Sáng kiến kinh nghiệm Biện pháp xây dựng giáo viên dạy giỏi - Trường tiểu học Tân Lộc

Sáng kiến kinh nghiệm Biện pháp xây dựng giáo viên dạy giỏi - Trường tiểu học Tân Lộc

Muốn có học sinh giỏi, phải có giáo viên giỏi, điều đó xưa nay ai cũng công nhận, bởi lẽ “Thầy sao, Trò vậy” cho nên mỗi giáo viên bất kì ở bậc học nào cũng đều ra sức phấn đấu để thể hiện được mình là một thầy giáo giỏi, thế nhưng do điều kiện xã hội trong từng giai đoạn lịch sử đòi hỏi cấp bách cần hoàn thành sứ mệnh giáo dục mà đất nước giao cho ngành. Để làm sao thỏa mãn nhu cầu học tập của học sinh ngày càng tăng về số lượng, nâng cao về chất lượng, cho nên ngành giáo dục và đào tạo tuyển dụng nhiều nguồn giáo viên có hệ đào tạo khác nhau, mặc dù đã được chuẩn hóa đạt chuẩn giáo viên tiểu học nhưng trình độ nghiệp vụ tay nghề chưa đồng đều dẫn đến chất lượng giảng dạy có lúc có nơi còn lúng túng trong xử lí tình huống sư phạm, Trong đổi mới phương pháp dạy học, trong hướng dẫn học sinh biết cách học và tự học, từ đó nhiều giáo viên chưa mạnh dạn đăng kí tham gia hội thi giáo viên dạy giỏi các cấp.

Để khắc phục những điểm còn hạn chế, tạo niềm tin trong giảng dạy, phấn đấu đạt giáo viên giỏi cuả đơn vị mình nên tôi chọn đề tài: “Biện pháp xây dựng giáo viên dạy giỏi - trường tiểu học Tân Lộc”

 

doc 6 trang Người đăng minhduong20 Lượt xem 684Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Sáng kiến kinh nghiệm Biện pháp xây dựng giáo viên dạy giỏi - Trường tiểu học Tân Lộc", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Phần thứ nhất
 ĐẶT VẤN ĐỀ
1. Lý do chọn đề tài:
Muốn có học sinh giỏi, phải có giáo viên giỏi, điều đó xưa nay ai cũng công nhận, bởi lẽ “Thầy sao, Trò vậy” cho nên mỗi giáo viên bất kì ở bậc học nào cũng đều ra sức phấn đấu để thể hiện được mình là một thầy giáo giỏi, thế nhưng do điều kiện xã hội trong từng giai đoạn lịch sử đòi hỏi cấp bách cần hoàn thành sứ mệnh giáo dục mà đất nước giao cho ngành. Để làm sao thỏa mãn nhu cầu học tập của học sinh ngày càng tăng về số lượng, nâng cao về chất lượng, cho nên ngành giáo dục và đào tạo tuyển dụng nhiều nguồn giáo viên có hệ đào tạo khác nhau, mặc dù đã được chuẩn hóa đạt chuẩn giáo viên tiểu học nhưng trình độ nghiệp vụ tay nghề chưa đồng đều dẫn đến chất lượng giảng dạy có lúc có nơi còn lúng túng trong xử lí tình huống sư phạm, Trong đổi mới phương pháp dạy học, trong hướng dẫn học sinh biết cách học và tự học, từ đó nhiều giáo viên chưa mạnh dạn đăng kí tham gia hội thi giáo viên dạy giỏi các cấp. 
Để khắc phục những điểm còn hạn chế, tạo niềm tin trong giảng dạy, phấn đấu đạt giáo viên giỏi cuả đơn vị mình nên tôi chọn đề tài: “Biện pháp xây dựng giáo viên dạy giỏi - trường tiểu học Tân Lộc”
2. Mục đích nghiên cứu:
Giúp đội ngũ giáo viên đang trực tiếp đứng trên bục giảng của trường mình học tập, trao đổi kinh nghiệm và tự phấn đấu để có trình độ sư phạm, kĩ năng sư phạm, ngày càng tiến bộ trong công tác để tự tin hơn khi tham gia hộI thi giáo viên dạy giỏi các cấp.
	* Tóm lại:
Do trình độ tay nghề của giáo viên không đồng đều nên chất lượng giảng dạy cũng thể hiện khác nhau, nhất là việc thực hiện đổi mới phương pháp dạy -học chưa phát huy tối đa tính tích cực, sáng tạo, chủ động tìm ra kiến thức của học sinh. Học sinh chưa thực sự biết cách học, tự học và có khả năng tư duy tổng hợp để giải quyết những vấn đề đặt ra trong thực tiễn, đáp ứng nhu cầu công nghiệp hóa - hiện đại hóa đất nước.
Giúp giáo viên biết cách lên kế hoạch bài dạy hoàn chỉnh và đạt mục tiêu đã đề ra, tự tin trong giảng dạy nhất là trong hội thi giáo viên dạy giỏi các cấp do ngành tổ chức.
3. Phương pháp nghiên cứu:
Phương pháp điều tra.
Phương pháp quan sát.
Phần thứ hai
NỘI DUNG VÀ NHỮNG BIỆN PHÁP GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ
I/CƠ SỞ LÝ LUẬN:
	 1. Cơ sở pháp lí:
- Căn cứ thông tư 07/2004/TT-BGD&ĐT ngày 30 tháng 3 năm 2004 của Bộ giáo dục và đào tạo và hướng dẫn số 106/ TTr ngày 31/3/2004 của Thanh tra Bộ giáo dục và đào tạo về việc đánh giá trình độ nắm chương trình, nội dung giảng dạy được xếp loại tốt của giáo viên tiểu học.
Nắm vững chương trình và yêu cầu của các môn học, bài học; làm chủ nội dung bài dạy, xây dựng đầy đủ và các kiến thức, kĩ năng cần giáo dục cho học sinh. Biết quan tâm đến nhóm đối tượng học sinh học yếu và biết mở rộng nâng cao hợp lí kiến thức cho học sinh cả lớp hoặc học sinh khá giỏI, rèn cho học sinh những kĩ năng cần thiết có thể áp dụng vào thực tế cuộc sống thông qua bài học.
Biết căn cứ vào nộI dung, mục tiêu bài học, đốI tượng học sinh để lựa chọn phương pháp thích hợp, vận dụng nhuần nhuyễn các phương pháp dạy học như: 
+ Ngôn ngữ, chữ viết (nói và viết bảng) chính xác, rõ ràng, trong sáng, có củng cố khắc sâu.
+ Sử dụng đồ dùng thiết bị dạy học (theo yêu cầu của bài) hợp lí.
+ Biết hướng dẫn phương pháp học tập cho học sinh (phương pháp chung và phương pháp môn học).
+ Biết tổ chức cho học sinh làm việc nhiều ở trên lớp. Mọi học sinh đều được làm việc theo khả năng của mình.
+ Biết gợi mở, hướng dẫn để học sinh tự tìm tòi kiến thức, có nhiều biện pháp phát huy tính chủ động, sáng tạo của học sinh.
Tiến trình tiến dạy hợp lí, thu hút được chú ý của cả lớp, phân bố thờI gian thích hợp cho các phần, các hoạt động giữa thầy và trò.
+ ĐốI xử vớI học sinh, khách quan, công bằng.
+ Đánh giá hiệu quả tiết dạy thông qua kết quả học tập của học sinh.
	2. Cơ sở lí luận và thực tiễn:
- Việc xác định những thông số để nhận biết ngườI giáo viên dạy giỏi là một vấn đề đa dạng và nhạy cảm, tuy nhiên trong thực tế của đơn vị đã cụ thể hóa trên hai phương diện để xây dựng giáo viên dạy giỏI đó là năng lực dạy học và các năng lực giáo dục. Từ đó mọi giáo viên có một định hướng cụ thể để phấn đấu, đồng thời xác định xu hướng động cơ nghề nghiệp, tha thiết với nghề vươn lên dạy giỏi.
- Một đơn vị có nhiều giáo viên dạy giỏi thì sẽ được kết quả chất lượng giáo dục cao, Đảm bảo thực hiện tốt nhiệm vụ năm học và tránh được hiện tượng chạy theo thành tích trong ngành giáo dục mà bộ trưởng giáo dục phát động.
II/ THỰC TRẠNG VÀ NGUYÊN NHÂN:
- Thực trạng: Một vài nét về tình hình giáo viên của trường tiểu học Tân Lộc:
Tổng số giáo viên: 36đ/c
Cử nhân tiểu học: 1đ/c
Cao đẳng tiểu học: 1đ/c
THSP 12+2 : 5đ/c
THSP 9+3 : 29đ/c
Hiện nay toàn bộ giáo viên của nhà trường đã chuẩn hóa đạt chuẩn và trên chuẩn.
Do trình độ tay nghề của giáo viên không đồng đều nên chất lượng giảng dạy cũng khác nhau, chất lượng học sinh tiến bộ chậm. Trên cơ sở đó bản thân là người được giao phụ trách chuyên môn tôi thấy cần có biện pháp xây dựng giáo viên dạy giỏi để nâng cao chất lượng giảng dạy đồng thời vươn tới giáo viên dạy giỏi các cấp.
- Nguyên nhân: Yêu cầu thực tế của giáo dục hiện nay là cần phải quan tâm thiết thực đến chất lượng thật của học sinh nên cần có đội ngũ giáo viên vững tay nghề, giỏi về giáo dục thì mớI đảm bảo được yêu cầu đặt ra. Chính điều đó mà phải có những biện pháp xây dựng giáo viên dạy giỏi các cấp nhằm nâng cao chất lượng giảng dạy để đạt được mục tiêu cao nhất đó là kết quả học tập của học sinh, vừa là tạo được “thương hiệu” của nhà trường.
	III/ NHỮNG GIẢI PHÁP CHỦ YẾU.
	1. Cơ sở đề xuất giải pháp:
	 Trên tinh thần thực hiện phong trào hai không bốn nội dung “Nói không với tiêu cực trong thi cử và bệnh thành tích trong giáo dục; không cho học sinh không đạt chuẩn lên lớp và vi phạm đạo đức nhà giáo” “trường học thân thiện học sinh tích cực” mà Bộ giáo dục và đào tạo đã phát động. Nhưng trên thực tế trường vẫn còn nhiều học sinh yếu do nhiều lí do khác nhau trong đó có phần trách nhiệm của giáo viên chưa thể hiện năng lực của mình, vì vậy cần có nhiều giáo viên dạy giỏi để thực hiện tốt mục tiêu không còn học sinh dưới chuẩn.
2. Các giải pháp thực hiện:
	- vào đầu năm học phó hiệu trưởng phụ trách chuyên môn xây dựng kế hoạch báo cáo lại toàn bộ các mục tiêu yêu cầu, nội dung, phương pháp - dạy học của tất cả các môn học (do phó hiệu trưởng và các tổ trưởng chuyên môn báo cáo). Trang bị đầy đủ cách vận dụng các phương pháp mớI bằng những chuyên đề và xây dựng tiết dạy minh họa rút kinh nghiệm để làm sao mọi giáo viên đều nắm bắt được một cách sâu sắc về chuyên môn giảng dạy, đó là điều kiện quy định cấp độ của việc truyền thụ tri thức và hình thành kĩ năng, kĩ xảo cho học sinh.
	- Lãnh đạo nhà trường tạo điều kiện để các tổ chưyên môn tự tin trong quá trình cụ thể hóa “phân phối chương trình” để giáo viên chủ động trong việc giảng dạy dựa trên chương trình, chuẩn kiến thức kĩ năng được Bộ giáo dục và đào tạo quy định. 
	- Sau khi vào năm học Ban chuyên môn cần tăng cường kiểm tra việc sử dụng đồ dùng thiết bị dạy học cũng như dự giờ vớI nhiều hình thức, (đột xuất, có báo trước,..) để kịp thời chấn chỉnh ngay những vấn đề đã phổ biến. Trong phân tích sư phạm cần trao đổI nhẹ nhàng đi sâu vào năng lực sư phạm của từng giáo viên để họ tự rút ra những kinh nghiệm mà tự bồI dưỡng rèn luyện, thường xuyên trau dồi và tự hoàn thiện kiến thức chuyên môn của mình. 
	- Chỉ đạo tổ chuyên môn soạn giảng các tiết chuyên đề (theo nhu cầu của giáo viên trong tổ) qua đó thảo luận thống nhất nội dung kiến thức, phương pháp dạy học của từng chương, từng môn học.
- Song song với biện pháp xây dựng trên lãnh đạo nhà trường phát động phong trào hội thi giáo viên giỏi cấp trường để chào mừng ngày Nhà giáo Việt Nam 20/11 (khuyến khích động viên mọIigiáo viên tự tin đăng kí dự thi), vừa phát huy sức mạnh của tổ chuyên môn về xây dựng những tiết dạy cho giáo viên trong tổ tham gia hội thi vừa tác động mạnh vào người dự giờ để họ phân tích sư phạm các tiết dạy một cách cụ thể tìm ra những ưu điểm, những thao tác tình huống, biết vận dụng phương pháp dayh nhuần nhuyễn như thế nào để chuyển tảI kiến thức đến học sinh từ đó vận dụng cho cá nhân mình. Đồng thờI rút ra được những hạn chế, những tồn tại để tự khắc phục.Trong quá trình dự giờ rút kinh nghiệm mỗI giáo viên dự giờ đều phảI nêu nên được ý kiến của mình, đồng thời cùng nhau thảo luận sôi nổI để tìm ra những vấn đề cần học tập mang tính thuyết phục cao.
- Nhà trường có kế hoạch gắn việc đạt danh hiệu giáo viên dạy giỏi vào đánh giá xếp loại thi đua trong năm học.
	* Sau khi áp dụng những vấn đề đặt ra, thực tế đơn vị đã có nhiều giáo viên tự tin đăng kí dự thi giáo viên giỏi do trường tổ chức để từ đó trường có kế hoạch châm bồi những giáo viên đạt thành tích cao dự hội thi giáo viên giỏi cấp huyện, cấp tỉnh.
	Cụ thể là: Năm học 2008-2009 có 12 giáo viên đăng kí dự thi giáo viên dạy giỏi cấp sơ sở và đạt 5đ/c.giáo viên giỏi cấp huyện đạt 2/5, 40%(trong đó có một giáo viên đạt xuất sắc và được chọn dự thi giáo viên dạy giỏi cấp tỉnh) Chính việc tăng thêm giáo viên dạy giỏi dẫn đến chất lượng giáo dục toàn diện cũng được tăng lên, tỉ lệ chuyên cần đạt chỉ tiêu đề ra, học sinh hứng thú học tập và thích đến trường đúng như khẩu hiệu mà nhà trường đã phát động “Trường học thân thiện, học sinh tích cực”. Học sinh thích học, học có tiến bộ dẫn đến phụ huynh cũng quan tâm nhiều hơn.
Phần thứ ba
KẾT LUẬN VÀ TỔ CHỨC THỰC HIỆN
	1. Kết luận: 
Qua áp dụng biện pháp “Biện pháp xây dựng giáo viên dạy giỏi ” là một hoạt động không thể thiếu và phải diễn ra thường xuyên trong nhà trường, đặc biệt đối với những trường có trình độ giáo viên không đồng đều. Nếu làm tốt “Biện pháp xây dựng giáo viên dạy giỏi ” thì toàn bộ cán bộ giáo viên thi đua dạy tốt, thi đua học tập, để cùng nhau tiến bộ trong công tác. Trường có nhiều giáo viên giỏi thì chất lượng được nâng lên một cách vững chắc, đồng thời khắc phục được hiện tượng học sinh “ngồi nhầm lớp” và học sinh “bỏ học giữa chừng” trong đó học sinh khá, giỏi cao.
	2. Tổ chức thực hiện:
- Phó hiệu trưởng có trách nhiệm triển khai đầy đủ nội dung của sáng kiến kinh nghiệm cho tất cả giáo viên lĩnh hội để xác định nhiệm vụ thực hiện của mình trong năm học.
- Ban chuyên môn của nhà trường có kế hoạch kiểm tra đôn đóc việc thực hiện của các thành viên theo quy trình xây dựng đề tài.
- Các tổ trưởng chuyên môn có trách nhiệm phân công từng thành viên trong tổ hỗ trợ lẫn nhau trong quá trình thực hiện biện pháp xây dựng giáo viên dạy giỏi trong năm học.
-Lãnh đạo nhà trường kết hợp cùng với các đoàn thể đưa việc thực hiện biện pháp xây dựng giáo viên dạy giỏi vào công tác thi đua khen thưởng giữa các tổ trong nhà trường ở cuối năm học.
–1—
Tân Lộc, ngày 15 tháng 4 năm 2009
 Người viết
Trần Anh Tuấn
	Ý KIẾN NHẬN XÉT CỦA HỘI ĐỒNG GIÁM KHẢO CHẤM SKKN

Tài liệu đính kèm:

  • docTran Anh Tuan.doc