Sáng kiến kinh nghiệm Giúp học sinh lớp 1 học tốt phần học vần

Sáng kiến kinh nghiệm Giúp học sinh lớp 1 học tốt phần học vần

 Sau những năm triển khai kế hoạch đối với chương trình sách giáo khoa từ lớp Một đến lớp Năm và việc đổi mới nội dung phương pháp dỵ học đã đi vào ổn định và mang lại hiệu quả dạy học thiết thực .

 Như chúng ta đã biết, dạy học tiếng việt nói chung, dạy học vần cho học sinh lớp Một nói riêng là một trong những nội dung quan trọng gắn việc học đi đôi với hành, gắn nhà trường vơia đời sống xã hội. Do đó, việc rèn kĩ năng đọc, viết, nghe,nói nói chung cũng như việc rèn kĩ năng đọc nói riêng là rất cần thiết đối với học sinh lớp Một.Vì nhờ có các kĩ năng đó mà các em có thể hoà nhập và giáo tiếp với thế giới xung quanh.

 Phần học vần sách giáo khoa trình bày đơn giản để học sinh dễ nhận biết,làm cơ sở những hiểu biết ban đầu về âm, chữ ghi âm, dấu thanh, vần và chữ ghi vần, cấu tạo các vần, từ, làm quen với cách đọc văn bản, văn xuôi.

 Nhưng do phát âm theo phương ngữ từng vùngnên cách phát âm của học sinh phần đông chưa chuẩn.Một số học sinh có hoàn cảnh khó khăn không học qua mẫu giáo ( chưa nhận biết được các chữ cái ) nên cũng ảnh hưởng không nhỏ đến quá trình giảng dạy của giáo viêncũng như việc học tập của học sinh. Bên cạnh đó cũng còn một số gia đình chưa quan tâm đến việc học của các em, phó mặc việc học của các em cho thầy cô giáo.

 

doc 7 trang Người đăng minhduong20 Lượt xem 917Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Sáng kiến kinh nghiệm Giúp học sinh lớp 1 học tốt phần học vần", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
PHÒNG GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO THỚI BÌNH
TRƯỜNG TIỂU HỌC TÂN PHÚ
SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM
 Đề tài:
“Giúp học sinh lớp 1 học tốt phần học vần”.
	-Đề tài thuộc lĩnh vực chuyên môn: Dạy học
	-Họ và tên người thực hiện: Trần Thị Gấm
	-Chức vụ: Giáo viên
	-Đơn vị công tác: Trường Tiểu học Tân Phú - Huyện Thới Bình - Tỉnh Cà Mau.
Tân Phú, ngày 10 tháng 4 năm 2009
SÁNG KIẾN CẢI TIẾN KINH NGHIỆM
GIÚP HỌC SINH LỚP MỘT HỌC TỐT PHẦN HỌC VẦN
I.ĐẶT VẤN ĐỀ :
 Sau những năm triển khai kế hoạch đối với chương trình sách giáo khoa từ lớp Một đến lớp Năm và việc đổi mới nội dung phương pháp dỵ học đã đi vào ổn định và mang lại hiệu quả dạy học thiết thực .
	 Như chúng ta đã biết, dạy học tiếng việt nói chung, dạy học vần cho học sinh lớp Một nói riêng là một trong những nội dung quan trọng gắn việc học đi đôi với hành, gắn nhà trường vơia đời sống xã hội. Do đó, việc rèn kĩ năng đọc, viết, nghe,nói nói chung cũng như việc rèn kĩ năng đọc nói riêng là rất cần thiết đối với học sinh lớp Một.Vì nhờ có các kĩ năng đó mà các em có thể hoà nhập và giáo tiếp với thế giới xung quanh.
 Phần học vần sách giáo khoa trình bày đơn giản để học sinh dễ nhận biết,làm cơ sở những hiểu biết ban đầu về âm, chữ ghi âm, dấu thanh, vần và chữ ghi vần, cấu tạo các vần, từ, làm quen với cách đọc văn bản, văn xuôi.
 Nhưng do phát âm theo phương ngữ từng vùngnên cách phát âm của học sinh phần đông chưa chuẩn.Một số học sinh có hoàn cảnh khó khăn không học qua mẫu giáo ( chưa nhận biết được các chữ cái ) nên cũng ảnh hưởng không nhỏ đến quá trình giảng dạy của giáo viêncũng như việc học tập của học sinh. Bên cạnh đó cũng còn một số gia đình chưa quan tâm đến việc học của các em, phó mặc việc học của các em cho thầy cô giáo.
 Để các em tiến bộ hơn trong việc học phần học vần tôi sẽ cố gắng tìm tòi những biện pháp giúp các em có phương pháp học tập để việc học đạt kết quả cao.
 Từ thực tế, trong suốt quá trình giảng dạy lớp Một và qua việc trao đổi thông qua các tiết dạy của tổ khối chuyên môn cùng các đồng nghiệp tôi nhận thấy rằng rất nhiều học sinh ở địa phương phát âm chưa chuẩn nhất là khi bước sang phần vần.Một số vần học sinh có thể phân tích cấu tạo vần, tiếng nhưng khi đọc lại phát âm sai, một số em còn tình trạng học vẹt ( nhìn hình vẽ đọc tiếng, từ )nhưng hỏi lại không biết tiếng, từ.
 Ví dụ: một vần, tiếng học sinh hay đọc sai : uôi , ươi , uôn , .chuối, ưu , ươu,bưởi ,hươu.
 Từ việc đọc,phát âm sai dẫn đến việc học sinh viết sai chính tả sau này, vì vậy, để rèn cho học sinh kĩ năng đọc đúng, phát âm chính xác âm, vần, tiếng, từ, câu,đoạn văn trong phần học vần là yếu tố vô cùng quan trọngtrong năm đầu tiên trẻ bước vào trường tiểu học. Chính vì lý do đó nên tôi chọn trình bày sáng kiến cải tiến kinh nghiệm” Giúp học sinh học tốt phần học vần lớp Một”.
II.NHỮNG BIỆN PHÁP THỰC HIỆN :
 Từ thực trạng trên bản thân tôi đã đúc kết được một số kinh nghiệm, biện pháp để giúp học sinhhọc tốt phần học vần lớp một .
 1.đối với giáo viên:
 Phần đọc mẫu vô cùng quan trọng vì vậy đòi hỏi người giáo viênphải có giọng đọc ( phát âm ) chuẩn để dựa vào đó học sinh tiến hành phát âm theo .Bên cạnh đó khi dạy âm hoặc vần nào đó giáo viên cần hướng dẫn cách phát âm, độ rộng của miệng.. để học sinh không nhầm lẫn giữa âm và vần này với âm và vần khác.
 Thiết kế, tổ chức hướng dẫn học sinh thực hiện các hoạt động học tập, luyện đọc với nhiều hình thức đa dạng, phong phú, có sức hấp dẫn với đặc trưng của bài với đặc điểm, trình độ của học sinh, với điều kiện cụ thể của lớp, trường và đia phương.
 - Động viên, khuyến khích tạo điều kiện cho học sinh được tham gia tích cực, chủ động, sáng tạo và quá trình luyện đọc từ thấp đến cao, tạo điều kiện cho mọi học sinh đều được tham gia luyện đọc.
 Tận dụng, sử dụng các thiết bị, đồ dùng học tập, tổ chức các hình thức đa dạngở phần luyện đọc, luyện nói.
 Hướng dẫn học sinh nắm được cách đọc, viết âm, vần, tiếng, từ,. Thông qua chữ viết.
 Không ngừng đổi mới các phương pháp và hình thức tổ chức các bước lên lớp một cách hợp lý, có hiệu quả phù hợp với đặc trưng của phân môn học vần.
 - Thường xuyên kiểm tra, đánh giá sự tiến bộ của học sinh
 - Phân loại đối tượng học sinh theo từng thời điểm.
 - Quan tâm chú ý đến trình độ các đối tượng học sinh trong lớp, phân bố thời lượng phù hợp cho từng tiết dạy.
 - Nắm được tâm sinh lý lứa tuổi học sinh nhất là học sinh cá biệt. Từ đó có kế hoạch giáo dục cụ thể đối với đối tượng học sinh này.
 - Tạo không kgí thân thiện giữa giáo viên và học sính, thường xuyên bồi dưỡng tình cảm, thái độ qua các bài học, tạo cho các em thái độ tự tin trong học tập.
 - Hướng dẫn học sinh luyện đọc theo nhiều hình thức: Cá nhân, bàn, nhóm, lớp, đọc nối tiếp.
 - Lập kế hoạch phụ đạo học sinh yếu kém, học sinh cá biệt.
 - Biết vận dụng linh hoạt các phương pháp dạy học phù hợp với từng loại bài: Dạy âm, dạy vần, bài ôn tập âm vần..
 - Để đạt được hiệu quả cao hơn, bản thân giáo viên không ngừng học hỏi,nghiên cứu ,tài liệu, tìm thêm những biện pháp hữu hiệu nhằm nâng cao kết quả dạy và học, nhằm đáp ứng được mục tiêu của phân môn học vần.
 2.Đối với học sinh:
 - Tích cực, chủ động tham gia cá hoạt động học tập để tự khám phá và lĩnh hội kiến thức, rèn luyện các kĩ năng, xây dựng thái độ và hành vi đúng đắn.
 - Tập trung học tâp, chú ý nghe giảng,luyện đọc theo hướng dẫn của thầy ( cô ) giáo.Mạnh dạn phát biểu và trình bày ý kiến, quan điểm của cá nhân, tích cực thảo luận, đặt câu hỏi cho bản thân, cho bạn, biết nhận xét, đánh giá các ý kiến.
 - Thực hành ghép chữ thông qua các bài học, vận dụng kiến thức đã học để phân tích, đánh giá giải quyết các tình huống. 
 - Quan tâm,giúp đỡ những bạn học yếu để cùng nhau tiến bộ.
 3.Hệ thống lại nội dung chương trình sách giáo khoa:
 Giáo viên nắm vững nội dung, chương trình sách giáo khoa một cách có hệ thjống và lôgic.
 4.Sưu tầm thêm những tư liệu và đồ dùng 
 Giáo viên sưu tầm thêm tranh ảnh, tài liệu có liên quan đến bài học.
 5.Chuẩn bị bài soạn.
 Bài soạn được xem là một bản thiết kế để thực hiện dạy và học các môn học nói chung và phân môn học vần nói riêng. Bản thiết kế cho hoạt động dạy của giáo viên và hoạt động học của học sinh trong mối quam hệ tương tác nhằm đạt các đơn vị tri thức mới ( âm, vần, tiếng, từ..) và hình thành kĩ năng (đọc, viết ) phát triển kĩ năng sẵn có (nghe, nói ) trong một thời gian nhất định với những điều kiện dạy học cụ thể .
 - Trong phần học vần, bài học mỗi bài được thực hiện trong 2 tiết với mục tiêu, nội dung, đơn vị kiến thức rất cụ thể. Giáo viên dựa vào tranh ảnh hoặc tranh sách giáo khoa để giới thiệu tiếng, từ khoá.
 - Chuẩn bị các phương pháp, các bước tiến hành lên lớp cho phù hợp với nội dung của từng tiết học, phân tích, đánh vần, giải nghĩa
 - Dự kiến những khó khăn khi luyện đọc cho học sinh hay mắc phải như: Nhận dạng,phân tích, chữ ghi âm, dấu thanh, phát âm. Giáo viên phải đưa ra các gợi ý cụ thể và quy trình luyện đọc có thể phải hỗ trợ nhiều lần đối với học sinh yếu kém, cá biệt để các em nắm vững cách đọc, phát âm từ dễ đếnm khó, từ đơn giản đến phức tạp . Sau khi đã dự tính những khó khăn, vướng mắc học sinh mắc phải có cách gợi ý và hướng dẫn cụ thể cho từng nội dung, giáo viên tiến hành soạn bài theo quy trình đã định. Giáo viên cần để ý đến các biện pháp giải quyết tình huống sư phạm có thể xảy ra trong tiết học đối với học sinh có hoàn cảnh khó khăn, học sinh cá biệt, học sinh yếu kém.
 - Chuẩn bị các hoạt động nối tiếp: xác định những việc học sinh cần phải tiếp tục thực hiện sau giờ học.
 6.Tiến hành lên lớp 
DẠNG BÀI DẠY CHỮ GHI ÂM, VẦN MỚI
 a.Giới thiệu bài :
 Giáo viên có thể dựa vào tranh SGK, tranh ảnh đã chuẩn bị để giới thiệu âm, vần mới. Giáo viên có thể thay đổi cách giới thiệu cho học sinh, tạo hứng thú học tập cho học sinh.
 b.Dạy âm, vần mới.
 Giới thiệu âm, vần mới .
 - Cho học sinh nhận diện chữ; giáo viên nêu câu hỏi giúp học sinh định hướng trả lời .
 - Phân tích cấu tạo , so sánh âm, vần mới học, đánh vần âm, vần, tiếng khoá. Giáo viên phát âm hoặc đánh vần mẫu phải thật chính xác trong quá trình hướng dẫn học sinh phát âm. Giáo viên chú ý chỉnh sửa phát âm cho học sinh khi học sinh đọc nối tiếp, đọc nhóm, đồng thanh.
 - Đây là một trong những bước luyện phát âm rất quan trọng, học sinh đọc đúng, to, rõ ràng hay không là do sự hướng dẫn của giáo viên. Tạo điều kiện cho tất cả học sinh đều được tham gia vào luyện phát âm – đọc. Giáo viên có thể hướng dẫn học sinh yếu cách phát âm, ví dụ : âm o ( miệng hơi hẹp, tròn môi ).
 - Hướng dẫn học sinh ghép âm, vần thành tiếng, từ giúp các em luyện đánh vần và đọc trơn theo hình thức đọc cá nhân,dãy, bàn, lớp. Trong quá trình đọc trơn giáo viên cần theo dõi các em đọc, em nào đọc chưa đúng cho dừng lại phân tích, chỉnh sửa, hướng dẫn đọc nếu còn thấy sai cho học sinh khá giỏi đọc mẫu rồi cho học sinh yếu đọc theo. Đặc biệt phải cho học sinh nắm chắc phần nhận diện ( phân tích ) vần, tiếng, từ tránh trường hợp học ssinh học vẹt.
 - Hướng dẫn học sinh đọc từ ngữ ứng dụng, câu ứng dụng: Bước đầu cho học sinh làm quen với cách đọc từ, cụm từ, câu ngắn. Những em yếu có thể cho nhẩm trước khi đọc. Giải nghĩa từ ( có thể treo tranh ảnh ) để học sinh dễ nhớ, dễ hình dung.
 + Luyện tập: Phần này giáo viên giúp học sinh luyện tập cả 4 kĩ năng (đọc, viết, nghe,nói). Ở đây chỉ trình bày kĩ năng đọc : Giáo viên hướng dẫn học sinh luyện đọc lại âm,vần,tiếng, từ khoá, từ ứng dụng, câu ứng dụng trên bảng; khi đọc câu,giáo viên chú ý ngắt nghỉ hơi. Cho học sinh đọc bằng nhiều hình thức. căn cứ vào khả năng, trình độ mặt bằng của lớp mà giáo viên phân bố thời gian cho phần luyện đọc sao cho phù hợp với học sinh. Giáo viên cần chú ý đặc biệt đến những em yếu kém, nhút nhát, đọc nhỏ tránh tình trạng học sinh học vẹt.
 +Phần củng cố, dặn dò: Giáo viên có thể chỉ bảng gọi học sịnh đọc cũng có thể cho học sinh chỉ chữ ở sách giáo khoa và đọc theo giáo viên, cũng có thể cho học sinh khá giỏi đọc cả lớp đọc theo. Sau đó tổ chức cho các em tìm kiếm từ có âm, vần mới học( bằng hình thức trò chơi ). Giáo viên dặn học sinh về đọc kĩ lại bài và xem trước bài sau.
III.KẾT QUẢ VÀ VIỆC PHỔ BIẾN THỰC HIỆN.
 Trong giai đoạn đổi mới giáo dục như hiện nay, nhiệm vụ của người giáo viên ngày càng nặng nề. Nếu giáo viên không tự mình học hỏi, nâng cao tay nghề, tiếp thu có hiệu quả những đổi mới phương pháp thì sẽ đẩy lùi sự phát triển giáo dục. Sau những năm đổi mới nội dung chương trình sách giáo khoa và những năm trực tiếp giảng dạy lớp một tôi nhận thấy kết quả học tập của học sinh đã có phần tiến bộ vì những biện pháp thực hiện trên . Tỷ lệ học sinh khá tăng, học sinh yếu kém giảm theo từng thời điểm. Đa số học sinh đọc, phát âm khá đúng, tỷ lệ học sinh học vẹt thấp.
 Trên đây là một số kinh nghiệm tôi đã đúc rút được trong quá trình giảng dạy phân môn học vần lớp một. Dù đã cố gắng mấy để đưa ra những cách thức, biện pháp và phương pháp, hình thức tổ chức dạy học tối ưu nhất để giúp cho học sinh học tập tốt hơn, song vẫn còn nhiều hạn chế và thiếu sót. Tôi rất mong được sự góp ý nhận xét, bổ sung của các cấp lãnh đạo, của các bạn đồng nghiệp để tôi có được nhiều kinh nghiệm hơn nữa trong quá trình giảng dạy sau này, góp phần hưởng ứng cuộc vận động “hai không” với 4 nội dung.
Tôi xin chân thành cảm ơn
 Tân Phú, ngày 22 tháng 12 năm 2008
 Người thực hiện 
 Trần Thị Gấm 
PHẦN NHẬN XÉT ĐÁNH GIÁ, XẾP LOẠI 
SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM 
Tên đề tài : Giúp học sinh lớp Một học tốt phần học vần 
Tác giả :Trần Thị Gấm 
Trường tiểu học Tân Phú
Phòng GD& ĐT Thới Bình
Nội dung
Xếp loại
Nội dung
Xếp loại
- Đặt vấn đề 
- Biện pháp 
- Kết quả phổ biến, ứng dụng 
- Tính khoa học 
- Tính sáng tạo 
- Đặt vấn đề 
- Biện pháp 
- Kết quả phổ biến, ứng dụng 
- Tính khoa học 
- Tính sáng tạo 
Xếp loại chung :
 Ngày tháng năm 200
 Hiệu trưởng 
Xếp loại chung :
 Ngày tháng năm 200
 Thủ trưởng đơn vị 
 Căn cứ kết qủa xét, thẩm định của hội đồng khoa học ngành GD&ĐT cấp Tỉnh, giám đốc Sở GD&ĐT Cà Mau thống nhất công nhận SKKN và xếp loại :
 Ngày tháng năm 200
 GIÁM ĐỐC
Phoøng GD Thôùi Bình 
Tröôøng: TH Taân Phuù
Hoï Vaø Teân :Nguyeãn Thò Ñænh

Tài liệu đính kèm:

  • docSKKN-2009_Gam.doc