Sáng kiến kinh nghiệm Giúp trẻ có phương pháp giải toán có lời văn

Sáng kiến kinh nghiệm Giúp trẻ có phương pháp giải toán có lời văn

Đặt vấn đề

- Xuất phát từ yêu cầu cơ bản cải tiến phương pháp dạy và học trong giai đoạn hiện nay.

- Xuất phát từ mục đích, yêu cầu của chương trình toán lớp 4. Từ những hạn chế của của tâm lý của lứa tuổi. Từ tình hình thực tiễn trình độ nhận thức của học sinh lớp, tôi luôn luôn trăn trở, suy nghĩ tìm cách cải tiến phương pháp dạy bộ môn Toán. Trong khuôn khổ bài viết có hạn, sau đây tôi chỉ đề cập đến một vấn đề, đó là “Giúp trẻ có phương pháp giải toán có lời văn”.

Sở dĩ tôi chọn đề tài này là vì đối với nhận thức của học sinh tiểu học nói chung, của lớp tôi nói riêng, các em đa số “Giải toán có lời văn” còn yếu vì nhiều nguyên nhân, trong đó vẫn là: Do đặc điểm tâm sinh lý lứa tuổi, các cháu thường vội vàng, hấp tấp, đơn giản hoá vấn đề nên đôi khi chưa hiểu kỹ đề bài đã vội vàng làm bài, dẫn đến kết quả còn nhiều khi bị sai, thiếu hoặc đúng nhưng chưa đủ.

- Bên cạnh đó, cũng còn một nguyên nhân quan trọng nữa là tâm lý lứa tuổi. Các cháu thích giống bài của bạn, không tin tưởng vào bài của chính mình nên dẫn đến những sai sót giống nhau. Thậm chí có khi đã làm bài đúng rồi nhưng lại bỏ đi, chép lại sao cho giống bài của bạn. Đây là do các em thiếu cơ sở lý luận, không tin tưởng vào mình.

- Xuất phát từ tình hình thực tế này mà tôi chọn đề tài:

“Giúp trẻ có phương pháp giải toán có lời văn”

 

doc 6 trang Người đăng minhanh10 Lượt xem 673Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Sáng kiến kinh nghiệm Giúp trẻ có phương pháp giải toán có lời văn", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
 Giúp trẻ có phương pháp giải toán có lời văn.
Đặt vấn đề
-    Xuất phát từ yêu cầu cơ bản cải tiến phương pháp dạy và học trong giai đoạn hiện nay.
-    Xuất phát từ mục đích, yêu cầu của chương trình toán lớp 4. Từ những hạn chế của của tâm lý của lứa tuổi. Từ tình hình thực tiễn trình độ nhận thức của học sinh lớp, tôi luôn luôn trăn trở, suy nghĩ tìm cách cải tiến phương pháp dạy bộ môn Toán. Trong khuôn khổ bài viết có hạn, sau đây tôi chỉ đề cập đến một vấn đề, đó là “Giúp trẻ có phương pháp giải toán có lời văn”.
Sở dĩ tôi chọn đề tài này là vì đối với nhận thức của học sinh tiểu học nói chung, của lớp tôi nói riêng, các em đa số “Giải toán có lời văn” còn yếu vì nhiều nguyên nhân, trong đó vẫn là: Do đặc điểm tâm sinh lý lứa tuổi, các cháu thường vội vàng, hấp tấp, đơn giản hoá vấn đề nên đôi khi chưa hiểu kỹ đề bài đã vội vàng làm bài, dẫn đến kết quả còn nhiều khi bị sai, thiếu hoặc đúng nhưng chưa đủ.
-   Bên cạnh đó, cũng còn một nguyên nhân quan trọng nữa là tâm lý lứa tuổi. Các cháu thích giống bài của bạn, không tin tưởng vào bài của chính mình nên dẫn đến những sai sót giống nhau. Thậm chí có khi đã làm bài đúng rồi nhưng lại bỏ đi, chép lại sao cho giống bài của bạn. Đây là do các em thiếu cơ sở lý luận, không tin tưởng vào mình.
-    Xuất phát từ tình hình thực tế này mà tôi chọn đề tài:
“Giúp trẻ có phương pháp  giải toán có lời văn”
I.               Cơ sở lý luận.
     Chương trình toán lớp 4 có nhiều dạng toán hợp cơ bản có lời văn như:
- Tìm số trung bình cộng. 
- Tìm hai số khi biết tổng và hiếu của hai số.
- Tìm hai số khi biết tổng và tỉ của hai số.
- Tìm hai số khi biết hiệu và tỉ của hai số.
Trong quá trình giảng dạy, giáo viên không nhất thiết bắt buộc học sinh phải nhớ đây là dạng nào? Bởi  vì sự phân chia các dạng toán hợp chỉ có tính tương đối nhằm giúp học sinh làm quen và biết cách giải một số dạng toán hợp khác nhau. Điều chủ yếu là giáo viên phân tích kĩ từng mẫu bài toán, biết lập luận một cách lôgic để tìm ra cách giải nhan và đúng. Học sinh phải xác định được đâu là giả thiết, đâu là kết luận của đề toán, từ đó tìm được cách giải tương ứng của mỗi dạng toán.
Quá trình triển khai
Từ cơ sở lý luận trên, tôi có phương hướng giải quyết vấn đề: Giúp học sinh hình thành kỹ năng, kỹ xảo, nắm được phương pháp chung “giải toán có lời văn” như sau:
- Bước 1: Thường xuyên cho họ sinh đọc đề bài nhiều lần trước khi làm bài, từ đó các em hình thành thói quen đọc kỹ bài trước khi giải.
- Bước 2: Trong quá trình giải, chữa bài tập toán ở nhà, vở bài tập in, khi giả toán đố, tôi thường xuyên cho học sinh tóm tắt. Trước khi tóm tắt thường hướng dẫn cho các em có cách tóm tắt bài bằng hệ thống các câu hỏi gợi mở, giúp học sinh nhận biết dạng toán điển hình. Ví dụ: toán hợp giải bằng hai phép tính nhân, chia, có liên quan đến éut về đơn vị v.v Từ đó học sinh có hướng tóm tắt bài toán cho đúng với yêu cầu của từng loại bài.
- Bước 3: Phân tích bài toán. Giáo viên đưa ra hệ thống câu hỏi phù hợp gợi mở cho học sinhđi ngược từ câu hỏi của bài toán trở lại điều kiện của đầu bài đã cho.
- Bước 4: Giải bài toán. Từ ba bước trên, giúp học sinh hiểu kỹ đầu bài, từ đó học sinh định hướng, tư duy và tìm ra cách giải bài toán đó.
- Bước 5: Thử lại kết quả. Sau khi giải xong, cho các em thử lại kết quả. Bước này giúp học sinh có cơ sở lý luận, tin tưởng vào cách làm bài của mình.
Để hình thành cho học sinh có kỹ năng, kỹ xảo “giải toán  có lời văn” theo năm buớc trên, đòi hỏi người giáo viên phải thực hiện thường xuyên, liên tục.
 VD1: Một tổ sản xuất muối thu hoạch trong năm đợt như sau: 45 tạ; 60 tạ; 75 tạ; 72 tạ; 98 tạ. Hỏi trung bình mỗi đợt thu hoạch bao nhiêu tấn muối?
Bài giảng mẫu:
+ Bước 1: Cho học sinh đọc kỹ đầu bài. Tìm hiểu khai thác đề.
+ Bước 2: Tóm tắt.
Thu 5 đợt: 45 tạ; 60 tạ; 75 tạ; 72 tạ; 98 tạ. 
Trung bình mỗi đợt ? tạ
+ Bước 3: Phân tích.
- Bài toán hỏi gì? (số tạ muối trung bình mỗi đợt)
- Bài toán cho biết gì? (Số tạ muối mỗi đợt)
- Muốn tìm số muối trung bình mỗi đợt ta phải làm gì? (Tìm tổng số muối)
 Cách làm: Tìm tổng rồi chia cho số đợt.
+ Bước 4: Giải.
Tổng số muối cả 5 đợt là:
45 + 60 +75 + 72 + 98 = 350  (tạ)
 Trung bình mỗi đợt thu hoạch được là:
350 : 5= 70   (tạ)
Đáp số: 70 tạ
+ Bước 5: Thử lại 
                        70 x 5 = 350     (tạ)
VD2: Cho tổng hai số là a, hiệu hai số là b. Tìm hai số đó?
* Giáo viên sẽ hướng dẫn học sinh theo 5 bước thông thường sau:
+ Bước 1: Tóm tắt bài toán bằng ngôn ngữ toán học. Cụ thể ở bài này học sinh phải vẽ sơ đồ minh hoạ.
                            ?
Số lớn:
                            ?                   b                 a    
Số bé:
+ Bước 3: Phân tích bài toán để tìm cách giải :
            - Bài toán hỏi gì? 
            - Đầu bài cho biết gì? 
            - Muốn tìm mỗi số ta phải làm thế nào?
+ Bước 4: Giải toán.
Cách 1: Ta thấy nếu lấy tổng hai số (a) trừ đi hiệu hai số (b) thì ta được hai lần số bé, chia cho 2 ta được số bé: Vậy số bé = (a – b): 2
Từ đó ta có thể tìm được số lớn bằng một trong hai cách đã học.
Cách 2: Nếu lấy tổng hai số (a) cộng với hiệu hai số (b) ta được hai lần số lớn, chia cho 2 ta được số lớn: Vậy số lớn = (a + b): 2
Từ đó ta có thể tìm được số bé bằng một trong hai cách đã học.
+ Bước 5: Thử lại kết quả của bài toán:
a = Số lớn + Số bé
b = Số lớn – Số bé
VD3: An và Bình có 12 nhãn vở. Số nhãn vở của An bằng 1/3 số nhãn vở của Bình. Hỏi mỗi bạn có bao nhiêu nhãn vở?
VD4: Bình có số nhãn vở gấp 3 lần xố nhãn vở của An, số nhãn vở của Bình nhiều hơn An là  12 nhãn vở. Hỏi mỗi bạn có bao nhiêu nhãn vở?
* ở 2 dạng toán này, giáo viên nên hướng dẫn học sinh như sau.
        + Bước 1: Đọc kĩ đề toán
        + Bước 2: Vẽ được sơ đồ bài
        + Bước 3: Xác định được tổng ( hiệu) và tỉ số của 2 số
        + Bước 4: Giải toán.
Số phần bằng nhau là:
    1 = 3 =4 (phần)
Số nhãn vở của An Là:
    12 ; 4 = 3 (nhãn vở)
Số nhãn vở của Bình là:
    3 x 3 = 9 (nhãn vở)
        Đ/S: An: 3 nhãn vở
                                    Bình: 9 nhãn vở
Hiệu số phần bằng nhau là:
    3 – 1 = 2 (phần)
Số nhãn vở của An là
    12 : 2 = 6 (nhãn vở)
Số nhãn vở của Bình là 
    6 x 3 = 18 (nhãn vở)
         Đ/S   An: 6 nhãn vở
                  Bình: 18 nhãn vở
+ Bước 5: Thử lại kết quả. 3 + 9 = 12 hoặc 18 – 6 = 12
VD5: Bài toán về hình học (hình chữ nhật, hình vuông), học sinh phải nhớ được công thức tính chu vi và diện tích mỗi hình. Các số đo (chiều dài, chiều rộng hình chữ nhật) Phải cùng một đơn vị đo. Tên đơn vị phải viết chính xác.
Kết quả thực hiện
- Với các biện pháp và việc làm trên đây đối với học sinh lớp 4C nói chung và một số em học yếu môn Toán của lớp nói riêng, tôi thấy đã đạt được một số kết quae sau đây. 
- Trước hết, đây là bảng thông kê chất lượng môn toán qua kết quả kiểm tra đầu năm học. 
Sỹ số lớp              : 47
Số bài kiểm tra     : 47
0 +1 +2
3 + 4
5 + 6
7 + 8
9 + 10
1
7
16
15
8
2%
14%
36%
32%
16%
 Trên TB: 39 bài (84%)
 Dưới TB: 8 bài  (16%)
Với sự giúp đỡ chỉ đạo của BGH nhà trường, sự nỗ lực cổ gắng của bản thân mỗi học sinh, sự rèn luyện bồi dưỡng thường xuyên của giáo viên chủ nhiệm, đến nay qua một học ký,  kết quả bài kiểm tra cuối học kỳ  I đã có nhiều tiến bộ, đạt kết quả sau đây:
0 + 1 +2
3 + 4
5 + 6
7 + 8
9 + 10
0
3
11
13
20
0
6%
22%
32%
40%
 Trên TB            : 44 em (94%)
 Dưới TB           : 3 em (6%)
Trên đây mới chỉ là  kết quả khiêm tốn nhưng cũng đủ để chứng minh được rằng: Khi học sinh đã có một số vốn kiến thức, kỹ năng, kỹ xảo môn toán, nắm được phương pháp giải các bài toán có lời văn, kết quả học tập của các em sẽ được nâng lên.
Bài học kinh nghiệm
Thông qua việc thực hiện, giải quyết vấn đề đã được nêu trên, tôi đã rút ra được một số bài học kinh nghiệm cho bản thân trong quá trình giảng dạy toán có lời văn cho học sinh .
·               Luôn động viên, khuyến khích học sinh đào sâu suy nghĩ. Phát huy trí lực của học sinh. Không trách phạt, phê bình khi các em làm bài sai dẫn đến việc các em sẽ mất bình tĩnh, rối trí trong quá trình giải toán.
·               Sử dụng triệt để những đồ dùng dạy học khi dạy toán để lôi cuốn, gây hứng thú cho học sinh đối với môn học được coi là khô khan nhất này.
·               Thường xuyên kiểm tra việc nắm các bước giải toán có lời văn của học sinh để củng cố khắc sâu cho các em kiến thức ở các giờ luyện tập, thi giải toán nhanh trong giờ sinh hoạt vui chơi.
Trên đây là một số vấn đề tôi đã suy nghĩ, học hỏi và thể hiện trong quá trình giảng dạy, đặc biệt là môn Toán. Tôi rất mong được sự nhận xét, góp ý của các đồng chí, đồng nghiệp để giúp đỡ tôi hoàn thành tốt hơn nữa trọng trách của người giáo viên trong “ Sự nghiệp trồng người”.
Xin chân thành cảm ơn các đồng chí!

Tài liệu đính kèm:

  • docTOAN CÓ LOI L4 X.doc