Sáng kiến kinh nghiệm Đề tài nghiên cứu làm sao bàn biện pháp để đưa chất lượng giáo dục học sinh cá biệt trở thành một học sinh ngoan

Sáng kiến kinh nghiệm Đề tài nghiên cứu làm sao bàn biện pháp để đưa chất lượng giáo dục học sinh cá biệt trở thành một học sinh ngoan

I. LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI

 Khi Bác Hồ còn sống, Bác luôn luôn quan tâm tới nền giáo dục thế hệ trẻ nói chung, giáo dục học sinh trong nhà trường nói riêng. Bác Hồ đã kêu gọi toàn thể mọi người đều phải quan tâm và có trách nhiệm giáo dục thế hệ trẻ.Sự nghiệp giáo dục là tồn tại và phát triển của cả một xã hội, cho nên Bác Hồ đã nêu lên tầm quan trọng của sự nghiệp giáo dục:

“Vì lợi ích mười năm phải trồng cây

Vì lợi ích trăm năm phải trồng người.’’

 Vì thế Đảng và nhân dân rất chăm lo giáo dục thế hệ trẻ. Mục tiêu giáo dục của nước ta là giáo dục con người mới phát triển toàn diện: Đức - Trí – Thể - Mỹ - Lao động. Giáo dục con người ngay từ tuổi còn thơ, đặc biệt giáo dục các em ngay trong trường Tiểu học.

 

doc 15 trang Người đăng huybui42 Ngày đăng 18/01/2022 Lượt xem 391Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Sáng kiến kinh nghiệm Đề tài nghiên cứu làm sao bàn biện pháp để đưa chất lượng giáo dục học sinh cá biệt trở thành một học sinh ngoan", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
 PHÒNG GD – ĐT MÊ LINH
TRƯỜNG TH HỌC KIM HOA B
 ¹º¼
ĐỀ TÀI SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM
GIÁO DỤC HỌC SINH CÁ BIỆT
 Giáo viên: Nguyễn Thị Thanh Lừng
Năm học: 2011 - 2012
SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM
ĐỀ TÀI SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM
GIÁO DỤC HỌC SINH CÁ BIỆT
A. ĐẶT VẤN ĐỀ
LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI
 Khi Bác Hồ còn sống, Bác luôn luôn quan tâm tới nền giáo dục thế hệ trẻ nói chung, giáo dục học sinh trong nhà trường nói riêng. Bác Hồ đã kêu gọi toàn thể mọi người đều phải quan tâm và có trách nhiệm giáo dục thế hệ trẻ.Sự nghiệp giáo dục là tồn tại và phát triển của cả một xã hội, cho nên Bác Hồ đã nêu lên tầm quan trọng của sự nghiệp giáo dục:
“Vì lợi ích mười năm phải trồng cây
Vì lợi ích trăm năm phải trồng người.’’
 Vì thế Đảng và nhân dân rất chăm lo giáo dục thế hệ trẻ. Mục tiêu giáo dục của nước ta là giáo dục con người mới phát triển toàn diện: Đức - Trí – Thể - Mỹ - Lao động. Giáo dục con người ngay từ tuổi còn thơ, đặc biệt giáo dục các em ngay trong trường Tiểu học.
Trong hoàn cảnh đất nước ta hiện nay,đang trong thời kỳ quá độ tiến lên chủ nghĩa xã hội. Bản chất của con người do bản chất xã hội, do điều kiện giáo dục của gia đình và sự dạy bảo của nhà trường xây dựng nên con người sống trong xã hội phải là con người có bản chất tốt. Trong giai đoạn quá độ của thời kì Cách mạng xã hội chủ nghĩa là quá trình hình thành bản chất xã hội chủ nghĩa, quá trình hình thành con người xã hội chủ nghĩa. Ở đây vai trò giáo dục có nhiệm vụ cực kì lớn để hình thành con người mới – con người có bản chất xã hội chủ nghĩa.
Trong giai đoạn quá độ lên chủ nghĩa xã hội, cũng là quá trình đấu tranh quyết liệt giữa cái tốt cà cái xấu. Ở lứa tuổi trẻ thơ là giai đoạn nhận thức đầu với thực tế xã hội và hình thành nhân cách, cũng không thể tránh khỏi những nhận thức đúng (sai) dẫn đến những hành động đúng (sai). Vì vậy trong thực tế của học sinh Tiểu học, không tránh khỏi những em còn kém và chưa ngoan. Sống trong cùng một xã hội (địa phương nơi các em ở) và nhà trường, có những em chậm tiến, có những em học giỏi và ngoan là do sự quan tâm giáo dục của gia đình. Vì vậy vai trò giáo dục của gia đình rất lớn đối với các em. Có thể nói sự giáo dục của gia đình là một lĩnh vực giáo dục thu nhỏ. Nếu cha mẹ và người lớn trong gia đình không thực sự là tấm gương sáng cho các con thì các con không thể trở thành một con người tốt được. Sự giáo dục của nhà trường và xã hội (địa phương nơi các em ở) không thể thiếu được đối với các em. Trẻ thực sự là tấm gương phản chiếu sự giáo dục của người lớn.
Càng đi sâu vào tìm hiểu cuộc sống hiện tại của các em tôi càng thấy tầm quan trọng của sự giáo dục. Giáo dục các em trở thành con người phát triển toàn diện như thế nào? Trách nhiệm của người giáo viên Tiểu học đối với các em – sản phẩm của người công nhân trong nhà máy có thể sai số nhỏ trong chất lượng nhưng trong ngành giáo dục Đảng và nhân dân giao cho chúng ta sản phẩm là “con người” không thể cho ra xã hội một con người không đủ nhân cách. Hiện nay nhiều bậc cha mẹ không hiểu hết trách nhiệm của mình đối với các em, phó mặc sự giáo dục các em cho xã hội, cho nhà trường. Cho nên Bác Hồ đã nêu rõ:
“ Hiền dữ đâu phải là tính sẵn
 Phần nhiều do giáo dục mà nên”
Trẻ em sinh ra đều như “búp trên cành”( Bác Hồ), các em đều có bản chất tốt. tuổi các em đang độ “tuổi hoa” ( Tố Hữu), hoa kết trái thành quả chứ không thể quả chắc rồi thành hoa. Chúng ta muốn thế hệ các em đủ sức kế tục sự nghiệp tốt đẹp thì tất cả mọi người đều có trách nhiệm trong giáo dục. Trong nhà trường có nhiều em học giỏi và ngoan nhưng có không ít các em học kém và chưa ngoan. 
 Bậc tiểu học luôn là bậc học quan trọng, là nền tảng của hệ thống giáo dục quốc dân, đăt cơ sở ban đầu cho việc hình thành và phát triển toàn diện con người về: trí dục, giáo dục, lao động, thể dụcTrong đó giáo dục đạo đức nhân cách laø một trong những hoạt động quan trọng của nhà trường để hình thành cho học sinh có lòng nhân ái, mang bản sắc của con người Việt Nam, biết kính trên nhường dưới, sẵn sàng đoàn kết. 
 Có ý thức đầy đủ về bổn phận của mình đối với mọi người, đối với cộng đồng và môi trường cuộc sống, tôn trọng và thực hiện đúng pháp luật, các quy định của nhà trườngTuy nhiên trong quá trình giáo dục đi vào thực tiễn có học sinh, chúng ta xây dựng được đạo đức nhân cách một cách dễ dàng, nhanh chóng. Nhưng cũng còn một số ít hoặc đôi ba em học sinh, chúng ta giáo dục rất khó khăn hoặc các em ấy không nghe theo sự giáo dục của nhà trường, đây là những học sinh cá biệt về đạo đức (Lười học, không học bài, làm bài, lấy cắp đồ dùng học tập của bạn) tình trạng này là nỗi lo của mỗi gia đình, nhà trường và toàn xã hội, đây là vấn đề hết sức nghiêm trọng là nỗi lo và là sự trăn trở nhất đối với người giáo viên biết học sinh hư nhưng chưa nắm chắc tại sao, do đâu học sinh hư.
 Trước những nỗi băn khoăn, trăn trở mà nhiều nhà sư phạm đi trước và hiện nay đã và đang nghiên cứu nhằm đưa ra những biện pháp tốt nhất phối hợp giữa gia đình, nhà trường và xã hội để giáo dục các em học sinh cá biệt, để các em trở thành một con người có ích cho xã hội. Đây là một nhiệm vụ hết sức quan trọng của người giáo viên. Trước tình trạng đó tôi quyết định chọn đề tài này nhằm bổ sung và hoàn thiện vào phương pháp giáo dục học sinh cá biệt hiện nay để đem lại kết quả tốt hơn trong giáo dục.
MỤC ĐÍCH NGHIÊN CỨU.
Mục đích của tôi khi nghiên cứu về học sinh cá biệt để tìm hiểu vì sao? nguyên nhân nào và những biểu hiện, thái độ của học sinh như thế nào ? cho biết đó là đối tượng cá biệt và nó cá biệt ở những mặt nào? từ đó đưa ra phương pháp giáo dục hợp lý.
Xây dựng những biện pháp, áp dụng tốt vào việc dạy học và giáo dục học sinh cá biệt đạt kết quả tốt hơn nữa, đồng thời nghiên cứu những vấn đề đó nhằm góp phần cùng với những nhà giáo dục, gia đình và xã hội, nâng cao đạo đức nhân cách của học sinh.
GIỚI HẠN ĐỀ TÀI:
Nội dung đề tài: Đề tài nghiên cứu làm sao bàn biện pháp để đưa chất lượng giáo dục học sinh cá biệt trở thành một học sinh ngoan
Không gian: HS trường TH Kim Hoa B
Thời gian: Năm học 2011 – 2012
KHÁCH THỂ VÀ ĐỐI TƯỢNG NGHIÊN CỨU
Khách thể: Biện pháp giáo dục HS cá biệt trong trường TH.
Đối tượng: Một số kinh nghiệm giáo dục HS cá biệt ở trường TH Kim Hoa B
Gia đình những em học sinh cá biệt khối lớp năm về hoàn cảnh gia đình các em học sinh đó, về điều kiện quan tâm của nhà trường và địa phương.
Để giáo dục những học sinh đó, trước hết giáo viên phải có những phương pháp giáo duc một cách khoa học và hợp lý. Tìm hiểu những phương pháp giáo dục của giáo viên chủ nhiệm từng lớp đã áp dụng để giáo dục học sinh cá biệt trở thành học sinh hoàn thiện và chăm ngoan như thế nào ?
GIẢ THUYẾT KHOA HỌC
 Trong quá trình giáo dục vẫn còn học sinh cá biệt, thực trạng này phần nhiều rơi vào những học sinh lười biếng không chăm chỉ học tập, nghịch ngợm, mất trật tự trong giờ học làm ảnh hưởng đến lớp, hay nghịch phá các bạn trong giờ học
 Những học sinh này hầu như thiếu sự quan tâm của gia đình hoặc gia đình không quan tâm đến các em, gia đình các em có những hoàn cảnh khó khăn về kinh tế, ảnh hưởng của môi trường sống mặt khác không được sự quan tâm của nhà trường, giáo viên chưa thật gần gũi, tìm hiểu tình cảm của các em hay đến việc học tập của các em.
 Nếu gia đình có sự quan tâm, chăm sóc chu đáo, luôn lắng nghe những tình cảm, thái độ của các em và sự giáo dục chu đáo của gia đình, của giáo viên, của nhà trường cùng sự giúp đỡ của xã hội thì đây sẽ là điều kiện thuận lợi nhất cho giáo dục.
NHIỆM VỤ NGHIÊN CỨU
 Nghiên cứu cơ sở lý luận có liên quan đến việc học sinh cá biệt khối lớp 5 trường TH Kim Hoa B phải thực hiện các nhiệm vụ sau:
Tìm hiểu nguyên nhân nào dẫn đến học sinh cá biệt.
Làm rõ thực trạng về học sinh cá biệt.
Tìm hiểu cụ thể về sức khoẻ, hoàn cảnh gia đình.
Khó khăn, thuận lợi cho việc học tập của học sinh đó.
Mức độ quan tâm của gia đình đến việc học như thế nào?
Đời sống tình cảm của các em ra sao?
Tính nết cá biệt của các em ở những hoạt động nào? Khả năng tham gia các hoạt động của lớp, của nhà trường và của xã hội ra sao?
Phân tích và đánh giá tìm ra nguyên nhân dẫn đến cá biệt của từng học sinh đó.
Kết quả học tập cao hay thấp?
Đề suất những ý kiến sư phạm nhằm xây dựng phương thức giáo dục phù hợp với học sinh cá biệt.
PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
Ngày nay, bên cạnh những bậc cha mẹ hiểu được trách nhiệm, tầm quan trọng của sự giáo dục đối với con cái. Nhưng vẫn còn có một số bậc cha mẹ thiếu trách nhiệm giáo dục con, nhất là các em từ tuổi còn thơ. Họ cho rằng, trẻ em học kém và chưa ngoan, học giỏi và ngoan, là do số mệnh, tướng mạo, hay do óc đứa trẻ có cấu tạo đặc biệt, do bản năng di truyền. Để mặc chúng cho nhà trường và xã hội giáo dục chứ bản thân không hoặc ít quan tâm. Họ quan niệm rằng: “Trăng đến Rằm thì trăng tròn”, “Cha mẹ sinh con, trời sinh tính”. 
Trên đây là một số quan điểm không đúng về sự giáo dục đối với trẻ ngay từ tuổi còn thơ. Trong gia đình, sự giáo dục của nhà trường và xã hội cũng không thể thiếu được đối với sự phát triển toàn diện của các em. Ca dao có câu: “Dạy con từ thủa còn thơ” tức là dạy trẻ ngay từ khi chúng còn nhỏ. Giáo dục đối với trẻ là cả một quá trình, có tính chất liên tục. Các em học sinh cấp 1, tuổi còn nhỏ, hiếu động, hay bắt chước việc làm của người khác, bước đầu tiếp xúc với thực tế xã hội. Vì vậy nếu không giáo dục các em kịp thời từ lời nói, hành động thì dẫn các em trở thành một con người không tốt, phiến diện. Do các em chưa tự nhận thức được việc gì đúng, việc gì sai trước việc làm của mình. Nhân cách của các em được hình thành tốt nếu được sự quan tâm đầy đủ của gia đình, xã hội, địa phương và nhà trường. Chất lượng giáo dục học hình trong nhà trường tiểu học của chúng ta hiện nay phát triển không đồng đều. Có những học sinh kém và chưa ngoan, học sinh giỏi và ngoan. Tức là nhân cách của các em là do những thế hệ đi trước tạo nên chứ không phải do tướng mạo, số mệnh. 
Để giáo dục một con người có đầy đủ phẩm chất và năng lực là một vấn đề hết sức khó khăn và lâu dài, giáo dục học sinh cá biệt càng khó khăn và phức tạp hơn, ở đây đòi hỏi nhà giáo dục nói chung và người giáo viên phải có phương pháp giáo dục như thế nào? Đây là vấn đề nan giải vì nó tốn nhiều thời gian và công sức, người giáo viên phải có nghệ thuật sư phạm, khéo léo, kiên trì, yêu thương học sinh, hiểu được đời sống tình cảm của các em.
TRONG QUÁ TRÌNH NGHIÊN CỨU TÔI ĐÃ SỬ DỤNG CÁC PHƯƠNG PHÁP SAU:
* Phương pháp đàm thoại:
 - Đàm thoại với HS, giáo viên tổng phụ trách đội, với cha mẹ các em và với bạn bè của các em đó.
 * Phương pháp quan sát:
 - Quan sát hoạt động học tập (Thái độ của các em khi làm bài, khi làm bài sai có thái độ ra sao? Có sửa bài không? Khi làm bài tập sai)
 - Quan sát hoạt động vui chơi (Thích trò chơi nào, thái độ trung thực hay gian lận khi tham gia trò chơi).
 - Quan sát hoạt động giao tiếp với mọi người xung quanh (Thái độ khi nói chuyện với bạn bè, cách xưng hô với thầy cô giáo, với người lớn tuổi, hành vi tốt xấu với mọi người).
 * Phương pháp giả thuyết:
 - Đưa ra giả thuyết và chứng minh lý giải cho giả thuyết đó.
 * Phương pháp phân tích và tổng hợp kinh nghiệm giáo dục:
 - Phân tích các nguyên nhân dẫn đến học sinh cá biệt.
 - Tổng hợp các biện pháp giáo dục của gia đình và giáo viên tổng phụ trách.
 * Phương pháp điều tra:
 Bằng phiếu điều tra sử dụng câu hỏi đóng hoặc mở với các câu hỏi như:
Ở nhà em thường giúp đỡ cha mẹ việc gì ?
Trong các môn học em thích môn nào? Vì sao?
Trong các bộ môn, em thích nhất thầy cô dạy bộ môn nào?
Khi các thầy cô nhắc nhở em khi em không thuộc bài hoặc bài bị điểm kém, em có suy nghĩ gì?
Em ước mơ làm nghề gì khi lớn lên?...
 * Đối tượng nghiên cứu: 01 HS kém và chưa ngoan
1. Sơ lược tiểu sử HS:
Tên HS: Nguyễn Mậu Anh
Sinh ngày: 19/ 3/ 2001
Quê quán:Phù Trì –Kim Hoa – Mê Linh – Hà Nội
Bố: Nguyễn Mậu Thuận
Nghề nghiệp: Công nhân
Bố em ít nói, hay nóng tình và cờ bạc. Nếu em có tội gì thì chẳng hỏi han, ông cứ thế là đánh em.
Mẹ: Hoàng Thị Liêm
Nghề nghiệp: Công nhân
Bố mẹ em bỏ nhau, mẹ em lấy chồng khác, em ở cùng bố dượng và mẹ. Mẹ và dượng đi làm suốt ngày, khi đi học về không có ai quản lý em. Em hay đi chơi và hay gây gổ đánh nhau với các bạn lớn , các em nhỏ hơn mình. Em còn hay ăn trộm những thứ nhỏ nhặt của các bà bán hàng.
Mẹ em không được khỏe lắm, nhà còn nhận thêm mấy sào ruộng khoán, ngoài công việc ở công ty những lúc rảnh rỗi mẹ còn làm ruộng và còn làm thêm nghề phụ. 
Em là con trai đầu trong gia đình, rất ít phụ giúp mẹ những công việc vặt mà ở xóm em còn nổi tiếng là hay nghịch, hay đánh nhau với bạn. 
Tôi còn nhớ buổi đầu tiên tôi đến thăm gia đình của em. Chiều hôm đó, mẹ của em đang nấu cơm, sau khi tự giới thiệu (khi đó em không có nhà), mẹ em đón tiếp tôi rất niềm nở. Nhà vừa xây xong chưa hoàn thiện, đồ đạc trong nhà không được xếp gọn gàng. Qua thăm hỏi gia đình, mẹ em kể về em. Có một lần, em đã leo chót vót lên ngọn cây cau của nhà hàng xóm để bắt tổ chim suýt ngã. Bác hàng xóm đã tới nhà bảo, thế là em bị bố đánh cho một trận.
Về nhà, em lười học bài, nếu tôi hỏi đến, cháu nói dối là không có bài hoặc ăn cơm xong, em đi chơi luôn. Ở nhà thường gây gổ, đánh nhau với trẻ con hàng xóm. Mẹ em rất hay than phiền về em vì đã chưa biết cách dạy con nên cháu đã hư hỏng.
	Đối với bạn bè, em thường hay bắt nạt, các bạn thường sợ em. Nếu bạn nào mach tội của em với cô giáo thì liền bị em đánh. Đối với cô giáo, em tỏ vẻ không cần học, có ý chống đối cô giáo và có tình rất lì. 
Cá tính của em: ít nói, lì, ưa nói ngọt, thích làm cán bộ. 
B. Biện pháp giáo dục: 
Khi nhận lớp, tôi tìm hiểu đặc điểm của từng học sinh. Từ đó bước đầu hiểu được các em, tôi đề ra biện pháp giáo dục cụ thể đối với HS chưa ngoan.
Tôi đề nghị lớp cử em làm Phụ trách thể dục thể thao (Tôi thấy phù hợp với khả năng của em) mà nhà trường đang phát động Hội khỏe Phù Đổng. Tôi bàn với cô Tổng phụ trách để em làm cán bộ Sao đỏ chấm thi đua giữa các lớp.
Tôi đến thăm gia đình em, dùng tình cảm chân thực của mình để nói lên sự vất vả của bố mẹ để kiếm ra đồng tiền nuôi em ăn học. Ở lớp, tôi xếp em ngồi cạnh bạn ngoan và học giỏi. Tôi hướng dẫn bạn đó kiểm tra đồ dùng học tập và việc chuẩn bị bài của em trước giờ học. Nếu trong giờ học em nói chuyện thì các bạn ngồi bên nhắc. Tôi cũng nêu lên tầm quan trọng của sự giáo dục trong gia đình đối với em. Từ đó gia đình quan tâm tới em hơn, bố cũng bớt nóng tính và đã có sự kiềm chế, không đánh em. Tôi luôn động viên và theo dõi sự tiến bộ của em, đưa em hòa vào không khí học tập chung của cả lớp. Qua theo dõi, tôi thấy em có nhiều lỗ hổng trong kiến thức. Tôi đã đưa ra những bài toán, kiến thức các môn hợp với khả năng của em để em ham dần với việc học tập. Dần dần, dẫn dắt em đạt được những yêu cầu cơ bản về kiến thức đại trà. Tôi luôn luôn thực hiện khẩu hiệu đối với thầy, cô giáo: “Mỗi thầy giáo, cô giáo là một tấm gương mẫu mực cho HS noi theo”. Giáo dục em chủ yếu bằng biện pháp nêu gương. 
Ví dụ: Khi làm một bài toàn đơn giản, nếu bạn khác chữa, tôi có thể cho điểm 8, nhưng em chữa tôi có thể cho em điểm 10 để khuyến khích không khí học tập của em. 
3. Kết quả:
Gia đình không thể tách rời xã hội, tình thương trong phạm vi gia đình phải gắn liền với tình thương ngoài xã hội (Ví dụ: trong gia đình phải tôn trọng ông bà, cha mẹ và người trên thì ngoài xã hội, các em cũng phải tôn trọng người lớn). Yêu gia đình phải thống nhất với yêu tổ quốc, yêu đồng bào. Mối quan hệ tốt đẹp giữa cá nhân các em – gia đình – xã hội phải được xây dựng từ nhỏ. Nhà trường Tiểu học phải tiếp tục nâng cao hơn nữa công việc giáo dục đối với trẻ. 
Ngày nay, giáo dục con người không chỉ là dạy kiến thức mà trước hết giáo dục đạo đức đối với học sinh. Tuy nhiên, vấn đề quan trọng là thầy cô phải thể hiện lòng chân thành đối với học sinh. Ở tiểu học, giáo viên chủ nhiệm là người phải mang đầy đủ tính cách mẫu mực (vì các em chủ yếu tiếp xúc với giáo viên chủ nhiệm). Người giáo viên làm thế nào cho từng học sinh luôn có tinh thần tích cực, tự giác học tập, tiếp thu các yêu cầu giáo dục của nhà trường. Những hiện tượng này chỉ có thể thực hiện được với điều kiện có sự phối hợp đồng bộ của các biện pháp giáo dục và các lực lượng giáo dục (thầy cô giáo, phụ trách Đoàn Đội, cha mẹ học sinh, chính quyền, đoàn thể) tạo nên môi trường bên ngoài thuận lợi cho sự phát triển bên trong của học sinh. Những phẩm chất và năng lực của học sinh được hình thành và sự phát triển dưới tác động không nhỏ của những yếu tố bên ngoài. 
Gia đình mà giáo dục tốt thì sẽ tạo ra cho các em trở thành một hạt giống tốt cho xã hội. Hạt giống đó phát triển tốt nếu sự giáo dục tiếp theo đẩy đủ của nhà trường và xã hội, ảnh hưởng của địa phương cũng ảnh hưởng trực tiếp vào ý chí và hành động của trẻ. Vì các em trực tiếp nhận sự giáo dục của mọi người trong gia đình. Tư tưởng của người lớn không hướng các em vào học tập, vào hành vi đúng, mặc dù không giáo dục các em phải có hành động sai nhưng sự buông lỏng trong giáo dục làm nảy sinh các hiện tượng sai ở trẻ. Mục tiêu giáo dục là phải lấy “5 điều Bác Hồ dạy thiếu niên và nhi đồng” làm kim chỉ nam xuyên suốt trong quá trình giáo dục trẻ. 
Chính vì vậy em đã có nhiều chuyển biến rõ rệt về học tập và đạo đức. Em đã biết đoàn kết với bạn bè, nghe lời thầy cô giáo, không gây gổ, đánh nhau nữa. Em rất gương mẫu với vai trò Sao đỏ và Cán sự phụ trách thể dục, thể thao. 
C.KẾT LUẬN
 - Giáo dục học sinh cá biệt đòi hỏi nhà giáo phải có phương pháp giáo dục.
- Người giáo viên phải có nghệ thuật sư phạm, khéo léo, kiên trì, yêu thương học sinh, hiểu được đời sống tình cảm của các em. . 
 Kim Hoa,ngày 10 tháng 4 năm 2012
 Người thực hiện
 Nguyễn Thị Thanh Lừng
NHẬN XÉT ĐÁNH GIÁ VÀ XẾP LOẠI CỦA HỘI ĐỒNG KHOA HỌC
Ngàyđánh giá
Nhận xét
Xếp loại
Cấp đánh giá
( Ký tên )

Tài liệu đính kèm:

  • docsang_kien_kinh_nghiem_de_tai_nghien_cuu_lam_sao_ban_bien_pha.doc