đọc đung, đọc nhanh (đọc lưu loát, trôi chảy), đọc có ý thức (hiểu nội dung những điều mình đọc hay còn gọi là đọc hiểu), đọc diễn cảm. Chúng được rèn luyện hỗ trơn nhau.
2. Trong thực tế, khi dạy trương trình mới học sinh được làm việc nhiều, giáo viên chỉ là người tổ chức hoạt động học. Nhưng trong quá trình dạy học tôi thấy nhiều em học sinh còn đọc sai. Muốn đọc đúng được trước hết học sinh phải phát âm chính xác các âm, vần, tiếng .... Chính vì để nâng 
cao chất lượng dạy học, giáo viên cần phải tích cực cải tiến phương pháp. Học sinh học tập trung hơn, đạt hiệu quả cao hơn. Xuất phát từ mục đích đó mà ở tùng môn học, tiết học, bài học cần phải biết tận dụng, kết hợp đưa vào những phương pháp dạy học mới sao cho phù hợp.
Riêng với phần môn Tập đọc để dạy học sinh đọc được đúng là việc làm rất cần thiết ở bậc Tiểu học, Muốn đọc được đúng các em phải phát âm chuẩn, chính xác. Để làm được điều đó thì ngay ở những lớp đầu cấp giáo viên phải hướng dẫn các em cách đọc đúng ở từng văn bản, phân biệt được phụ âm đầu hay phát âm sai như: n/l, ch/tr,... và các dấu thanh: dấu hỏi, dấu ngã, ... như vậy các em mới hiểu nội dung van bản và tiến tới đọc diễn cảm một cách tốt hơn.
Ngoài ra, muốn đọc được đúng học sinh cũng phải ngắt hơi, nghỉ hơi sau các dấu câu sao cho chính xác và biết ngắt hơi ở một số câu dài phù hợp.
3. Qua một số năm giảng dạy ở bậc Tiểu học, tôi thấy phân môn tập đọc là phân môn rất cần thiết trong đời sống con người. Nó hình thành những kiến thức cơ bản đầu cho học sinh. Từ đó nắm bắt được các kiến thức của các môn khác. 
Thông qua các bài tập giàu giá trị tư tươửng và nghệ thuật đã tác động đến trái tim và khối óc của học sinh. Làm sao để mỗi “lời nói” cuỉa các em phát ra thực sự là “gói vàng” để người khác tiếp nhận. Đọc giúp các em hiểu biết hơn, bồi dưỡng các em lòng yêu cái thiện, cái đẹp và suy nghĩ một cacvhs lô gíc cúng như tư duy co hính ảnh.
Ở trương trình lớp 4 mới đọc đúng là một yêu cầu quan trọng nó thể hiện năng lực đọc của học sinh.
Trong thực tế lớp tôi cho thấy, học sinh coi rằng: Giờ tập đọc chỉ cần đọc to, rõ ràng, trôi chảy là được. Đó là chưa kể đến một số em đọc còn chậm và chưa rõ ràng. Các em không phân biệt được giọng đọc và giọng nói, giọng đọc và giọng kẻ, cách đọc tên riêng nước ngoài chưa chính xác, câu dài còn ngắt nghỉ chưa đúng chỗ.
Nhận thức được tầm quan trọng của việc rèn đọc thành tiếng đúng cho học sinh lớp 4 nên tôi đã chọn đề tài này để nghiên cứu với hy vọng giúp học sinh đọc đúng và hay hơn.
II. Xác định đối tượng, mục đích nghiên cứu:
1. Đối tượng nghiên cứu:
 Học sinh lớp 4 A trường Tiểu học Cẩm Trung - thị xã cẩm Phả, tỉnh Quảng Ninh. Đối tượng học sinh thuộc diện đại trà.
2. Mục đích nghiên cứu:
Tìm hiểu yêu cầu nhiệm vụ và thực trạng dạy học phân môn Tập đọc ở lớp 4. Góp phần hoàn thiện và cải tiến phương pháp giờ dạy tập đọc nhằm nâng cao chất lượng phân môn Tập đọc lớp 4 theo hướng đổi mới có hiệu quả nhất trong giờ tập đọc.
Đề xuất một số phương pháp dạy tập đọc theo hướng lấy học sinh làm trung tâm ở lớp 4.
III. Nhiệm vụ nghiên cứu:
- Nghiên cứu lí luận dạy môn tiếng vịêt nói chung và phân môn Tập đọc nói riêng.
- Nghiên cứu lí luận dạy học theo hướng lấy học sinh làm trung tâm.
- Đề xuất giải pháp.
- Dạy học thực nghiệm.
IV.Phương pháp nghiên cứu:
1.Thu thập, nghiên cứu và phân tích các tài liệu: 
Thông qua đọc scáh như: Sách giáo khoa, sách hướng dẫn giảng dạy, vở bài tập và các tài liệu phục vụ giảng dạy khác có liên quan đến vấn đề đọc đúng. Nhằm thực hiện tốt chương trình lớp 4 và tiếp cận chương trình mới ở lớp 5.
2.Khảo sát thực tế:
Tôi đã lựa chọn các biện pháp sau:
+ Điều tra giảng dạy tại trường Tiểu học Cẩm Trung
+ Trao đổi với Ban giám hiệu về phương pháp giảng dạy mới ở lớp 4.
+ Dự giờ, trao đổi với các giáo viên.
+ Khảo sát chất lượng học sinh bằng nhiều hình thức.
Kiểm tra đọc miệnh với nhiều hình thức như: Đọc nối tiếp từng cá nhân, đọc nối tiếp theo nhóm, đọc phân vai....
Kiểm tra đọc thầm như: Đọc thầm một đoạn văn rồi nêu cách ngắt, nghỉ hơi đoạn văn đó cho hợp lí, đọc thầm để tìm hiểu nội dung.
3. Dạy thực nghiệm:
Đây là hình thức kiểm tra để vận dụng những kiến thức đã nêu ra để dạy vào thực tiễn, từ đó xác định được tính khả thi “rèn kỹ năng đọc thành tiếng đúng cho học sinh lớp 4”.
Với lí do trên của đề tài này tôi đã tiến hành dạy thực nghiệm bài: Ga -víôt ngoài chiến luỹ (1 tiết).
4. Kiểm tra đánh giá:
Để đánh giá được kết quả trong quá trình tiến hành đề tài này được thực thi tôi đã ra một số đề kiểm tra (có thang điểm cụ thể) để đánh giá quá trình đọc đúng của các em theo hai dạng bài kiểm tra:
- Kiểm tra đọc thành tiếng
- Kiểm tra đọc thầm để học sinh tự tìm hiểu nội dung bài và phát hiện ra cách đọc.
B. PHẦN NỘI DUNG
CHƯƠNG I: Cơ sở lí luận của đề tài.
1. Vị trí, tính chất và ý nghĩa của phân môn tập đọc:
Tập đọc được coi là một phân môn riêng biệt trong bộ môn Tiếng việt. Phân môn tập đọc rèn cho học sinh các kĩ năng đọc, nghe và nói. Trong quá trình dạy tập đọc, giáo viên phải chú ý đến việc luyện đọc đúng (đọc thành tiếng không phát âm sai) và đọc thầm (đọc hiểu nội dung bài đọc). Do vậy trong mỗi tiết tập đọc người giáo viên sau khi giúp học sinh đọc được bài tốt thì cần giúp học sinh hiểu nội dung bài đọc cần giúp học sinh phát hiện ra cách đọc đúng như: phát âm đúng, nhấn giọng, ngắt nghỉ hơi đúng theo giọng điệu của bài thơ hay bài văn.
Những dấu hiệu chính để học sinh đọc đúng được văn bản là học sinh phát âm đúng những phụ âm đầu hay phát âm sai, những vần khó đọc...Ngoài ra học sinh phải ngắt nghỉ đúng nhịp điệu của từng bài cho phù hợp với giọng điệu của bài đó. Biết đọc, con người nói chung và học sinh nói riêng sẽ biết tìm hiểu đánh giá cuộc sống, nhận thức được các mối quan hệ tự nhiên, xã hội, tư duy biết đọc, giúp học sinh giao tiếp với thế giới bên trong của người khác. Thông hiểu tư tưởng, tình cảm của người khác. Qua đó rung động tình cảm, nảy nở những ước mơ tốt đẹp, khơi dậy năng lực hành động, sức mạnh sáng tạo cũng như được bồi dưỡng tâm hồn. Ngược lại không biết đọc con người sẽ không có điều kiện hưởng thụ sự giáo dục mà xã hội dành cho. Không thể hình thành được nhân cách toàn diện nhất là trong giai đoạn hiện nay.
Đối với bậc Tiểu học, phân môn tập đọc có ý nghĩa hết sức to lớn. Trẻ không biết đọc thì không thể học các môn khác. Biết đọc sẽ giúp các em tự tìm hưởng trí thức khoa học và xã hội của loài người. Do đó đọc được sẽ giúp các em chiếm lĩnh ngôn ngữ dùng trong giao tiếp và học tập.
2. Nhiệm vụ của phân môn tập đọc:
Nhiệm vụ quan trọng của phân môn tập đọc là hình thành cho học sinh năng lực đọc: đọc đung, đọc thanh (đọc lưu loát và trôi chảy), đọc có ý thức (thông hiểu được nội dung những điều mình đọc hay còn gọi là đọc hiểu và đọc diễn cảm).
Bốn kỹ năng này được hình thành trong hai hình thức đọc là: 
Đọc thầm. và đọc thành tiếng. Trong đó đọc thành tiếng là một hình thức không thể thiếu được của dạy tập đọc. Đó còn là điều kiện để rèn luyện tính tự giác trong quá trình đọc.
Đọc thầm là loại đọc văn bản bằng mắt. Khi học sinh đọc thầm giáo viên nêu câu hỏi – có thể là câu hỏi nhận diện và có thể kiểm tra dưới hình thức trắc nghiệm.
- Dạy đọc là giáo dục lòng tham đọc sách , hình thành thói quen làm việc với văn bản và sách cho học sinh.
Phân môn Tập đọc lớp 4 có nhiệm vụ trau dồi kiến thức văn học và đời sống giúp học sinh tích luỹ kiến thức nhiều mặt đa dạng và phong phú qua các bài văn, bài thơ hay trong kho tàng văn hoá dân tộc và thế giới.
3. Nội dung, chương trình và phương pháp của phân môn Tập đọc:
Phân môn Tập đọc rèn cho học simh các kĩ năng đọc, nghe và nói thông qua hệ thống bài đọc theo chủ điểm và những câu hỏi tìm hiểu bài. Thời gian luyện đọc đúng trong tiết tập đọc ở chương trình ...  viết đoạn văn đọc diễn cảm 
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY - HỌC 
Hoạt động của thầy
Kiểm tra bài cũ (5’)
- Yêu cầu học sinh đọc bài “Thắng biển” và trả lời câu hỏi : 
+ Cuộc chiến đấu giữa con người với cơn bão biển được miêu tả theo trình tự nào ?
+ Cuộc tấn công càng dữ dội của cơn bão biển được miêu tả như thế nào ?
- Gọi học sinh nhận xét bạn đọc và trả lời .
- GV nhận xét cho điểm .
Dạy học bài mới (31’)
a. Giới thiệu bài :(2’)
- Treo tranh – yêu cầu học sinh quan sát tranh .
+ Bức tranh vẽ cảnh gì ?
Trong chủ điểm “người quả cảm” chúng ta đã biét nhiều tấm gương dũng cảm .Hôm nay chúng ta sẽ gặp một chú bé dũng cảm , gan dạ trong chiến tranh qua tác phẩm nổi tiếng “ Những người cùng khổ” của nhà văn Pháp - Vích-to Huy-gô.Qua bài “Ga-rvốt ngoài chiến luỹ.”
- GV ghi tên bài lên bảng 
b. Luyện đọc (12’)
- GV bài chia làm mấy đoạn ?
- GV lưu ý kết hợp sửa lỗi phát âm , ngắt nghỉ cho từng học sinh .Chú ý ở các câu :
“Cậu làm trò gì đấy?”-Giọng hoảng hốt ngạc nhiên 
“Vào ngay!”-Giọng quát lớn , lo lắng .
_ Giáo viên ghi bảng từ học sinh dễ phát âm sai :
+ lát sau,nữa ...( phụ âm đầu l / n GV viết phấn màu )
+ Các tên riêng của người nước ngoài : Ga-rvốt ,
Cuốc-phây-rắc , Ăng-giôn-ra .
GV phát âm mẫu 
GV gọi một HS đọc chú giải SGK để tìm hiểu nghĩa của từ khó trong bài .
-GV yêu cầu HS luyện đọc theo cặp
-GV đọc mẫu toàn bài 
GV đọc diễn cảm bài văn -Giọng thể hiện tình cảm hồn nhiên và dũng cảm của Gia-rvốt ; giọng Ăng-giôn-na bình tĩnh ;giọng Cuốc-phây-rắc lúc đầu ngạc nhiên, sau lo lắng . Đọc chậm lại ở đoan cuối - giọng cảm động ,ngưỡng mộ , thán phục . Nhấn giọng ở những từ ngữ gợi cảm :mịt mù , đứng thẳng lên , nằm xuống , ẩn vào , phốc ra, tới lui , dốc cạn .
c-Tìm hiểu bài 
Ga-vrốt ra ngoài chiến luỹ để làm gì?
Vì sao Ga-vrốt lại ra ngoài trong lúc mưa đạn như vậy ?
- Đoạn 1 cho em biết điều gì ?
GV ghi bảng .
- Biết nghĩa quân sắp hết đạn Ga-vrốt băng ra ngoài chiến luỹ để nhặt đạn giúp nghĩa quân tiếp tục chiến đấu .Hình ảnh của chú ngoài chiến luỹ đẹp như thế nào, các em cùng tìm hiểu tiếp đoạn 2 .
-Những chi tiết nào thể hiện lòng dũng cảm của Ga-vrốt ?
-Ý đoạn 2 là gì ?
GV ghi bảng .
Giảng : Chú bé thật dũng cảm giữa làn đạn của địch .Hình ảnh của chú như một thiên thần không sợ chết .
-Vì sao tác giả lại nói Ga-vrốt như một thiên thần ? 
-GV chốt ý 
->lòng dũng cảm của Ga-vrốt 
-Em có cảm nghĩ gì về nhân vật Ga-vrốt ?
HS đọc thầm toàn bài- nêu ý chính của bài .
d-Luyện đọc diễn cảm (10’)
-Yêu cầu HS đọc nối tiếp đoạn 
-Nhận xét –Nêu cách đọc phân vai 
-Luyện đọc diễn cảm đoạn cuối 
GV treo bảng phụ viết đoạn văn:
 Ga-vrốt dốc bảy,tám bao đạn đầu tiên không có gì nguy hiểm lắm .Em nằm xuống rồi lại đứng lên, ẩn vào một góc cửa , rồi lại phốc ra , tới, lui, dốc cạn các bao đạn và chất đầy giỏ .
 Nghĩa quân mắt không rời cậu bé . Đó không phải là một em nhỏ , không pải là một con người nữa, mà là một thiên thần . Đạn bắn theo em , em nhanh hơn đạn . Em chơi trò ú tim với cái chết một cách ghê rợn .
- Nêu các từ cần nhấn giọng .
GV gạch chân bằng phấn màu .
- Thi đọc giữa các nhóm
Hai nhóm cử người thi đọc . Mỗi nhóm 3 em
GV nhận xét cho điểm .
3- Củng cố -Dặn dò 
- Một HS đọc toàn bài 
- Em học tập được gì ở Ga-vrốt ? 
GV nhận xét chung tiết học .
Về nhà tìm đọc truyện “Những người khốn khổ”
- Chuẩn bị bài sau : “Dù sao trái đất vẫn quay”
Hoạt động của trò
Ba học sinh đọc nối tiếp (Mỗi em một đoạn )
- Biển đe doạ - biển tấn công -Người thắng biển .
- Cuộc tấn công đó được miêu tả rất rõ nét , sinh động : như một đàn cá voi lớn , sóng trào qua những cây vẹt cao nhất , vụt vào than đèo rào rào . Một bên là biển là gió trong một cơn giận giữ điên cuồng .Một bên là hàng ngàn người với quyết tâm chống giữ .
- Học sinh nhận xét 
- Học sinh quan sát 
- Tranh vẽ một bạn thiếu niên trong bom đạn với cái giỏ trên tay . Những tiếng bom rơi đạn nổ không thể làm tắt đi nụ cười trên gương mặt của chú bé .
HS lắng nghe 
Lớp đọc thầm 
-Bài chia làm 3 đoạn 
Đoạn 1 : 6 dòng đầu 
Đoạn 2: Tiếp đến Ga-rvốt nói .
Đoạn 3 : Còn lại 
HS đọc nối tiếp lần 1
 -3 học sinh đọc -mỗi học sinh đọc một đoạn theo nhóm 3.
-Học sinh theo dõi nhận xét bạn đọc .
-Học sinh phát âm lại cho đúng .
HS nghe và theo dõi 
HS đọc chú giải SGK
HS đọc nối tiếp lần 2
HS đọc nối tiếp lần 3
Học sinh đọc thầm đoan 1 và tìm hiểu câu hỏi .
-Ga-vrốt ra ngoài chiến luỹ để nhặt đạn giúp nghĩa quân .
-Vì em nghe thấy Ă-giôn-ra nói :Chừng mười năm phút nữa thì chiến luỹ chúng ta không còn quá mười viên đạn 
1-Ga-vrốt ra ngoài chiến luỹ. 
HS nhắc lại .
- HS đọc thầm đoạn 2 và tìm hiểu câu hỏi .
-Ga-vrốt không sợ nguy hiểm nhặt đạn dưới làn mưa đạn của địch ,Cuốc-phây-rắc thét giục cậu quay vào chiến luỹ nhưng cậu vẫn nán lại để nhặt đạn ,cậu lúc ẩn lúc hiện giữa làn đạn giặc ,chơi trò ú tim với cái chết ...
2-Lòng dũng cảm của Ga-vrốt .
HS nhắc lại 
-Chú giống như một thiên thần , vì chú không sợ chết , chú nhanh hơn đạn ,lúc ẩn lúc hiện trong làn khói đạn ,chơi trò ú tim với cái chết ...
Ga-vrốt là một chú bé anh hùng .
-Lòng dũng cảm của chú bé Ga-vrốt thật đáng khâm phục ....
-Bài ca ngợi lòng dũng cảm của chú bé Ga-vrốt 
-HS nêu cách đọc .
-Bốn nhân vật :-Người đẫn chuyện , Ga-vrốt , Ăng-giôn-ra , Cuốc-phây-rắc .
- Nằm xuống , đứng lên , ẩn , phốc ra ,lui , dốc cạn , không rời , thiên thần , bắn , nhanh hơn , ghê rợn .
- HS luyện đọc diễn cảm .
- HS thi đọc 
- Nhận xét bạn đọc 
- Bình chọn bạn đọc hay 
- Lòng dũng cảm gan dạ 
3- Kiểm tra đánh giá , rút kinh nghiệm
Sau khi dạy xong bài thực nghiệm trên , tôi đã ra một số bài tập thực hiện trên nhóm nhỏ 10 em học sinh . Các em hoàn thành rất tốt .
- Điểm giỏi :6 em 
- Điểm khá :4 em 
- Điểm trung bình :0
- Điểm yếu : 0 
Qua việc rèn đọc thành tiếng đúng cho học sinh ở lớp 4 tôi thấy :
- Người giáo viên phải có sự đầu tư thời gian thích đáng cho việc nghiên cứu tài liệu phục vụ bài dạy .
- Đọc mẫu tốt , phát âm chuẩn để học sinh noi theo .
- Càn tổ chức cho tất cả học sinh trong lớp đều làm việc với SGK 
- Đối với những em đọc ở mức độ trung bình cần phải quan tâm nhiều hơn không nhất thiết phải đọc cả bài hoặc một đoạn văn dài , mà có thể chỉ là một câu ,lời thoại ,khổ thơ để uốn nắn .
- Sau khi học sinh đọc xong ,giáo viên để các em nhận xét bạn đọc .Sau đó giáo viên mới chữa bổ sung .
- Đối với học sinh giáo viên cho chuẩn bị bài trước ở nhà , đọc cho lưu loát , rành mạch .
- Khi ở trên lớp học sinh phải tuyệt đói chú ý đến phần đọc mẫu của giáo viên và các bạn khá , giỏi để học sinh học tập những ưu điểm đó để hoàn chỉnh cho phần đọc của bản thân.
- Trong quá trình giảng dạy lớp 4 tôi thấy đề tài “Rèn kĩ năng đọc thành tiếng đúng cho học sinh lớp 4”là có thể thực hiện được trong thực tế giảng dạy .Khi thực hiện bài tập này thì học sinh của tôi tiếp thu nhanh hơn ,nhiều em phát âm chuẩn xác hơn .Những học sinh đọc khá thì có kĩ năng đọc hay hơn , có em đã tự giác định hướng được giọng đọc phù hợp với từng đoạn , từng bài cụ thể .
Tài liệu tham khảo:
1- Tạp chí giáo dục tiểu học – Nhà xuất bản Giáo dục 2007
2- Phương pháp dạy học Tiếng Việt ở bậc tiểu học -Tập II-Tác giả :GS-TS Lê Phương Nga –Hà Nội -2006
3- Luyện thực hành Tiếng Việt -2007
4- Dạy học tập đọc ở tiểu học -Nhà xuất bản giáo dục 2006 
5- Sách giáo viên Tiếng Việt 4 tập 1+2 Năm học 2005 Nhà xuất bản giáo dục 
6- Tiếng Việt 4 tập 1+2 Nhà xuất bản giáo dục 2005 
7- Giải pháp 88 câu hỏi về giảng dạy môn Tiếng Việt ở Tiểu học –Nhà xuất bản Giáo dục -1999 
C. Phần kết luận
 Trong quá trình dạy tập đọc , để truyền thụ kiến thức thông qua bài học và rèn kĩ năng đọc cho học sinh ,thì mỗi giáo viên phải có phương pháp giảng dạy sao cho phù hợp với từng đối tượng .Như vậy các em mới phát triển toàn diện về tri thức, mở rộng vốn hiểu biết và nhân cách của bản thân .Tôi mong muốn góp phần tìm hiểu phương pháp dạy học mới phù hợp với phân môn Tập đọc ở Tiểu học .Học sinh sẽ được đọc và rèn cả 4 kĩ năng :nghe, đọc ,nói , viết .Trau dồi vốn Tiếng Việt ,bồi dưỡng cho các em tư tưởng tình cảm và tâm hồn trong sáng . Để đạt được mục đích trên ,giáo viên cần làm tốt những việc sau :
+ Rèn kĩ năng đọc đúng cho học sinh ,nhất thiết phải là người yêu nghề .
+ giáo viên cần nghiên cứu kĩ từng bước lên lớp trong một giờ tập đọc như: Giới thiệu bài , đọc mẫu ,luyện phát âm , luyện ngắt nghỉ hơi ...
+ Nắm sát đối tượng học sinh phát âm chưa đúng , đọc chưa lưu loát để có biện pháp cụ thể .
+ Thái độ của giáo viên phải ân cần , vui vẻ , kiên trì kết hợp với đổi mới phương pháp dạy học để thu hút học sinh ham học đạt kết quả cao.
+ Thướng xuyên sửa và uốn nắn cho học sinh khi đọc trong các giờ 
+ Giáo viên phải thường xuyên trao đổi ,học hỏi kinh nghiệm rèn đọc của các đồng nghiệp 
+ Phối hợp giữa gia đình, đoàn thể , bạn bè ,của các em để cùng dạy bảo sao cho đạt kết quả tốt .
Với cách thức và quy trình dạy học này sẽ giúp học sinh tự xây dựng cho mình cách học đúng theo ý tưởng dạy học hiện nay ở bậc Tiểu học .Tuy nhiên những vấn đề tôi trình bày trên đây mới chỉ là bước dầu tiếp cận tìm hiểu phương pháp .tìm hiểu vấn đề tôi cho là quan trọng , đặc trưng nhất của phương pháp dạy Tập đọc .
Một số ý kiến đề xuất kiến nghị :
- Cần tạo điều kiện ,chăm lo, quan tâm về cơ sở vật chất, thiết bị dạy học phục vụ cho các trường Tiểu học .
- Cần phải cung cấp đầy đủ tài liệu về đổi mới phương pháp giáo dục và phương pháp dạy dọc, báo cáo, tạp chí của ngành để giáo viên tham khảo 
- Tạo điều kiện cho giáo viên đi học nâng cao trình độ, công tác chuyên môn một cách thường xuyên và kịp thời 
- Cần quan tâm đến đời sống, thu nhập của mỗi giáo viên để họ có thể yên tâm công tác và cống hiến hết mình cho sự nghiệp giáo dục .
- Cần có chế độ động viên khen thưởng kịp thời,thích đáng đối với những giáo viên có thành tích cao, tham gia nghiên cứu khoa học và có sáng kiến trong giảng dạy . 
MỤC LỤC
A. PHẦN MỞ ĐẦU 
I- Lí do chọn đề tài 
II - Mục đích nghiên cứu 
III - Nội dung nghiên cứu 
IV - Phương pháp nghiên cứu 
B. PHẦN NỘI DUNG 
I - Cơ sở lí luận của đề tài 
1- Vị chí tính chất của phân môn Tập đọc 
2 - Nhiệm vụ của phân môn tập đọc 
3 - Nội dung và phương pháp 
II - Cơ sở thực tiễn của đề tài 
1 - Trao đổi 
2 - Dự giờ 
3 - Khảo sát học sinh 
III - Đề xuất giải pháp 
IV - Dạy học thực nghiệm 
 C. PHẦN KẾT LUẬN -KIẾN NGHỊ 

Tài liệu đính kèm:

  • docDETAI Cac dang bai tap lam van 4.doc