I- LÍ DO CHỌN ĐỀ TÀI :
Trong chương trình Toán lớp 4, hệ thống đơn vị đo lường các đại lượng chiếm một phần khá quan trọng. Các em bắt đầu làm quen với 1 số tên gọi, biểu tượng và giá trị cũng như cách đổi các đơn vị đo mới, đồng thời cũng hoàn thiện và hệ thống những đơn vị đo đã học ở lớp 2 và 3 để thành 1 bảng đơn vị đo hoàn chỉnh. Tuy nhiên, việc khó khăn đối với các em hơn cả chính là việc đổi các đơn vị đo ấy sao cho nhanh và chính xác. Học sinh tường dễ mắc phải những sai lầm và thường cho kết quả sai khi thực hành trên lớp.
Trong hệ thống cấu trúc bài thi Toán lớp 4 ở từng thời kì trong năm học, tuy nội dung phần đổi các đơn vị đo chiếm từ 1/10 đến 1/20 ( tức là từ 0,5 cho đến 1 điểm / 10 điểm của toàn bài ), thế nhưng kết quả chấm thi qua nhiều năm cho thấy phần lớn học sinh thường cho kết quả sai ở những câu này. Điều đó chứng tỏ các em học nhưng chưa nắm chắc nội dung của kiến thức hoặc học thuộc lòng nhưng sau một thời gian dài không ôn tập thường xuyên thì quên ngay những kiến thức ấy.
MỤC LỤC LÍ DO CHỌN ĐỂ TÀI Trang 2 NỘI DUNG SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM Trang 3 1/ Cơ sở lý luận của vấn đề Trang 3 2/ Thực trạng của vấn đề Trang 4 3/ Các biện pháp đã tiến hành để giải quyết Trang 5 4/ Hiệu quả của sáng kiến kinh nghiệm Trang 9 MẶT TÍCH CỰC VÀ HẠN CHẾ CỦA SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM Trang 9 NHỮNG BÀI HỌC KINH NGHIỆM KHI THỰC HIỆN SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM Trang 10 KẾT LUẬN Trang 11 PHỤ LỤC Trang 12 NHẬN XÉT ĐÁNH GIÁ CỦA TỔ KHỐI VÀ LÃNH ĐẠO Trang 14 HƯỚNG DẪN CÁCH ĐỔI CÁC ĐƠN VỊ ĐO LƯỜNG LÍ DO CHỌN ĐỀ TÀI : Trong chương trình Toán lớp 4, hệ thống đơn vị đo lường các đại lượng chiếm một phần khá quan trọng. Các em bắt đầu làm quen với 1 số tên gọi, biểu tượng và giá trị cũng như cách đổi các đơn vị đo mới, đồng thời cũng hoàn thiện và hệ thống những đơn vị đo đã học ở lớp 2 và 3 để thành 1 bảng đơn vị đo hoàn chỉnh. Tuy nhiên, việc khó khăn đối với các em hơn cả chính là việc đổi các đơn vị đo ấy sao cho nhanh và chính xác. Học sinh tường dễ mắc phải những sai lầm và thường cho kết quả sai khi thực hành trên lớp. Trong hệ thống cấu trúc bài thi Toán lớp 4 ở từng thời kì trong năm học, tuy nội dung phần đổi các đơn vị đo chiếm từ 1/10 đến 1/20 ( tức là từ 0,5 cho đến 1 điểm / 10 điểm của toàn bài ), thế nhưng kết quả chấm thi qua nhiều năm cho thấy phần lớn học sinh thường cho kết quả sai ở những câu này. Điều đó chứng tỏ các em học nhưng chưa nắm chắc nội dung của kiến thức hoặc học thuộc lòng nhưng sau một thời gian dài không ôn tập thường xuyên thì quên ngay những kiến thức ấy. Đó là lí do mà tôi, một giáo viên đã có nhiều năm kinh nghiệm giảng dạy chương trình lớp 4 - 5 , chọn đề tài này nhằm giúp các em học sinh có phương pháp học tập đúng hơn, nhớ lâu hơn và khoa học, logic hơn mà nếu trong quá trình học tập, các em không có thời gian ôn tập lại, thì các em cũng có thể tự tin làm tốt phần đổi các đon vị đo đó trong bài thực hành trên lớp hoặc trong bài thi của mình. NỘI DUNG SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM : 1/ Cơ sở lý luận của vấn đề : Trong chương trình toán lớp 4, học sinh tiếp tục được làm quen với một số tên gọi, biểu tượng, ký hiệu, giá trị và cách đổi các đơn vị đo mới, đồng thời hoàn thiện và hình thành nên bảng đơn vị đo độ dài và khối lượng ; học tiếp một số đơn vị đo diện tích ( sẽ được hình thành bảng đơn vị đo diện tích ở lớp 5 ) và các đơn vị đo thời gian. Về kiến thức lý thuyết, sau khi các em đã nắm rõ tên và ký hiệu của các đơn vị mới, biểu tượng về độ dài, độ nặng, người giáo viên cần hình thành cho các em phương pháp đổi đơn vị đo nhanh và chính xác nhất để giúp các em nắm thật vững kiến thức. Ở các lớp dưới, các em đã được học cách đổi như sau : Ví dụ : 1m 5cm = ? cm Học sinh sẽ đổi bằng cách : đổi 1m = 100cm, rồi cộng thêm 5cm nữa. Vậy : 1m 5cm = 105 cm Cách này đòi hỏi các em cần nhớ giá trị thật chính xác của tất cả các đơn vị trong các bảng và phải thực hiện phép cộng nhẩm thật nhanh để cho kết quả chính xác. Còn nếu không, các em sẽ thực hiện 1 bài đổi đơn vị đó thật chậm và vất vả. Dựa trên nguyên tắc : trong 2 bảng đơn vị đo độ dài và khối lượng có 1 điểm chung là các hàng đơn vị liền kề nhau thì có giá trị gấp kém nhau 10 lần, và mỗi cột của đơn vị đo trong 2 bảng trên chỉ chứa 1 chữ số. Tôi đã tìm ra cách phân loại các dạng toán đổi đơn vị đo để giúp học sinh tiếp thu bài nhanh chóng và hiệu quả hơn ( xin trình bày rõ ở phần II.3 ) 2/ Thực trạng của vấn đề : Khi tiến hành dạy đến nội dung đổi đơn vị đo trong các bảng, tôi thật sự lúng túng không biết nên giải thích thế nào cho học sinh của mình hiểu rõ và có thể tự giải quyết được các bài tập mà không cần đến sự trợ giúp của bất kì ai. Nội dung này trong Sách giáo khoa Toán 4 cũng phần nào gây khó khăn cho chính giáo viên và các em học sinh trong quá trình dạy và học. Từ khi tìm ra cách giải quyết theo hướng riêng của mình, học sinh của tôi tiếp thu bài 1 cách nhẹ nhàng và dễ hiểu hơn, nhớ lâu hơn , và tự tin giải quyết tất cả các bài tập trong sách giáo khoa đến những bài tập nâng cao của cô giáo cho. Các em chỉ cần nắm vững phương pháp, cộng với tính cẩn thận thì chắc chắn sẽ thành công. Bên cạnh đó, cũng không ít những khó khăn mà bản thân tôi cần vượt qua. Thứ nhất, khi chọn dạy theo phương pháp riêng của mình, tôi phải chấp nhận xoá bỏ rào cản của chương trình ( tức là dạy theo bài đúng theo phân phối chương trình mỗi ngày, mỗi tuần hoặc vừa phải đảm bảo chương trình cũng vừa dạy song song bài theo cách riêng của mình ). Điều này sẽ khiến cho giáo viên và cả học sinh mất nhiều thời gian hơn và cũng mệt mỏi nhiều hơn. Khó khăn thứ hai là học sinh Tiểu học trong giai đoạn hiện tại dường như ít năng động hơn các thế hệ học sinh trước đây. Các em luôn thấy khó khăn và nản chí khi gặp những vấn đề mới và không sẵn sàng chấp nhận hay đương đầu với nó. Vì vậy, những gì mới mà giáo viên cần cung cấp cho học sinh phải thật sự thuyết phục và đặc biệt phải vượt qua được rào cản “tâm lý ngại khó” của các em. Ngoài ra, khó khăn nữa mà theo tôi nó cũng không kém phần quan trọng, đó là sự đồng thuận cùng chia sẻ của đồng nghiệp về chuyên môn trong tổ khối. Với những người giáo viên có kinh nghiệm giảng dạy lâu năm, họ khó mà có thể chấp nhận những cái mới mẻ để trong thời gian ngắn buộc họ phải thay đổi theo. 3/ Các biện pháp đã tiến hành giải quyết vấn đề : Như đã trình bày ở phần trên, trong quá trình giảng dạy, bản thân tôi đã rút ra được một vài kinh nghiệm và áp dụng vào thực tiễn để tìm ra những sáng kiến mới trong giảng dạy cách đổi đơn vị đo lường sao cho nhanh chóng, dễ hiểu và chính xác nhất. Tôi đã chia thành 4 dạng đổi cơ bản sau ( áp dụng cho tất cả các bảng đơn vị đo ở lớp 4 và lớp 5 ) Dạng 1 : Đổi từ đơn vị lớn sang đơn vị bé. Ví dụ : 5km = ?m 36 tạ = ? kg 137m = ? cm 2847 kg = ? g Nguyên tắc : Khi đưa số lên bảng đơn vị đo, chỉ đưa mỗi cột 1 chữ số, chữ số hàng đơn vị thuộc đơn vị đo lường nào thì chúng ta đưa vào cột của đơn vị đó. Đề bài yêu cầu đổi ra đơn vị nào, thì ta chiếu vào cột đơn vị cần tìm và thêm vào những chỗ trống bằng các chữ số 0. Minh hoạ : ( những ô đậm màu là các chữ số 0 mà học sinh thêm vào để đổi ) km hm dam m dm cm mm 5 0 0 0 1 3 7 0 0 tấn tạ yến kg hg dag g 3 6 0 0 2 8 4 7 0 0 0 Vậy , ta có kết quả như sau : 5km = 5.000 m 36 tạ = 3.600 kg 137m = 13.700 cm 2847 kg = 2.847.000 g Dạng 2 : Đổi từ đơn vị bé sang đơn vị lớn . Ví dụ : 125.000 mm = ? m 3450 kg = ? yến 8400 m = ? dam 72000 g = ? kg Nguyên tắc : Tương tự như dạng 1. Tuy nhiên, khi đổi ra đơn vị theo yêu cầu của đề bài, chúng ta bỏ bớt các chữ số 0. ( Chú ý là chỉ được bỏ đi các chữ số 0 mà thôi. Nếu gặp trường hợp đề bài yêu cầu đổi nhưng buộc phải bỏ đi chữ số mà không phải lá số 0 thì có 2 trường hợp : một là đề bài sai, không phù hợp với học sinh lớp 4, hai là bài này có thể giải quyết theo cách lớp 5, tức là đổi ra số thập phân ) Minh hoạ : ( những ô đậm màu là các chữ số 0 học sinh cần bỏ đi để đổi ra ) km hm dam m dm cm mm 1 2 5 0 0 0 8 4 0 0 tấn tạ yến kg hg dag g 3 4 5 0 7 2 0 0 0 Vậy, ta có kết quả như sau : 125.000 mm = 125 m 3450 kg = 345 yến 8400 m = 840 dam 72000 g = 72 kg Dạng 3 : Đổi từ 2 đơn vị sang 1 đơn vị. Ví dụ : 3 km 48 m = ? m 5 tấn 26 kg = ? kg 74 m 5 mm = ? mm 47 kg 3 g = ? g Nguyên tắc : Ở dạng này, nguyên tắc đưa số vào bảng vẫn không có gì thay đổi so với dạng 1, nhưng chúng ta xem như có 2 số cần đưa lên bảng đơn vị đo cùng lúc rồi mới tiến hành đổi. Minh hoạ : ( những ô đậm màu là các chữ số 0 mà học sinh thêm vào để đổi ) km hm dam m dm cm mm 3 0 4 8 7 4 0 0 5 tấn tạ yến kg hg dag g 5 0 2 6 4 7 0 0 3 Vậy, ta có kết quả như sau : 3 km 48 m = 3.048 m 5 tấn 26 kg = 5.026 kg 74 m 5 mm = 74.005 mm 47 kg 3 g = 47.003 g Dạng 4 : Đổi từ 1 đơn vị sang 2 đơn vị Ví dụ : 2.374 m = ? km ? m 5.984 kg = ? tạ ? kg 316 mm = ? dm ? mm 472 g = ? dag ? g Nguyên tắc : Ở dạng 4 này, về cách đưa số lên bảng cũng vẫn tương tự như dạng 1. Tuy nhiên khi đổi ra đơn vị mới, chúng ta cần tách tổ hợp số trên bảng thành 2 nhóm để đọc theo yêu cầu của đề bài. Minh hoạ : ( những ô đậm màu thể hiện 2 nhóm khác nhau cần tách để đổi ) km hm dam m dm cm mm 2 3 7 4 3 1 6 tấn tạ yến kg hg dag g 5 9 8 4 4 7 2 Vậy, ta có kết quả như sau : 2.374 m = 2 km 374 m 5.984 kg = 59 tạ 84 kg 316 mm = 3 dm 16 mm 472 g = 47 dag 2 g Lưu ý : Học sinh thường nhầm lẫn khi thực hiện dạng này. Các em thường có thói quen tách 2 nhóm, nhưng chỉ đọc số nhóm sau gồm 1 chữ số ở đơn vị cuối mà thôi. Vì vậy, giáo viên cần nhấn mạnh để học sinh hiểu thật rõ và đổi cho thật chính xác, tránh trường hợp mất số của đề bài đã cho. Ví dụ sai của học sinh thường mắc phải : 2.374 m = 2 km 4 m 5.984 kg = 9 tạ 4 kg 4/ Hiệu quả của sáng kiến kinh nghiệm : Như đã thành 1 thói quen đối với những học sinh của lớp tôi, với cách thức học tập nhẹ nhàng, các em nhanh chóng nắm được bài và thực hành thật tốt. Một lợi điểm nữa khi áp dụng giảng dạy theo sáng kiến kinh nghiệm này là dù kiến thức này được học từ đầu năm, nhưng vẫn có thể dễ dàng ôn tập ở cuối kì hay cuối năm học mà học sinh không gặp quá nhiều khó khăn . Tuy không thể thống kê hết số liệu cụ thể về điểm số các bài thực hành đổi đơn vị đo trong các tiết học trên lớp, nhưng qua thực tế nhiều năm giảng dạy, tôi hoàn toàn yên tâm và tự tin để truyền đạt cho học sinh của mình theo cách thức này. Vì càng ngày các em càng tự tin và hiểu rõ vấn đề hơn và làm bài tập tốt hơn. MẶT TÍCH CỰC VÀ HẠN CHẾ CỦA SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM : Mặt tích cực : Khi áp dụng sáng kiến kinh nghiệm này, tuy giáo viên và học sinh mất nhiều thời gian cho những buổi đầu tiên học tập, nhưng sau đó, từ các bảng đơn vị đo tương tự, học sinh có thể tự lực tìm ra cách đổi dựa trên những điều tương tự. Cách học này cũng cùng với mục tiêu giúp học sinh “chủ động trong học tập” mà những năm gần đây chúng ta đang tiến hành áp dụng vào giảng dạy. Đồng thời, thông qua cách học này, học sinh hiểu thật rõ vấn đề, luyện khả năng tư duy logic, tính cẩn thận và hơn hết là truyền cho các em sự tự tin và niềm đam mê học Toán. Mặt hạn chế : Trong phạm vi của sáng kiến kinh nghiệm này, tôi chỉ tập trung vào đối tượng học sinh đại trà ( học lực khá trở xuống ). Do vậy, các em sẽ không gặp khó khăn nữa khi thực hiện đổi các đơn vị đo nhờ có bảng. Nhưng đối với học sinh giỏi, thông minh, có khả năng tính nhẩm và suy luận nhanh thì cách này sẽ làm chậm nhịp độ làm bài của các em. Vì vậy, bản thân tôi cũng đang nghiên cứu và sẽ bổ sung tiếp tục vào đề tài này trong những năm tới để đề tài này hoàn thiện hơn, phục vụ cho mọi đối tượng học sinh. NHỮNG BÀI HỌC KINH NGHIỆM KHI THỰC HIỆN SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM : Một số điểm cần lưu ý mà bản thân tôi đã rút ra được khi áp dụng sáng kiến kinh nghiệm này trong những năm học qua : Bước đầu tiên giáo viên cần hình thành tên đơn vị, biểu tượng, ký hiệu thật chuẩn về các đơn vị đo trong bảng. Học sinh cũng cần nắm vững những mối quan hệ giữa các đơn vị trong bảng với nhau ( gấp kém nhau bao nhiêu lần, đơn vị nào lớn, bé, ) Khi bắt đầu giảng cách đổi theo 4 dạng, giáo viên không nên quá tham lam mà giảng hết 4 dạng trong cùng 1 buổi. Cần tách ra mỗi ngày giảng 2 dạng và có nhiều thời gian để học sinh luyện tập nhiều lần đổi trên bảng con hoặc thực hành vào vở. Như vậy học sinh sẽ tiếp thu nhẹ nhàng và dễ dàng hơn, không bị quá tải trong 1 buổi học. Mỗi học sinh cần có bảng đơn vị đo sẵn trong cặp ( có thể in vi tính vào giấy A 4 và sử dụng cho nhiều lần bằng cách ghi bằng bút chì vào bảng để đổi rồi xoá đi ). KẾT LUẬN : Việc thay đổi phương pháp dạy học nhằm tạo cho học sinh sự chủ động, tích cực trong học tập do Bộ Giáo dục và Đào tạo đề ra từ nhiều năm qua quả thật rất hữu ích. Và với đề tài của sáng kiến kinh nghiệm này, tôi tin rằng nó cũng giúp cho học sinh của mình hăng hái, chủ động hơn trong việc phát hiện và chinh phục các kiến thức mới, kiến thức khó mà trước đây các em luôn cảm thấy sợ hãi khi đối diện với chúng. Song song đó, bản thân người giáo viên như tôi cũng cảm thấy tự tin hơn trong giảng dạy khi thấy học trò của mình mỗi ngày một tiến bộ. Từ đó, tôi sẽ càng say mê tìm ra nhiều biện pháp hay, sáng kiến mới phục vụ cho công tác giảng dạy ngày càng hiệu quả hơn. Tuy đề tài này còn nhiều khiếm khuyết, nhưng cũng hy vọng rằng nó sẽ đóng góp 1 phần nho nhỏ trong kho tàng kinh nghiệm giảng dạy cùng với quý đồng nghiệp gần xa. Mong rằng nhận được sự đóng góp ý kiến chân thành từ Lãnh đạo cũng như các đồng nghiệp để đề tài này ngày càng hoàn thiện hơn. Xin chân thành cám ơn và trân trọng kính chào. Tân Bình, tháng 3 năm 2009 Người thực hiện Trần Thị Trung Hiền PHỤ LỤC : BẢNG ĐƠN VỊ ĐO DỘ DÀI VÀ KHỐI LƯỢNG ( Dành cho học sinh – Giáo viên có thể in ra và phát cho mỗi học sinh 1 bảng ) km hm dam m dm cm mm tấn tạ yến kg hg dag g BẢNG ĐƠN VỊ ĐO DIỆN TÍCH km2 hm2 dam2 m2 dm2 cm2 mm2 NHẬN XÉT ĐÁNH GIÁ: 1/ Nhận xét đánh giá của tổ khối : 2/ Nhận xét đánh giá của lãnh đạo :
Tài liệu đính kèm: