Quan sát tranh kể chuyện trong chương trình Lớp 4

Quan sát tranh kể chuyện trong chương trình Lớp 4

Đề: Quan sát những bức tranh đã vẽ trong sách giáo khoa trang 8, tập 1, kể lại cốt truyện Sự tích hồ Ba Bể.

Tranh 1: Bà cụ ăn xin xuất hiện như thế nào?

Ngày xửa ngày xưa, ở địa phận thuộc tỉnh Bắc Cạn mở ngày hội cúng phật để cầu phúc. Bỗng nhiên bà cụ ăn xin xuất hiện người bà gầy còm, lở loét, mùi hôi thối xông ra rất khó chịu. Đi đến đâu xin người ta cũng xua đuổi, không cho bà tí gì.

Tranh 2: Ai cho bà cụ ăn và ngủ lại?

Lê ra khỏi đám hội, may mắn bà gặp mẹ con người nông dân nghèo đi làm đồng về thương tình đưa bà cụ về nhà, lấy cơm cho ăn và sắp xếp chỗ cho bà cụ nghỉ qua đêm.

 

doc 17 trang Người đăng lilyphan99 Lượt xem 420Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Quan sát tranh kể chuyện trong chương trình Lớp 4", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
QUAN SÁT TRANH KỂ CHUYỆN
Đề: Quan sát những bức tranh đã vẽ trong sách giáo khoa trang 8, tập 1, kể lại cốt truyện Sự tích hồ Ba Bể.
Tranh 1: Bà cụ ăn xin xuất hiện như thế nào?
Ngày xửa ngày xưa, ở địa phận thuộc tỉnh Bắc Cạn mở ngày hội cúng phật để cầu phúc. Bỗng nhiên bà cụ ăn xin xuất hiện người bà gầy còm, lở loét, mùi hôi thối xông ra rất khó chịu. Đi đến đâu xin người ta cũng xua đuổi, không cho bà tí gì.
Tranh 2: Ai cho bà cụ ăn và ngủ lại?
Lê ra khỏi đám hội, may mắn bà gặp mẹ con người nông dân nghèo đi làm đồng về thương tình đưa bà cụ về nhà, lấy cơm cho ăn và sắp xếp chỗ cho bà cụ nghỉ qua đêm.
Tranh 3: Chuyện gì đã xảy ra trong đêm hội?
Tối hôm đó, hai mẹ con thấy chỗ bà lão sáng rực lên. Một con giao long lớn cuộn mình nằm ở đấy. Cả hai mẹ con kinh sợ hãi, đành nằm im chờ đến sáng. Sáng ra, hai mẹ con chẳng thấy giao long đâu. Chỗ nằm ấy vẫn là bà cụ già bệnh tật. Bà đang sửa soạn ra đi. Bà nói với hai mẹ con: “ vùng này sắp có lụt lớn. Ta cho hai mẹ con gói tro này, nhớ rắc quanh nhà mới tránh được nạn “. Người mẹ thấy lạ vội hỏi: “ vậy làm sao cứu được dân làng, hở cụ? “ bà lão nhặt một hạt thóc, cắn vỡ ra, rồi đưa cho hai mẹ con và dặn. “ hai mảnh vỏ trấu này, sẽ giúp mẹ con chị làm việc thiện “.
Tranh 4: Hồ Ba Bể hình thành như thế nào?
Đêm hôm đó, mọi người đang lễ phật cầu phúc thì bỗng nhiên có một dòng nước phun lên. Nước mỗi lúc một mạnh. Một tiếng nổ lớn đất chung quanh nứt ra...tất cả đều chìm trong biển nước. Duy nhất chỉ có ngôi nhà hai mẹ con người nông dân vẫn bình yên vô sự. Nước dâng lên bao nhiêu thì nhà cao lên bấy nhiêu. Nhìn thấy dân làng bị nước lũ cuốn, người mẹ nhớ đến lời dặn của bà cụ lấy hai vỏ trấu thả xuống nước. Bỗng nhiên, hai mảnh vỏ trấu biến thành hai chiếc thuyền lớn, hai mẹ con vội chèo thuyền đến cứu người và vật.
Chỗ đất sụt ấy sau này là hồ Ba Bể. Mục đích của câu chuyện giải thích sự hình thành của hồ Ba Bể và ca ngợi lòng nhân ái của hai mẹ con người nông dân nghèo, khẳng định người có lòng nhân ái sẽ được đền đáp.
Đề: Quan sát bức tranh đã vẽ trong sgk trang 64, tập 1 kể lại cốt truyện Ba lưỡi rìu.
BÀI LÀM
Tranh 1: Anh chàng tiều phu đang đốn củi thì lưỡi rìu văng xuống sông.
Thuở ấy, có một chàng tiều phu nghèo, cha mẹ mất sớm chỉ để lại cho chàng một chiếc rìu. Hàng ngày cậu vào rừng đốn củi để kiếm sống. Ơû cạnh bìa rừng gần đó có một con sông nước chảy xiếc. Một hôm chàng đang chặt củi cạnh bờ sông đột nhiên lưỡi rìu bị gãy cán, văng xuống sông.
Tranh 2: Một cụ già hiện ra hứa sẽ vớt giúp.
Chàng tiều phu ngồi than thở bỗng nhiên có một cụ ông tóc trắng bạc phơ, đôi mắt hiền từ xuất hiện, nhìn chàng tiều phu và hỏi:
- Cháu có chuyện gì mà buồn bã vậy?
- Thưa bà, nhà cháu nghèo lắm, chỉ có một cái rìu để cháu lấy củi kiếm sống qua ngày. Vậy mà cháu đã sơ ý để lưỡi rìu văng xuống sông. Giờ đây chẳng biết lấy gì để kiếm sống. Vì thế cháu buồn lắm bà ạ!
- Tưởng chuyện gì, cháu đừng buồn nữa, để ông giúp cháu lấy lưỡi rìu lên.
Tranh 3: Lần thứ nhất, cụ vớt lên một lưỡi rìu bằng vàng.
Nói rồi, ông lão lao mình xuống dòng sông chảy xiết. Một lát sau, , ông lão ngoi lên mặt nước cùng với một lưỡi rìu bằng bạc sáng chói, hỏi:
- Có phải lưỡi rìu của cháu đây không?
Nhìn lưỡi rìu bằng bạc, chàng tiều phu vội lắc đầu không phải rìu của cháu.
Tranh 4: Lần thứ hai, cụ vớt lên một lưỡi rìu bằng bạc.
Lần thứ hai, ông lão lao mình xuống dòng sông chảy xiết. Một lát sau, ông lão ngoi lên mặt nước cùng với một chiếc rìu bằng bạc sáng chói, hỏi:
- Có phải lưỡi rìu của cháu đây không?
Nhìn lưỡi rìu bằng bạc, chàng tiều phu vội lắc đầu trả lời:
- Không phải của cháu.
Tranh 5: Lần thứ ba, cụ vớt lên một lưỡi rìu bằng sắt.
Lần thứ ba, ông lão ngoi lên mặt nước cùng với một lưỡi rìu bằng sắt, hỏi:
Chàng reo lên:
- Đúng là rìu của cháu đây ạ! Chàng tiều phu cảm ơn ông cụ ríu rít.
Tranh 6: Cụ già khen chàng trai thật thà và tặng chàng cả ba lưỡi rìu
Oâng cụ đưa cho chàng tiều phu lưỡi rìu bằng sắt và khen: “ con là một người trung thực, thật thà, ta tặng cho con cả hai lưỡi rìu này. Chàng trai đỡ lấy hai lưỡi rìu rồi cúi xuống cảm tạ thì ông lão biến mất.
 Đề: Quan sát bức tranh đã vẽ trong SGK trang 69, tập 1 kể lại cốt truyện lời ước dưới trăng.
Tranh 1: Đêm rằm tháng giêng, các cô gái tròn 15 tuổi đến bên hồ cầu phúc.
Ơû một làng nọ có phong tục rất đáng yêu. Vào đêm rằm tháng giêng các cô gái tròn 15 tuổi đều đến một cái hồ có dòng nước đẹp nằm trong khuôn viên chùa làng để rửa mặt và cầu những điều nguyện ước của mình. Người xưa truyền rằng hầu hết các lời ước đó đều có ứng nghiệm.
Tranh 2: Chị Ngàn là một cô gái mù cũng đến hồ.
Đêm hôm ấy, chị Ngàn là cô gái mù cũng cùng đi với em gái ra hồ nguyện ước cùng các cô gái trong làng, tò mò theo chị đi ra hồ xem. Trên đường đi em gái hỏi ngàn: “ Chị định ước điều gì, có thể cho em biết được không? Nhưng chị Ngàn không trả lời.
Tranh 3: Nghe chị Ngàn khẩn cầu, tôi ngạc nhiên quá.
Ra tới hồ, dưới ánh trăng thấy mặt chị Ngàn sáng lên chứa một điều gì đó thánh thiện. Thế rồi khi nghe lời ước nguyện của chị Ngàn. Ước cho mẹ con chị yên người hàng xóm bên cạnh nhà được khỏi bệnh. Nghe được điều ước ấy, người em gái ngỡ ngàng: “ Cả đời người chỉ ước được một lần , tại sao lại ước điều tốt lành cho người khác?”
Tranh 4: Chị Ngàn ơi, em hiểu ra rồi.
Em gái lại dắt tay ngàn về, trong lòng suy nghĩ phân vân. Ngàn siết chặt tay cô bé và nói: “ nhà chị Yên nghèo nhất làng. Năm ngoái chị Yên tròn mười lăm tuổi. Đêm rằm tháng giêng, mẹ chị ấy đỗ bệnh nặng. Chị ấy phải chăm sóc mẹ suốt đêm. Khi trăng lặn, chị mới chợt nhớ nhưng đã muộn rồi. Chị ấy buồn lắm. Nay, mẹ chị ấy vẫn bệnh, chị ước thay cho chị Yên. Chị mồ côi mẹ nên chị hiểu nỗi bất hạnh khi không còn mẹ “. Đến đây thì đứa em gái mới hiểu ra và thầm nhủ: “ chị Ngàn ơi, khi nào em mười lăm tuổi em sẽ làm như chị làm bây giờ “.
Và lời nguyện ước đã đến với cô bé khi cô ấy tròn 15 tuổi. Cũng dưới ánh trăng rằm cạnh hồ nước, cô bé đến cạnh hồ vốc nước rửa mặt và lặng lẽ nguyện cầu: “ con ước cho mắt chị Ngàn sáng lại:
Lời nguyện ước của cô bé thành hiện thực. chị Ngàn được phẫu thuật mắt miễn phí của hội chữ thập đỏ. Đôi mắt cô ấy sáng lại, cô ấy có gia đình và sống hạnh phúc.
Đề: Quan sát tranh rồi kể lại câu chuyện bàn chân kì diệu trong SGK trang 107, tiếng việt 4, tập 1.
+ Kể lại các chuyện về ký.
Tranh 1: Ký đến lớp xin cô giáo cho học
Thấy các bạn được đi học, mấy hôm nay Ký suy nghĩ mãi.
Ký đến lớp xin cô giáo cho vào học. Lúc đầu cô giáo không dám nhận em. Vì cô giáo cầm tay Ký, hai cánh tay mềm nhũn, buông thõng, bất động.
Tranh 2: Cô giáo không dám nhận em vào học
Cô giáo không dám nhận em vào học, vì em không thể viết bằng tay. Cô thoáng thấy đôi mắt nhòe ướt, em quay ngoắt đi vừa khóc vừa chạy về nhà.
Tranh 3: Cô giáo ngạc nhiên và cảm động thấy ký tập viết bằng chân
Ký thưa với cô em có thể viết bằng chân. Cô giáo ngạc nhiên và cảm động khi thấy Ký tập viết bằng chân.
Tranh 4: Ký được nhận vào học.
Cô giáo vui vẻ nhận Ký vào học. Cô giáo dọn một chỗ trải chiếu cho Ký ngồi học viết ở đó.
Tranh 5: Cô giáo và các bạn lúc nào cũng tận tình chăm sóc, giúp đỡ Ký.
Từ đó, lúc nào cô giáo và các bạn cũng tận tình chăm sóc, giúp đỡ Ký. Khi viết Ký quắp mấy ngón chân lại, giữ lấy bút đã khó, có lúc còn bị chuột rút, mặt nhăn nhó xuýt xoa đau đớn. Nhưng được cô giáo và các bạn an ủi nên Ký cố gắng.
Tranh 6: Ký được thưởng hai huy hiệu của Bác Hồ.
Cuối năm do học tập tốt, Ký được thưởng hai huy hiệu của Bác Hồ.
+ Kể lại toàn bộ câu chuyện
“ Bị dị tật không tay từ thuở nhỏ, Ký tập viết bằng hai chân “. Vì vậy cô giáo không dám nhận vào lớp học. Nhưng sau đó thấy Ký tập viết được bằng chân nên cô giáo vui vẻ nhận vào lớp. Từ đó, cô giáo và các bạn hết sức giúp đỡ Ký học tập để giảm bớt nỗi khó khăn của Ký. Cuối năm học Ký được Bác Hồ tặng huy hiệu vì lòng kiên trì luyện viết bằng chân và học tập tốt.
+ Nguyễn Ngọc Ký đã nêu cho em một gương sáng về lòng kiên nhẫn, ý chí vượt khó khăn vươn lên trong học tập.
Đề: Quan sát bức tranh búp bê của ai? đã vẽ trong SGK trang 138, tiếng việt 4, tập 1 ghi lời thuyết minh cho các tranh.
BÀI LÀM
Tranh 1: 
Trời rét quá, tôi nằm trên mặt tủ bên cạnh chị lật đật và anh thỏ, chả có quần áo gì, lạnh quá!
Tranh 2:
 Tôi ngồi khóc thút thít, chị lật đật hỏi:
- Tại sao búp bê lại khóc?
Tôi trả lời:
- Rét quá em không ngủ được!
Trong khi đó thì chị Nga vẫn ngủ có chăn gối êm ấm. Chị lật đật phàn nàn:
- Nếu chị không có chăn thì chị sẽ đi...!
Tranh 3: Đêm đó tôi tụt xuống mặt tủ rồi chạy ra ngoài. Trời tối quá tôi đành chui vào một gốc cây có lá khô cho đỡ rét.
Tranh 4: 
Sáng hôm sau, có cô bé đi ngang qua trông thấy tôi reo lên:
- Oâi, con búp bê xinh quá, ai vứt đi thế này, hoài của.
Tranh 5:
Thế là cô bé mang tôi về nhà lau rửa sạch sẽ rồi bảo:
- Tội nghiệp, chị sẽ may váy áo cho em.
Thế ... ø đầu gối để tìm tới con tàu.
Tranh 5: Cuối cùng, con sói phải chịu quy hàng.
Rồi anh bị ngất xỉu một lúc. Khi tỉnh lại anh cảm thấy lưỡi con sói quan quệt trên bàn tay anh. Nó dùng sức lực cuối cùng cắn vào anh. Anh dùng tay bóp lấy hàm nó. Con sói chống cự yếu ớt và cuối cùng thì Giôn đã đè được lên mình của con sói.
Tranh 6: Khát vọng sống của Giôn đã chiến thắng cái chết.
Trên boong tàu có một số người phát hiện ra anh. Anh đang cố trườn ra phía biển. Một số người trên tàu trèo lên một chiếc thuyền cứu hộ bơi vào bờ. Giôn đã được cứu sống. Bây giờ giôn đang nằm trên giường, nước mắt chảy ròng ròng trên hai gò má gầy guộc, anh kể lại cho họ nghe lai lịch của mình về những chuyện mình đã vượt qua.
Đề: Hãy tưởng tượng và kể lại một câu chuyện có ba nhân vật: bà mẹ ốm, người con và một bà tiên.
BÀI LÀM
Một gia đình nọ có hai mẹ con. Bà mẹ khoảng 40 tuổi. Người con gái khoảng mười tuổi. Một lần, người mẹ ốm nặng. Cô con gái thương mẹ lắm, tận tụy chăm sóc mẹ ngày đêm nhưng bệnh của người mẹ vẫn không thuyên giảm. Nghe có người nói muốn chữa khỏi bệnh cho mẹ phải đi tìm một bông hoa lạ mọc trong rừng sâu. Nơi ấy không có người qua lại vì có nhiều rắn rết. Tuy rất sợ rắn rết nhưng vì thương mẹ nên người con quyết chí lên đường. Cô đi vào rừng, đi mãi vẫn chưa đến nơi có bông hoa lạ. Chân tay cô đã bị gai rừng cào xước đến chảy máu. Cô vẫn không nản chí. Đến bên một dòng suối, nước chảy xiết, cô không thể lội qua được. Cô ngồi khóc. Bỗng một bà tiên xuất hiện. Bà hỏi cô với giọng nhân từ:
- Vì sao con khóc?
Cô lẽ phép thưa:
- Dạ, thưa bà, mẹ con ốm nặng, phải có bông hoa rừng lạ mới chữa khỏi bệnh. Con đi hái hoa nhưng đến đây con không qua được dòng suối này.
Cảm động trước tấm lòng hiếu thảo của cô bé, bà tiên đã tặng cô bé bông hoa lạ đó. Nhận bông hoa quý, cô bé cám ơn bà tiên rồi xin phép về ngay để kịp chữa bệnh cho mẹ. 
Nhờ bông hoa lạ đó, người mẹ khỏi bệnh. Hai mẹ con sống vui vẻ, khỏe mạnh.
Đề: dựa vào cốt chuyện trên, em hãy kể lại truyện Cây Khế.
BÀI LÀM
Ngày xửa ngày xưa, có hia anh em cha mẹ mất sớm. Đến lúc chia gia tài, người anh cậy thế mình là anh cả chiếm hết mọi tài sản cha mẹ để lại, chỉ cho người em một mảnh vườn nhỏ có cây khế ở cuối vườn. Người em cặm cuội làm thuê cuốc mướn kiếm sống và chăm sóc cây khế. Đến mùa, khế ra hoa kết trái nhiều vô kể.
Bỗng một hôm có một con chim đại bàng đến đậu lại trên cây khế. Nó ăn hết trái này đến trái khác. Người em buồn rầu nói với chim: “ cuộc sống ta chỉ trông chờ vào cây khế. Chim ăn hết ta lấy gì mà sinh sống! “. Nghe vậy đại bàng liền nói: “ ăn một quả, trả cục vàng, may túi ba gang, đem đi mà đựng! “
Nghe lời chim dặn, người em may một cái túi ba gang. Hôm sau, đại bàng đến chở người em ra một hòn đảo xa tít ở ngoài khơi. Đây là một hòn đảo có đầy vàng bạc châu báu. Người em nhặt đầy một túi ba gang rồi leo lên lưng chim trở về nhà. Từ đó, người em trở nên giàu có nhất vùng.
Thấy em mình bỗng nhiên trở nên giàu có, người anh lân la, tò mò hỏi chuyện. Thương anh, người em kể hết sự tình cho người anh nghe. Máu tham nổi lên, hắn gạ người em đổi cây khế lấy toàn bộ gia tài của hắn. Người em đồng ý.
Ngày ngày, cả hai vợ chồng người anh canh chừng dưới cây khế. Người anh giả vờ kêu nghèo khổ với đại bàng và cũng được đại bàng nói những lời như đã nói với người em trước đây. Hắn về nhà bảo vợ may một cái túi mười hai gang. Sáng hôm sau, đại bàng lại đến và chở hắn ra đảo vàng. Hắn hoa mắt trước vàng bạc, châu báu, ngọc ngà ở đảo nên cố nhét thật đầy cái túi mười hai gang. Chưa thỏa mãn, hắn còn cố nhét vào trong người rồi kéo lê túi vàng trên lưng chim. Đại bàng phải vỗ cái ba lần mới cất cánh lên được. Khi bay qua giữa đại dương mênh mông, bất thần có một cơn gió mạnh thổi đến vì chở quá nặng nên đại bàng không chịu sức gió, liền nghiêng cánh hất htuis vàng và người anh xuống biển, kết thúc cuộc đời kẻ tham lam.
Đề: Viết thư gởi một bạn ở trường khác để thăm hỏi và kể cho bạn nghe về tình hình lớp và trường em hiện nay.
BÀI LÀM 1
Pleiku, ngày ... tháng ... năm ...
Tuấn thân nhớ!
Đã gần nửa năm kể từ ngày mình chuyển trường vào đây. Mình nhớ cậu và trường cũ lắm nên hôm nay mình viết thư thăm cậu , nhân tiện kể cho cậu nghe về tình hình lớp và trường mình hiện nay.
Cậu vẫn khỏe chứ? Vào năm học rồi và đã sắp kiểm tra giữa học kì I rồi, chắc là cậu bận học lắm phải không? Hai bác vẫn khỏe chứ? Mình đoán là năm ngoái cậu học tốt vậy, thế nào năm nay cậu cũng được bố thưởng cho chiếc xe đạp để đi học, phải không?
Dạo này mình mập và cao hơn. Nhà mình ở gần trường nên mình đi bộ, đỡ cho bố phải đưa đón. Trường mình trồng nhiều cây nên rất mát. Lớp mình có 41 bạn, đa số là học sinh khá. Lớp trưởng của mình là con gái bạn ấy khảo bài rất gắt nên mình rất ngán, nhưng bạn ấy rất tốt.
Sắp kiểm tra rồi, mình phải ôn bài thật kĩ và thỉnh thoảng mình phải nhờ bố giảng. Mình luôn nhớ quê, bạn bè và thầy cô mà mình cùng cậu học suốt ba năm qua. 
Thôi, mình dừng bút đây. Chúc cậu và gia đình luôn khỏe mạnh, gặp nhiều may mắn. Cậu nhớ viết thư cho mình nhé.
Bạn thân của Tuấn
 Khải
Nguyễn Minh Khải
BÀI LÀM
Aùi Mỹ thân mến!
Vậy là chúng mình xa nhau hơn hai tháng rồi phải không Mỹ? Chẳng phải mình và Mỹ lười viết thư cho nhau mà đứa nào cũng chuẩn bị học cho kì thi giữa kì sắp đến phải không Mỹ? Tối nay, sau khi học bài xong mình tranh thủ viết thư cho Mỹ đây.
Aùi Mỹ thân nhớ!
Bạn có khỏe không? Học hành thế nào? Hỏi vậy thôi chứ mình biết sức học của Mỹ có bao giờ chịu đứng sau mọi người đâu! Cậu luôn chịu khó, chăm chỉ thì làm gì mà Mỹ không giành vị trí hàng đầu phải không?
Giờ thì mình kể vài nét về tình hình của lớp mình cho Mỹ biết nhé! Từ ngày Mỹ chuyển đi, lớp mình vẫn tổ chức học nhóm một tuần ba buổi và học tại nhà bạn Nam đấy. Còn lại thì tự học ở nhà. Tụi mình cũng đang cố gắng để học thật tốt. Các bạn và mình rất nhớ Mỹ. Giá như Mỹ cùng học với tụi mình thì vui biết chừng nào! 
Cho mình dừng bút đây, chúc Mỹ và các bạn mới của Mỹ thật khỏe và chăm ngoan học giỏi. Hồi âm cho mình nhé!
Bạn thân của Aùi Mỹ
 Nga
Hoàng Thị Nguyệt Nga
Đề: viết một bức thư gởi bạn khi nghe tin quê bạn bị bão lớn.
BÀI LÀM
Tp Hồ Chí Minh, ngày ... tháng ... năm ...
Nam nhớ nhiều!
Từ ngày theo gia đình chuyển vào thành phố đến nay mình không nhận tin tức gì của Nam cả, mình nhớ Nam lắm. Tối nay, ngồi xem ti vi thấy có thông báo khu vực Quãng Ngãi bị lũ lụt và bão lớn. Mình viết thư cho Nam đây.
Đầu tiên minh muốn biết quê hương mình bị bão lụt tàn phá đến mức nào. Nghe nói sập mấy ngôi trường và mấy nóc ngôi nhà bị nước lũ cuốn trôi cùng với gia súc, hoa màu bị tàn phá nặng nề. Quê mình vốn đã nghèo càng trở nên nghèo thêm.
Nam ơi! ngôi trường của mình có bị sao không? Mình ở đây mà người cứ phập phồng, chẳng biết bạn bè mình có đứa nào bị gì không? Cái xứ của mình sao mà khổ đến thế không biết? Bão lũ liên miên, không biết đến bao giờ ông trời không đày đọa dân miền Trung mình nữa?
Mình dừng bút đây, Nam nhớ hồi âm cho mình sớm nhé. Cuối thư mình gởi lời thăm hai bác và chúc sức khỏe đến bạn bè trong lớp. Mong thư Nam nhiều.
 Bạn thân
 Nam
Nguyễn Hoài Nam
BÀI LÀM 2
Hà Nội, ngày ... tháng ... năm...
Ngọc Khuê thân mến!
Hai tuần trước mình vừa gởi thư về cho khuê, chưa nhận được thư trả lời của khuê thì nay nghe tin cơn bão số 6 đổ bộ vào miền Trung và quê cậu bị thiệt hại nhiều. Mình vội viết thư liền cho cậu đây.
Ngọc Khuê ơi, nơi cậu ở ngay tâm bão ( là mình nhìn đăng ở báo ), tình hình gia đình cậu nay thế nào rồi? Nhà cửa có bị sao không? Mình nhớ hồi còn ở Huế, đến nhà cậu chơi, thấy nhà cửa san sát mà đều là nhà thấp cả, chẳng biết có bị hư hại gì không. Mà ở Huế năm nào cũng vậy, hễ bão qua là lụt tới. Ơû vùng thấp lại phía đầu nguồn sông Hương, chắc là nước sông lên cao lắm phải không? Nhà cậu có cái gác nhỏ, mình hy vọng là cả nhà cậu được an toàn.
Ơû đây, các bạn học trường mình cũng như các trường trong thành phố đã tổ chức tiết kiệm tiền ăn sáng và tiền bỏ ống để ủng hộ học sinh các tỉnh bị thiệt hại do cơn bão vừa qua đấy. Nghe cô Hiệu trưởng phát động dưới cờ hôm thứ hai rồi, bạn nào cũng hăng hái tham gia, có bạn ủng hộ đến hai trăm nghìn cơ đấy! Ngọc Khuê đừng buồn nhé! Cứ viết thư kể cho mình biết tình hình hiện nay của cậu và gia đình. Mình sẵn sàng chia sẻ với cậu và cậu nhớ rằng các bạn học sinh cũng như đồng bào cả nước đang hướng về miền Trung để chia sẻ, giúp đỡ. Mình tin là qua đợt, Ngọc Khuê sẽ ổn định trở lại và tiếp tục vươn lên trong học tập, đạt kết quả tốt cuối kì I này. Chả gì cậu cũng là học sinh giỏi của trường đang được chọn đi thi thành phố, đúng không?
Thôi, mình dừng bút đây. Lát nữa qua bưu điện gởi thư mình sẽ tặng bạn cuốn truyện cổ tích của An-đéc-xen cậu hằng yêu thích ( mình nhờ mẹ đóng gói sẵn rồi ). Chúc cậu vui, khỏe khi trở lại trường và nhớ là phải viết thư lại cho mình, dài thật dài nhé!
Thương mến
 Hoa
Trần Mai Hoa 

Tài liệu đính kèm:

  • docquan_sat_tranh_ke_chuyen_trong_chuong_trinh_lop_4.doc