I. LÝ DO ĐỂ TÔI CHỌN ĐỀ TÀI VIẾT SÁNG KIẾN KINHNGHIỆM:
Đọc là một hoạt động của ngôn ngữ, là quá trình chuyển từ hình thức chữ viết sang lời nói âm thanh và thông hiểu nó. Đọc còn là quá trình chuyển từ hình thức viết thành các đơn vị nghĩa không có âm thanh. Trong cuộc sống hàng ngày, nếu không biết đọc thì con người không thể tiếp thu nền văn minh của loài người, không thể sống một cuộc sống bình thường, có hạnh phúc.
Kỹ năng đọc được tạo nên từ 4 kỹ năng bộ phận cũng là 4 yêu cầu về chất lượng của đọc : Đọc đúng, đọc nhanh, đọc có ý thức và đọc diễn cảm. 4 kỹ năng của đọc được rèn luyện đồng thời và hỗ trợ lẫn nhau. Nhờ đọc đúng mà hiểu đúng hay nhờ hiểu đúng mà đọc đúng. Vì vậy trong dạy học không thể xem nhẹ kỹ năng nào. Ngay cả bản thân tôi có suy nghĩ rằng : Nếu không hiểu mình đang đọc thì không thể đọc nhanh và diễn cảm.
Vậy vấn đề dạy đọc hiểu cho học sinh cũng thật quan trọng. Muốn dạy đọc hiểu một cách định hướng và đạt kết quả tốt thì người giáo viên phải có sự điều chỉnh về phương pháp trong quá trình dạy đọc, nếu rèn được kỹ năng đọc hiểu cho học sinh, nhất định các kỹ năng : Đọc đúng, đọc nhanh, đọc diễn cảm sẽ tốt hơn.
Mặc dù đã có nhiều lần cải cách, đổi mới phương pháp dạy học, nhưng thực trạng dạy học phân môn Tập đọc ở trường tôi còn hạn chế. Theo đánh giá chủ quan của bản thân tôi sự hạn chế đó do nhiều yếu tố như : Giáo viên truyền thụ kiến thức một cách áp đặt theo nội dung kiến thức trong SGK. Giáo viên còn quen sử dụng phương pháp truyền thống, nặng về việc truyền đạt, có giờ dạy đọc thì giáo viên biến nó thành giờ giảng văn. Giáo viên thường sử dụng những câu hỏi trong SGK để hỏi, thiếu sự nghiên cứu nội dung bài đọc để có sự điều chỉnh phương pháp dạy học cho phù hợp. Nhiều khi giáo viên chỉ dựa vào SGK và sách giáo viên một cách máy móc, thiếu sự sáng tạo, chưa phát huy được tính tích cực của học sinh bởi những câu hỏi mà giáo viên đưa ra không phù hợp với trình độ của các em, từ đó học sinh chán học.
SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM Đề tài : RÈN KỸ NĂNG ĐỌC HIỂU CHO HỌC SINH LỚP 4 —™¯˜– I. LÝ DO ĐỂ TÔI CHỌN ĐỀ TÀI VIẾT SÁNG KIẾN KINHNGHIỆM: Đọc là một hoạt động của ngôn ngữ, là quá trình chuyển từ hình thức chữ viết sang lời nói âm thanh và thông hiểu nó. Đọc còn là quá trình chuyển từ hình thức viết thành các đơn vị nghĩa không có âm thanh. Trong cuộc sống hàng ngày, nếu không biết đọc thì con người không thể tiếp thu nền văn minh của loài người, không thể sống một cuộc sống bình thường, có hạnh phúc. Kỹ năng đọc được tạo nên từ 4 kỹ năng bộ phận cũng là 4 yêu cầu về chất lượng của đọc : Đọc đúng, đọc nhanh, đọc có ý thức và đọc diễn cảm. 4 kỹ năng của đọc được rèn luyện đồng thời và hỗ trợ lẫn nhau. Nhờ đọc đúng mà hiểu đúng hay nhờ hiểu đúng mà đọc đúng. Vì vậy trong dạy học không thể xem nhẹ kỹ năng nào. Ngay cả bản thân tôi có suy nghĩ rằng : Nếu không hiểu mình đang đọc thì không thể đọc nhanh và diễn cảm. Vậy vấn đề dạy đọc hiểu cho học sinh cũng thật quan trọng. Muốn dạy đọc hiểu một cách định hướng và đạt kết quả tốt thì người giáo viên phải có sự điều chỉnh về phương pháp trong quá trình dạy đọc, nếu rèn được kỹ năng đọc hiểu cho học sinh, nhất định các kỹ năng : Đọc đúng, đọc nhanh, đọc diễn cảm sẽ tốt hơn. Mặc dù đã có nhiều lần cải cách, đổi mới phương pháp dạy học, nhưng thực trạng dạy học phân môn Tập đọc ở trường tôi còn hạn chế. Theo đánh giá chủ quan của bản thân tôi sự hạn chế đó do nhiều yếu tố như : Giáo viên truyền thụ kiến thức một cách áp đặt theo nội dung kiến thức trong SGK. Giáo viên còn quen sử dụng phương pháp truyền thống, nặng về việc truyền đạt, có giờ dạy đọc thì giáo viên biến nó thành giờ giảng văn. Giáo viên thường sử dụng những câu hỏi trong SGK để hỏi, thiếu sự nghiên cứu nội dung bài đọc để có sự điều chỉnh phương pháp dạy học cho phù hợp. Nhiều khi giáo viên chỉ dựa vào SGK và sách giáo viên một cách máy móc, thiếu sự sáng tạo, chưa phát huy được tính tích cực của học sinh bởi những câu hỏi mà giáo viên đưa ra không phù hợp với trình độ của các em, từ đó học sinh chán học. Trong dạy học, giáo viên còn lúng túng, chưa biết tổ chức như thế nào để rèn luyện kỹ năng đọc hiểu cho học sinh, nên nhiều giáo viên khi dạy một bài Tập đọc cũng chỉ nhằm mục đích chính là : Các em đọc to, rõ ràng và trả lời được những câu hỏi trong SGK. Còn học sinh nói chung phần lớn các em đọc mà không hiểu bài đọc, các em chỉ cố găng đọc to, rõ ràng. Chính vì không hiểu bài đọc nên các em còn đọc sai nhiều mà không biết là đọc sai, các em chưa có khả năng đọc diễn cảm, bởi các em chưa hiểu bài đọc. Đó chính là thực trạng về vấn đề dạy học Tập đọc ở trường tôi hiện nay. Rèn luyện kỹ năng đọc hiểu cho học sinh Tiểu học đòi hỏi phải có một quá trình luyện tập lâu dài, mà quan trọng nhất là các lớp cuối cấp nhất làø giai đoạn lớp 4 – 5. Chính vì lẽ đó, tôi mạnh dạn chọn phân môn Tập đọc để nghiên cứu viết đề tài sáng kiến kinh nghiệm. Tôi không có tham vọng nghiên cứu và thực nghiệm ở tất cả các khối lớp trong bậc học mà chỉ đưa ra một số kinh nghiệm của bản thân về việc “đổi mới phương pháp dạy học Tập đọc” nhằm nâng cao khả năng đọc hiểu cho đối tượng học sinh lớp 4. Đó cũng chính là lý do tôi chọn đề tài có tên : “Rèn kỹ năng đọc hiểu cho học sinh lớp 4”. II. NHỮNG BIỆN PHÁP VÀ CÁCH THỨC THỰC HIỆN SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM : A. ĐỐI TƯỢNG – MỤC ĐÍCH VÀ NHIỆM VỤ CỦA ĐỀ TÀI : 1. Đối tượng nghiên cứu : - Các tài liệu hướng dẫn giảng dạy phân môn Tập đọc ở Tiểu học. - Học sinh lớp 4. 2. Mục đích nghiên cứu : Đề tài nghiên cứu nhằm nâng cao hiệu quả của việc “rèn kỹ năng đọc hiểu cho học sinh lớp 4”. 3. Nhiệm vụ nghiên cứu : Để đạt được mục đích trên, đề tài đặt ra cho mình giải quyết những nhiệm vụ sau : - Nghiên cứu cơ sở lý luận của việc dạy kỹ năng đọc hiểu cho học sinh Tiểu học. - Nghiên cứu cơ sở thực tiễn của việc dạy đọc hiểu hiện nay đối với học sinh Tiểu học nói chung và học sinh lớp 4 nói riêng. - Đề xuất hướng điều chỉnh nội dung và phương pháp dạy đọc hiểu cho học sinh lớp 4. - Dạy học thực nghiệm để xác định tính thực thi và hiệu quả của việc rèn kỹ năng đọc hiểu cho học sinh lớp 4, bằng cách dùng phiếu bài tập trong dạy học. 4. Phương pháp nghiên cứu : - Về nghiên cứu lý thuyết : Đọc tài liệu. - Về đúc kết kinh nghiệm dạy học : Từ nhiều năm công tác của bản thân. - Về dạy học thực nghiệm : Thực tiễn trên lớp. 5. Phạm vi nghiên cứu : - Vấn đề dạy đọc hiểu cho học sinh lớp 4. B. CƠ SỞ LÝ LUẬN Trên thực tế, hiện nay có nhiều giáo viên cho là dạy Tập đọc bây giờ chỉ cần cho học sinh rèn đọc nhiều là được. Theo tôi học sinh lớp 4 – 5 chỉ đạt mức đọc kỹ năng thành tiếng mà chưa có kỹ năng đọc hiểu thì bước vào bậc học THSC các em gặp rất nhiều khó khăn khi học môn Ngữ văn. Bởi vì các em có kỹ năng đọc hiểu thì mới soạn được văn bản và tìm hiểu nội dung văn bản, v.v... Mục đích dạy Tập đọc là hình thành kỹ năng đọc, một trong 4 kỹ năng (nghe, nói, đọc, viết) của năng lực thực tiễn hoạt động ngôn ngữ, kỹ năng đọc được tạo nên từ 4 kỹ năng bộ phận, cũng là 4 yêu cầu về chất lượng của đọc : đọc đúng, đọc nhanh, đọc có ý thức và đọc diễn cảm. Cần phải hiểu kỹ năng đọc có nhiều mức độ, nhiều tầng bậc khác nhau. Quan niệm về dạy Tập đọc ở Tiểu học, về chất lượng đọc cũng như những đo nghiệm thực trạng dạy đọc hiện nay của tôi (cả trên những tài liệu dạy đọc, cũng như thực tế dạy đọc trên lớp) là : hiệu quả chưa cao. Vì vậy dẫn đến một số đòi hỏi tất yếu phải thay đổi, điều chỉnh phần nào về nội dung và phương pháp dạy Tập đọc ở Tiểu học để nâng cao hiệu quả giảng dạy của bộ môn này. C. CƠ SỞ THỰC TIỄN : Xem xét phần “Hướng dẫn tìm hiểu bài” của SGK là nơi thể hiện rõ hướng khai thác nội dung và phương pháp dạy đọc ở trên lớp, tôi thấy chúng có mấy nhược điểm sau : - Câu hỏi và bài tập chỉ yêu cầu học sinh một phương thức hành động duy nhất là : dùng lời. Điều này có những hạn chế nhất định : Số lượng học sinh làm việc trên lớp ít, bởi vì người nói phải có người nghe, tại một thời điểm chỉ có một em có thể trả lời. Bên cạnh đó có những câu hỏi, bài tập khó xác định câu trả lời, ích yêu cầu học sinh suy luận, khái quát, làm rõ chủ đề của bài. Đây là một trong những nguyên nhân làm cho số lượng học sinh tích cực trong giờ Tập đọc chưa cao. Đây cũng là cơ sở để tôi nghiên cứu việc thay đổi hình thức bài tập dạy đọc hiểu. Vấn đề dạy học phân môn Tập đọc hiện nay nói chung chưa thật hiệu quả về rèn kỹ năng đọc hiểu. Tình trạng chung hiện nay, khi học sinh tìm hiểu nội dung bài giáo viên chưa biết cách khai thác câu hỏi, giáo viên thường tuân thủ theo câu hỏi trong SGK, nên có nhiều học sinh không trả lời được. Lúc đó giáo viên tiếp tục giảng như giảng văn, làm như vậy rất tốn thời gian mà học sinh lại không hiểu bài. Những hạn chế trên là do giáo viên chưa có sự đầu tư cho bài soạn, mặt khác giáo viên tin tưởng tuyệt đối vào SGK dần dần tạo thành thói quen. Cũng có giáo viên nghĩ rằng : nếu điều chỉnh câu hỏi trong SGK thì sẽ sai qui chế nên đã không định hướng là đổi mới như thế nào và bằng cách nào là đúng. Trên đây là những thực trạng đặt ra sự đòi hỏi người giáo viên phải có sự điều chỉnh nội dung, phương pháp dạy học để nâng cao chất lượng dạy đọc hiểu, hình thành và phát triển kỹ năng làm việc với văn bản cho học sinh bằng việc xây dựng hệ thống câu hỏi, bài tập phù hợp. Việc làm này thực chất là : “Đổi mới phương pháp dạy học, điều chỉnh nội dung dạy học” trong khuôn khổ cho phép. D. HÌNH THỨC ĐIỀU CHỈNH NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP DẠY ĐỌC HIỂU CHO HỌC SINH LỚP 4 : 1. Cơ sở xây dựng bài tập đọc hiểu cho học sinh lớp 4 : - Về phương pháp : đó là tổ chức việc làm trong giờ học, chuyển cách dạy học thầy giảng, trò ghi thành thầy tổ chức việc làm, trò thực hiện. Giáo viên phải nắm chắc mục đích của các bài tập, câu hỏi, nắm được trật tự các thao tác cần tiến hành để hướng dẫn học sinh. Việc thực hành làm các bài tập mà giáo viên cho chính là quá trình học sinh thực hiện nhiệm vụ thầy đặt ra. - Về hình thức : những bài tập này đã chuyển những hành động bằng lời của học sinh thành các hành động vật chất : dùng các ký hiệu, chữ viết để vẽ, tô, nối, đánh dấu, viết, ... với sự hỗ trợ của kênh hình. Các bài tập đọc được xây dựng trên tinh thần trắc nghiệm bao gồm các kiểu bài tập : điền từ, lựa chọn, đối chiếu, nêu câu hỏi và yêu cầu trả lời câu hỏi ngắn, v.v... Từ những hiểu biết về năng lực đọc cũng như những điều đã được phân tích về thực trạng dạy học Tập đọc ở trên, tôi nhận thấy hướng điều chỉnh nội dung và phương pháp dạy đọc hiểu bằng hệ thống bài tập sẽ nâng hiệu quả giờ học lên đáng kể. Vậy muốn làm tốt việc này, ta có thể vận dụng một số dạng bài tập sau để rèn luyện đọc hiểu cho học sinh lớ 4. 2. Điều chỉnh nội dung và phương pháp dạy đọc hiểu cho học sinh lớp 4 trong một bài Tập đọc cụ thể : a) Bài tập đọc tôi chọn là : “Điều ước của vua Mi – đát” (SGK lớp 4 – Tập 1 – Trang 90) - Câu hỏi 1 trong SGK là : Vua Mi – đát xin thần Đi – ô – ni – dốt điều gì? + Theo tôi câu hỏi này phù hợp với bài đọc. Song tôi có thể cho thêm câu hỏi phụ bằng phiếu học tập để khai thác thêm nội dung. Ví dụ : * Bài tập : Theo em vì sao vua Mi – đát lại ước như vậy ? Ghi dấu X vào ô trống trước câu trả lời đúng. Vì ông cho rằng mọi thứ phải là vàng thì mới xứng để ông chạm tay vào. Vì ông tham lam, thích có nhiều vàng. Vì ông thích sang trọng. - Câu hỏi số 2 trong SGK là : Thoạt đầu điều ước được thực hiện tốt đẹp như thế nào ? + Câu hỏi này tôi thay bằng bài tập sau : * Bài tập : Xếp các chi tiết sau vào từng cột cho phù hợp : a) Mi – đát bẻ một cành sồi, cành đó hóa thành vàng. b) Mi – đát ngắt một quả táo, quả táo hóa thành vàng. c) Mi – đát tưởng không có ai trên đời sung sướng hơn ông. d) Các thức ăn, nước uống khi ông chạm tay vào điều hóa thành vàng. Điều ước làm Mi – đát sung sướng Điều ước làm Mi – đát khiếp sợ ................................................................................................................................ .................................................................................................................................. - Câu hỏi số 3 trong SGK là : Tại sao vua Mi – đát phải xin thần lấy lại điều ước ? + Câu hỏi này tôi thay bằng bài tập sau : * Bài tập : Vì sao Mi – đát phải xin thần lấy lại điều ước? Chọn câu trả lời đúng nhất bằng cách ghi dấu X vào ô trống : Vì điều ước làm cho ông vui . Vì điều ước đã thỏa mãn lòng tham của ông. Vì điều ước đã làm cho ông không thể sống được. - Câu hỏi số 4 trong SGK là : Vua Mi – đát đã hiểu ra điều gì ? + Theo tôi câu hỏi này phù hợp, ta sử dụng để khai thác nội dung bài đọc. b) Hướng dẫn đọc hiểu ( soạn tham khảo - một hoạt động : Đọc- hiểu thông qua phiếu bài tập): HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN HOẠT ĐỘNG CỦA HỌC SINH - Yêu cầu HS đọc đoạn 1, trao đổi và trả lời câu hỏi.+ Thần Đi-ô-ni-dốt cho vua Mi-đát cái gì?+ Theo em, vì sao vua Mi-đát lại ước như vậy?+ Thoạt đầu điều ước được thực hiện như thế nào?+ Nội dung bài là gì?* GV ghi ý chính đoạn 1 lên bảng.- Cho HS đọc đoạn 2, trao đổi và trả lời câu hỏi.+ Khủng khiếp nghĩa là như thế nào?+ Tại sao vua Mi-đát phải xin thần Đi-ô-ni-dốt lấy lại điều ước?+ Đoạn 2 của bài nói điều gì?* GV ghi ý chính đoạn 2 lên bảng.- Cho HS đọc đoạn 3, trao đổi và trả lời câu hỏi.+ Vua Mi-đát có được điều gì khi nhúng mình vào dòng nước trên sông Pác-tôn?+ Vua Mi-đát hiểu ra điều gì?+ Nội dung đoạn 3 của bài là gì?* GV ghi ý chính đoạn 3 lên bảng.- Gọi 2 HS đọc toàn bài. Cả lớp theo dõi và tìm nội dung chính của bài. - 2 HS đọc, cả lớp đọc thầm. 2 HS ngồi cùng bàn trao đổi và trả lời câu hỏi.- Thần Đi-ô-ni-dốt cho vua Mi-đát một điều ước.- Vua Mi-đát xin thần làm cho mọi vật ông chạm vào điều biến thành vàng.- HS làm phiếu bài tập (Bài tập 1)- HS làm phiếu bài tập (Bài tập 2)- Điều ước của vua Mi-đát được thực hiện.+ 2 HS nhắc lại ý chính đoạn 1.- 2 HS đọc, cả lớp đọc thầm, trao đổi và trả lời câu hỏi.- Là rất hoảng sợ, sợ đến mức tột độ.- HS làm phiếu bài tập (bài tập 3)- Vua Mi-đát nhận được sự khủng khiếp của điều ước.+ Gọi 1 HS nhắc lại ý chính đoạn 2.- 2 HS đọc, cả lớp đọc thầm, trao đổi và trả lời câu hỏi.- Ông đã mất đi phép mầu và rửa sạch được lòng tham.- Vua Mi-đát hiểu ra rằng hạnh phúc không thể xây dựng bằng ước muốn tham lam.- Vua Mi-đát rút ra bài học quí.+ Gọi 1 HS nhắc lại ý chính đoạn 3.- 2 HS đọc thành tiếng.+ Nội dung bài : những điều ước tham lam không bao giờ mang lại hạnh phúc cho con người. III. VIỆC PHỔ BIẾN ỨNG DỤNG SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM VÀO THỰC TIỄN VÀ KẾT QUẢ ĐẠT ĐƯỢC : 1. Kết quả đạt được sau tiết dạy thực nghệm : Sau đây là một số kết quả thu được trong một tiết dạy thực nghiệm mà tôi đã thực hiện ở lớp 4A1 và lớp 4A2 của trường tôi : - Kết quả cụ thể : * Tổng số HS lớp 4A1 : 31/14 nữ. + Bài tập 1 : 100% các em làm đúng. + Bài tập 2 : 29 em làm đúng, 2 em làm còn lẫn lộn. + Bài tập 3 : 100% các em làm đúng. * Tổng số HS lớp 4A2 : 31/19 nữ. + Bài tập 1 : 100% các em làm đúng. + Bài tập 2 : 30 em làm đúng. 1 em làm chưa đạt yêu cầu. + Bài tập 3 : 100% các em làm đúng. - Từ kết quả trên đã cho thấy thông qua phiếu bài tập học sinh trong lớp đều được làm việc, học sinh nắm vững bài, hiểu bài hơn, lớp học sôi nổi hơn, luyện đọc được nhiều hơn so với cách dạy của giáo viên vẫn dùng trước đây. - Áp dụng phiếu bài tập trong giờ Tập đọc, giáo viên đã rèn kỹ năng đọc hiểu cho học sinh rất hiệu quả mà lớp học lại sinh động. Hơn nữa dùng phiếu bài tập còn huy động khả năng tư duy của từng học sinh, học sinh được tự tìm tòi, khám phá ra những nội dung mới của bài học. Qua phiếu bài tập giáo viên đã thu thập được chính xác những thông tin ngược từ phía học sinh, cũng như điều chỉnh lại phương pháp dạy học của mình. - Phiếu bài tập là một trong những công cụ cho phép cá thể hóa hoạt động học tập của học sinh, tiết kiệm thời gian việc tổ chức các hoạt động học tập, đồng thời là công cụ hữu hiệu trong việc thu thập và xử lý thông tin ngược. - Sử dụng phiếu bài tập trong giờ Tập đọc là một hình thức tích cực nhất, giúp học sinh tự giác hoạt động học tập, còn giáo viên chỉ đóng vai trò hướng dẫn, kiểm tra, đánh giá, uốn nắn học sinh. * Tóm lại : Việc rèn kỹ năng đọc hiểu thông qua việc sử dụng phiếu bài tập trong tiết Tập đọc lớp 4 đã mang lại hiệu quả thiết thực. Trong suốt giờ học các em được hoạt động nhiều, các em tự suy nghĩ, tìm tòi, sáng tạo, chiếm lĩnh tri thức. Kết quả trên chứng tỏ, nếu giáo viên có sự nghiên cứu, có sự quan tâm đến vấn đề cải tiến phương pháp dạy học, biết điều chỉnh hệ thống câu hỏi trong SGK để soạn thảo được hệ thống câu hỏi, bài tập phù hợp thì chất lượng đọc hiểu của học sinh sẽ đạt được kết quả tốt hơn. 2. Bài học kinh nghiệm : Qua nhiều năm công tác và giảng dạy ở lớp 4, tôi nhận thấy phương pháp dạy Tập đọc ở lớp 4 không khó. Yêu cầu chính đặt ra ở Tiểu học là rèn cho học sinh các kỹ năng như tôi đã trình bày ở đề tài này. Trong thực tế cho thấy học sinh ở Tiểu học, học Tập đọc không tốt thì khi bước vào THCS các em sẽ rất lúng túng khi soạn văn bản bằng cách đọc hiểu, trả lời câu hỏi và tóm tắt ý chính của đoạn văn. Để góp phần nâng cao chất lượng dạy Tiếng việt ở Tiểu học nói chung và dạy Tập đọc ở lớp 4 nói riêng, tôi xin nêu ra một số ý kiến là kinh nghiệm của tôi đút kết được qua thực tế trong giảng dạy như sau : 1 - Giáo viên cần nắm chắc mục tiêu, kiến thức của bài dạy. 2 - Giáo viên phải chuẩn bị chu đáo nội dung bài dạy, nghiên cứu kỹ nội dung cần tìm hiểu của bài là gì, từ đó có phương án chia nhỏ câu hỏi, bổ sung câu hỏi hoặc làm phiếu bài tập nhằm làm dễ vấn đề cho học sinh dễ tiếp thu bài. - Tuyệt đối không được làm cho câu hỏi khó hơn. Đặc biệt là tổ chức cho học sinh đại trà đều được hoạt động thì mới đem lại hiệu quả cho bài dạy. 3 - Đề cao thi đua trong mỗi tiết học, để khuyến khích động viên học sinh tích cực chủ động trong giờ học, làm cho giờ học thêm sôi nổi, không buồn tẻ và đạt kết quả cao. 4 - Tập cho học sinh có thói quen chuẩn bị bài trước khi đến lớp, bằng cách đọc hiểu và tự trả lời câu hỏi trước khi đến lớp. 3. Kết luận : Trên đây là một số kinh nghiệm của tôi được đút kết qua quá trình nghiên cứu và thực tế giảng dạy ở lớp 4 – Chương trình SGK mới về việc áp dụng phương pháp “Rèn kỹ năng đọc hiểu thông qua phiếu bài tập cho học sinh lớp 4”. Bước đầu thực hiện tôi thấy kết quả học tập môn Tập đọc của học sinh có sự chuyển biến rõ rệt. Tuy nhiên thời gian nghiên cứu và áp dụng vào thực tế còn ít, mặt khác do năng lực bản thân còn hạn chế nên đề tài không sao tránh khỏi những thiếu sót. Tôi rất mong nhận được sự góp ý của đồng nghiệp, của chuyên môn và của Hội đồng khoa học các cấp để góp phần tạo nên sự thành công cho đề tài và sự tiến bộ của bản thân. Xin chân thành cám ơn ! Tân Bằng, ngày 30 tháng 03 năm 2009 Người viết SKKN Phan Minh Sang PHẦN NHẬN XÉT ĐÁNH GIÁ, XẾP LOẠI SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM - Tên đề tài : Rèn kỹ năng đọc hiểu cho học sinh lớp 4. - Tác giả : Phan Minh Sang Trường (đối với đơn vị trực thuộc Phòng GD & ĐT), Tổ chuyên môn (đối với đơn vị trực thuộc Sở DG & ĐT) Phòng DG & ĐT (hoặc trường, trung tâm, đơn vị trực thuộc Sở) Nội dung Xếp loại Nội dung Xếp loại - Đặt vấn đề- Biện pháp- Kết quả phổ biến, ứng dụng- Tính khoa học- Tính sáng tạo - Đặt vấn đề- Biện pháp- Kết quả phổ biến, ứng dụng- Tính khoa học- Tính sáng tạo Xếp loại chung : Ngày ... tháng ... năm 200... Hiệu trưởng (hoặc tổ trưởng chuyên môn) Xếp loại chung : Ngày ... tháng ... năm 200... Thủ trưởng đơn vị Căn cứ kết quả xét, thẩm định của Hội đồng khoa học ngành GD & ĐT cấp tỉnh; Giám đốc Sở GD & ĐT Cà Mau thống nhất công nhận SKKN và xếp loại : ................................. Ngày ..... tháng ..... năm 200..... GIÁM ĐỐC
Tài liệu đính kèm: