Sáng kiến kinh nghiệm Dạy các bài tập đọc Lớp 4 theo hướng tích cực hóa các hoạt động học tập của học sinh

Sáng kiến kinh nghiệm Dạy các bài tập đọc Lớp 4 theo hướng tích cực hóa các hoạt động học tập của học sinh

I.LÍ DO CHỌN ĐỀ TÀI

Môn Tiếng Việt ở tiểu học là một môn học bao gồm nhiều phân môn, trong đó có phân môn Tập đọc.Tập đọc là một trong những phân môn có nhiệm vụ hình thành năng lực ngôn ngữ cho học sinh, đây là cơ sở của mỗi học sinh khi đến trường.

Dạy học sinh học phân môn Tập đọc là hoạt động hướng cho người học các tiếp nhận thông tin, thông báo thông tin và mở rộng khả năng giao tiếp của bản thân Người không biết đọc chỉ có khả năng tiếp nhận thông tin chủ yếu bằng nghe, thông báo thông tin chủ yếu bằng nói. Đối với phân môn Tập đọc, kĩ năng đọc là một trong bốn kĩ năng chính cần đạt được của học sinh tiểu học. Với môn Tiếng Việt, kĩ năng này vừa thể hiện vốn hiểu biết ngôn ngữ, vừa thể hiện trình độ ngôn ngữ của học sinh. Cho nên, từ trước đến nay kĩ năng đọc được xem là một tiêu chuẩn đánh giá chất lượng học tập của học sinh tiểu học.

 Tập đọc là phân môn thực hành, là phân môn công cụ để học tập. Nhiệm vụ quan trọng nhất là hình thành kỹ năng cho học sinh: Đọc đúng, đọc nhanh, đọc hiểu và đọc diễn cảm. Dạy các bài tập đọc theo hướng tích cực hoá các hoạt động học tập của học sinh nhằm đạt đến yêu cầu giúp học sinh phát huy hết khả năng tự học, tự tìm hiểu của mình, rèn luyện kỹ năng tư duy, diễn đạt phù hợp với trình độ phát triển của học sinh và đặc điểm của từng địa phương.

Với mục tiêu giáo dục tiểu học hiện nay là: "Hình thành cho học sinh những cơ sở ban đầu cho sự phát triển đúng đắn và lâu dài về tình cảm, trí tuệ, thể chất năng lực thẩm mĩ và các kỹ năng cơ bản để học tiếp các bậc học trên hoặc để đi vào cuộc sống lao động". Vì vậy cùng với việc thay đổi nội dung, chương trình sách giáo khoa thì việc thay đổi phương pháp, hình thức dạy học cũng cần phải được quan tâm để phù hợp với nội dung chương trình và trình độ nhận thức của học sinh.

Đổi mới phương pháp dạy học ở tiểu học hiện nay là phát hiện, lựa chọn và sử dụng phương pháp cụ thể phù hợp với quan điểm dạy học "lấy học sinh làm nhân vật trung tâm" và phù hợp với nội dung giáo dục . Như vậy phương pháp, hình thức

dạy học là một trong những yếu tố quan trọng trong quá trình dạy học nhằm phát

phát huy tính tích cực của học sinh.

Trong những năm vừa qua tôi được phân công công tác tại trường Tiểu học Thiệu Toán, tôi đã luôn trăn trở nghiên cứu và mạnh dạn cải tiến các phương pháp dạy học. Đặc biệt trong năm học này tôi được phân công chủ nhiệm lớp 4A tôi đã đi sâu vào nghiên cứu đề tài “Dạy các bài tập đọc lớp 4 theo hướng tích cực hóa các hoạt động học tập của học sinh ”. Với việc áp dụng đề tài này, bước đầu tôi đã thu được kết quả tương đối khả quan.Tuy nhiên đây cũng chỉ là một biện pháp nhỏ nhằm nâng cao chất lượng học các bài tập đọc cho học sinh lớp 4. Tôi rất mong nhận được sự góp ý của đồng nghiệp để kinh nghiệm của tôi được hoàn chỉnh hơn.

II. MỤC ĐÍCH CỦA ĐỀ TÀI:

1/ Nghiên cứu đầy đủ nội dung và phương pháp học“Dạy các bài tập đọc lớp 4 theo hướng tích cực hóa các hoạt động học tâp của học sinh”.

2/ Góp phần tìm ra biện pháp nhằm nâng cao chất lượng môn tập đọc, đặc biệt là vấn đề “Dạy các bài tập đọc lớp 4 theo hướng tích cực hóa các hoạt động học tập của học sinh”.

III. NHIỆM VỤ NGHIÊN CỨU:

Chỉ ra những cơ sở lý luận và thực tiễn của việc hướng dẫn học sinh lớp 4 học các bài tập đọc tập thông qua việc thực nghiệm của bản thân nhằm giúp cho việc dạy và học môn Tập đọc có hiệu quả cao hơn.

Mặt khác cũng tìm ra những nguyên nhân, giải pháp, ý kiến nhằm khắc phục khó khăn, nâng cao chất lượng dạy và học phân môn tập đọc.

Thực nghiệm dạy kiểu bài tập đọc theo hướng tích cực hoá các hoạt động của học sinh bằng phiếu bài tập.

Tổng kết đánh giá, rút ra bài học kinh nghiệm và nêu ý kiến đề xuất của bản thân.

 

doc 20 trang Người đăng dtquynh Lượt xem 11926Lượt tải 1 Download
Bạn đang xem tài liệu "Sáng kiến kinh nghiệm Dạy các bài tập đọc Lớp 4 theo hướng tích cực hóa các hoạt động học tập của học sinh", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Phần I: mở đầu
I.Lí do chọn đề tài
Môn Tiếng Việt ở tiểu học là một môn học bao gồm nhiều phân môn, trong đó có phân môn Tập đọc.Tập đọc là một trong những phân môn có nhiệm vụ hình thành năng lực ngôn ngữ cho học sinh, đây là cơ sở của mỗi học sinh khi đến trường.
Dạy học sinh học phân môn Tập đọc là hoạt động hướng cho người học các tiếp nhận thông tin, thông báo thông tin và mở rộng khả năng giao tiếp của bản thân Người không biết đọc chỉ có khả năng tiếp nhận thông tin chủ yếu bằng nghe, thông báo thông tin chủ yếu bằng nói. Đối với phân môn Tập đọc, kĩ năng đọc là một trong bốn kĩ năng chính cần đạt được của học sinh tiểu học. Với môn Tiếng Việt, kĩ năng này vừa thể hiện vốn hiểu biết ngôn ngữ, vừa thể hiện trình độ ngôn ngữ của học sinh. Cho nên, từ trước đến nay kĩ năng đọc được xem là một tiêu chuẩn đánh giá chất lượng học tập của học sinh tiểu học.
 Tập đọc là phân môn thực hành, là phân môn công cụ để học tập. Nhiệm vụ quan trọng nhất là hình thành kỹ năng cho học sinh: Đọc đúng, đọc nhanh, đọc hiểu và đọc diễn cảm. Dạy các bài tập đọc theo hướng tích cực hoá các hoạt động học tập của học sinh nhằm đạt đến yêu cầu giúp học sinh phát huy hết khả năng tự học, tự tìm hiểu của mình, rèn luyện kỹ năng tư duy, diễn đạt phù hợp với trình độ phát triển của học sinh và đặc điểm của từng địa phương.
Với mục tiêu giáo dục tiểu học hiện nay là: "Hình thành cho học sinh những cơ sở ban đầu cho sự phát triển đúng đắn và lâu dài về tình cảm, trí tuệ, thể chất năng lực thẩm mĩ và các kỹ năng cơ bản để học tiếp các bậc học trên hoặc để đi vào cuộc sống lao động". Vì vậy cùng với việc thay đổi nội dung, chương trình sách giáo khoa thì việc thay đổi phương pháp, hình thức dạy học cũng cần phải được quan tâm để phù hợp với nội dung chương trình và trình độ nhận thức của học sinh.
Đổi mới phương pháp dạy học ở tiểu học hiện nay là phát hiện, lựa chọn và sử dụng phương pháp cụ thể phù hợp với quan điểm dạy học "lấy học sinh làm nhân vật trung tâm" và phù hợp với nội dung giáo dục . Như vậy phương pháp, hình thức
dạy học là một trong những yếu tố quan trọng trong quá trình dạy học nhằm phát 
phát huy tính tích cực của học sinh.
Trong những năm vừa qua tôi được phân công công tác tại trường Tiểu học Thiệu Toán, tôi đã luôn trăn trở nghiên cứu và mạnh dạn cải tiến các phương pháp dạy học. Đặc biệt trong năm học này tôi được phân công chủ nhiệm lớp 4A tôi đã đi sâu vào nghiên cứu đề tài “Dạy các bài tập đọc lớp 4 theo hướng tích cực hóa các hoạt động học tập của học sinh ”. Với việc áp dụng đề tài này, bước đầu tôi đã thu được kết quả tương đối khả quan.Tuy nhiên đây cũng chỉ là một biện pháp nhỏ nhằm nâng cao chất lượng học các bài tập đọc cho học sinh lớp 4. Tôi rất mong nhận được sự góp ý của đồng nghiệp để kinh nghiệm của tôi được hoàn chỉnh hơn.
II. Mục đích của đề tàI:
1/ Nghiên cứu đầy đủ nội dung và phương pháp học“Dạy các bài tập đọc lớp 4 theo hướng tích cực hóa các hoạt động học tâp của học sinh”.
2/ Góp phần tìm ra biện pháp nhằm nâng cao chất lượng môn tập đọc, đặc biệt là vấn đề “Dạy các bài tập đọc lớp 4 theo hướng tích cực hóa các hoạt động học tập của học sinh”.
III. Nhiệm vụ nghiên cứu:
Chỉ ra những cơ sở lý luận và thực tiễn của việc hướng dẫn học sinh lớp 4 học các bài tập đọc tập thông qua việc thực nghiệm của bản thân nhằm giúp cho việc dạy và học môn Tập đọc có hiệu quả cao hơn.
Mặt khác cũng tìm ra những nguyên nhân, giải pháp, ý kiến nhằm khắc phục khó khăn, nâng cao chất lượng dạy và học phân môn tập đọc.
Thực nghiệm dạy kiểu bài tập đọc theo hướng tích cực hoá các hoạt động của học sinh bằng phiếu bài tập.
Tổng kết đánh giá, rút ra bài học kinh nghiệm và nêu ý kiến đề xuất của bản thân.
IV.Đối tượng, phạm vi nghiên cứu:
1/ Đối tượng nghiên cứu:
Đó là phương pháp dạy học phân môn tập đọc theo hướng lấy học sinh làm trung tâm.
2/ Phạm vi nghiên cứu:
Do thời gian có hạn nên đề tài này tôi chỉ nghiên cứu vấn đề “Dạy các bài tập đọc lớp 4 theo hướng tích cực hóa các hoạt động học tập của học sinh” tại trường tiểu học Thiệu Toán huyện Thiệu Hoá. 
V. Các phương pháp nghiên cứu chính:
1/ Nhóm phương pháp nghiên cứu lý thuyết:
Đọc sách báo, tạp chí, tài liệu có liên quan; tham khảo các phương pháp giảng dạy phân môn tập đọc.
2/ Nhóm phương pháp nghiên cứu thực tiễn:
Điều tra, quan sát, phỏng vấn, trao đổi, thực nghiệm, tổng kết kinh nghiệm.
VI. Thời gian nghiên cứu
Để tiến hành nghiên cứu và hoàn thiện đề tài, tôi đã tiến hành thực hiện trong thời gian như sau:
-Từ 10/ 9 đến 31/ 10, nghiên cứu các tài liệu có liên quan đến dạy môn tập đọc ở Tiểu học nói chung và phân môn tập đọc ở lớp 4 nói riêng.
-Từ 1/11 đến 29 / 2, áp dụng các biện pháp vào việc nghiên cứu đề tài và viết bản thảo.
-Từ 1/3 đến 31/ 3, hoàn thành đề tài. 
 Phần II: nội dung 
Chương 1: Cơ sở lý luận 
1.Cơ sở lí luận
Môn Tiếng Việt ở trường tiểu học có nhiệm vụ hình thành năng lực hoạt động ngôn ngữ cho học sinh. Năng lực hoạt động ngôn ngữ được thể hiện trong bốn dạng hoạt động, tương ứng với bốn kỹ năng: Nghe - Nói - Đọc - Viết. Đọc là dạng hoạt động ngôn ngữ, là quá trình chuyển dạng thức chữ viết sang lời nói có âm thanh và thông hiểu nó (ứng với đọc thành tiếng), là quá trình chuyển trực tiếp từ hình thức chữ viết thành các đơn vị nghĩa không có âm thanh (ứng với đọc thầm) để người đọc, người nghe hiểu được những điều mà tác giả thể hiện qua chữ viết.
Đọc không chỉ là sự đánh vần lên tiếng theo đúng các ký hiệu chữ viết mà đọc còn là một quá trình nhận thức để có khả năng thông hiểu những gì mà văn bản thể hiện. Trên thực tế, nhiều khi người người ta không hiểu khái niệm "Đọc" một cách đầy đủ. Nhiều chỗ người ta chỉ nói đến đọc như nói đến việc sử dụng bộ mã chữ âm, còn việc chuyển từ âm sang nghĩa không được chú ý đúng mức. Do đó, việc dạy tập đọc còn mang tính chủ quan, cảm tính, điều này gây nên những khó khăn
nhất định trong việc xác lập nội dung và phương pháp dạy học.
Dạy các bài tập đọc lớp 4 theo hướng tích cực hóa các hoạt động học tập của học sinh là hình thức dạy học thống nhất với mục tiêu của môn học Tiếng Việt. Việc đổi mới phương pháp dạy học là việc lấy người học làm trung tâm. Người học không chỉ nghe thầy giảng và truyền đạt kiến thức mà người học được tích cực hoá 
các hoạt động học tập bằng chính hoạt động của mình, tự giải quyết tình huống, tự 
khám phá cái chưa biết và từ đó tự mình tìm ra kiến thức. 
2.Cơ sở của việc xác định nội dung dạy học
Đó là các tri thức khoa học về tự nhiên, xã hội, con người; các kĩ năng cần đạt được để có tác động vào đối tượng trong tự nhiên và xã hội nhằm tạo cho người học năng lực cải tạo thế giới để mang lại lợi ích cho bản thân và cho cộng đồng. Như vậy cơ sở của nội dung dạy tập đọc là dạy cho các em biết cách tiếp cận với các kiểu văn bản thường gặp trong đời sống để lĩnh hội được nội dung văn bản đồng thời củng cố hệ thống các tri thức về ngữ âm, từ vựng, ngữ nghĩa cho học sinh.
3.Cơ sở để xác định phương pháp dạy các bài tập đọc lớp 4 theo hướng tích cực hoá các hoạt động học tập của học sinh
Dựa trên “quan điểm dạy học theo hướng tích cực hoác các hoạt động học tập của học sinh”, quan điểm này có nhiều điểm nổi bật so với quan điểm dạy học truyền thống trước đây đó là:
-Phát triển tư duy độc lập sáng tạo, khả năng suy ngẫm, óc phê phán và tính độc đáo của học sinh.
-Học sinh có khả năng vận dụng những hiểu biết, kinh nghiệm của bản thân vào quá trình học tập một cách tích cực.
-Tôn trọng, thừa nhận những ý kiến, cá tính của học sinh trong quá trình học tập.
-Phát triển những kĩ năng, kĩ xảo của hoạt động học tập và nhận thức cho học sinh.
Việc hướng dẫn học sinh đọc hiểu thông qua phiếu bài tập trong tiết dạy tập đọc là một trong những hình thức dạy học theo hướng tích cực để người học tự thao tác chiếm lĩnh nội dung văn bản một cách tích cực, đồng thời phát huy được tính 
độc lập sáng tạo của học sinh trong quá trình học tập.
ở trên là một số vấn đề cơ bản về mặt lí luận, tuy nhiên để thực hiện được một cách thành công giờ tập đọc cho học sinh tiểu học nói chung và cho học sinh lớp 4 nói riêng chúng ta cần nhìn lại thực trạng của việc dạy học phân môn tập đọc ở tiểu học hiện nay như thế nào?
chương II: Cơ sở thực tiễn có liên quan đến đề tàI
1.Thực trạng của vấn đề dạy học phân môn Tập đọc ở tiểu học hiện nay
 Để đáp ứng yêu cầu của xã hội hiện nay nhằm nâng cao chất lượng giáo dục, đòi hỏi mỗi giáo viên phải không ngừng tìm tòi, học hỏi trao đổi kinh nghiệm để cải tiến, đổi mới phương pháp dạy học nhằm nâng cao hiệu quả trong quá trình giảng dạy. 
Qua việc dự giờ thao giảng ở trường tiểu học Thiệu Toán tôi nhận thấy nhiều giáo 
viên rất tích cực và có nhiều cố gắng trong việc thực hiện các chuyên đề đổi mới phương pháp dạy học .Tuy nhiên, trên thực tế nhiều giáo viên còn lúng túng khi áp dụng các phương pháp đó vào quá trình dạy học và hầu như họ dựa phần lớn vào hướng dẫn của sách giáo viên và thực hiện nó một cách trung thành, máy móc mà thiếu sự quan tâm đến sự tiếp thu bài của học sinh nên hiệu quả đạt được trong các tiết dạy còn thấp.
 2.Nguyên nhân của thực trạng
 Từ thực trạng của việc dạy học phân môn tập đọc như trên, tôi nhận thấy nguyên nhân dẫn đến thực trạng đó là:
 -Do một số giáo viên chưa nghiên cứu bài dạy chu đáo trước khi đến lớp.
 - Một số giáo viên xem nhẹ khâu chuẩn bị đồ dùng dạy học cho các tiết dạy.
 -Giáo viên ngại thay đổi các phương pháp, hình thức tổ chức dạy học nên họ thường sử dụng các phương pháp, hình thức dạy học cũ đã thành đường mòn mà lâu nay thường hay sử dụng để áp dụng vào trong các tiết dạy.
 -Giáo viên chưa chú ý đến việc coi học sinh là nhân vật trung tâm của quá trình dạy học.
 - Phụ huynh chưa quan tâm đúng mức đến học tập của con em mình, một số học sinh không thực sự tích cực tự giác trong học tập. 
 Trong năm học này, tôi được nhà trường phân công giảng dạy lớp 4A. Ngay từ đầu năm, tôi đã tiến hành điều tra khảo sát chất luợng môn tập đọc của học sinh trong lớp mình phụ trách. Kết quả đạt được như sau:
Tổng số 25 học sinh
Loại giỏi
Loại khá
Loại TB
Loại yếu
SL
TL
SL
TL
SL
TL
SL
TL
2
8%
8
32%
13
52%
2
8%
Trước thực tế dạy học đó, để đổi mới phương pháp dạy học theo hướng tích cực nhằm đem lại hiệu quả cao trong tiết dạy tập đọc tôi đã tiến hành thực hiện các giải pháp sau:
Chương ii: các Biện pháp thực hiện dạy các bài t ... hĩa từ.
 -Bài văn chia làm 2 đoạn:
+Đoạn 1 : Từ đầu đến để kiếm sống.
+Đoạn 2 : Phần còn lại.
-HS đọc bài kết hợp làm phiếu bài tập
 +Giọng Cương đọc lễ phép, khoan thai.
+Giọng mẹ Cương : ngạc nhiên.
 +Giọng Cương :khẩn khoản, thiết tha.
 +Giọng mẹ Cương : dịu dàng.
 +HS đọc bài theo hướng dẫn của giáo viên.
 +Cương thương mẹ vất vả, muốn học một nghề để kiếm sống đỡ đần cho mẹ.
+Cương thương mẹ, muốn học nghề rèn để đỡ đần cho mẹ.
 -Học sinh đọc bài và làm phiếu học tập.
 +Mẹ cho là Cương có người xui, nhà Cương là dòng dõi quan sang,không biết bố Cương có chịu nghe không?
+Cương nắm lấy tay mẹ, nói những lời thiết tha: nghề nào cũng đáng trọng, chỉ những ai trộm cắp hay ăn bám mới đáng bị coi thường.
+Cương thuyết phục mẹ để mẹ hiểu về nghề mà mình đã chọn.
+Cương thương mẹ vất vả , thuyết phục mẹ xin đi là nghề thợ rèn để giúp đỡ mẹ.
-HS đọc bài hoặc đoạn văn theo yêu cầu của GV.
Hoạt động 4: Củng cố dặn dò (3phút)
?Qua bài tập đọc, em có nhận xét gì về cách trò chuyện của 2 mẹ con Cương:
+Cách xưng hô.
+Cử chỉ trong lúc trò chuyện.
?Em học được gì ở Cương?
-Nhận xét tiết học, chuẩn bị bài Điều ước của vua Mi - đát
Phiếu học tập
Họ và tên:.Lớp:
Bài: Thưa chuyện với mẹ
1).Viết những từ em chưa hiểu trong sách giáo khoa.
Đoạn 1:
 2) a.Giọng của Cương cần đọc như thế nào?
 b.Giọng của mẹ Cương cần đọc như thế nào?
 Đoạn 2:
 3) a. Giọng của Cương cần đọc như thế nào?
 ..
 b. Giọng của mẹ Cương cần đọc như thế nào?
..
 4) a. Cương xin mẹ học nghề thợ rèn để làm gì?
......
 b. Em hãy viết một câu văn khái quát ý của đoạn.
5) a.Mẹ Cương đã nêu lí do phản đối như thế nào?
 b.Cương đã thuyết phục mẹ bằng cách nào?
.
..
 c. Em hãy viết một câu khái quát ý đoạn 2.
 6) Nội dung của bài là gì?
 ....
Qua các tiết dạy thực nghiệm tôi thấy đây là phương pháp đổi mới với cả giáo viên và học sinh. Kết quả bước đầu thu được tương đối khả quan, phương pháp này chính là lấy học sinh làm trung tâm, một phương pháp mới đang được ngành giáo dục quan tâm và ủng hộ. Trước đây đa số học sinh trong lớp chỉ khoanh tay ngồi nghe thầy giáo giảng bài và chỉ có một vài hạt nhân của lớp phát biểu để giúp giáo viên không cháy giáo án, áp dụng phiếu bài tập trong giờ tập đọc giáo viên đã chú trọng rèn luyện các kỹ năng học môn tập đọc cho học sinh, lớp học lại sinh động và đúng nội dung bài dạy. Tất cả học sinh trong lớp tham gia tìm hiểu bài, lớp trất tự ổn định, với mỗi câu bài tập trong phiếu, học sinh tự động não và tự tìm hiểu, sau đó đã đọc lên cho cả lớp nhận xét, các hoạt động này đã đan chéo vào nhau, giữa đọc thầm và đọc to, giữa rèn luyện kỹ năng đọc và hiểu nôị dung văn bản, giữa nghe và viết.. .. Tuy nhiên học sinh ít nhiều còn lúng túng về phương pháp học, song các em rất hào hứng học tập, tự mình độc lập nghiên cứu bài để thực hiện bài tập của mình dưới sự tổ chức hướng dẫn tổ chức của giáo viên.
Về mặt hình thức: Bước đầu đã biểu hiện được tích cực trong hoạt động học tập của các em. Trong suốt giờ học các em được trao đổi, thảo luận thoải mái xung quanh bài học, đến cuối giờ đa số các em đã hiểu bài và tham gia phát biểu ý kiến khá đông, các em rất tập trung làm bài tập theo yêu cầu của giáo viên.
Về mặt nội dung: Đa số học sinh hiểu bài, thực hiện khá tốt những yêu cầu 
đề ra của tiết học, hầu hết các em đã làm đúng bài tập. Qua bài tập đọc các em hiểu 
được nội dung của bài tập và còn giúp các em củng cố về cách đọc đúng, các chỗ 
ngắt, nghỉ, lên giọng, xuống giọng, của các bài văn, củng cố về cách đặt câu.
Với việc áp dụng hình thức dạy như trên, giáo viên vẫn kết hợp được các bước lên lớp truyền thống như kiểm tra bài cũ – giới thiệu bài - dạy bài mới – củng cố, dặn dò mặt khác trong cách dạy này giáo viên đã tích hợp các hoạt động hướng dẫn đọc–hướng dẫn tìm hiểu bài – luyện đọc lại với nhau thành một hoạt động liên tục trong tiết dạy từ việc gợi ấn tượng tổng quát về bài văn đến việc phân tích các đoạn. ở mỗi đoạn cũng không đưa ra các ý đã “quy nạp” để học sinh “diễn dịch”. Các em phải tự khái quát ý của đoạn, sau đó là ý của bài. Các em phải làm việc trên phiếu. Các em phải đọc, phải viết, phải nói điều đã viết trên phiếu cho thầy cô và các bạn nghe, đồng thời nghe thầy cô giáo và các bạn nói. Các em phải tập bộc lộ suy nghĩ, cảm thụ của mình , phải đạt đến một sự hiểu biết hơn về bài đọc, về tình cảm, thái độ của nhà văn. Từ đó các em biết thể hiện đúng nội dung bài văn qua giọng đọc có khả năng truyền cảm. Một cấu trúc như vậy làm cho giờ học không khô cứng vì đã chú ý đến mục đích dạy học, dạy tiếng lẫn dạy người, dạy văn, chú ý đến việc phát huy tính tích cực của mọi học sinh, làm cho các em phải động não hơn trong giờ học.
Bên cạnh đó việc thiết kế phiếu học tập tôi đã chú mọi đối tượng trong lớp. Không chỉ mình học sinh khá, giỏi, chăm chỉ mới làm việc mà tất cả học sinh đều được làm việc với phiếu đều khái quát ý của đoạn, của bài, đều xác lập kĩ thuật đọc và được đọc diễn cảm
Như vậy với cách thiết kế phiếu bài tập này, giáo viên đã để ngõ cho học sinh một khoảng trống về sự linh hoạt sáng tạo của các em khi các em thể hiện sự cảm nhận của mình về bài văn, bài thơ mà các em được học qua đó tạo sự thoải mái trong tiết học.
Phần III: Kết quả đạt được và bài học kinh nghiệm
 1.Kết quả đạt được
Với việc tiến hành giờ dạy bài tập đọc theo hướng tích cực hoá các hoạt động học tập của học sinh tôi nhận thấy kết quả đạt được tương đối khả quan.Học sinh trong lớp tất cả đều được làm việc, các em hào hứng tham gia các hoạt động học tập, đồng thời tạo không khí thoải mái trong quá trình học tập cho học sinh. Các em được trao đổi được thể hiện tính độc lập sáng tạo của mình trong khi học bài, được thể hiện khả năng nhận thức của mình trong quá trình học tập. Bởi những lí do trên mà giờ học trở nên sôi động ngay từ đầu, kích thích được hứng thú học tập của học sinh trong tiết học.
Tất cả mọi học sinh đều tham gia làm việc với sách giáo khoa và phiếu bài tập một cách tích cực và phần lớn là các em nắm tự tìm được cách đọc bài văn, bài thơ với giọng điệu như thế nào cho phù hợp, đồng thời các em cũng nắm được nội dung của bài đọc thông qua phiếu bài tập một cách nhẹ nhàng.
Sau khi thực nghiệm, tôi đã tiến hành điều tra kết quả học tập của học sinh. Với viêc dạy theo hướng tích cực hoá các hoạt động học tập của học sinh tại lớp 4A trường Tiểu học Thiệu Toán kết quả thu được như sau:
Tổng số 25 em
 Loại
 Cách dạy
Loại giỏi
Loại khá
Loại TB
Loại yếu
SL
TL
SL
TL
SL
TL
SL
TL
Dạy theo hướng tích cực hoá các họat động học tập của học sinh
10
40%
12
48%
3
12%
0
0%
2.Bài học kinh nghiệm
 Qua thời gian nghiên cứu, tìm hiểu và vận dụng, được sự giúp đỡ của ban Giám hiệu, tổ chuyên môn cùng với sự nỗ lực của bản thân tôi đã rút ra một số kinh 
nghiệm sau:
-Giáo viên phải là người có lòng yêu nghề, mến trẻ, nhiệt tình với chuyên môn, có trách nhiệm đối với học sinh.
 -Phải chuẩn bị bài dạy một cách chu đáo trước khi lên lớp đặc biệt là hệ thống 
câu hỏi, phiếu bài tập và các tình huống về từ ngữ mà học sinh có thể yêu cầu giải 
nghĩa.
-Giáo viên phải chủ động được kiến thức trong các tiết dạy.Vì vậy mỗi giáo viên phải không ngừng tự học tự bồi dưỡng để nâng cao năng lực ngôn ngữ, kiến thức văn học , kiến thức từ vựng.
-Phải luôn tạo không khí thoải mái cho học sinh trong tiết học, thay đổi các hình thức dạy học, tránh các quy định máy móc, khô khan làm cho học sinh cảm thấy nhàm chán với tiết học.
-Quan tâm đến mọi đối tượng học sinh trong lớp nhằm bồi dưỡng cho học sinh yếu kém và học sinh khá giỏi. 
- Thực hiện tốt bồi dưỡng tay nghề thông qua dự giờ, thăm lớp của đồng nghiệp để kịp thời phát hiện, uốn nắn những nhược điểm trong giảng dạy. trên cơ sở đó phát huy tính tự giác, tự chủ phấn đấu vươn lên của mỗi giáo viên.
 - Lập kế hoạch bài học sát với thực trạng dạy và học của lớp mình. Đề ra những biện pháp dạy học thích hợp, nhằm đổi mới và nâng cao chất lượng học tập của học sinh.
 - Phải biết tận dụng sức mạnh của tập thể, phát huy được khả năng sáng tạo, tích cực chủ động của học sinh trong quá trình giảng dạy. Qua sự tiến bộ vươn lên của các em khẳng định những đóng góp, phấn đấu của bản thân.
 -Trong quá trình giảng dạy, giáo viên phải luôn ý thức được học sinh là nhân vật trung tâm của quá trình dạy học, không truyền đạt kiến thức một các thụ động mà phải hướng học sinh vào những hoạt động để tự tìm ra kiến thức, bản thân giáo viên đóng vai trò tổ chức các hoạt động, là trọng tài khoa học để khẳng định , chốt lại nội dung kiến thức cho học sinh. 
-Động viên, khen thưởng kịp thời đối với những học sinh có kết quả học tập tiến 
bộ tạo tâm lí thoải mái cho các em tiếp thu bài.
3.Kết luận
Tập đọc là phân môn khó trong Tiếng Việt nhưng đây lại là môn vô cùng quan trọng đối với học sinh vì thông qua môn Tập đọc, học sinh nắm bắt được những kiến thức về tự nhiên, xã hội, bồi dưỡng tình yêu quê hương đất nước, hình thành nên nhân cách con người Việt Nam xã hội chủ nghĩa.
Thực tế cho thấy rằng, nếu học sinh học tốt phân môn Tập đọc thì cũng học tốt 
các môn còn lại vì vậy giáo viên phải có kế hoạch tự học tự bồi dưỡng, luôn nghiên 
cứu tìm tòi những hình thức dạy học phù hợp với đặc điểm lứa tuổi, đặc điểm tâm lí của học sinh tiểu học nhằm đem lại kết quả khả thi trong quá trình dạy học.
Thực hiện dạy các bài tập đọc lớp 4 theo hướng tích cực hoá các hoạt động của học sinh, bản thân tôi nhận thấy học sinh học tập đạt kết quả tốt hơn, giờ học sôi nổi hơn song cũng trật tự hơn so với các hình thức dạy khác. Bên cạch đó với cách dạy này học sinh được chủ động thể hiện những hiểu biết suy nghĩ của bản thân đối với bạn bè, thầy cô giáo, đồng thời các em biết lắng nghe , tra đổi với bạn, với thầy cô giáo trong quá trình học tập, từ đó các em tự mình rút ra được bài học cho bản thân.
Trong kinh nghiệm này, bản thân tôi đã rất cố gắng để đưa vào trong quá trình dạy học và bước đầu cũng đã thu được một số kết quả tương đối khả quan đối với lớp chủ nhiệm.Tuy nhiên đây cũng là một kinh nghiệm nhỏ của bản thân tôi đã rút ra trong quá trình day học. Bởi vậy chắc chắn không thể không tránh khỏi những thiếu sót trong quá trình thực hiện nên rất mong được sự góp ý chân thành của các đồng nghiệp để kinh nghiệm cuả tôi đươc hoàn thiện hơn.
Tôi xin chân thành cảm ơn!
 Thiệu Toán, ngày 31 tháng 3 năm 2008.
 Người thực hiện
 Hoàng Tiến Luận

Tài liệu đính kèm:

  • docSang kien.doc