Sáng kiến kinh nghiệm Dạy học sinh lớp 1 hát đúng

Sáng kiến kinh nghiệm Dạy học sinh lớp 1 hát đúng

 Trong trường tiểu học âm nhạc là quá trình liên tục rèn luyện tập hát phát triển khả năng nghe nhạc học sinh sẽ làm quen với các ký hiệu âm nhạc và tập đọc nhạc đơn giản. Thông qua học âm nhạc ở giai đoạn đầu chủ yếu là tập hát, tình cảm và trí tuệ của các em được giáo dục, bồi dưỡng và phát triển theo năm tháng. Năng lực cảm thụ âm nhạc của các em dần dần nâng lên là cơ sở để hình thành một trình độ văn hóa âm nhạc nhất định theo mục tiêu của môn học.

Ở lớp 1 học sinh đã làm quen với âm nhạc qua việc học 12 bài hát, được giới thiệu về quốc ca Việt nam và một số hoạt động phát triển khả năng âm nhạc. Thông qua học hát bước đầu xây dựng cho các em ý thức khi hát phải chính xác, rõ lời, hòa giọng và tập phân biệt âm thanh cao - thấp, dài – ngắn.

 

doc 4 trang Người đăng minhduong20 Lượt xem 650Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Sáng kiến kinh nghiệm Dạy học sinh lớp 1 hát đúng", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
DẠY HỌC SINH LỚP 1 HÁT ĐÚNG
 I. Đặt vấn đề
1. Những vấn đề chung.
 Trong trường tiểu học âm nhạc là quá trình liên tục rèn luyện tập hát phát triển khả năng nghe nhạc học sinh sẽ làm quen với các ký hiệu âm nhạc và tập đọc nhạc đơn giản. Thông qua học âm nhạc ở giai đoạn đầu chủ yếu là tập hát, tình cảm và trí tuệ của các em được giáo dục, bồi dưỡng và phát triển theo năm tháng. Năng lực cảm thụ âm nhạc của các em dần dần nâng lên là cơ sở để hình thành một trình độ văn hóa âm nhạc nhất định theo mục tiêu của môn học.
Ở lớp 1 học sinh đã làm quen với âm nhạc qua việc học 12 bài hát, được giới thiệu về quốc ca Việt nam và một số hoạt động phát triển khả năng âm nhạc. Thông qua học hát bước đầu xây dựng cho các em ý thức khi hát phải chính xác, rõ lời, hòa giọng và tập phân biệt âm thanh cao - thấp, dài – ngắn.
2. Thực trạng
Thực trạng trong một tiết dạy học hát trước đây. Từ khi được bổ nhiệm vào dạy bộ môn âm nhạc ở trường tiểu học Trí Phải, qua tiết dạy hát nhạc đa số các em chưa cảm thụ được giai điệu bài hát qua tiếng đàn, còn học sinh rất thờ ơ với bài hát. Giáo viên dạy một đằng học sinh hát một nẻo khi hát lên giọng, xuống giọng, hát tùy tiện chưa đúng cao độ và giai điệu trong bài hát, tiết học trở nên đơn điệu .
 Thực trạng trên không thể kéo dài mãi nên cần phải đổi tính tích cực khi dạy một bài hát. Qua quá trình học hỏi các lớp bồi dưỡng, học hỏi sách báo, học hỏi đồng nghiệp tôi đã rút ra một số nguyên nhân và biện pháp để giúp học sinh hát đúng bài hát hơn trong tiết dạy hát ,đặc biệt là học sinh lớp 1.
 II/ Giải quyết vấn đề:
 1. Nguyên nhân dẫn đến học sinh lớp 1 hát chưa đúng bài hát trong tiết học hát: 
 a. Giáo Viên : Chưa hiểu được tâm lí học sinh, phương pháp truyền thụ còn khô khan chưa thu hút được học sinh .
 b. Học Sinh : Do tâm lí các em thích vui chơi nên khi học môn hát nhạc các em thích hát thuộc lời, thi nhau hát, hát nhanh, nên dẫn đến hát giai điệu bài hát chưa đúng .
 Học sinh lớp 1 mới học nhận biết con chữ nên năng lực đọc và thuộc lòng bài hát còn kém nên khi dạy hát giáo viên phải dạy bằng cách truyền khẩu (đọc từng câu cho thuộc sau đó mới hát) đây là một khó khăn thường gặp và khó xử lý trong giảng dạy cho học sinh lớp 1 hát đúng bài hát.
 - Phần đông các em sống ở nông thôn, chưa được tiếp xúc nhiều với âm nhạc nên khi học môn âm nhạc các em còn bỡ ngỡ. Hơn nữa do ảnh hưởng nét văn hóa nam bộ hát cải lương, nên khi học hát nhạc các em bị vọng cổ chi phối .
 - Do cách nhận thức của các em về bộ môn âm nhạc là vui chơi, nên giáo viên dạy các trò chơi vui, thì các em thích, không thu hút các em sẽ lơ là, học để đối phó .
 c. Phương tiện giảng dạy :
 Chưa đáp ứng được một số đồ dùng dạy và học môn âm nhạc như : phòng học, đàn, thanh phách, tranh ảnh minh họa cho bài hát, máy cát sét, băng đĩa có bài hát, làm tiết học khô khan ít thu hút học sinh .
 2. Một số biện pháp khắc phục tình trạng trên:
 a. Giáo viên: 
 - Giáo viên cần hiểu tâm lí học sinh cần phải có phương pháp dạy mềm dẻo linh hoạt thu hút sự chú ý khơi dậy sự ham học, sẵn có ở các em vì thế người giáo viên không ngừng học hỏi rèn luyện chuyên môn của mình đặc biệt là chất giọng và sử dụng nhạc cụ.
 - Do các em còn mới mẻ với môm học giáo viên cần cho học sinh tiếp xúc thường xuyên với nhạc cụ như cho học sinh nghe băng đĩa, giáo viên đàn cho học sinh nghe giai điệu bài hát, tranh minh họa, thanh phách.
 - Trước khi vào bài hát giáo viên cần cho học sinh luyện thanh giúp mở khẩu hình khi hát và giọng các em khỏe hơn.
 - Khi dạy hát ngoài cách dạy từng câu cho các em thuộc lời, giáo viên cho các em ghép với giai điệu bài hát qua đàn giúp các em từ từ làm quen với âm nhạc.
 - Khi dạy hát giáo viên cần chú ý cho các em những chỗ khó như lên cao hoặc xuống thấp những chỗ chấm đôi, dấu móc đơn, móc kép luyến láy giúp học sinh biết cách lấy hơi trong bài hát để bài hát không bị ngắt khoảng. Những chỗ ngưng nghỉ cần phải đúng phách đúng nhịp, hướng dẫn các em biết hát lại khi gặp dấu nhắc lại.
- Giáo viên quan sát và sửa sai ngay cho học sinh khi các em hát sai, cần quan tâm đến các em học sinh yếu giúp các em học sinh thực hiện nhiều lần khi hát chỗ chưa đúng. Cần cho học sinh hát theo nhóm, chủ yếu hát cá nhân để phát hiện học sinh yếu.
- Khi hát cần cho học sinh hát kết hợp với gõ đệm để các em hát cả bài, hát không bị chậm nhịp hay nhanh nhịp. Khi hát giáo viên cần giúp học sinh vào đúng nhịp đầu để không bị mất đồng đều khi hát.
 - Cần chịu khó chuẩn bị băng ghi âm-ghi hình cho các em nghe thường xuyên ở nhà để thuộc trước bài hát. 
 b. Học sinh:
- Khi học hát học sinh cần chú ý theo hướng dẫn của giáo viên để thực hiện đúng bài hát.
- Học sinh cần chuẩn bị bài hát trước ở nhà bằng cách ghi âm cho các em nghe và hát trước ( nhà các em đều có máy) để khi hát lời thì đã quen thuộc với bài hát, chỉ cần tập trung vào hát đúng giai điệu.
- Khi hát cần thực hiện rõ lời, gọn tiếng để giáo viên nghe được và phát hiện chỗ sai kịp thời sửa sai cần mạnh dạn xung phong lên biểu diễn trước lớp.
- Học sinh thường xuyên nghe băng đĩa thiếu nhi để thấm sâu hơn giai điệu nhạc, hát tốt hơn.
 c. Phương tiện giảng dạy:
- Cần có phòng học riêng môn âm nhạc để các em có thể hát lớn mà không bị ảnh hưởng đến các lớp khác.
- Cần có đàn organ, máy cacses băng đĩa giúp học sinh nghe được giai điệu chuẩn xác của bài hát, từ đó các em có thể thực hiện bài hát chính xác được.
- Cần có tranh ảnh, bảng phụ để thu hút học sinh trong tiết dạy hơn tránh tiết dạy khô khan.
Những biện pháp trên muốn đạt được kết quả cao không phải một sớm một chiều mà thực hiện được, mà đòi hỏi chúng ta phải kiên trì từ từ ø rèn luyện bởi vì những gì đầu tiên ghi nhận được thì khó thay đổi. Và qua thời gian rèn luyện đã đạt được kết quả rất khả quan, phần đông các em đã cảm thụ được âm nhạc, thích học hát làm cho tiết học sôi động hơn.
 3. Kết quả và việc phổ biến ứng dụng:
 Qua một thời gian thực nghiệm ban đầu của giáo viên và học sinh khi áp dụng phương pháp mới đạt hiệu quả cao.
 Giáo viên: tự rèn luyên và học hỏi nên đã có tiến bộ rất nhiều, sử dụng thành thạo đồ dùng trong tiết học đặc biệt là đàn organ.
 Học sinh: Các khối đều có hiệu quả tốt trong tiết học hát, phần đông các em đã cảm nhận giai điệu bài hát khi giáo viên đàn hoặc khi nghe băng đĩa thực hiện, biết vào đúng bài hát khi kết hợp với đàn, hát và gõ đệm đều đặn, tích cực xung phong lên biểu diễn trước lớp, ngay cả khi hát quốc ca và đội ca lúc chào cờ cũng tiến bộ hơn, hát đồng đều hơn, và những buổi hát sinh hoạt đội các em cũng sôi động hơn với những bài hát đã học, đặc biệt có nhiều em được vào đội văn nghệ của trường.
 Qua kết quả đạt được, sau một thời gian dài rèn luyện cho học sinh là người giáo viên trực tiếp giảng dạy tôi rất lấy làm vui, tuy vẫn còn một số học sinh chưa đạt được kết quả tốt nhưng phần đông các em đã vươn lên, từ đó tôi thấy công sức của mình bỏ ra không uổng phí và tôi cũng cố gắng rèn luyện và phát huy hơn nữa để tất cả các em học sinh khi học môn âm nhạc đều hát đúng và yêu thích bộ môn này. 
III/ Những kiến nghị:
 1/ Đối với nhà trường:
 - Mắc điện và trang bị phòng dạy âm nhạc.
 - Tạo điều kiện in sao băng đĩa.
 2/ Đối với phụ huynh học sinh:
 - Mua thiết bị nghe – nhìn cho học sinh.
 - Cho các em thường xuyên nghe băng đĩa những bài hát trong chương trình, để các em thuộc lời bài hát.
 Trí Phải, ngày 20 tháng 04 năm 2009 
 Hiệu trưởng 	 Người viết sáng kiến 
 Bùi Mỹ Hiệp

Tài liệu đính kèm:

  • docSKKN BUI MY HIEP.doc