Sáng kiến kinh nghiệm Biện pháp nâng cao chất lượng đọc diễn cảm cho học sinh Lớp 4

Sáng kiến kinh nghiệm Biện pháp nâng cao chất lượng đọc diễn cảm cho học sinh Lớp 4

Trong dạy học Tiếng Việt ở trường Tiểu học nói chung, dạy Tập đọc nói riêng có một vị trí vô cùng quan trọng trong việc hình thành và phát triển nhân cách cho học sinh. Nếu nói bậc Tiểu học là nền tảng để học sinh có điều kiện học tiếp lên các bậc cao hơn, thì dạy tập đọc có vị trí then chốt để học sinh có kĩ năng sử dụng tốt tiếng mẹ đẻ, trau dồi ngôn ngữ, bồi dưỡng vốn kiến thức về đời sống, giúp các em có cơ sở để học tốt các môn học khác.

Một trong những niềm hạnh phúc lớn nhất của trẻ là được đến trường, được học đọc và viết. Biết đọc, biết viết là cả một thế giới mở ra trước mắt các em. Ngay từ những ngày đầu trẻ cắp sách tới trường việc dạy và hình thành, rèn luyện, phát triển các kĩ năng: nghe - nói - đọc viết cho học sinh là nhiệm vụ trọng tâm của mỗi thầy cô. Trong đó dạy đọc có ý nghĩa to lớn. Nó trở thành một đòi hỏi cơ bản đầu tiên đối với trẻ. Đầu tiên trẻ phải học đọc, sau đó trẻ phải đọc để học. Đọc giúp trẻ em chiếm lĩnh được một ngôn ngữ dùng trong giao tiếp và học tập. Nó là công cụ để học tập các môn học khác. Nó tạo ra hứng thú và động cơ để học tập. Nó là một kĩ năng không thể thiếu được của con người.

Với chương trình Tiểu học mới, môn Tiếng Việt nói chung và yêu cầu luyện đọc cho học sinh nói riêng đã được quan tâm đúng mức. Phân môn Tập đọc có nhiệm vụ và đặc điểm riêng. Tập đọc rèn cho học sinh các kĩ năng đọc - nghe - nói. Cũng như ở các lớp dưới, thông qua hệ thống bài đọc và những câu hỏi tìm hiểu bài, phân môn Tập đọc lớp 4 cung cấp cho học sinh những hiểu biết về tự nhiên, xã hội và con người, cung cấp vốn từ, tăng cường khả năng diễn đạt, trang bị một số hiểu biết ban đầu về tác phẩm văn học, chú ý đến yêu cầu biểu cảm. Phân môn Tập đọc ở lớp 4 với mục đích giúp học sinh biết cách đọc các loại văn bản hành chính, khoa học, báo chí, văn học,. phù hợp với thể loại và nội dung văn bản, thể hiện được tình cảm, thái độ của tác giả, giọng điệu của nhân vật. Học hết lớp 4 học sinh cần đạt được yêu cầu cơ bản đọc có biểu cảm đoạn văn, đoạn thơ và đến lớp 4 yêu cầu đọc diễn cảm bắt đầu được đề ra. Song làm thế nào để học sinh đọc diễn cảm tốt sẽ giúp học sinh hiểu bài văn, bài thơ một cách sâu sắc, đọc diễn cảm tốt sẽ giúp cho các em cảm thụ được cái hay, cái đẹp của bài văn? Đặc biệt với năm học này - năm học thứ hai triển khai chương trình sách giáo khoa lớp 4 mới, giáo viên cần hướng dẫn học sinh luyện đọc diễn cảm như thế nào để đáp ứng được yêu cầu quan trọng của phân môn Tập đọc nói chung và yêu cầu của việc luyện đọc diễn cảm cho học sinh lớp 4 nói riêng, trong khi việc tiếp cận với chương trình mới vẫn còn nhiều bỡ ngỡ và vướng mắc?

Thực tế giảng dạy cho thấy, vì mới là năm thứ hai thực hiện chương trình sách giáo khoa lớp 4 mới nên khi giảng dạy nhiều giáo viên vẫn mới chỉ cố gắng sao cho thực hiện đúng quy trình đã được tập huấn, đảm bảo thời gian của tiết học. Và khi tiến hành chuyên đề hội thảo, hội giảng giáo viên còn có tâm lí "sợ" thiếu thời gian khi thực hiện được đúng quy trình. Trước những khó khăn đó, giáo viên chưa chú ý tới hiệu quả của tiết dạy, chưa thực sự chú ý đến việc rèn đọc diễn cảm cho học sinh.

 

doc 25 trang Người đăng dtquynh Lượt xem 5029Lượt tải 5 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Sáng kiến kinh nghiệm Biện pháp nâng cao chất lượng đọc diễn cảm cho học sinh Lớp 4", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
sở Giáo dục và Đào tạo Hải Dương
biện pháp
 nâng cao chất lượng 
đọc diễn cảm cho học sinh lớp 4
Môn : Tiếng Việt
Khối : 4
năm học: 2006 - 2007
sở Giáo dục và Đào tạo Hải Dương
biện pháp
 nâng cao chất lượng 
đọc diễn cảm cho học sinh lớp 4
Môn : Tiếng Việt
Khối : 4
đánh giá của ban giám khảo cấp tỉnh
Nhận xét, ghi điểm
(Ký, ghi rõ họ tên, đơn vị công tác)
năm học: 2006 - 2007
phòng Giáo dục và Đào tạo Hải Dương
Số phách
biện pháp
 nâng cao chất lượng 
đọc diễn cảm cho học sinh lớp 4
tên tác giả: Vũ Thị Xuyến
đánh giá của tổ chuyên môn 
Nhận xét, ghi điểm
(Ký ghi rõ họ tên)
đánh giá của nhà trường 
Nhận xét, ghi điểm
(Ký, đóng dấu)
UBND thành phố Hải Dương 
phòng giáo dục
Số phách của
phòng giáo dục
biện pháp
 nâng cao chất lượng 
đọc diễn cảm cho học sinh lớp 4
Môn : Tiếng Việt
Khối : 4
đánh giá của phòng giáo dục
(Nhận xét, xếp loại, ký, đóng dấu)
tên tác giả	:......................................................
đơn vị công tác	:......................................................
Phần A: Đặt vấn đề
Trong dạy học Tiếng Việt ở trường Tiểu học nói chung, dạy Tập đọc nói riêng có một vị trí vô cùng quan trọng trong việc hình thành và phát triển nhân cách cho học sinh. Nếu nói bậc Tiểu học là nền tảng để học sinh có điều kiện học tiếp lên các bậc cao hơn, thì dạy tập đọc có vị trí then chốt để học sinh có kĩ năng sử dụng tốt tiếng mẹ đẻ, trau dồi ngôn ngữ, bồi dưỡng vốn kiến thức về đời sống, giúp các em có cơ sở để học tốt các môn học khác.
Một trong những niềm hạnh phúc lớn nhất của trẻ là được đến trường, được học đọc và viết. Biết đọc, biết viết là cả một thế giới mở ra trước mắt các em. Ngay từ những ngày đầu trẻ cắp sách tới trường việc dạy và hình thành, rèn luyện, phát triển các kĩ năng: nghe - nói - đọc viết cho học sinh là nhiệm vụ trọng tâm của mỗi thầy cô. Trong đó dạy đọc có ý nghĩa to lớn. Nó trở thành một đòi hỏi cơ bản đầu tiên đối với trẻ. Đầu tiên trẻ phải học đọc, sau đó trẻ phải đọc để học. Đọc giúp trẻ em chiếm lĩnh được một ngôn ngữ dùng trong giao tiếp và học tập. Nó là công cụ để học tập các môn học khác. Nó tạo ra hứng thú và động cơ để học tập. Nó là một kĩ năng không thể thiếu được của con người.
Với chương trình Tiểu học mới, môn Tiếng Việt nói chung và yêu cầu luyện đọc cho học sinh nói riêng đã được quan tâm đúng mức. Phân môn Tập đọc có nhiệm vụ và đặc điểm riêng. Tập đọc rèn cho học sinh các kĩ năng đọc - nghe - nói. Cũng như ở các lớp dưới, thông qua hệ thống bài đọc và những câu hỏi tìm hiểu bài, phân môn Tập đọc lớp 4 cung cấp cho học sinh những hiểu biết về tự nhiên, xã hội và con người, cung cấp vốn từ, tăng cường khả năng diễn đạt, trang bị một số hiểu biết ban đầu về tác phẩm văn học, chú ý đến yêu cầu biểu cảm... Phân môn Tập đọc ở lớp 4 với mục đích giúp học sinh biết cách đọc các loại văn bản hành chính, khoa học, báo chí, văn học,... phù hợp với thể loại và nội dung văn bản, thể hiện được tình cảm, thái độ của tác giả, giọng điệu của nhân vật. Học hết lớp 4 học sinh cần đạt được yêu cầu cơ bản đọc có biểu cảm đoạn văn, đoạn thơ và đến lớp 4 yêu cầu đọc diễn cảm bắt đầu được đề ra. Song làm thế nào để học sinh đọc diễn cảm tốt sẽ giúp học sinh hiểu bài văn, bài thơ một cách sâu sắc, đọc diễn cảm tốt sẽ giúp cho các em cảm thụ được cái hay, cái đẹp của bài văn? Đặc biệt với năm học này - năm học thứ hai triển khai chương trình sách giáo khoa lớp 4 mới, giáo viên cần hướng dẫn học sinh luyện đọc diễn cảm như thế nào để đáp ứng được yêu cầu quan trọng của phân môn Tập đọc nói chung và yêu cầu của việc luyện đọc diễn cảm cho học sinh lớp 4 nói riêng, trong khi việc tiếp cận với chương trình mới vẫn còn nhiều bỡ ngỡ và vướng mắc?
Thực tế giảng dạy cho thấy, vì mới là năm thứ hai thực hiện chương trình sách giáo khoa lớp 4 mới nên khi giảng dạy nhiều giáo viên vẫn mới chỉ cố gắng sao cho thực hiện đúng quy trình đã được tập huấn, đảm bảo thời gian của tiết học. Và khi tiến hành chuyên đề hội thảo, hội giảng giáo viên còn có tâm lí "sợ" thiếu thời gian khi thực hiện được đúng quy trình... Trước những khó khăn đó, giáo viên chưa chú ý tới hiệu quả của tiết dạy, chưa thực sự chú ý đến việc rèn đọc diễn cảm cho học sinh.
Chính vì việc nhận thức được tầm quan trọng của phân môn Tập đọc, tác dụng to lớn của việc đọc diễn cảm trong giờ dạy tập đọc, đồng thời thấy được những khó khăn bỡ ngỡ khi trược tiếp giảng dạy nội dung luyện đọc diễn cảm (yêu cầu, mức độ, quy trình, biện pháp thực hiện đạt hiệu quả...), tôi đã tích cực nghiên cứu tài liệu, đổi mới phương pháp giảng dạy, áp dụng vào thực tế giảng dạy trên lớp và đã đạt hiệu quả. Tôi mạnh dạn xin trình bày kinh nghiệm: "Biện pháp nâng cao chất lượng đọc diễn cảm cho học sinh lớp 4" của mình cùng các đồng chí tham khảo và góp ý kiến.
phần B. Giải quyết vấn đề
I. Phạm vi nghiên cứu: 
Để tìm hiểu, nghiên cứu tìm ra các biện pháp nhằm nâng cao chất lượng đọc diễn cảm cho học sinh lớp 4, tôi tiến hành nghiên cứu:
1. Nội dung, chương trình môn Tiếng Việt Tiểu học nói chung; mức độ, yêu cầu đọc diễn cảm đối với học sinh lớp 4 nói riêng.
2. Nghiên cứu chất lượng giảng dạy nội dung luyện đọc diễn cảm của các lớp khối 4 và lớp mình chủ nhiệm.
II. phương pháp nghiên cứu:
Trong quá trình nghiên cứu tôi đã tiến hành phối hợp các phương pháp sau:
1. Phương pháp thực nghiệm.
2. Phương pháp thực hành.
3. Phương pháp tổng kết rút kinh nghiệm.
4. Phương pháp đối chứng so sánh kết quả.
5. Phương pháp dạy học hướng tập trung vào học sinh.
Khi sử dụng các phương pháp nghiên cứu này, tôi luôn cố gắng khắc phục nhược điểm của từng phương pháp. Tôi chọn phương pháp dạy học hướng tập trung vào học sinh là phương pháp nghiên cứu chính.
III. điều tra thực trạng - tìm hiểu nguyên nhân: 
Qua nghiên cứu, qua thực tế giảng dạy và qua dự giờ đồng nghiệp tôi nhận thấy:
a. Điều tra thực trạng:
* Về phía giáo viên:
- Đa số giáo viên nhận thức đúng về vai trò của việc đọc diễn cảm, nắm được yêu cầu, quy trình hướng dẫn học sinh luyện đọc diễn cảm. Song không ít giáo viên chưa nhận thức được tầm quan trọng của việc đọc diễn cảm, vì vậy khi dạy giờ tập đọc giáo viên chưa chú ý đến đọc diễn cảm mà chỉ coi trọng bước luyện đọc, bước tìm hiểu bài, còn phần hướng dẫn đọc diễn cảm còn tiến hành một cách hình thức, qua loa, "lấy lệ". Giáo viên chưa tạo điều kiện cho học sinh luyện đọc.
- Không ít giáo viên lại đưa ra yêu cầu cao hơn đối với học sinh - yêu cầu học sinh đọc diễn cảm, tổ chức thi đọc diễn cảm toàn bài thơ, bài văn, trong khi đối với lớp 4 mới chỉ yêu cầu ở mức độ ban đầu (đọc diễn cảm được một đoạn).
- Bên cạnh đó năm học 2007 - 2008 là năm học thứ ba triển khai chương trình sách giáo khoa lớp 4 mới nhưng vẫn còn một số giáo viên chưa tiếp cận được phương pháp dạy học mới - phương pháp tích cực hoá hoạt động của học sinh. Giáo viên chưa mạnh dạn áp dụng việc đổi mới phương pháp trong quá trình giảng dạy. Giáo viên còn nặng về thuyết trình, giảng dạy theo lối dập khuôn, máy móc - thầy đọc mẫu ra sao, trò đọc như vậy trong khi đó giọng đọc của thầy lại chưa thật hấp dẫn, thậm chí giọng đọc còn chưa thật chuẩn xác, mẫu mực...
- Giáo viên chưa tạo lập được cơ sở vững chắc cho thành công của tiết dạy: chưa đầu tư thích đáng cho việc thiết kế bài giảng, chưa có sự công phu rèn giọng đọc của bản thân, chưa "kế thừa" hiệu quả của hai bước đệm cho đọc diễn cảm tốt: luyện đọc và tìm hiểu bài.
* Về phía học sinh:
- Chất lượng đọc ở một số học sinh chưa tốt, học sinh đọc còn chậm, sai, ngọng, ấp úng... 
- Học sinh còn nhỏ, các em nặng về học vẹt - cô đọc sao trò cố đọc như vậy, chưa biết đọc thế nào cho hay.
- Khả năng cảm thụ văn học của học sinh còn hạn chế, học sinh không có điều kiện đọc nhiều truyện, tranh, báo... Dẫn đến chất lượng đọc diễn cảm chưa cao.
* Về phía gia đình:
- Hoàn cảnh kinh tế còn gặp nhiều khó khăn, chưa có điều kiện cho các em đọc nhiều sách báo...
- Một số gia đình chưa thực sự quan tâm đến chất lượng đọc diễn cảm của các em, nếu có mới chỉ dừng lại ở việc dạy các em đọc to, rõ ràng... chứ chưa hướng các em đọc diễn cảm. Đặc biệt do ảnh hưởng của phương ngữ địa phương (phát âm sai phụ âm l/n), các thành viên trong gia đình chưa chú ý sửa ngọng khi phát âm, dẫn tới các em bị ảnh hưởng về cách phát âm.
Trước thực trạng trên ngay sau khi dạy vài bài đầu tiên, tôi đã tiến hành khảo sát chất lượng đọc của lớp 4A2.
Đề bài: "Hãy đọc diễn cảm một đoạn văn mà em thích trong bài : Dế Mèn bênh vực kẻ yếu " Tiếng Việt lớp 4 tập 1 - Trang 15.
Qua khảo sát tôi thu được kết quả như sau:
Số HS
Đọc diễn cảm tốt
Đọc lưu loát bước đầu có diễn cảm
Đọc đúng, chậm...
SL
%
SL
%
SL
%
31
2
7.4
11
40.7
14
51.9
Trước thực trạng trên, tôi đã tích cực nghiên cứu, để tìm hiểu nguyên nhân dẫn đến thực trạng trên và đề ra những giải pháp nhằm khắc phục những hạn chế đó.
b. Nguyên nhân dẫn đến kết quả trên:
* Về phía giáo viên:
- Một số giáo viên chưa hiểu rõ được tầm quan trọng và chưa đánh giá đúng mức yêu cầu về đọc diễn cảm nên còn coi nhẹ việc rèn đọc diễn cảm cho học sinh. Trong giờ Tập đọc, giáo viên chủ yếu dành nhiều thời gian chú trọng tới việc luyện đọc đúng và phần tìm hiểu bài cho học sinh, còn phần luyện đọc diễn cảm chỉ dạy lướt qua một cách hình thức.
- Không ít các đồng chí còn áp đặt cách đọc diễn cảm cho học sinh, yêu cầu các em phải đọc như cách đọc mẫu của cô mà giáo viên đọc đôi khi không hay và không diễn cảm bằng giọng đọc của học sinh. Vì thế, giáo viên chưa phát huy được tính tích cực của học sinh trong giờ học Tập đọc. Các em chưa được tự mình phát hiện giọng đọc của các bài văn, bài thơ hay... Dẫn đến khả năng cảm thụ văn học của các em còn rất hạn chế, ngay cả các em học sinh giỏi.
* Về phía học sinh:
- Các em chưa chăm luyện đọc. Lười đọc sách, báo và hay học vẹt.
- Vì còn nhỏ nên trong giờ đọc các em hay bắt chước giọng đọc của cô, của bạn, không tự mình phát hiện giọng đọc...
* Về phía gia đình:
 Các em sống ở khu vực nông thôn mà bố mẹ các em hầu hết đều làm trồng trọt nên phần lớn bố mẹ các em rất bận. Có ít thời gian để quan tâm tới việc học tập của con em mình, nhất là rèn đọc diễn cảm cho các em.
IV. Biện pháp thực hiện:
Sau khi xác định được thực trạng của việc hướng dẫn học sinh luyện đọc diễn cảm, tìm ra nguyên nhân dẫn đến chất lượng đọc diễn cảm chưa cao, tôi đã tiến hành các biện pháp sau:
1. Nghiên cứu nội dung cơ bản  ... , biết thể hiện ngữ điệu phù hợp với từng loại câu). Bên cạnh đó một số học sinh khá, giỏi còn biết chuyển giọng linh hoạt qua từng khổ thơ: Từ trầm, buồn khi đọc khổ thơ 1, 2 (mẹ ốm), đến lo lắng ở khổ 3 (mẹ sốt cao, xóm làng tới thăm), đến thiết tha ở khổ thơ 6 , 7 (lòng biết ơn của bạn nhỏ đối với mẹ...) Đồng thời, đạt được yêu cầu đặt ra khi đọc diễn cảm sẽ giúp học sinh cảm nhận được cái hay, cái đẹp của bài thơ, học sinh biết "xúc động" trước tình yêu thương sâu sắc, sự hiếu thảo, lòng biết ơn của bạn nhỏ trước người mẹ bị ốm. Từ đó học sinh biết yêu biết quan tâm đến mẹ của mình.
 Sau khi học sinh đã quen dần với bước luyện đọc diễn cảm, các em dã "Biết cách" đọc diễn cảm, tôi tiếp tục hướng dấn các em luyện đọc diễn cảm với các mức độ cao hơn như biết đọc phân biệt lời của các nhân vật sao cho phù hợp với tính cách và đặc điểm lứa tuổi của từng nhân vật; Biết thể hiện ngữ điệu phù hợp với tình huống miêu tả hay thái độ, cảm xúc của tác giả.
* Ví dụ : Bài "Bốn anh tài" (Tuần 20 - Tiếng Việt- tập 2)
Với bài này, tôi hướng dẫn học sinh đọc diễn cảm đoạn:
"Cẩu Khây hé cửa. Yêu tình thò đầu vào, lè lưỡi dài như quả núc nác, trợn mắt xanh lè. Nắm Tay Đóng Cọc đám một cái làm nó gãy gần hết hàm răng. Yêu tinh bỏ chạy. Bốn anh em Cẩu Khây liền đuổi theo nó. Cẩu Khây nhổ cây bên đường quật túi bụi. Yêu tinh đau quá hét lên, gió bão nổi ầm ầm, đất trời tối sầm lại".
ở đây tôi cũng hướng dẫn học sinh theo trình tự:
- 2 học sinh đọc nối tiếp hai đoạn. Lớp xác định giọng đọc của bài văn.
- Giáo viên đưa đoạn văn trên (Bằng bảng phụ)
- Gọi 1 học sinh khá giỏi đọc diễn cảm.
- Yêu cầu học sinh nhận xét giọng đọc đoạn văn? Những từ ngữ cần nhấn giọng?...
- Giáo viên nhận xét, thống nhất cách đọc và đọc mẫu. Yêu cầu học sinh theo dõi, nhận xét về ngữ điệu đọc (tình huống miêu tả)?
- Qua giọng đọc của giáo viên và dựa vào nội dung của đoạn học sinh sẽ phát hiện ra ngữ điệu đọc ở đây gấp gáp, dồn dập thể hiện cuộc chiến đấu quyết liệt chống yêu tinh của anh em Cẩu Khây.
 Với cách làm như vậy khả năng đọc diễn cảm của học sinh sẽ được nâng cao dần qua từng bài và tiến tới hình thành ở các em kĩ năng đọc diễn cảm.
Bên cạnh đó, tôi luôn chú ý đến từng đối tượng học sinh trong lớp. Cùng với một bài dạy, thời điểm dạy nhưng tôi lại đưa ra yêu cầu khác nhau đối với từng đối tượng học sinh trong lớp.
* Ví dụ: Khi dạy bài "Chú Đất Nung" (Tuần 14- Tiếng Việt tập 1)
Khi hướng dẫn học sinh đọc diễn cảm đoạn:
"...Ông Hòn Dấm cười bảo:
- Sao chú mày nhát thế? Đất có thể nung trong lửa kia mà!
Chú bé Đất ngạc nhiên hỏi lại:
- Nung ấy ạ?
- Chứ sao? Đã là người thì phải dám xông pha, làm được nhiều việc có ích.
Nghe thế chú bé Đất không thấy sợ nữa. Chú vui vẻ bảo:
- Nào nung thì nung!
Từ đấy, chú thành Đất Nung"
Với học sinh trung bình tôi yêu cầu các em biết nhấn giọng ở những từ ngữ gợi tả, gợi cảm, biết thể hiện ngữ điệu ở câu hỏi, câu cảm. Nhưng đối với học sinh giỏi tôi hướng các em đến những yêu cầu cao hơn: Biết đọc đoạn văn với giọng hồn nhiên, nhấn giọng ở những từ ngữ gợi tả, gợi cảm (nhát thế, dám xông pha, nung thì nung); Biết đọc phân biệt lời kể với lời chú bé Đất, ông Hòn Dấm. Và cao hơn học sinh biết chuyển giọng linh hoạt cho phù hợp với diễn biến tâm trạng của chú bé Đất - từ ngạc nhiên sang mạnh dạn, táo bạo, đáng yêu- thể hiện rõ ở câu cuối: Nào nung thì nung!...
Sự kết hợp hài hào giữa khả năng đọc diễn cảm của học sinh qua từng thời điểm và khả năng đọc diễn cảm của từng đối tượng học sinh sẽ giúp tôi giảng dạy bám sát đối tượng, giúp từng đối tượng học sinh đều có sự tiến bộ về khả năng đọc diễn cảm của mỗi cá nhân.
V. kết quả đạt được:
Những biện pháp nêu trên tôi đã áp dụng vào quá trình giảng dạy thực tế ở lớp mình chủ nhiệm 4A. Sau khi áp dụng tôi đã tiến hành khảo sát chất lượng đọc diễn cảm ở hai lớp 4A lớp thực nghiệm (TN) và 4B lớp đối chứng (ĐC) Kết quả thu được như sau:
*Kết quả khảo sát giữa học kì II:
Đề bài: Em hãy đọc diễn cảm một đoạn trong bài “Ga – vrốt ngoài chiến luỹ” Tiếng Việt lớp 4 tập 2- trang 80.
Lớp 
Số học sinh
Đọc diễn cảm tốt
Đọc lưu loát, bước đầu có diễn cảm
Đọc đúng, chậm
SL
%
SL
%
SL
%
4A (TN)
27
5
18.5
16
59.3
6
22.2
4B(ĐC)
27
3
11.1
14
51.9
10
37
* So sánh đối chứng:
Dựa vào thực tế giảng dạy áp dụng biện pháp như trên và qua kết quả khảo sát giữa học kì II năm học năm 2007 - 2008 ở hai lớp đó, tôi thấy:
 Kĩ năng đọc diễn cảm của học sinh lớp 4A tăng lên rõ rệt không chỉ so với chất lượng đầu năm học mà đặc biệt tăng cao hơn nhiều so với lớp 4B cũng ngay trong thời điểm này. Số lượng học sinh đọc đọc diễn cảm và đọc lưu loát bước đầu có diễn cảm chiếm phần lớn số học sinh trong lớp. Nhờ việc đọc diễn cảm đúng mà các em nắm nội dung bài học, cảm thụ bài văn, bài thơ tốt hơn. Các em đã biết cách đọc diễn cảm một đoạn văn, đoạn thơ theo yêu cầu. Đồng thời việc học các môn khác của các em cũng tốt hơn.
Còn chất lượng đọc diễn cảm của lớp 4B chưa cao. Học sinh mới chỉ dừng ở mức độ đọc to, rõ ràng, lưu loát. Số học sinh đọc diễn cảm còn ít .
Qua quá trình áp dụng những biện pháp thực hiện nêu trên tôi nhận thấy giờ học tập đọc diễn ra nhẹ nhàng, tự nhiên, hiệu quả. Chất lượng đọc diễn cảm của các em được nâng cao và học sinh thích thú mỗi khi được học môn Tập đọc.
Bản thân tôi cũng thấy giọng đọc của mình sau một quá trình rèn luyện tốt hơn và được bạn bè đồng nghiệp đánh giá cao trong mỗi giờ dạy chuyên đề, hội giảng.
VI. Bài học kinh ngiệm.
Để hướng dẫn học sinh luyện đọc diễn cảm đạt hiệu quả, theo tôi cần:
* Đối với giáo viên:
 - Cần nắm chắc nội dung chương trình SGK Tiếng Việt lớp 4 nói chung, nắm chắc yêu cầu về đọc diên cảm đối với học sinh lớp 4 nói riêng.
- Giáo viên cần nắm chắc quy trình giảng dạy của tiết Tập đọc, mạnh dạn áp dụng việc đổi mới phương pháp; áp dụng phương pháp mới, phương pháp tích cực hoá hoạt động của người học. Giáo viên cần tổ chức các hoạt động trên cơ sở phát huy tính chủ động, sáng tạo của học sinh.
- Giáo viên cần rèn đọc một cách công phu để giọng đọc diễn cảm mẫu của giáo viên trở thành "công cụ hữu hiệu", cuốn hút học sinh, giúp các em đọc diễn cảm tốt.
- Giáo viên cần tâm huyết, nhiệt tình trong quá trình soạn giảng. Cần quan tâm đến mọi đối tượng học sinh, đặc biệt là những học sinh đọc còn sai, ngọng, giúp học sinh có đủ tự tin để đọc đúng, lưu loát và tiến tới đọc diễn cảm. Bên cạnh đó cũng cần bồi dưỡng, động viên những học sinh đọc diễn cảm tốt tham gia các hội thi, các hoạt động giáo dục khác do nhà trường, Đội phát động góp phần nâng cao hơn nữa chất lượng đọc diễn cảm.
* Đối với học sinh:
- Trước hết các em cần chăm chỉ rèn đọc rõ ràng, lưu loát, nắm chắc nội dung bài tạo cơ sở cho việc đọc diễn cảm tốt.
- Với những học sinh đọc diễn cảm tốt cần chăm chỉ luyện tập, mạnh dạn tham gia các buổi sinh hoạt lớp, các hội thi do nhà trường, Đội thiếu niên Phòng Giáo dục tổ chức, phát động.
VII. Phạm vi áp dụng:
áp dụng kinh nghiệm này, chất lượng đọc diễn cảm của học sinh lớp tôi có nhiều tiến bộ. Trao đổi kinh nghiêm của mình với các đồng chí dạy cùng khối, chất lượng đọc diễn cảm của học sinh khối 4 trường tôi đã được nâng cao. Và như vậy kinh nghiệm này có thể áp dụng rông rãi với các khối lớp 4. Song để thành công, theo tôi mỗi giáo viên cần áp dụng một cách linh hoạt để phù hợp với trình độ học sinh của lớp mình và giáo viên cũng cần thực hiện luyện đọc diễn cảm cho các em một cách thường xuyên, kiên trì và tỉ mỉ.
viii. những vấn đề kiến nghị:
1. Đối với các cấp lãnh đạo:
- Sở Giáo dục duy trì việc tổ chức các buổi hội thảo về giải đáp những thắc mắc trong quá trình giảng dạy, phổ biến các kinh nghiệm có chất lượng, có tính thiết thực giúp mỗi giao viên áp dụng vào thực tế giảng dạy.
- Phòng Giáo dục nên tiếp tục duy trì việc tổ chức chuyên đề cấp cụm, cấp huyện để giáo viên có điều kiện trao đổi, học tập kinh nghiệm đồng nghiệp nâng cao tay nghề.
- Phòng Giáo dục cũng như các nhà trường nên thường xuyên tổ chức các hội thi như: Kể chuyện, đọc hay, viết đẹp... để giáo viên, học sinh có điều kiện rèn luyện, thể hiện khả năng của bản thân.
2. Đối với giáo viên:
- Cần đầu tư thời gian thích đáng cho việc nghiên cứu, thiết kế bài dạy, tự bồi dưỡng tích luỹ nâng cao năng lực sư phạm cho bản thân.
- Giáo viên cần quan tâm đặc biệt việc sửa lỗi phát âm cho bản thân và cho học sinh (đặc biệt là phụ âm l/n) mà địa phương ta hay mắc phải.
3. Đối với phụ huynh học sinh:
- Các bậc phụ huynh cần quan tâm đến việc học của con em mình hơn nữa đầu tư, tạo điều kiện cho con em được đọc nhiều sách báo nâng cao khả năng đọc diễn cảm cho học sinh.
phần c - kết luận
Tập đọc là một trong những phân môn có vai trò quan trọng trong nhà trường Tiểu học. Song để giờ Tập đọc đạt hiệu quả, giáo viên cần thực hiện tốt từng khâu của bài dạy từ khâu luyện đọc, khâu tìm hiểu bài đến khâu luyện đọc diễn vảm. Và để khâu luyện đọc diễn cảm đạt hiệu quả giáo viên cần có sự chuẩn bị bài chu đáo từ việc rèn giọng đọc chuẩn xác đến việc thiết kế bài dạy chất lượng, khoa học. Bên cạnh đó hướng dẫn học sinh đọc diễn cảm giáo viên cần đảm bảo quy trình chung đồng thời giáo viên cũng cần có phương pháp giảng dạy phù hợp với trình độ học sinh lớp mình để phát huy tính chủ động sáng tạo của học sinh, phải giúp học sinh tự bộc lộ khả năng đọc của mình, tránh cách dạy dập khuôn, máy móc từ giọng đọc, cách thể hiện.
áp dụng những kinh nghiệm trên vào giờ dạy Tập đọc của lớp mình tôi thấy khả năng đọc diễn cảm của học sinh đã được nâng lên rõ rệt. Bên cạnh đó học sinh còn nâng cao được khả năng cảm thụ văn học của mình. Đọc diễn cảm tốt còn tạo cơ sở giúp học sinh lớp tôi học tốt các môn học, các hoạt động giáo dục khác. Đây chỉ là kinh nghiệm của bản thân tôi áp dụng trong quá trình giảng dạy nên kết quả của việc làm chưa được như mong muốn. Tôi rất mong nhận được sự góp ý chân thành của Ban giám khảo và các bạn bè đồng nghiệp để kinh nghiệm giảng dạy của tôi ngày một hoàn thiện hơn, góp phần nâng cao chất lượng giảng dạy hơn nữa.
Tôi xin chân thành cảm ơn!
Mục lục
---*---
A.
Đặt vấn đề
1
B.
Giải quyết vấn đề
3
I.
Phạm vi nghiên cứu 
3
II.
Phương pháp nghiên cứu 
3
III.
Điều tra thực trạng - Tìm hiểu nguyên nhân 
3
IV
Biện pháp thực hiện 
6
V.
Kết quả đạt được
17
VI.
Bài học kinh nghiệm
18
VII.
Phạm vi áp dụng
19
VIII. 
Những ý kiến đề xuất
19
C
kết luận 
20

Tài liệu đính kèm:

  • docSKKN lop 4 Ren doc cho Hs lop 4.doc