Sáng kiến kinh nghiệm Hệu phó với công tác kiểm tra, tổ chức kiểm tra chuyên môn

Sáng kiến kinh nghiệm Hệu phó với công tác kiểm tra, tổ chức kiểm tra chuyên môn

 Đất nước ta đang trong thời kỳ đổi mới, hội nhập, để bắt kịp với các nước tiên tiến trong khu vực và trên thế giới về các mặt: kinh tế, giáo dục, y tế Vì vậy vấn đề giáo dục và đào tạo được Đảng và Nhà nước hết sức quan tâm đến. Theo tinh thần Nghị quyết Đại hội Đảng khoá VIII, khoá IX, khoá X gần đây, bàn nhiều về giáo dục và đào tạo coi giáo dục và đào tạo là điểm mấu chốt để đưa nước ta thoát khỏi nghèo nàn, lạc hậu, trở thành nước công nghiệp vào năm 2020.

Trong bài phát biểu tại hội nghị tổng kết ngành giáo dục năm học 2002-2003 nguyên Thủ tướng Phan Văn Khải nhấn mạnh: “ Muốn nâng cao được chất lượng giáo dục và đào tạo trong giai đoạn hiện nay cũng như các năm tiếp theo, thì yếu tố quyết định là ở đội ngũ nhà giáo ”.

Trong lĩnh vực lãnh đạo, quản lý Đảng và Nhà nước từ Trung ương đến địa phương đều rất chú ý đến công tác kiểm tra. Đây là vấn đề mấu chốt trong sự phát triển theo đúng định hướng. Vì vậy, những người làm công tác giáo dục càng phải nâng cao vị trí, vai trò, tầm quan trọng trong việc kiểm tra thực hiện mục tiêu giáo dục. Vấn đề kiểm tra không chỉ dừng lại ở chỗ, phát hiện sửa chữa những sai lầm, thiếu sót trong quá trình thực hiện, mà còn có nhiệm vụ quan trọng hơn nữa là: tư vấn, hướng dẫn các đối tượng cá nhân, tập thể làm được, làm tốt hơn nữa những gì đã, đang tiến hành thực hiện. Kiểm tra còn là đòn bẩy để thúc đẩy hoạt động thi đua trong các lĩnh vực.

 

doc 14 trang Người đăng haiphuong68 Lượt xem 585Lượt tải 1 Download
Bạn đang xem tài liệu "Sáng kiến kinh nghiệm Hệu phó với công tác kiểm tra, tổ chức kiểm tra chuyên môn", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM
ĐỀ TÀI :
“ HIỆU PHÓ VỚI CÔNG TÁC 
KIỂM TRA, TỔ CHỨC KIỂM TRA CHUYÊN MÔN ”
I. NHẬN THỨC VẤN ĐỀ.
 	 Đất nước ta đang trong thời kỳ đổi mới, hội nhập, để bắt kịp với các nước tiên tiến trong khu vực và trên thế giới về các mặt: kinh tế, giáo dục, y tế  Vì vậy vấn đề giáo dục và đào tạo được Đảng và Nhà nước hết sức quan tâm đến. Theo tinh thần Nghị quyết Đại hội Đảng khoá VIII, khoá IX, khoá X gần đây, bàn nhiều về giáo dục và đào tạo coi giáo dục và đào tạo là điểm mấu chốt để đưa nước ta thoát khỏi nghèo nàn, lạc hậu, trở thành nước công nghiệp vào năm 2020. 
Trong bài phát biểu tại hội nghị tổng kết ngành giáo dục năm học 2002-2003 nguyên Thủ tướng Phan Văn Khải nhấn mạnh: “ Muốn nâng cao được chất lượng giáo dục và đào tạo trong giai đoạn hiện nay cũng như các năm tiếp theo, thì yếu tố quyết định là ở đội ngũ nhà giáo ”. 
Trong lĩnh vực lãnh đạo, quản lý Đảng và Nhà nước từ Trung ương đến địa phương đều rất chú ý đến công tác kiểm tra. Đây là vấn đề mấu chốt trong sự phát triển theo đúng định hướng. Vì vậy, những người làm công tác giáo dục càng phải nâng cao vị trí, vai trò, tầm quan trọng trong việc kiểm tra thực hiện mục tiêu giáo dục. Vấn đề kiểm tra không chỉ dừng lại ở chỗ, phát hiện sửa chữa những sai lầm, thiếu sót trong quá trình thực hiện, mà còn có nhiệm vụ quan trọng hơn nữa là: tư vấn, hướùng dẫn các đối tượng cá nhân, tập thể làm được, làm tốt hơn nữa những gì đã, đang tiến hành thực hiện. Kiểm tra còn là đòn bẩy để thúc đẩy hoạt động thi đua trong các lĩnh vực. 
 Như vậy, sẽ đòi hỏi ở người giáo viên trong quá trình thực hiện nhiệm vụ giáo dục phải là người có: Lập trường tư tưởng chính trị vững vàng, phẩm chất đạo đức, kiến thức và kĩ năng sư phạm. Để thực hiện tốt được ba yếu tố trên, bên cạnh sự nhiệt tình, nỗ lực của mỗi cán bộ giáo viên, thì nhiệm vụ kiểm tra đánh giá, giám sát, đôn đốc, tư vấn  của người cán bộ quản lí chuyên môn là rất quan trọng, nó mang yếu tố quyết định đến chất lượng giáo dục trong toàn đơn vị.
 Trong quá trình tổ chức, quản lý ở trường Tiểu học, thì công tác kiểm tra việc thực hiện quy chế chuyên môn là một nhiệm vụ đăïc biệt và quan trọng nó chi phối rất nhiều thời gian, công sức trong việc thực hiện mục tiêu, nhiệm vụ giáo dục của đơn vị. Việc kiểm tra, tổ chức kiểm tra quản lý chuyên môn của người Hiệu Phó không những nâng cao được chất lượng giáo dục, mà còn thúc đẩy quá trình thi đua, dạy tốt, học tốt cũng như các hoạt động khác cùng diễn ra. Chính vì vậy mà đòi hỏi người Hiệu Phó chuyên môn phải có phương pháp, hình thức kiểm tra, tổ chức kiểm tra khoa học, hiệu quả, thiết thực, phù hợp với tình hình của đơn vị và phát huy tốt khả năng của từng thành viên, từng lĩnh vực, từng nhiệm vụ cụ thể trong công tác kiểm tra việc thực hiện quy chế chuyên môn  Đó cũng chính là lý do đã thôi thúc tôi ấp ủ thực hiện đề tài “Hiệu Phó với công tác kiểm tra, tổ chức kiểm tra chuyên môn”. 
II.THỰC TRẠNG:
1. Thuận lợi:
Trong những năm gần đây, công tác kiểm tra thực hiện quy chế chuyên môn trong nhà trường đã có nhiều tiến bộ, đổi mới, từng bước đã đi vào nề nếp, ổn định.
Các thành viên từ Hiệu phó đến các tổ trưởng tổ chuyên môn, giáo viên trong đơn vị đã có ý thức trách nhiệm trong việc thực hiên quy chế, nhiệm vụ chuyên môn được giao. 
Nôi dung, cách thức tiến hành kiểm tra, được thực hiện, đúng theo phân cấp quản lý như: 
+ Hiệu trưởng kiểm tra hiệu phó, các bộ phận, các tổ chuyên môn, giáo viên và, học sinh.
 + Hiệu phó kiểm tra các tổ chuyên môn, giáo viên và, học sinh.
 + Khối trưởng kiểm tra các thành viên trong tổ và học sinh.
 + Ban thanh tra kiểm tra các thành viên trong đơn vị, kiểm tra giáo viên và học sinh. 
 Điều này mặc dù đã đem lại kết quả rất tốt trong những năm qua của đơn vị, song xét trên tình hình thực tế trong giai đoạn hiện nay thì vẫn chưa đáp ứng được yêu cầu và cũng còn gặp một số khó khăn hạn chế nhất định: 
2. Khó khăn, hạn chế:
- Các khối trưởng được Hiệu trưởng bổ nhiệm hàng năm là một chức danh kiêm nhiệm, họ vẫn làm nhiệm vụ nặng nề của một giáo viên chủ nhiệm lớp, chính vì vậy mà sự tập trung đầu tư cho công tác kiểm tra cũng chỉ có giới hạn.
- Số lượng các lớp trong tổ chuyên môn tuy không nhiều nhưng lại rải ra ở các điểm khác nhau, vả lại công tác kiểm tra chỉ là một trong nhiều công việc, của quá trình thực hiện nhiệm vụ năm học.
- Công tác kiểm tra của Hiệu Phó cũng chỉ có giới hạn nên không thể tránh khỏi hạn chế về mức độ thường xuyên, chi tiết, sâu, rộng ở tất cả các lần, các đợt kiểm tra. Nhiều khi còn mang tính chủ quan, cá nhân của người kiểm tra đối với người được kiểm tra và có tính chất lặp đi, lặp lại nhiều lần. 
- Hình thức kiểm tra còn nặng nề đơn điệu, gò ép, rập khuôn, thiếu sáng tạo, năng động, chưa có bước đột phá trong công tác kiểm tra, tổ chức kiểm tra chuyên môn.
- Không phát huy hết năng lực sở trường của các thành viên trong vấn đề kiểm tra, tổ chức kiểm tra chuyên môn. 
- Chưa tạo ra được trong phạm vị rộng để toàn thể các thành viên trao đổi, đánh giá rút kinh nghiệm, học tập qua công tác kiểm tra chuyên môn. Giáo viên luôn là người “ được kiểm tra ”, nên ít có điều kiện trao đổi, học tập các kinh nghiệm cũng như kĩ năng soạn, giảng của bạn bè đồng nghiệp.
- Số lần, số lượt kiểm tra thực hiện quy chế chuyên môn từ Hiệu Phó đến các tổ khối trong những năm qua còn hạn chế, thiếu tính thường xuyên, liên tục nên nhiều lúc phát hiện những thiếu sót còn chậm, chưa được kịp thời 
- Chưa tạo được tính thường xuyên, chủ động, tự tin của mỗi giáo viên trong công tác kiểm tra và tự kiểm tra.
 Từ những lý do và thực trạng trên, đó chính là cơ sở để chúng tôi xây dựng hệ thống, nội dung và phương pháp kiểm tra, tổ chức kiểm tra chuyên môn mang tính thường xuyên, chặt chẽ, khoa học và hiệu quả hơn.
 III. BIỆN PHÁP THỰC HIỆN:
A.NHỮNG ĐIỀU CHỈNH VỀ CÔNG TÁC TỔ CHỨC KIỂM TRA:
1. TRONG NHỮNG TRƯỚC:
- Hiệu trưởng kiểm tra toàn bộ các thành viên trong đơn vị (các bộ phận, các tổ chuyên môn, giáo viên, học sinh ) 
- Khối trưởng kiểm tra giáo viên trong khối, học sinh .
- Ban thanh tra kiểm tra giáo viên và học sinh trong toàn trường. 
2. TRONG NĂM HỌC 2006-2007: 
- Ban giám hiệu kiểm tra giáo viên và tổ chức cho các tổ trưởng tổ chuyên môn, giáo viên thực hiện công tác kiểm tra, tổ chức kiểm tra.
- Khốùi trưởng kiểm tra và tổ chức chỉ đạo cho các thành viên của tổ thực hiện công tác kiểm tra và tự kiểm tra .
- Thực hiện kiểm tra chéo giữa các thành viên trong đơn vị ( Hiệu phó cùng với khối trưởng tổ chức chỉ đạo thực hiện ) 
- Giáo viên tự kiểm tra việc thực hiện quy chế chuyên môn hàng tháng sau đó báo cáo lại cho Tổ trưởng và Hiệu Phó. 
B.KẾ HOẠCH TỔ CHỨC KIỂM TRA:
I. TỔ CHỨC KIỂM TRA ĐỊNH KÌ:
 	 1.Đối với Ban giám hiệu ( Hiệu Phó ): Kiểm tra các đối tượng gồm : Các tổ chuyên môn, giáo viên , học sinh 
1.1. Kế hoạch kiểm tra hoạt động của các tổ chuyên môn: 
 a. Hiệu phó tổ chức kiểm tra các hoạt động dạy và học, kiểm tra hồ sơ của tổ trưởng tổ chuyên môn 3 tháng / lần. 
 b. Cách tiến hành: 
- Lập kế hoạch, thông báo thời gian, nội dung kiểm tra đến các tổ trưởng chuyên môn để các tổ có thời gian chuẩn bị hoàn tất nội dung công việc.
- Thông thường mỗi lần kiểm tra tổ chuyên môn, chúng tôi kết hợp kiểm tra các nội dung như : 
	Thứ nhất: Kiểm tra hồ sơ quản lý của tổ trưởng chuyên môn, chúng tôi kết hợp với kiểm tra hồ sơ của một số giáo viên chủ nhiệm lớp, qua đó để nắm bắt được những vấn đề nào trong tổ đã thực hiện, những vấn đề nào nhà trường triển khai mà tổ chưa thực hiện hoặc thực hiện ra sao ? 
Thứ hai: Kiểm tra hoạt động dạy và học của cả tổ thông qua các nội dung dự giờ, kiểm tra thực hiện quy chế chuyên môn của các thành viên trong tổ, kiểm tra kiến thức học sinh thông qua các bài luyện tập thực hành sau tiết dạy 
Thứ ba: Ngoài việc kiểm tra nội dung, kiến thức của sinh, chúng tôi đồng tiến hành kiểm tra các kỹ năng hoạt động của học sinh thông qua hành vi ứng xử trong và ngoài giờ học. qua đó để đánh giá quá trình kiểm tra quản lý của tổ chuyên môn.
- Sau mỗi lần kiểm tra chúng tôi tổng hợp đánh giá chi tiết các mặt. Tuyên dương, động viên, nhân rộng các ưu điểm từ tổ này sang tổ khác, đồng thời cũng chỉ ra những mặt tồn tại, hạn chế nhằm giúp tổ trưởng có cái nhìn toàn diện hơn và lấy đó làm bài học kinh nghiệm. 
- Bên cạnh đó, chúng tôi rất chú trọng đến việc tư vấn, giúp đỡ, định hướng những vấn đề cần phải làm trong quá trình thực hiện nhiệm vụ chuyên môn tiếp theo. 
1.2. Kế hoạch kiểm tra hoạt động dạy học của giáo viên: 
 a. Hiệu Phó tổ chức kiểm tra các hoạt động dạy và học, kiểm tra hồ sơ của giáo viên 2 tháng / lần. 
 b. Cách tiến hành:
- Lập kế hoạch, thông báo thời gian, nội dung kiểm tra đến giáo viên chủ nhiệm các lớp để họ có đủ thời gian chuẩn bị chu đáo cho tất cả các nội dung theo quy định.
- Thông thường mỗi lần kiểm tra giáo viên, chúng tôi kết hợp kiểm tra các n ... iểm tra việc quản lí học sinh, công tác chủ nhiệm : Kiểm tra thời gian truy bài đầu giờ của học sinh, kiểm tra việc thực hành giao tiếp của học sinh thông qua các buổi sinh hoạt ngoại khóa, ngoài giờ  
- Kiểm tra việc thực hiện các qui định, qui chế chuyên môn.
 b. Cách tiến hành: 
- Hiệu phó tổ chức kiểm tra việc thực hiện nề nếp, giờ giấc trên lớp:
 	+ Tập trung kiểm tra vào đầu buổi, trong giờ học và cuối buổi học để nắm các nội dung như: 
 	+ Các qui định về giờ vào lớp, giờ học sinh truy bài đầu buổi, giờ thực hiện tiết dạy đầu tiên, thời gian dạy các tiết, thời gian kết thúc buổi dạy. 
Kiểm tra thời gian thực hiện nhiệm vụ giảng dạy trong suốt buổi học:
+ Chuẩn bị bài soạn đồ dùng dạy học trước khi lên lớp. Thực hiện chương trình, Nghiệp vụ chuyên môn và việc đổi mới phương pháp giảng dạy.
+ Thực hiện các qui định về VS – CĐ theo công văn 58.
 	+ Kiểm tra việc chấm điểm - đánh giá - xếp loại học sinh theo quyết định 30 và thông tư 15 .- Kiểm tra việc quản lí học sinh và công tác chủ nhiệm lớp:
 	+ Tổ chức thực hiện kiểm tra đầu buổi và trong buổi học nhằm: nắm sĩ số học sinh các lớp trong buổi học. Biết được việc thực hiện nề nếp, giờ giấc, tác phong của học sinh trong từng lớp học. Kiểm tra việc thực hiện vệ sinh thân thể học sinh, vệ sinh lớp học. Kiểm tra trên lớp còn nắm bắt ý thức, tinh thần, thái độ học tập của từng lớp. Kết hợp kiểm tra các phong trào thi đua học tập của các lớp.
1.2 Kiểm tra học sinh các lớp: 
a. Nội dung kiểm tra:
- Kiểm tra việc thực hiện nề nếp, giờ giấc đến lớp như : kiểm tra ý thức tự học, kiểm tra việc ghi chép bài vở, kiểm tra việc thực hiện các quy định về vở sạch chữ đẹp, kiểm tra việc thực hiện nội quy của học sinh.
- Kết hợp cùng với Tổng phụ trách Đội tiến hành kiểm tra các kỹ năng hoạt động ngoài giờ.
- Kiểm tra việc chuẩn bị dụng cụ học tập, bài vở của học sinh trước khi đến lớp. 
 b. Cách tiến hành: 
- Hiệu phó lập kế hoạch kiểm tra việc thực hiện nề nếp, giờ giấc trên lớp. Thời gian kiểm tra tập trung vào đầu buổi, trong giờ học, giờ ra chơi và cuối buổi học để nắm các nội dung như: 
Quy định giờ vào lớp, giờ truy bài đầu buổi.
Quy định thời gian các tiết học, thời gian cả buổi học , giờ ra chơi 
Nắm được các kỹ năng thực hành, cách trình bày tập vở, cách ghi bài vào vở của học sinh.
- Tổ chức, kiểm tra việc thực hiện vệ sinh thân thể học sinh, vệ sinh lớp học. 
- Kết hợp kiểm tra các phong trào thi đua học tập của các lớp.
 	2. Đối với Tổ chuyên môn ( Tổ trưởng ) Kiểm tra các đối tượng gồm có: giáo viên , học sinh.
2.1 Kiểm tra giáo viên chủ nhiệm lớp: 
a. Nội dung kiểm tra:
- Kiểm tra việc thực hiện nề nếp, giờ giấc trên lớp. 
- Kiểm tra việc quản lí học sinh, công tác chủ nhiệm.
- Kiểm tra các quy định, quy chế chuyên môn như:
 + Chuẩn bị bài soạn, đồ dùng dạy học trước khi lên lớp.
 + Thực hiện soạn giảng có đúng phân phối chương trình lịch báo giảng hay không ?
 + Thực hiện các quy định về VS – CĐ theo công văn 58 .
 + Kiểm tra việc chấm điểm, đánh giá theo dõi kết quả học tập qua các chứng cứ nhận xét, xếp loại học sinh theo quyết định 30 
 b. Cách tiến hành: 
- Tổ trưởng tranh thủ thời gian trước khi vào lớp để thực hiện công tác kiểm tra trong tổ về việc thực hiện nề nếp, giờ giấc trên lớp.
 - Đối với việc kiểm tra nhiều hoạt động, người tổ trưởng lập kế hoạch kiểm tra khác với buổi dạy của mình. Tập trung kiểm tra các mặt như :
+ Dự giờ kiểm tra việc thực hiện quy chế chuyên môn, trình độ nghiệp vụ kỹ năng thực hành sử dụng đồ dùng dạy học, vận dụng phương pháp vào bài dạy, kiểm tra chấm chữa bài 
+ Kiểm tra thời gian thực hiện nhiệm vụ giảng dạy trong suốt buổi học.
+ Các quy định về giờ vào lớp, giờ học sinh truy bài đầu buổi, giờ thực hiện tiết dạy đầu tiên , thời gian dạy các tiết , thời gian kết thúc buổi dạy. 
- Kiểm tra việc quản lí học sinh và công tác chủ nhiệm lớp: Nắm sĩ số học sinh các lớp trong tổ vào đầu buổi học, biết được việc thực hiện nề nếp, giờ giấc, tác phong của học sinh trong từng lớp học. 
- Hàng tháng, cuối đợt kiểm tra phải báo cáo về Ban giám hiệu (Hiệu phó ) các nôi dung, kết quả và những đề xuất. 
- Trong quá trình kiểm tra cần nắm bắt, giải quyết kịp thời, tư vấn góp ý để các thành viên trong tổ thựcnhiện nhiệm vụ được tốt hơn.
1.2 Kiểm tra học sinh các lớp: 
a. Nội dung kiểm tra:
- Kiểm tra việc thực hiện nề nếp, giờ giấc đến lớp như: 
 + Kiểm tra ý thức tự học của học sinh, của các lớp. 
 + Kiểm tra việc ghi chép bài vở, kiểm tra việc thực hiên các quy định về vở sạch chữ đẹp.
 + Kiểm tra việc thực hiên nội quy của học sinh.
- Kiểm tra việc chuẩn bị dụng cụ học tập, bài vở của học sinh trước khi đến lớp. 
 b. Cách tiến hành: 
- Tổ trưởng lập kế hoạch kiểm tra việc thực hiện nề nếp, giờ giấc trên lớp:
+ Kiểm tra việc chấp hành giờ ra vào lớp, giờ truy bài đầu buổi .
+ Kiểm tra kỹ năng thực hành, cách trình bày tập vở, cách ghi bài vào vở của học sinh.
- Tổ trưởng có thể kiểm tra khác với buổi dạy của mình hoặc cũng có thể mang về văn phòng, mang về nhà để kiểm tra một số nội dung cho phép 
- Tổ chức, kiểm tra việc thực hiện vệ sinh thân thể học sinh, vệ sinh lớp học. 
- Kiểm tra các phong trào thi đua học tập của các lớp.
Việc kiểm tra, tổ chức kiểm tra của người Tổ trưởng tổ Chuyên môn là rất cần thiết và quan trọng, trong quá trình thực hiện nhiệm vụ chuyên môn của đơn vị, của ngành. Nội dung hình thức kiểm tra gần giống như Hiệu phó chuyên môn, tuy nhiên quy mô và phạm vi chỉ dừng lại trong của tổ mình quản lý phụ trách . 
IV. KẾT QUẢ ĐẠT ĐƯỢC:
Trong quá trình phấn đấu thực hiện nhiệm vụ giáo dục năm học 2006-2007 vừa qua. Bản thân cùng toàn thể các thành viên trong đơn vị đã thu được một số kết quả đánh khích lệ như: 
+ Việc hướng dẫn thực hiện VS – CĐ đạt kết quả tốt hơn.
+ Chất lượng bài soạn, giờ dạy, hồ sơ giáo viên từng bước được nâng cao.
+ Đảm bảo thực hiện dạy đủ, dạy đúng theo nội dung phân phối chương trình, lịch báo giảng.
+ Không có giáo viên nào trong đơn vị vi phạm quy chế chuyên môn.
+ Giáo viên nắm vững hơn về chuyên môn, đã vận dụng tốt nội dung, hình thức tổ chức dạy học theo phương pháp mới vào tất cả các khối lớp.
+ Chất lượng học cũng đã có sự tiến bộ hơn so với năm trước, các phong trào thi đua đã, đang phát triển mạnh trong đội ngũ giáo viên và học sinh.
+ Giáo viên, tổ trưởng tổ Chuyên môn đã có được kỹ năng kiểm tra, và tự kiểm tra đánh giá các hoạt độâng dạy và học trong khối, lớp mình phụ trách.
Tổng hợp kết quả kiểm tra giáo viên, học sinh cùng các tổ Chuyên môn trong năm học 2006 - 2007 như sau:
ĐỐI TƯỢNG XẾP LOẠI
TỔ CHUYÊN MÔN
GIÁO VIÊN
HỌC SINH
GHI CHÚ
TỐT
KHÁ
ĐYC
CĐYC
TỐT
KHÁ
ĐYC
CĐYC
TỐT
(A)
KHÁ
Ù(B)
ĐYC
(C)
LẦN 1
1
4
0
4
11
8
1
50
188
134
LẦN 2
2
3
0
7
13
4
0
52
185
135
LẦN 3
4
1
0
8
15
0
0
55
182
134
LẦN 4
5
0
0
10
14
0
0
59
199
110
LẦN 5
5
0
0
12
12
0
0
68
193
102
V. BÀI HỌC KINH NGHIỆM:
 - Qua một năm vận hình thức, phương pháp, biện pháp kiểm tra, tổ chức kiểm tra như đã trình bày, chúng tôi nhận thấy các đồng chí Tổ trưởng tổ Chuyên môn, giáo viên chủ nhiệm lớp đã năng động, sáng tạo, chủ động hơn trong công tác kiểm tra tổ chức kiểm tra. Tinh thần, trách nhiệm và lòng tự tin, tính khách quan được phát huy rất rõ nét.
 - Chúng tôi tin tưởng rằng đội ngũ cán bộ, giáo viên trong đơn vị sẽ phát huy cao hơn nữa tính tự học, tự rèn, tự nâng cao trình độchuyên môn ngghiệp vụ phấn đấu trở thành giáo viên dạy giỏi các cấp trong thời gian không xa.
 - Với phương pháp, hình thức kiểm tra, tổ chức kiểm tra như vậy, khi được thực hiện một cách nghiêm túc với tinh thần trách nhiệm cao. Chúng tôi tin tưởng rằng, tất cả đội ngũ từ cán bộ đến giáo viên sẽ tự giác, thực hiện tốt quy chế chuyên môn và sẽ tích luỹ được nhiều kinh nghiệm để nâng cao trình độ chuyên môn nghiệp vụ sư phạm. Khi tay nghề của cán bộ giáo viên được nâng cao thì chắc chắn một điều là chất lượng giảng dạy sẽ được nâng lên đáp ứng được yêu cầu trong giai đoạn hiện nay. 
 - Đề tài “Hiệu Phó với công tác kiểm tra, tổ chức kiểm tra chuyên môn” chúng tôi đã, đang áp dụng trong đơn vị, bản thân tự đánh giá nó đã góp phần tích cực vào việc nâng cao ý thức trách nhiệm của các thành viên, nâng cao hiệu quả trong quá trình kiểm tra, tổ chức kiểm tra chuyên môn, tạo bầu không khí thi đua sôi nổi, cũng như đã gián tiếp nâng cao chất lượng dạy và học trong năm học vừa qua . 
 - Dù có được đánh giá, xếp loại, công nhận hay không, thì bản thân tôi cũng như các đồng nghiệp vẫn coi đó là một số kinh nghiệm quý trong quá trình quản lý, tổ chức kiểm tra, tự kiểm tra và sẽ vận dụng sáng kiến kinh nghiệm này cho các năm học tiếp theo. 
 Long Hà, ngày 06/ 5/ 2006
	 NGƯỜI VIẾT 	 
 Lại Văn Pha
 NHẬN XÉT - ĐÁNH GIÁ - XẾP LOẠI CỦA TỔ.
TỔ TRƯỞNG 
NHẬN XÉT - ĐÁNH GIÁ - XẾP LOẠI CỦA HĐ KH NHÀ TRƯỜNG .
TM/ BCH CÔNG ĐOÀN HIỆU TRƯỞNG 
 CHỦ TỊCH 
NHẬN XÉT - ĐÁNH GIÁ - XẾP LOẠI CỦA 
 PHÒNG GIÁO DỤC HUYỆN PHƯỚC LONG 
..

Tài liệu đính kèm:

  • docsang kien kinh nghiem(25).doc