Sáng kiến kinh nghiệm Cải tiến chất lượng soạn giảng

Sáng kiến kinh nghiệm Cải tiến chất lượng soạn giảng

 Trong giáo dục nói chung, muốn đạt hiệu quả cao thì cần có sự phối hợp giữa Nhà trường – Gia đình – Xã hội. Nhà trường chịu trách nhiệm về mặt chất lượng ( kiến thức ), mà người chịu trách nhiệm chính ở đây là giáo viên chủ nhiệm. Để đạt hiệu quả thì người giáo viên chủ nhiệm cần phải có đạo đức , có trách nhiệm , có trình độ chuyên, . Trình độ chuyên môn ở đây là phải có hiểu biết về kiến thức giáo dục, có trình độ sư phạm nhất định : phải biết biết lập ra kế hoạch bài giảng ( còn gọi là giáo án ) , làm đồ dùng dạy học , lập ra phương pháp và hình thức tổ chức dạy học phù hợp với từng đối tượng học sinh . Trong đó giáo án là tài liệu vô cùng quan trọng , nó góp phần đáng kể vào tính hiệu quả của tiết dạy . Vậy giáo án là gì ?

 Giáo án là”bản kế hoạch của một tiết lên lớp ,trong đó nêu rõ các bước chủ yếu công việc của thầy giáo và học sinh ở trên lớp , đồng thời cũng nêu được một cách vắn tắt nội dung và phương pháp của công việc đó nhằm đạt được mục đích cụ thể và rõ ràng mà thầy giáo đã xác định trước theo yêu cầu của bài học , chương trình học “.

 Thế nên chúng ta hiểu “ giáo án “ và” bài giảng” là hai khái niệm khác nhau . Giáo án là bản kế hoạch cuả một tiết học trên lớp , còn bài giảng là việc thực thi bản kế hoạch đó . Nên việc soạn giáo án là vô cùng quan trọng nó giúp cho người giáo viên lên lớp với trình độ và năng lực của mình và vận dụng nó một cách linh hoạt sáng tạo phù hợp với tình huống sư phạm, kết hợp với các phương pháp dạy học phù hợp sẽ mang lại thành công cho tiết dạy.

 

doc 12 trang Người đăng haiphuong68 Lượt xem 450Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Sáng kiến kinh nghiệm Cải tiến chất lượng soạn giảng", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Đề tài : 
CẢI TIẾN CHẤT LƯỢNG SOẠN GIẢNG
A.ĐẶT VẤN ĐỀ :
 Trong giáo dục nói chung, muốn đạt hiệu quả cao thì cần có sự phối hợp giữa Nhà trường – Gia đình – Xã hội. Nhà trường chịu trách nhiệm về mặt chất lượng ( kiến thức ), mà người chịu trách nhiệm chính ở đây là giáo viên chủ nhiệm. Để đạt hiệu quả thì người giáo viên chủ nhiệm cần phải có đạo đức , có trách nhiệm , có trình độ chuyên,. Trình độ chuyên môn ở đây là phải có hiểu biết về kiến thức giáo dục, có trình độ sư phạm nhất định : phải biết biết lập ra kế hoạch bài giảng ( còn gọi là giáo án ) , làm đồ dùng dạy học , lập ra phương pháp và hình thức tổ chức dạy học phù hợp với từng đối tượng học sinh . Trong đó giáo án là tài liệu vô cùng quan trọng , nó góp phần đáng kể vào tính hiệu quả của tiết dạy . Vậy giáo án là gì ?
 Giáo án là”bản kế hoạch của một tiết lên lớp ,trong đó nêu rõ các bước chủ yếu công việc của thầy giáo và học sinh ở trên lớp , đồng thời cũng nêu được một cách vắn tắt nội dung và phương pháp của công việc đó nhằm đạt được mục đích cụ thể và rõ ràng mà thầy giáo đã xác định trước theo yêu cầu của bài học , chương trình học “.
 Thế nên chúng ta hiểu “ giáo án “ và” bài giảng” là hai khái niệm khác nhau . Giáo án là bản kế hoạch cuả một tiết học trên lớp , còn bài giảng là việc thực thi bản kế hoạch đó . Nên việc soạn giáo án là vô cùng quan trọng nó giúp cho người giáo viên lên lớp với trình độ và năng lực của mình và vận dụng nó một cách linh hoạt sáng tạo phù hợp với tình huống sư phạm, kết hợp với các phương pháp dạy học phù hợp sẽ mang lại thành công cho tiết dạy.
B. GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ :
 B1. Đặc điểm tình hình : 
 * Trong năm học 2008-2009. Trường có 33 GV. Năm học mà GV dạy giỏi được sử dụng giáo án cũ, còn lại đều soạn mới. Tay nghề GV và châùt lượng HS như sau:
 	 	GV : 	Giỏi cấp Tỉnh : 0
 	Giỏi cấp Huyện : 3.Tỉ lệ:9,09%
 	Giỏi cấp Trường : 8 .Tỉ lệ :24,24%
 	HS : 	Giỏi :	132/755. Tỉ lệ: 17,48%
 	Khá : 	170/755. Tỉ lệ: 22,51%
 *Trong giảng dạy ở tiểu học hiện nay , hầu hết giáo viên đều soạn giáo án mới toàn bộ . Nhằm thực hiện Quyết định số 16 / 2006 / QĐ-BGDĐT ban hành Chương trình giáo dục phổ thông-cấp Tiểu học , trong đó có Chuẩn kiến thức , kĩ năng của từng môn học; Công văn số 624 Về việc soạn giáo án mới theo chuẩn kiến thức kĩ năng.
 + Năm học 2009-2010 toàn trường có 33 giáo viên giảng dạy thì có đủ 33 giáo án . Tỉ lệ : 100%.
 -Trong đó giáo viên đạt danh hiệu chiến sĩ thi đua , giáo viên giỏi : 
 Cụ thể :
 Giáo viên dạy giỏi cấp Tỉnh : 3 GV. Tỉ lệ: 9,09%
 Giáo viên dạy giỏi cấp Huyện : 8 GV. Tỉ lệ :24,24%
 Giáo viên dạy giỏi cấp Trường : 13 GV.Tỉ lệ:39,39%
 Chất lượng giáo dục : 
 	Giỏi 164/765. Tỉ lệ:21,43%
 Khá 257/765. Tỉ lệ: 33,59%
 Các giáo viên đạt danh hiệu trên do có nhiều cố gắng trong việc giảng dạy , trong đó có phần đầu tư rất kĩ vào việc soạn giáo án.
 - Phần còn lại là giáo án chưa đạt : 9 GV
 Nguyên nhân: Do giáo viên chưa đầu tư nhiều vào việc soạn giáo án : nội dung giáo án ngắn , thiếu chi tiết trong các hoạt động chỉ ghi liệt kê các bước , chưa thay câu hỏi khó bằng những câu dễ hơn , chưa ghi kết luận (kết quả), chưa chuẩn bị đủ đồ dùng dạy học , nên khi giảng bài gặp rất nhiều khó khăn , ảnh hưởng rất nhiều đến kết quả học tập của học sinh .
 So sánh 2 năm ta thấy , Tay nghề GV và chất lượng HS tăng đáng kể. Đó là do cố gắng rất nhiều của tập thể GV trường như : tự bồi dưỡng chuyên môn, làm đồ dùng dạy học và soạn giáo án có đầu tư nhiều hơn.
 => Từ những hạn chế đó mà bản thân chọn đề tài này và xin thông qua các các quý đồng nghiệp các ý kiến như sau :
 B2. Giải quyết vấn đề :
 B2.1 Giáo án phải có đủ các phần như sau :
I. Mục tiêu :
 Đây là mục quan trọng, nó đòi hỏi người giáo viên phải truyền đạt đủ cho học sinh để sao một tiết học học sinh phải nắm được kiến thức cần đạt.
 Mục này, giáo viên phải bám sát theo Tài liệu Chuẩn kiến thức kĩ năng , để xác định kiến thức dành cho học sinh Yếu-Trung bình-Khá-Giỏi.
 Bên cạnh đó giáo viên còn phải tham khảo thêm Tài liệu Tích hợp Giáo dục Bảo vệ môi trường .
 II. Chuẩn bị : 
 Đây là mục không thể thiếu . Vì nó giúp giáo viên trong việc giảng bài tốt hơn , học sinh thích học hơn , tư duy hiệu quả hơn , học sinh chủ động nắm kiến thức hơn , nội dung bài giảng phong phú hơn .
 Mục này giáo viên nên chuẩn bị đồ dùng theo Sách Giáo Viên . Ngoài ra giáo viên phải làm thêm đồ dùng dạy học hoặc điều chỉnh sao cho phù hợp với thực tế địa phương.
 	- Học sinh chuẩn bị gì ?
 	- Giáo viên chuẩn bị gì ?
 III. Các hoạt động dạy học chủ yếu :
 1.Oån định :
 2. Kiểm tra bài củ :
 Phải ghi kiểm tra mấy học sinh? ( học sinh tới lượt kiểm tra,) , nội dung kiểm tra là gì?
 Bước này phải có để giáo viên kiểm tra xem học sinh nắêm bài như thế nào để giáo viên điều chỉnh tiết dạy hoặc bổ sung cho năm học sau.
 3 . Dạy bài mới :
 Bước này rất quan trọng , vì nội dung bài học nằm bài mới. Nếu bài mới soạn rõ nội dung lồng vào đồ dùng dạy học , đủ các hoạt động của thầy và trò , đề ra phương pháp cụ thể phù hợp thì học sinh sẽ nắm được mục tiêu bài.
 a.Giới thiệu bài :
 b.Các hoạt động :
 4. Củng cố :
 Nhằm kiểm tra lại xem học sinh tiếp thu kiến thức tới đâu , có đạt mục tiêu không .
 5. Dặn dò :
 Học sinh chuẩn bị bài tiếp theo.
 Nhận xét tiết học để nhắc nhở học sinh không chú ý để các em chú ý bài hơn . và khen kịp thời những học sinh có tiến bộ trong học tập.
 B2.2 Để giáo án có chất lượng, trước khi soạn giáo án cần chuẩn bị :
 Bước 1: Chuẩn bị tài liệu 
 Sách giáo khoa , sách giáo viên , tài liệu chuẩn kiến thức kĩ năng, tài liệu tích hợp bảo vệ môi trường , 
 Bước 2: Tham khảo tài liệu
 Xem , nghiên cứu
 Bước 3: Lập quy trình cho giáo án (dàn ý)
 Viết ngắn gọn 
 Bước 4: Tiến hành soạn bài 
 Bước 5: Kiểm tra lại.
 Cụ thể như sau:
 -Chuẩn bị tài liệu: Tài liệu ở đây là hiểu theo những gì có liên quan đến 1 tiết học.
 + Sách giáo khoa: Đây là tài liệu không thể thiếu vì trong SGK là những thông tin cần thiết. Qua đó giúp hs nắm được kiến thức cần đạt.
 Chẳng hạn: Khi soạn tiết Tập đọc giáo viên cần có sách giáo khoa tham khảo để biết bài chia mấy đoạn , trong mỗi đoạn có từ nào cần luyện đọc , từ nào cần giảng nghĩa thêm, cách ngắt nhịp ở những câu dài câu khó.
 + Sách giáo viên: 
 . Đây là tài liệu mà GV cũng cần có, vì tài liệu nây& đã được nhiều nhà giáo dục nghiên cứu, bàn bạc soạn ra trong một cái chung nhất và cũng được thực nghiệm ở một môi trường nào đó có kết quả.
 . Đây là tài liệu mà ta có thể vận dụng vào khi soạn giáo án. Nhưng cũng có một số chi tiết chúng ta cần mạnh dạn thay đổi sao cho phù hợp thực tế ở địa phương mà không ảnh hưởng đến nội dung bài học .
 VD : Dạy chính tả có bài tập lựa chọn . Giáo viên phải chọn bài tập phù hợp với vùng miền .
 Bài “ Trí dũng song toàn “ chọn bài tập 2b,3b.
 + Tài liệu có liên quan:
 . ĐDDH: Cũng phải chuẩn bị để khi soạn giáo án thuận tiện trong việc đề ra phương pháp đến áp dụng đúng lúc, kịp thời khi giảng bài sẽ giúp hs thích học hơn, tư duy hiệu quả hơn, nó bổ sung vào nội dung bài phong phú hơn hs nắm bài chủ động hơn.
 . Tài liệu về giáo dục:
 Những chuyên san giáo dục.
 Những bài có nội dung liên quan ở lớp trước.
 VD: Khoa học
 Bài: Chăm sóc gà.
 Hoạt động 2:
 Phần sưởi ấm cho gà . Học sinh nêu lại vai trò của nhiệt độ đối với động vật ở lớp 4.
 . Chuẩn kiến thức kĩ năng: Tài liệu này khá quan trọng vào việc giáo dục có phân hóa đối tượng hs. Những câu hỏi, bài tập nào cần cho hs yếu, giỏi. Từ đó sẽ có phương pháp dạy học vừa sức với HS ( phân hóa đối tượng hs).
 VD: Tập đọc bài “Cao Bằng” hs TB, Y trả lời được câu hỏi 1,2,3 và thuộc ít nhất 3 khổ thơ. Còn hs K, G trả lời thêm câu hỏi 4 và thuộc cả bài thơ.
 . Tài liệu Tích hợp Bảo vệ Môi trường : Môi trường hiện nay đã báo động trên toàn thế giới. Đây cũng là một tài liệu khá quan trọng. Giáo dục ở học sinh tiểu học và hình thành cho các em bước đầu cóthói quen bảo vệ môi trường thông qua nội dung bài học. Từ đó các em sẽ có ý thức hơn trong việc giữ vệ sinh trường lớp, nhà ở, nơi công cộng.
 VD: Tập đọc bài” Quang cảnh làng mạc ngày mùa” giáo dục hs lòng yêu quê hương
 - Tham khảo tài liệu:
 Có nghĩa là đọc tài liệu, nghiên cứu tài liệu : Đây là bước không thể bỏ qua được. Đọc tài liệu giúp ta nắm nội dung từ đó đề ra các hoạt động , phương pháp cho phù hợp với từng hoạt động, biết chỗ nào có nội dung khó cần lưu ý cho hs để dạy học phân hóa đối tượng hs.
 Ngoài ra đọc tài liệu còn giúp ta mở rộng hiểu biết, trao đổi thêm kiến thức. Từ đó, giúp ta xử lí tình huống sư phạm linh hoạt hơn giúp cho tiết dạy thành công hơn.
 - Lập quy trình tiết dạy:
 Đây cũng là bước làm ít mất thời gian, ta chỉ cần lập quy trình để biết tiết học gồm có những bước nào. Đến khi soạn bài sẽ không thiếu các bước chính và nội dung cụ thể của bài dạy.
 VD: Dạy Tập đọc
 I. Mục tiêu:
 II. Chuẩn bị:
 	GV
 	HS.
 III. Các hoạt động dạy - học chủ yếu:
 1. Oån định:
 2. KTBC:
 3. Dạy bài mới:
 a. Giới thiệu bài:
 b. Hướng dẫn HS luyện đọc và tìm hiểu bài:
 * Luyện đọc:
 	- 1 HS G đọc.
 	- GV chia đoạn.
 	- HS luyện đọc nối tiếp đoạn:
 	+ Lươt1: GV hướng dẫn phát âm tiếng khó.
 	+ Lượt 2: GV hướng dẫn tìm hiểu nghĩa từ khó.
 	+ Lượt3:
 	- HS đọc theo cặp.
 	- 1HS đọc.
 	- GV đọc bài.
 * Tìm hiểu bài:
 	HS nêu câu hỏi , HS khác trả lời, lớp nhận xét.
 	HS nêu nội dung.
 c. Luyện đọc diễn cảm:
 	GV chọn đoạn.
 	GV đọc .
 	HS luyện đọc.
 	Lớp chọn GV đọc hay nhất.
 	4. Củng cố:
 	HS nhắc nội dung.
 	5. Dặn dò:
 	Nhận xét giờ học.
 	Chuẩn bị tiết 
 - Soạn bài: (giáo án)
 Có nhiều hình thức trình bày cho một bài soạn(gaío án), xin chọn soạn bài chia theo hai cột như sau :
 Tuần 1
 Ngày dạy 
 Tập đọc : Quang cảnh làng mạc ngày mùa.
 Tiết : 2
I.Mục tiêu:
- Biết đọc nhấn giọng từ ngữ cần thiết , ngắt nghĩ hơi đúng chỗ.
- Biết đọc diễn cảm một đoạn trong bài , nhấn giọng những từ ngữ tả màu vàng của cảnh vật .
- Hiểu nội dung : Bức tranh ngày mùa rất đẹp.
 ( trả lời được câu hỏi trong sách giáo khoa )
* Học sinh Khá – Giỏi : đọc diễn cảm được toàn bài , nêu được tác dụng gợi tả của từ chỉ màu vàng .
* Giáo dục Bảo vệ Môi trường : Giáo dục học sinh cần phải biết bảo vệ cảnh làng quê , môi trường xung quanh.
II. Chuẩn bị:
 - GV : Bảng phụ ghi đoạn đọc diễn cảm , ghi nội dung bài học .
 - HS : SGK . bút chì (gạch chân tiếng phát âm khó , gạch chỗ ngắt câu khó.
III. Các hoạt động dạy học chủ yếu:
Oån định: Hát .
KTBC: 2 HS đọc và trả lời câu hỏi.
 - HS thứ nhất đọc đoạn 1 và trả lời câu hỏi : Ngày khai trường tháng 9-1945 có những nét gì đặc biệt ? (là ngày khai trường đầu tiên sau hơn 80 năm bị thực dân Pháp đô hộ, ngày các em được hưởng một nền giáo dục hoàn toàn Việt Nam.) 
 - HS thứ hai đọc đoạn 2 và trả lời câu hỏi : Học sinh có trách nhiệm như thế nào trong công cuộc kiến thiết đất nước ? (siêng năng học tập, ngoan ngoãn, nghe thầy ,yêu bạn.) 
 => GV nhận xét-ghi điểm .
Dạy bài mớí:
 Hoạt động của GV
 Hoạt động của HS
a. Giới thiệu bài :
 Nhà văn Tô Hoài đã vẽ lên một bức tranh làng quê vào ngày mùa thật đặc sắc . Chúng ta cùng tìm hiểu vẽ đẹp đặc sắc đó trong bài : Quang cảnh làng mạc ngày mùa .
b. Các hoạt động :
 * Hoạt động 1 : Hướng dẫn HS luyện đọc. 
 - GV giới thiệu giọng đọc : Đọc nhẹ nhàng , nhấn giọng từ chỉ màu vàng và từ không nắng , không mưa , mãi miết , ra đồng ngay .
 - GV yêu cầu HS đọc.
 - GV chia đoạn : 4 đoạn
 + Đoạn 1 : Từ đầu đến khác nhau .
 + Đoạn 2 : Tiếp theo đến bồ đề treo lơ lửng .
 + Đoạn 3 : tiếp theo đến quả ớt đỏ chói .
 + Đoạn 4 : còn lại.
 - GV yêu cầu HS đọc nối tiếp đoạn .
 + Lượt 1 : GV viết từ HS phát âm sai lên bảng .(vàng xuộm, vàng hoe, chuỗi tràng hạt bồ đề treo lơ lửng, xõa xuống, vẫy vẫy, đượm,)
 + Lượt 2 : GV hướng dẫn HS tìm hiểu nghĩa từ khó .( từ chú giải )
 GV kết luận .
 - GV yêu cầu HS đọc bài theo cặp .
 GV kiểm tra 2 cặp .
 GV đọc diễn cảm bài .
 * Hoạt động 2 : Hướng dẫn HS tìm hiểu bài .
 GV hướng HS vào đoạn để đọc thầm và trả lời câu hỏi .
 Câu 1 : Nêu những sự vật trong bài có màu vàng và từ chỉ màu vàng ?
 Câu 2 :Chọn một từ ngữ chỉ màu vàng và cho biết từ đó gợi cho em cảm giác gì ? ( HS K-G ) 
 Câu 3 : Những chi tiết nào về thời tiết và con người đã làm cho bức tranh làng quê thêm đẹp và sinh động ?
 Câu 4 : Bài văn thể hiện tình cảm gì của tác giả đối với quê hương ? (HS K-G) 
 * GD BVMT : Quê hương là nơi ta sinh ra và lớn lên . Vậy trong mỗi chúng ta cần phải làm gì để thể hiện tình yêu quê hương của mình ?
 * GV yêu cầu HS thảo luận –nêu nội dung bài .
 GV kết luận :
* Hoạt động 3 : Luyện đọc diễn cảm.
 - HS đọc nối tiếp đoạn 1 lượt.
 GV chọn đoạn: 
MaØu lúa chín dưới đồng vàng xuộm lại. Nắng nhạt ngả màu vàng hoe. Trong vườn, lắc lư những chùm quả xoan vàng lịm không trông thấy cuống, như những chuỗi tràng hạt bồ đề treo lơ lửng. Từng chiếc lá mít vàng ối. Tàu đu đủ, chiếc lá sắn héo lại mở năm cánh vàng tươi. Buồng chuối đốm quả chín vàng. Những tàu lá chuối vàng ối xõa xuống như những đuôi áo, vạt áo. Nắng vườn chuối đương có gió lẫn với lá vàng như những vạt áo nắng, đuôi áo nắng, vẫy vẫy. Bụi mía vàng xọng, đốt ngầu phấn trắng. Dưới sân, rơm và thóc vàng giòn. Quanh đó, con gà, con chó cũng vàng mượt. Mái nhà phủ một màu rơm vàng mới.
 - GV đọc diễn cảm- nhấn giọng các từ in đậm .
- GV yêu cầu HS luyện đọc theo cặp.
- GV yêu cầu 3 HS thi đọc diễn cảm –lớp chọn bạn đọc hay nhất.
4. Củng cố :
 HS nêu lại nội dung bài.
5. Dặn dò :
 - Nhận xét giờ học.
 - Chuẩn bị tiết 3.
- 1 HS giỏi đọc cả bài . Cả lớp lắng nghe đọc thầm theo SGK. 
- HS nhận biết đoạn . 
- HS đọc nối tiếp đoạn mỗi lượt 4 em 
 +HS nhìn bảng phát âm lại. 
+ HS nêu nghĩa 
- HS đọc 
 Từng cặp HS nhận xét lẫn nhau về bạn đọc .
- 2 HS K-G đọc bài .
- Cả lớp theo dõi .
- HS đọc thầm và trả lời –HS khác bổ sung .
 + Lúa – vàng xuộm.
 + Tàu lá chuối – vàng ối.
 + Nắng - vàng hoe.
 + Bụi mía - vàng xọng.
 + Xoan – vàng lịm.
 + Rơm , thóc – vàng giòn.
 + Lá mít – vàng ối.
 + Gà , chó – vàng mượt.
 + Mái nhà rơm – vàng mới.
 + Quả chuối – chín vàng.
Tất cả một màu vàng trù phú đầm ấm.
Tàu đu đủ , lá sắn héo – vàng tươi.
Lúa : vàng xuộm. Vàng xuộm : vàng đậm , lúa vàng xuộm là lúa chín.
 + Thời tiết : Quang cảnh không có cảm giác héo tàn , hanh hao lúc bước vào mùa đông . Hơi thở của đất trời , mặt nước thơm thơm , nhè nhẹ . Ngày không nắng không mưa .
 + Con người : Không ai tưởng đến ngày hay đêm , mà chỉ mãi miết đi gặt , kéo đá , cắt rạ , chia thóc cho hợp tác xã .
 + Yêu quê hương , yêu cảnh vật thiên nhiên .
 +Thăm quê , giữ gìn các khu di tích , giữ gìn vệ sinh , 
 + HS nêu : Bức tranh làng quê vào ngày mùa rất đẹp.
 3 HS nhắc lại.
- HS đọc.
- 3 HS thi đọc.
- Lớp chọn bạn đọc hay nhất.
Thực hiện theo cách soạn bài trên mang lại kết quả sau: (tính đến học kì I năm học 2009-2010)
 Trong tổng số 33 GV dạy lớp có :
 GV dạy giỏi (đăng kí) cấp Tỉnh : 3 GV. Tỉ lệ 9,09%.
 GV dạy giỏi cấp Huyện : 8 GV. Tỉ lệ 24,24%.
 GV dạy giỏi cấp Trường : 15 GV. Tỉ lệ 45,45%.
 Chất lượng giáo dục :
 Loại giỏi : 164/765. tỉ lệ: 21,43%.
 Loại khá : 257/765. tỉ lệ: 33,59%.
 C. NGUYÊN NHÂN THÀNH CÔNG :
 	- Thực hiện soạn giảng mới theo Công văn số 624 của Bộ Giáo Dục-Đào Tạo, về việc soạn giáo án theo chuẩn kiến thức kĩ năng.
 	- GV có đầu tư kĩ hơn về: Chuẩn bị tài liệu, tham khảo kĩ tài liệu, có lập ra quy trình nên giáo án đủ các bước, rõ nội dung . Từ đó tiết dạy đạt hiệu quả hơn.
 	- Nhiều GV sử dụng được máy vi tính hơn nên soạn giáo án thuận lợi hơn.
 D. BÀI HỌC KINH NGHIỆM :
 	- GV lên lớp giảng bài sẽ thuận lợi hơn, học sinh tiếp thu bài tốt hơn.
 	- Thực hiện soạn giáo án như thế khi có giáo viên dạy thay chỉ cần có giáo án là giảng bài được mà không bị lúng túng.
 	- Bài soạn có thể sử dụng lại được, GV lấy thời gian đó mà nghiên cứu thêm tài liệu về giáo dục hoặc làm thêm đồ dùng cần thiết. 
 E. KẾT LUẬN :
 	Trong quá trình soạn bài , giáo viên cần phải bám vào sách giáo viên , tài liệu chuẩn kiến thức kĩ năng , tài liệu tích hợp bảo vệ môi trường . Vì đây là các tài liệu có sự tham gia góp ý thẩm định của nhiều chuyên gia , cán bộ nghiên cứu và chỉ đạo ở Trung Ương , giáo viên dạy giỏi , cán bộ chỉ đạo ở địa phương.
 	Thông qua đó giáo viên có thể điều chỉnh một số chi tiết cho phù hợp với thực tế ở địa phương và giáo án phải soạn cụ thể ,rõ nội dung nhằm mang lại thành công cho tiết dạy
Thơng tin tác giả : 
Họ tên người viết : NGUYỄN THÀNH TRUNG 
Chức vụ : Giáo viên khối 5
Đơn vị cơng tác : TRƯỜNG TIỂU HỌC “A” VĨNH KHÁNH
Năm học 2009 – 2010 

Tài liệu đính kèm:

  • docSKKN tieu hoc 4.doc