Sáng kiến kinh nghiệm Cảm nhận về việc dạy và học môn Đạo đức trong trường Tiểu học - Tô Ngọc Sơn

Sáng kiến kinh nghiệm Cảm nhận về việc dạy và học môn Đạo đức trong trường Tiểu học - Tô Ngọc Sơn

Các phương pháp và hình thức dạy học môn đạo đức cũng rất đa dạng và phong phú luôn được áp dụng từ lớp 1 đến lớp 5 như: Kể chuyện, đàm thoại, thảo luận nhóm, xử lý tình huống, đóng vai, trò chơi, thực hiện dự án, Tuy nhiên khi giảng dạy cần lựa chọn và sử dụng phù hợp với đặc điểm tâm sinh lý của HS và sự nhận thức của từng đối tượng HS. Ví dụ đối với HS lớp 5:

 - Cũng là phương pháp đàm thoại, trình bày ý kiến của nhóm, chọn phương án xử lý tình huống, đưa ra cáh giải quyết vấn đề những HS lớp 5 cần phải giải thích: Tại sao lại là như vậy chứ không phải khác; ý nghĩa, giá trị của những giải pháp được nêu ra

 - Chú ý đến những ý kiến khác nhau của HS về một vấn đề với thái độ khuyến khích, tôn trọng và khéo léo gợi ý cho các em trao đổi để tìm ra những giá trị chung

 - Chú ý cho HS liên hệ những điều đang học với những trải nghiệm đạo đức của bản thân và thực tế cuộc sống mà các em biết được.

 

doc 3 trang Người đăng lilyphan99 Lượt xem 202Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Sáng kiến kinh nghiệm Cảm nhận về việc dạy và học môn Đạo đức trong trường Tiểu học - Tô Ngọc Sơn", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
CẢM NHẬN VỀ VIỆC DẠY VÀ HỌC MÔN ĐẠO ĐỨC
TRONG TRƯỜNG TIỂU HỌC
******
1. Đặc điểm tình hình:
Môn Đạo đức trong trường Tiểu học nhiều năm qua đã được đổi mới một cách tích cực cả về nội dung chương trình lẫn phương pháp dạy học, mang lại hiệu quả thiết thực và đã góp phần không nhỏ vào quá trình Giáo dục toàn diện cho HS nhất là HS Tiểu học. Thế nhưng trong thực tế hiện nay còn không ít các em chưa thể hiện được đúng chuẩn mực hành vi đạo đức mà các em đã được rèn luyện trong nhà trường. Vì sao thế ? Điều này chắc hẳn ai cũng có thể trả lời được bởi hành vi đạo đức của con người có được không phải chỉ rèn luyện trong một môi trường là đủ và cũng không phải chỉ một ngày mà nên. Những hành vi đạo đức luôn chịu sự tác động của sự phát triển thể chất, tâm lí, gia đình, môi trường và xã hội,Bên cạnh nhũng yếu tố đó chúng ta không thể không kể đến vai trò rất lớn của người thầy trong quá trình rèn luyện và hình thành nhân cách con người mới. Tất cả những đặc điểm trên, quan hệ trực tiếp đến nội dung, phương pháp, cách ứng xử của GV với HS trong quá trình giáo dục các em nói chung, và dạy môn đạo đức nói riêng.
 Vậy để đạt hiệu quả tốt hơn trong việc dạy và học môn đạo đức cho HS tiểu học theo tôi người GV cần phải nắm một số quan điểm chung sau.
2. Quan điểm chung:
	Dạy môn Đạo đức là quá trình truyền thụ những giá trị, chuẩn mực đạo đức của xã hội thành niềm tin, tình cảm, hành vi đạo đức của mỗi HS. Điều đó chỉ có kết quả tốt khi HS hứng thú, tích cực, chủ động tham gia vào quá trình dạy học. Do đó GV cần tận dụng mọi phương pháp, hình thức dạy học sao cho HS được bày tỏ ý kiến, biểu hiện thái độ, hành vi của bản thân đối với các tình huống, chuẩn mực đạo đức được học tập.
	Nội dung đạo đức ( các tình huống, chuẩn mực, câu chuyện, ví dụ, ) cần phải gần gũi với cuộc sống thực của HS, phù hợp với tâm lí lứa tuổi của các em.
	Cần sử dụng phối hợp nhiều hình thức, phương pháp phong phú, đa dạng trong dạy đạo đức. Mỗi phương pháp đều có những lợi thế và hạn chế nhất định. Do vậy GV cần phải biết lựa chọn những hình thức, phương pháp phù hợp với nội dung mỗi bài dạy và điều kiện thực tế cho phép.
	Dạy môn Đạo đức là bộ phận hữu cơ của gíáo dục đạo đức, do vậy cần phải kết hợp giáo dục đạo đức thông qua dạy học các môn học khác, các sinh hoạt tập thể khác nhau, cũng như sự phối hợp giáo dục giữa nhà trường, gia đình, cộng đồng, tạo nên môi trường thuận lợi cho sự phát triển đạo đức của các em. Đây cũng là một trong những giải pháp hiệu quả nhất nhằm giúp các em được rèn luyện và thực hành những hành vi đạo đức một cách lâu bền và hiệu quả. 
Chẳng hạn: Khi dạy bài thể hiện mối quan hệ đạo đức: “Bảo vệ tài nguyên thiên nhiên” các em đã nhận thức được, biết xử lý tình huống và luyện tập thực hành những hành vi đạo đức khi học bài này, nói chung là các em đã hiểu, nhưng chỉ gói gọn trong môn đạo đức chắc hẳn không khả thi, không mang tính lâu bền. Nếu như chúng ta biết lòng ghép nội dung này vào những môn học khác có nội dung liên quan, như: môn khoa học, ở bài Sự sinh sản ở thực vật có hoa các em đã thấy được lợi ích của các loài hoa vậy các em cần làm gì trước những lợi ích đó? Câu trả lời của các em là một chuẩn mực của hành vi đạo đức. Hay ở môn Toán, dạy bài tỉ số phần trăm chúng ta thử yêu cầu các em tính xem lượng khí các bô níc có trong môi trường không khí chiếm bao nhiêu phần trăm, từ đó các em nêu nguyên nhân dẫn đến ô nhiểm môi trường không khí là do diện tích rừng bị thu hẹp, từ đó các em có biện pháp bảo vệ môi trường, Những môn học khác cũng thế thì rõ ràng các em được nghe nhắc lại, được thể hiện lại một lần nữa thì hiệu quả cao hơn, các em sẽ có kỹ năng ứng xử phù hợp hơn.
3. Một số hình thức tổ chức dạy học:
	Các phương pháp và hình thức dạy học môn đạo đức cũng rất đa dạng và phong phú luôn được áp dụng từ lớp 1 đến lớp 5 như: Kể chuyện, đàm thoại, thảo luận nhóm, xử lý tình huống, đóng vai, trò chơi, thực hiện dự án,Tuy nhiên khi giảng dạy cần lựa chọn và sử dụng phù hợp với đặc điểm tâm sinh lý của HS và sự nhận thức của từng đối tượng HS. Ví dụ đối với HS lớp 5:
	- Cũng là phương pháp đàm thoại, trình bày ý kiến của nhóm, chọn phương án xử lý tình huống, đưa ra cáh giải quyết vấn đềnhững HS lớp 5 cần phải giải thích: Tại sao lại là như vậy chứ không phải khác; ý nghĩa, giá trị của những giải pháp được nêu ra
	- Chú ý đến những ý kiến khác nhau của HS về một vấn đề với thái độ khuyến khích, tôn trọng và khéo léo gợi ý cho các em trao đổi để tìm ra những giá trị chung
	- Chú ý cho HS liên hệ những điều đang học với những trải nghiệm đạo đức của bản thân và thực tế cuộc sống mà các em biết được.
	- Chú ý sử dụng phương pháp dự án, cho các nhóm HS tập lập dự án, tự tổ chức thực hiện, báo cáo kết quả Các dự án này có thể chỉ là kế hoạch chăm sóc một hàng cây, giữ gìn trật tự vệ sinh của lớp, đỡ đầu một lớp mẫu giáo hay lớp 1, giúp đỡ một bạn có hoàn cảnh khó khăn, quyên góp sách cho thư viện của trường,
	- Chú ý sử dụng phương pháp rèn luyện thực hành đạo đức trong cuộc sống thực tế của HS ở trường, lớp, gia đình, cộng đồng.
	- Phát huy khả năng và nhiệt tình của HS trong việc chủ động tự làm các đồ dùng học tập phục vụ cho việc dạy học môn đạo đức hơn là thụ động chờ cấp phát.
	Trên đây là một số cảm nhận của bản thân từ thực tiển dạy học nhiều năm qua mà tôi đã đút kết được. Với cách làm trên kết quả dạy học của tôi nhiều năm qua đã được nâng lên đáng kể không chỉ hạnh kiểm của các em cuối năm đạt 100% hạnh kiểm tốt mà kéo theo kết quả các môn học khác cũng tiến bộ rõ rệt. Theo tôi thì khi con người có được những hành vi đạo đức chuẩn mực thì nhận thức của họ bao giờ cũng sâu sắc, cũng có giá trị đáng trân trọng hơn. Vì vậy dạy học môn Đạo đức trong trường tiểu học là một nhiệm vụ quan trọng, là đòi hỏi cấp bách của xã hội đối với việc nâng cao chất lượng giáo dục phổ thông. 
Tuy nhiên với cách làm đó chắc hẳn chưa phải là hiệu quả nhất vì vậy rất mong nhận được sự trao đổi nhiệt thành quí thầy cô và các đồng nghiệp.
Phường 2, ngày 2 tháng 6 năm 2008 
	Người viết
Tô Ngọc Sơn

Tài liệu đính kèm:

  • docsang_kien_kinh_nghiem_cam_nhan_ve_viec_day_va_hoc_mon_dao_du.doc