Sáng kiến kinh nghiệm Giúp học sinh học tốt phân môn vẽ tranh - Nguyễn Thị Ngọc Thảo

Sáng kiến kinh nghiệm Giúp học sinh học tốt phân môn vẽ tranh - Nguyễn Thị Ngọc Thảo

IV : Bài học kinh nghiệm

 Từ thực tế trên tôi rút ra được kinh nghiệm sau :

 - Khi dạy phân môn Vẽ tranh cần tổ chức dưới hình thức học mà chơi, chơi mà học. Giờ học sẽ sôi nổi, người học không nhàm chán mà ngược lại rất thích thú. Học sinh sẽ thể hiện cảm xúc của mình vào tranh vẽ một cách sinh động và hấp dẫn.

 - Tuy nhiên người dạy cần chú ý đến mọi đối tượng Học sinh, tổ chức một số buổi học ngoài trời, tạo không khí học tập nhẹ nhàng, gây hứng thú để khích lệ tinh thần cho các em

 - Giáo viên chuẩn bị kế hoạch bài học đầy đủ, chuẩn bị tốt đồ đùng dạy học, sưu tầm tranh ảnh liên quan đến nội dung bài học

 

doc 4 trang Người đăng lilyphan99 Lượt xem 299Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Sáng kiến kinh nghiệm Giúp học sinh học tốt phân môn vẽ tranh - Nguyễn Thị Ngọc Thảo", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
 SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM
 ĐỀ TÀI : 
 I.Cơ sở xuất phát
 Mĩ thuật là một môn học độc lập, mục tiêu chính là làm cho tất cả Học Sinh được tiếp xúc với hoạt động nghệ thuật để các em có những hiểu biết về cái đẹp và những tiêu chuẩn về cái đẹp. Trên cơ sở đó bồi dưỡng thị hiếu thẩm mĩ, tình cảm thẩm mĩ, giúp các em cảm thụ được vẻ đẹp của các tác phẩm hội họa, vẻ đẹp của thiên nhiên, quê hương đất nước, con người. Đồng thời cung cấp cho Học Sinh một lượng kiến thức cơ bản nhất định, để các em có thể hoàn thành các bài tập. Ngoài ra, việc giáo dục Mĩ thuật trong nhà trường còn có mục đích bồi dưỡng năng khiếu và khả năng sáng tạo nghệ thuật cho Học sinh.
 Việc đổi mới nội dung chương trình và phương pháp dạy học môn Mĩ Thuật nói chung và phân môn Vẽ tranh nói riêng, đã đem lại cho Học sinh những hiểu biết về cuộc sống xung quanh, là hình thức rèn luyện cho Học sinh tập sáng tạo khi vẽ tranh, đưa các em tiếp cận với cái đẹp, tạo điều kiện cho năng khiếu Mĩ Thuật của các em phát triển Vẽ tranh là tổng hợp kiến thức giữa các phân môn, kích thích cho học sinh thói quen quan sát, tìm tòi và khám phá cuộc sống xung quanh.
 Qua vẽ tranh, các em sẽ làm giàu thêm kiến thức, phát triển trí tưởng tượng sáng tạo, rèn luyện cho các em thói quen làm việc chăm chỉ, nghiêm túc, say mê. Đó là điều kiện để Học sinh được hoạt động, được tiếp xúc với ngôn ngữ thực sự của Mĩ Thuật. 
II.Thực trạng
 Qua quá trình giảng dạy ở trường Tiểu học Vĩnh Lương 1-là một Trường
Tiểu học nằm ở ngoại thành, xa trung tâm Thành phố, đặc biệt khó khăn. Phần lớn HS ở rải rác nhiều nơi khác nhau, đa số là con em lao động nghèo, trình độ dân trí còn thấp, đời sống kinh tế còn nhiều khó khăn. Trong những năm gần đây, biển mất mùa liên tục, thời tiết ít thuận lợi cho việc nuôi trồng dẫn đến việc quan tâm, kết hợp, hỗ trợ giáo dục với Nhà trường còn nhiều hạn chế.
 Nhận thức của Học sinh không đều đặn, một số Học sinh còn quá lười, không chịu làm bài ở lớp, về nhà không có sự chuẩn bị bài như yêu cầu Giáo Viên, chỉ nghuệch ngoạc trên giấy nhằm đối phó, dẫn đến việc tiếp thu kiến thức còn thiếu đồng bộ. Mặt khác, Học sinh đang trong độ tuổi phát triển và thay đổi mạnh mẽ về mặt tâm sinh lí. Thêm vào đó là cơ sở vật chất của Nhà trường, đồ dùng dạy học phục vụ cho việc giảng dạy bộ môn Mĩ thuật chưa đầy đủ nên gặp không ít những khó khăn. Hơn nữa,Trường lại chưa có phòng học thực hành riêng. Bên cạnh những khó khăn nhất định, thì tại cơ sở cũng có nhiều điều kiện thuận lợi như : Đa số Học sinh đều rất thích học môn Mĩ Thuật. Qua quá trình giảng dạy, bản thân Tôi đã nhận thấy được tầm quan trọng của phân môn Vẽ tranh. Đa số Học sinh đều cho rằng đây là một phân môn khó và là một tiết học dễ rơi vào tình trạng sao chép lẫn nhau. Vì vậy, để giờ học Vẽ tranh có hiệu quả, Học sinh hứng thú và phát triển một cách toàn diện về đức, trí, thể , mĩ thì giáo viên phải chuẩn bị tốt về mọi mặt như : Kiến thức, kĩ năng, đồ dùng dạy học, chọn cách vào bài phù hợp với nội dung, chủ đề Việc chuyển ý phải nhẹ nhàng, đặt câu hỏi gợi mở để khai thác được nội dung bài và phù hợp với từng đối tượng học sinh. Cần tổ chức những buổi học ngoài trời để các em có cái nhìn thực tế hơn. Có như thế thì tiết học mới sôi động và đạt hiệu quả cao.
III.Biện pháp thực hiện
 Đặc trưng của dạy_học Mĩ thuật là phát huy tính tích cực học tập của Học sinh, và từ kiến thức chung, mỗi Học sinh lại tự tạo cho mình một kết quả riêng không giống nhau về bố cục, hình ảnh và màu sắc, điều đó phụ thuộc vào khả năng suy nghĩ, tìm tòi, sáng tạo và cảm nhận riêng. Do vậy dạy-học Mĩ Thuật chỉ có hiệu quả khi Học sinh hứng thú học tập, có cảm xúc về cái đẹp.
 Cảm xúc - Suy nghĩ , tìm tòi sáng tạo - Tạo ra cái đẹp 
 Qua quá trình điều tra thực tiễn, Tôi xin đưa ra một số yêu cầu và giải pháp
nhằm nâng cao kết quả học tập như sau:
- Giáo viên phải chú trọng đến phần khởi động, phải tạo không khí vui vẻ hào hứng vì đó chính là động lực tốt vào bài.
- Chuẩn bị hệ thống câu hỏi thích hợp để tạo tình huống và dẫn dắt Học sinh tìm hiểu nội dung đề tài
- Giải pháp chủ yếu để thực hiện đề tài là : Quan sát, phân tích, đàm thoại, giải thích , hướng dẫn, thực hành
 Trong quá trình giảng dạy tôi đã áp dụng những biện pháp sau: 
- Chuẩn bị giáo cụ trực quan tốt và phong phú
- Đồ dùng dạy học đạt độ thẩm mĩ cao, thực tế, phù hợp với nội dung bài
- Cần mở rộng đề tài vì phân môn vẽ tranh rất thiết thực với các em trong cuộc sống hàng ngày.
Ví dụ : Vẽ tranh đề tài tự do 
- Giáo viên gợi ý để Học sinh hình dung các hoạt động diễn ra hàng ngày để chọn đề tài đưa vào tranh
- Học sinh biết tìm, chọn nội dung đề tài và các hình ảnh điển hình làm rõ nội dung
- Biết cách sắp xếp hình vẽ cân đối với khổ giấy.
- Giáo viên hướng các em tới việc chủ động, tích cực sáng tạo tư duy trong vẽ tranh chống lại thói quen thụ động, rèn luyện tính cần cù. Đồng thời giúp Học sinh bước đầu hiểu được phương pháp làm việc khoa học, có suy nghĩ để tìm ra cách giải quyết công việc : cái gì làm trước, cái gì làm sau.
 - Phát triển ở Học sinh khả năng quan sát, tư duy
- Giúp các em cảm nhận và thể hiện cảm xúc của mình bằng đường nét, hình mảng, màu sắc vào tranh vẽ
- Lưu ý Học sinh suy nghĩ, chọn đề tài trước khi vẽ ( nên chọn đề tài đơn giản, gần gũi, phù hợp với khả năng, tránh chọn đề tài khó )
-Khuyến khích Học sinh vẽ màu theo ý thích , không áp đặt
- Bất kì bài Vẽ tranh nào dù nội dung gì đều có cách vẽ cơ bản giống nhau như sau 
Bước 1 : Chọn nội dung, đề tài
Bước 2 : Vẽ hình ảnh chính
Bước 3 : Vẽ hình ảnh phụ
Bước 4 : Vẽ màu
- Giáo Viên cần có tranh mẫu để học sinh tham khảo, vìø phân môn Vẽ tranh đi từ trực quan sinh động đến tư duy trừu tượng, tạo sự hứng thú cho học sinh.
 Từ khi áp dụng những biện pháp trên vào giảng dạy, tôi thấy năng lực Học 
Sinh có sự tiến bộ dần dần cụ thể như sau:
NĂM HỌC
TỔNG SỐ HS
KHỐI 5
 SỐ LƯỢNG
 A+ %
 SỐ LƯỢNG
 A %
 SỐ LƯỢNG
B %
2007 - 2008
158
 40 25%
 77 49%
 41 26%
2008 - 2009
125
 38 30,4% 
 87 69,6%
 0 0%
 Tóm lại: Muốn thực hiện tốt phân môn Vẽ tranh, Giáo viên cần tạo điều kiện để Học Sinh xâm nhập thực tế , từ đó các em sẽ có nhiều cảm xúc ,bài vẽ sẽ sinh động hơn. Đồng thời Giáo viên không được cắt xén chương trình một tiết Vẽ tranh mà phải đi đúng trình tự của tiết học như sau:
 - Giới thiệu bài
 - Hoạt động 1 : Tìm, chọn nội dung đề tài
 - Hoạt động 2 : Hướng dẫn học sinh cách vẽ
 - Hoạt động 3 : Hướng dẫn thực hành
 - Hoạt động 4 : Nhận xét, đánh giá
IV : Bài học kinh nghiệm
 Từ thực tế trên tôi rút ra được kinh nghiệm sau :
 - Khi dạy phân môn Vẽ tranh cần tổ chức dưới hình thức học mà chơi, chơi mà học. Giờ học sẽ sôi nổi, người học không nhàm chán mà ngược lại rất thích thú. Học sinh sẽ thể hiện cảm xúc của mình vào tranh vẽ một cách sinh động và hấp dẫn.
 - Tuy nhiên người dạy cần chú ý đến mọi đối tượng Học sinh, tổ chức một số buổi học ngoài trời, tạo không khí học tập nhẹ nhàng, gây hứng thú để khích lệ tinh thần cho các em
 - Giáo viên chuẩn bị kế hoạch bài học đầy đủ, chuẩn bị tốt đồ đùng dạy học, sưu tầm tranh ảnh liên quan đến nội dung bài học
V.Một số đề xuất và kiến nghị
 - Dành riêng một phòng cho việc dạy - học môn Mĩ Thuật
 - Nhà trường hổ trợ về một số vật mẫu, tượng, tranh phiên bản của một số Hoạ sĩ
 Qua thực tế giảng dạy tại Trường, bản thân Tôi đã rút ra được một số kinh nghiệm về việc giúp các em học tốt phân môn Vẽ tranh như trên.Tôi đã áp dụng và cảm thấy đạt hiệu quả cao hơn so với những năm học trước đây./.
 Vĩnh Lương, ngày 10 tháng 03 năm 2009
 Người thực hiện 
 Nguyễn Thị Ngọc Thảo 

Tài liệu đính kèm:

  • docsang_kien_kinh_nghiem_giup_hoc_sinh_hoc_tot_phan_mon_ve_tran.doc
  • docBÌA SKKN - THAO - 2009.doc