Sáng kiến kinh nghiệm Khả năng cảm nhận màu sắc của học sinh THCS trong môn Mĩ thuật - Nguyễn Thị Quỳnh Vân

Sáng kiến kinh nghiệm Khả năng cảm nhận màu sắc của học sinh THCS trong môn Mĩ thuật - Nguyễn Thị Quỳnh Vân

Từ cơ sở lí luận, sơ sở pháp lí, phân tích thực trạng, đề tài mà chúng tôI nghiên cứu đã đề xuất bốn biện pháp cơ bản nhằm phát triển khả năng cảm nhận màu sắc của học sinh khi học môn Mĩ thuật. Chúng tôI thực hiện nghiên cứu vấn đề này đã hoàn thành.

Nghiên cứu về quá trình phát triển “khả năng cảm nhận màu sắc của học sinh khi học môn Mĩ thuật THCS” hết sức thú vị, bởi có đi sâu vào vấn đề này, chúng tôi mới thực sự cảm thấy rất cần thiết và cần phải phát huy trong việc giảng dạy mĩ thuật và các biện pháp mới mà chúng tôi đã đưa ra được xem là khả thi:

1. Tăng cường mạnh về nguồn lực: Phát huy thế mạnh của nhà trường trong chuyên môn, phương pháp giảng dạy, xây dựng phòng chuyên mỹ thuật cho việc giảng dạy nhằm giúp học sinh thực sự sống trong môi trường của học hoạ, nghệ thuật.

 

doc 40 trang Người đăng lilyphan99 Lượt xem 244Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Sáng kiến kinh nghiệm Khả năng cảm nhận màu sắc của học sinh THCS trong môn Mĩ thuật - Nguyễn Thị Quỳnh Vân", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Lời cảm ơn
Qua thời gian nghiên cứu đề tài, chúng tôi xin chân thành cảm ơn Ban giám hiệu, học sinh trường THCS Mai Xuân Thượng, trường THCS Thái Nguyên- thành phố Nha Trang.
Đặc biệt, chúng tôi xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc và lời cảm ơn chân thành tới giảng viên: cô Nguyễn Thanh Phương và thầy Nguyễn Thu Tuấn đã tận tâm chỉ bảo, hướng dẫn chúng tôi trong suốt quá trình nghiên cứu và hoàn thành tiểu luận.
Mục lục
Trang
Lời cảm ơn
Mục lục
Phần A: Phần Mở đầu
Phần B: Nội dung
Chương I: Cơ sở khoa học của việc ứng dụng “Khả năng cảm nhận màu sắc trong môn Mĩ thuật trường THCS”
Đặc điểm màu sắc trong môn học Mĩ thuật THCS
Vai trò của màu sắc trong môn học Mĩ thuật THCS
Thực tế trong việc dạy học Mĩ thuật ở trường THCS
Đội ngũ giáo viên
Phương pháp dạy học
Thái độ dạy học
Chương II: 
Thực trạng của việc “Khả năng cảm nhận màu sắc của học sinh THCS trong môn Mĩ thuật”
1. Thực trạng của việc học sinh THCS cảm nhận màu sắc trong môn học Mĩ thuật.
2. Một số thành tựu đã đạt được trong quá trình thực hiện đề tài nghiên cứu “Khả năng cảm nhận màu sắc của học sinh THCS trong môn Mĩ thuật”
2. Những mặt hạn chế
3. Một số vấn đề cần đặt ra trong việc phát triển “khả năng cảm nhận màu sắc của học sinh THCS trong môn học Mĩ thuật”
Chương III.
Biện pháp nhằm phát triển “ Khả năng cảm nhận màu sắc của học sinh THCS trong môn học Mĩ thuật”
 I. Về nhân lực
 II. Về vật lực
 III. Về tài liệu
 IV. Về tin lực
Phần C. kết luận
Tài liệu tham khảo
3
4
5
11
11
15
17
19
19
21
29
31
34
34
34
36
37
39
42
a. phần mở đầu
1. lí do chọn đề tài:
Lịch sử phát triển và tiến bộ của xã hội loài người từ trước tới nay cho thấy một điều rất rõ rằng: Bất cứ xã hội nào muốn duy trì và phát triển được, xã hội phải thực hiện việc giáo dục liên tục đối với các thế hệ con người.
Bác Hồ trước đây đã từng nhấn mạnh rằng: “Xã hội nào giáo dục nấy” là muốn khẳng định vai trò tác dụng của giáo dục trong từng giai đoạn lịch sử phát triển của xã hội.
Luật Giáo dục 2005 (Điều 5) quy định: “Phương pháp giáo dục phải phát huy tính tích cực, tự giác, chủ động, tư duy sáng tạo của người học; bồi dưỡng cho người học năng lực tự học, khả năng thực hành, lòng say mê học tập và ý chí vươn lên”. Chính vì thế, những giáo viên như chúng tôi, trực tiếp giảng dạy học sinh luôn luôn phải tìm hiểu các phương pháp dạy học sao cho kiến thức đến với học sinh bằng con đường ngắn nhất.
Trong thế giới hiện đại, giáo dục được xem là con đường xã hội hoá tích cực, có định hướng tốt nhất. Hoạt động giáo dục sẽ tạo ra những điều kiện và cơ hội thuận lợi nhất, hợp lí nhất giúp cho mỗi cá nhân phát triển nhanh chóng, đáp ứng một cách năng động, sáng tạo các yêu cầu xã hội.
Thực tế ở nước ta cho thấy chúng ta đang hội nhập kinh tế, học hỏi nền giáo dục của các nước phát triển và đặc biệt đã và đang thay đổi từng bước nền giáo dục nước nhà. V.G. Bielinxki đã nói rằng: Một cuốn sách viết cho thiếu nhi là để giáo dục mà “Giáo dục là sự nghiệp vĩ đại vì nó quyết định số phận con người”
Thực tế cho thấy ở các trường Phổ thông hiện nay, việc giáo dục thẩm mĩ đã rất phổ biến, cụ thể là đưa môn học Mĩ thuật vào giảng dạy, với nhằm mục đích đóng góp vào việc phát triển trí tuệ, thẩm mĩ, nhân cách cho trẻ. Ngôn ngữ nghệ thuật được giáo dục cho học sinh hiểu về cái đẹp, đặc biệt là học sinh THCS, các em cần hiểu về vẻ đẹp, tính thẩm mĩ để tạo nên nhân cách sống cho các em, giúp các em vững tin trong cuộc sống thường ngày, mạnh dạn, tự tin.
Hầu hết ở lứa tuổi trẻ thơ rất thích thú khi được nghe những câu chuyện cổ tích, những câu thơ hay, nội dung lí thú, đặc biệt là nguồn tưởng tượng vô tận, hình tượng nghệ thuật trong sáng, đó là yếu tố lôi cuốn sự chú ý của các em, đem lại cho các em niềm vui bất tận, đồng thời chúng có tác dụng lớn về nhân cách trẻ thơ. Một điều không thể thiếu trong giáo dục Mĩ thuật là phát triển khả năng sáng tạo ở trẻ.
Lứa tuổi THCS là độ tuổi đang hình thành năng lực và phẩm chất. Môn học Mĩ thuật sẽ tạo điều kiện, là con đường ngắn nhất dẫn các em tới khu vườn của trí tuệ, của những khả năng cảm nhận màu sắc, sáng tạo. Đặc thù của môn Mĩ thuật là vẽ, chính vì vậy, khả năng cảm nhận màu sắc rất quan trọng. Độ tuổi THCS đã bắt đầu có định hướng cho cách vẽ của mình. Là người giáo viên, chúng ta phải nắm bắt được tâm sinh lí của các em và có một cách định hướng giúp các em cảm nhận màu sắc thể hiện tốt nhất.
Trong vẽ tranh hay vẽ trang trí, đòi hỏi học sinh luôn thể hiện bài vẽ bằng hình ảnh và màu sắc. Màu sắc trong bài vẽ của các em phải thể hiện được vẻ ngây thơ, ngộ nghĩnh và đôi khi sự phối hợp màu chỉ có các em mới hiểu được.
Việt Nam chúng ta đã và đang tiến lên bằng các con đường về kinh tế, văn hoá, xã hội. Trong những năm vừa qua, nước chúng ta đã gặt hái được những thành công to lớn trên nhiều mặt, trong đó phải kể đến nền giáo dục. Phải nói rằng, nền giáo dục của chúng ta đã bước sang một ngưỡng cửa mới, và bước đầu có hướng đi khả quan. Việc dạy học không phải là công việc đơn giản, nó đòi hỏi phải có những năng lực sư phạm thực sự. Theo tôi, điều quan trọng nhất của một nhà giáo khi dạy học đó là việc sử dụng phương pháp nào cho hợp lí để truyền đạt tới học sinh.
Hiện nay, giáo dục phổ thông yêu cầu sát sao đối với các nhà giáo dục là phải đổi mới phương pháp dạy học sao cho phù hợp với đối tượng học sinh và quan trọng là phương pháp đó phải mang tính tích cực, học sinh chủ động làm việc. Nhưng chắc rằng, không ít bộ phận giáo viên vẫn chưa hình dung rõ đổi mới phương pháp là như thế nào? Nhiều giáo viên chưa hiểu sâu sắc bản chất của đổi mới phương pháp là: “Giáo viên phát huy tính tích cực chủ động của học sinh ” thậm chí hiểu chỉ cần dạy khác trước là được.
Vì thế trong môn học Mĩ thuật cũng vậy, đây là một môn năng khiếu, đòi hỏi các em phải có tính sáng tạo, độc lập trong học tập. Vậy, làm thế nào để các em chủ động phát huy những cảm nhận về cái đẹp, cách tư duy có hiệu quả trong học tập môn Mĩ thuật là điều mà những giáo viên như chúng tôi luôn trăn trở. 
Trong cuộc sống, màu sắc muôn màu, muôn vẻ. Nó thể hiện sự phong phú, đa dạng với những gam màu, sắc độ khác nhau. Nói tới nghệ thuật là nói tới cái đẹp, con người không ngừng khám phá và vươn tới cái đẹp, cái hoàn mĩ. Nghệ thuật mang đến cho con người niềm vui, sự say mê, phấn khởi, tin tưởng vào cuộc sống. Con người biết xúc động, cảm nhận và sáng tạo nghệ thuật. Nghệ thuật tô điểm cho cuộc sống, giúp con người thêm lạc quan, yêu đời, yêu quê hương đất nước và gắn bó với nhau trong một cộng đồng.
Vậy, các em cảm nhận màu sắc từ đâu? Vì sao lại cảm nhận được vẻ đẹp thông qua màu sắc? Để đi sâu vào vấn đề đó, chúng tôi phải nghiên cứu để làm sao phát triển khả năng sáng tạo, tư duy của học sinh. Vì vậy, tôi chọn đê tài “Tìm hiểu khả năng cảm nhận màu sắc của học sinh THCS trong môn Mĩ thuật”.Qua đây, chúng ta sẽ nắm bắt được quá trình phát triển khả năng cảm nhận màu sắc và từ đó định hướng cho các em cách sử dụng và cảm nhận vẻ đẹp màu sắc phong phú, đa dạng.
2. Mục đích nghiên cứu.
“Tìm hiểu khả năng cảm nhận màu sắc của học sinh THCS trong môn Mĩ thuật” là điều kiện để chúng tôi cảm thụ được những bức tranh ngây thơ, hồn nhiên của học sinh. Chúng tôi sẽ hiểu sâu sắc hơn những tình cảm, cảm xúc của các em thể hiện qua mỗi bức tranh. Đặc biệt là tạo điều kiện, cơ sở lí luận giúp chúng tôi nâng thêm nhận thức để áp dụng vào lĩnh vực công tác của mình, đặc biệt là khi học sinh làm quen với màu sắc hội hoạ.
3. Nhiệm vụ nghiên cứu
Để các em có thể phát triển khả năng cảm nhận màu sắc của mình, chúng tôi phải đi sâu nghiên cứu về vấn đề này.
Với một số thực trạng thấy rõ hiện nay ở các trường THCS, chúng tôi cần phải đưa ra một số giải pháp cho vấn đề này:
- Tại một số trường THCS, giáo viên chưa vận dụng phương pháp dạy màu sắc trong môn Mĩ thuật một cách tối ưu.
- Hướng dẫn học sinh chọn màu chưa sâu sắc. Chính vì vậy mà chúng tôi phải nắm bắt được thực trạng và đưa ra một số giải pháp tối ưu để có một kết quả khả quan.
- Nghiên cứu khả năng cảm nhận màu sắc trong môn Mĩ thuật
4. Giới hạn và phạm vi nghiên cứu
- Giới hạn nghiên cứu: “Tìm hiểu khả năng cảm nhận màu sắc của học sinh THCS trong môn Mĩ thuật”.
- Phạm vi nghiên cứu: Học sinh trường THCS Mai Xuân Thưởng, trường THCS Thái Nguyên- thành phố Nha Trang
5. Phương pháp nghiên cứu:
- Phương pháp phân tích, tổng hợp lý thuyết
- Phương pháp phân loại, hệ thống hóa lý thuyết
- Phương pháp quan sát
- Phương pháp điều tra
- Phương pháp chuyên gia
- Phương pháp phân tích, tổng kết kinh nghiệm
6. cấu trúc đề tài:
Phần A: Phần Mở đầu
Phần B: Nội dung
Chương I: Cơ sở khoa học của việc ứng dụng “Khả năng cảm nhận màu sắc trong môn Mĩ thuật trường THCS”
I. Đặc điểm màu sắc trong môn học Mĩ thuật THCS
II. Vai trò của màu sắc trong môn học Mĩ thuật THCS
III. Thực tế trong việc dạy học Mĩ thuật ở trường THCS
Chương II: Thực trạng của việc “Khả năng cảm nhận màu sắc của học sinh THCS trong môn Mĩ thuật”
1. Thực trạng của việc học sinh THCS cảm nhận màu sắc trong môn học Mĩ thuật.
2. Một số thành tựu đã đạt được trong quá trình thực hiện đề tài nghiên cứu “Khả năng cảm nhận màu sắc của học sinh THCS trong môn Mĩ thuật”
2. Những mặt hạn chế:
3. Một số vấn đề cần đặt ra trong việc phát triển “khả năng cảm nhận màu sắc của học sinh THCS trong môn học Mĩ thuật”
Chương III.
Biện pháp nhằm phát triển “ Khả năng cảm nhận màu sắc của học sinh THCS trong môn học Mĩ thuật”
 I. Về nhân lực
 II. Về vật lực
 III. Về tài liệu
 IV. Về tin lực
Phần C. kết luận
B. Nội dung
Chương I
Cơ sở khoa học của việc ứng dụng “Khả năng cảm nhận màu sắc trong môn Mĩ thuật trường THCS”
I. Đặc điểm của màu sắc trong môn học mĩ thuật thcs:
Trong môn Mĩ thuật, màu sắc được xem là yếu tố quan trọng thể hiện những cảm nhận, suy nghĩ của người vẽ. Sự cảm nhận màu là một quá trình mà người vẽ có cảm xúc diễn tả. Vậy, màu sắc trong hội họa như thế nào?
Chúng ta biết rằng, màu sắc là những sắc độ có nguồn gốc từ thiên nhiên đồng thời có cả nguồn gốc xã hội. Điều này là do sự liên tưởng, kinh nghiệm của con người tạo nên. Bởi rằng, thường chúng ta nói tới màu đỏ là sẽ liên tưởng tới cảm giác nóng, nồng cháy, hay là sự hy sinh đổ máu, là màu cờ; màu xanh cho ta cảm giác tươi mát, êm dịu hay là hình tượng của hòa bình
Bảy sắc cầu vồng
“ Bảy sắc cầu vồng”- đó là sự tác động của ánh sáng. theo phân tí ... u mà tạo nên sự cảm hứng sáng tạo cho các em.
Bên cạnh đó, chúng ta đầu tư cho trường một phòng học chuyên Mĩ thuật. Phòng có đầy đủ về tranh ảnh, màu hay những vật dụng liên quan đến hội hoạ. Trong những giờ học vẽ liên quan đến màu sắc, các em học tại phòng chuyên này với những thí nghiệm các em tự khám phá thì dần dần ăn sâu vào trong tâm hồn các em những cảm xúc màu sắc. 
III. Về tài liệu:
Đây cũng là yếu tố không thể thiếu trong quá trình giảng dạy môn Mĩ thuật. Để có thể giảng dạy được một tiết vẽ tranh hay vẽ trang trí, giáo viên cần phải có tài liệu tham khảo: tranh, ảnh của các hoạ sĩ, tranh thiếu nhi hoặc những bài vẽ tốt của học sinh trước Hơn nữa, cần có những tài liệu về màu sắc trong tranh, cách sử dụng màu sắc, cách bố trí những mảng màu như thế nào thì mới đảm bảo cho tiết dạy của mình có hiệu quả.
Hơn nữa, thư viện nhà trường cần tăng cường mạnh hơn. Mỗi trường đều có thư viện riêng, tuy nhiên phải biết đầu tư và khai thác triệt để thì hiểu quả công việc mới cao. Những tài liệu liên quan đến mĩ thuật được được đầu tư hàng năm như tranh các hoạ sĩ nổi tiếng trong nước và thế giới, tranh dân gian Việt Nam, Tiểu sử các hoạ sĩ Khi đã có những tài liệu như vậy, không những giáo viên mà học sinh có thể học hỏi được rất nhiều. Văn hoá đọc hiện nay rất phát triển, chính vì vậy các trường phổ thông nên phát huy văn hoá này để giáo viên và học sinh tạo nên một môi trường của văn hoá đọc. Chúng ta cần bồi dưỡng kiến thức cho mình thường ngày.
Để giúp học sinh cảm nhận màu sắc tốt thì chúng tôi nghĩ trong một năm học, nhà trường, giáo viên chuyên môn nên tổ chức cho các em được tham quan trường: màu sắc của cảnh vật xung quanh, màu sắc của cuộc sống. 
IV. Về tin lực:
1. Chúng ta cần phải phát huy tối đa CNTT chính vì vậy, việc sử dụng máy vi tính phải thành thạo. Mỗi trường dù ít nhiều cũng có máy vi tính, đặc biệt là trường THCS vì hiện nay, môn Tin học được đưa vào trong giảng dạy nên học sinh cũng tiếp thu rất nhanh về khoa học hiện đại. Chúng ta nên biết vận dụng những yếu tố đó để có thể đảm bảo cho sự phát triển về kiến thức cho học sinh. Những yếu tố CNTT áp dụng tốt trong sự phát triển khả năng cảm nhận màu sắc của học sinh. Qua giờ học, giáo viên có thể bật băng hình về cách phối hợp màu cho học sinh xem. Trước hết là tổng thể những bức tranh của các hoạ sĩ hay tranh thiếu nhi, tranh các học sinhnhằm thúc đẩy thị hiếu cơ bản ban đàu. Sau đó đưa cách diễn tả màu sắc khác nhau qua thông qua một số bức tranh cụ thể, giáo viên hướng dẫn kĩ thuật pha màu, vẽ màu trực tiếp cho học sinh phân biệt được tính chất, đặc điểm của màu sắc và nhận được cái đẹp, cái chưa đẹp. Chính sự cảm nhận được vẻ đẹp sẽ giúp các em rút kinh nghiệm và vận dụng ngay trong tranh của mình.
2. Xây dựng và phát triển chất lượng khả năng cảm nhận màu sắc.
Nếu đáp ứng được nguồn lực thì sẽ kéo theo về sự biến đổi về chất lượng giáo dục. Các nhà giáo dục luôn mong muốn có một hệ thống giáo dục tiến bộ, chất lượng giáo dục cao. Vậy nên việc xây dựng và phát triển chất lượng là hết sức quan trọng. Nếu áp dụng phương pháp tích cực trong việc giảng dạy về màu sắc mà chúng tôi nêu ra ở phần nguồn vật lực thì đảm bảo sau một thời gian nhất định, chất lượng cảm nhận màu sắc ở học sinh tăng lên rõ rệt. 
Chính sự cho học sinh tiếp cận với thực tiễn, cho học sinh tự khám phá màu sắc, các em lựa chọn màu yêu thích để vận dụng trong bài vẽ của mình thì kết quả học tập tốt lên nhiều. Qua những thể nghiệm về màu sắc, học sinh biết chọn lọc, phát huy điểm mạnh của cách thể hiện màu sắc. Một khi các em biết phối hợp được màu sắc sao cho đẹp thì các em đã cảm nhận được màu sắc. Thông qua đó, chúng ta sẽ phân ra được trình độ phát triển của học sinh để điều chỉnh, tổ chức cho các em những hoạt động dạy học hợp lí. 
Để giúp học sinh cảm nhận màu sắc tốt thì chúng tôi nghĩ trong một năm học, nhà trường, giáo viên chuyên môn nên tổ chức cho các em được tham quan trường: màu sắc của cảnh vật xung quanh, màu sắc của cuộc sống. Quy mô lớn hơn là tổ chức cho học sinh đi tham quan bảo tàng, xem triển lãm. Không phải địa phương nào cũng phát triển đầy đủ tuy nhiên nếu có chúng ta nên khai thác. ở các thành phố lớn, các triển lãm tranh thường được tổ chức, vì vậy cho học sinh tham quan như vậy sẽ giúp các em cảm nhận hội hoạ rõ hơn. Cần tăng cường cho học sinh xem tranh nhiều hoặc giáo viên có thể thiết kế trò chơi mĩ thuật có nội dung về màu sắc. Học sinh tham gia chơi thì sẽ lựa chọn hoặc thể hiện màu sắc phù hợp thông qua trò chơi cũng là điều rất thú vị.
Đặc biệt sự ủng hộ, quan tâm của lãnh đạo nhà trường cho môn học Mĩ thuật là rất quan trọng. Nếu được sự quan tâm đúng đắn thì hiệu quả giảng dạy mĩ thuật sẽ rất tốt. Giáo viên có điều kiện để thể hiện tài năng sư phạm của mình, học sinh thể hiện cảm nhận, suy nghĩ một cách thoải mái, thích thú.
Qua thời gian thực tế tại các trường về khả năng cảm nhận màu sắc của học sinh, chúng tôi đã thu hoạch được một số thành quả đáng kể. Kết quả của việc cảm nhận màu sắc trong tranh được thể hiện qua các bài vẽ của các em. Càng lên cao, khả năng cảm nhận màu sắc của các em rất tốt. Không còn là tư duy bằng hình ảnh nữa, mà các em biết vận dụng những hình ảnh xung quanh để phát triển khả năng cảm nhận của mình. Mĩ thuật không thể tách khỏi những hình ảnh trực quan vì đó là yếu tố quan trọng giúp học sinh cảm nhận màu sắc tốt. 
Mĩ thuật là môn học không giống như các môn khoa học khác, không có đáp số chính xác, mà đáp số của bài học chính là sự cảm nhận cái đẹp thông qua tác phẩm như thế nào. Thực tế cho thấy, mỗi học sinh có những cách thể hiện khác nhau, và tạo dựng cho mình những phong cách riêng. Điều mà chúng tôI muốn thấy ở các trường THCS về môn học Mĩ thuật là có thể trang bị cho học sinh những hành trang sống, phát triển đầy đủ về đạo đức, nhân cách, trở thành những con người có ích cho xã hội.
C. kết luận
Từ cơ sở lí luận, sơ sở pháp lí, phân tích thực trạng, đề tài mà chúng tôI nghiên cứu đã đề xuất bốn biện pháp cơ bản nhằm phát triển khả năng cảm nhận màu sắc của học sinh khi học môn Mĩ thuật. Chúng tôI thực hiện nghiên cứu vấn đề này đã hoàn thành.
Nghiên cứu về quá trình phát triển “khả năng cảm nhận màu sắc của học sinh khi học môn Mĩ thuật THCS” hết sức thú vị, bởi có đi sâu vào vấn đề này, chúng tôi mới thực sự cảm thấy rất cần thiết và cần phải phát huy trong việc giảng dạy mĩ thuật và các biện pháp mới mà chúng tôi đã đưa ra được xem là khả thi:
1. Tăng cường mạnh về nguồn lực: Phát huy thế mạnh của nhà trường trong chuyên môn, phương pháp giảng dạy, xây dựng phòng chuyên mỹ thuật cho việc giảng dạy nhằm giúp học sinh thực sự sống trong môi trường của học hoạ, nghệ thuật.
2. Chuyển giao CNTT, kết hợp việc học lí thuyết với thực hành. Đưa vào nhà trường những hệ thống tin học để các em tiếp cận một cách có hiệu quả trong việc phát triển khả năng cảm nhận màu sắc trong học môn Mĩ thuật.
Mỗi trường cần có hệ thống thông tin tốt nhất, ứng dụng tốt CNTT vào dạy học. Tăng cường phát triển tin học cho đội ngũ giáo viên. Mỗi giáo viên phải biết được cách sử dụng máy vi tính, soạn bài trên máy một cách thành thạo.
3. Tăng cường chất lượng đội ngũ giáo viên giảng dạy. 
Chất lượng giáo dục thông qua kiểm tra, đánh giá, thông qua việc tổ chức triển lãm tranh nhằm đánh giá thực chất kết quả giảng dạy, sự phát triển khả năng cảm nhận màu sắc của học sinh. Chất lượng đội ngũ giáo viên cần được phát triển hơn mà bản thân mỗi giáo viên phải tự học, tự rèn luyện, trau dồi kiến thức cho bản thân.
Tích cực tham gia các hội thảo, hội nghị về giáo dục, các chuyên đề nhằm tiếp thu những cái mới, điều chỉnh cách dạy học để có kết quả tốt nhất.
4. Đồ dùng trực quan: Phát huy đồ dùng trực quan trong việc dạy màu sắc hội hoạ thông qua tranh, ảnh, băng hình hay những màu sắc trong cuộc sống. Giáo viên cho học sinh thực hành trực tiếp pha màu và vận dụng màu trong phòng học chuyên mĩ thuật.
Mặc dù đề tài chúng tôi nghiên cứu đã đề xuất bốn biện pháp như đã nêu trên nhưng còn nhiều biện pháp nữa chưa có điều kiện đề cập tới và đó là phương hướng để nghiên cứu tiếp đề tài này. 
Thông qua đây, chúng tôi cũng muốn kiến nghị Bộ Giáo dục và Đào tạo phát huy chất lượng giảng dạy của giáo viên, khắc phục kiểu truyền thụ một chiều, nặng lí thuyết mà nên khuyến khích tư duy sáng tạo, bồi dưỡng năng lực tự học, tự nghiên cứu, tự giải quyết vấn đề, phát triển năng lực thực hành sáng tạo cho người họcHơn nữa, chúng ta cũng nên tích cực sáng tạo các phương pháp tiên tiến, hiện đại, ứng dụng CNTT vào hoạt động dạy học. Hiện nay, Mĩ thuật là một trong những môn rất quan trọng trong hệ thống giáo dục. Vì vậy chất lượng giáo viên cần đáp ứng với yêu cầu của xã hội.
Nền giáo dục đất nước nói chung và nền giáo dục bậc THCS nói riêng cần phải phát huy nhiều hơn nữa. Chúng tôi cũng mong muốn các Sở giáo dục cần quan tâm về cơ sở vật chất cho Mĩ thuật hơn nữa. Trong mỗi trường học, cần có một phòng chuyên Mĩ thuật dù là nhỏ để các em có thể thoải mái tìm hiểu cuộc sống của nghệ thuật, hội hoạ và chắc rằng, các em sẽ phát triển khả năng cảm nhận màu sắc qua vẽ tranh.
Ngoài ra tổ chức các cuộc triển lãm tranh cần được phát huy hơn, tuy đã có những còn rất hạn chế. Chúng tôi mong rằng, các cuộc triển lãm tranh dành cho các em học sinh THCS ngày càng nhiều. Như vậy, chúng ta mới khuyến khích các em tham gia một cách tích cực, đạt hiệu quả cao.
Chỉ ra cái riêng của quá trình phát triển khả năng cảm nhận màu sắc của học sinh THCS khi học môn Mĩ thuật là mục đích của chúng tôi, nhưng đạt được một cách viên mãn mục đích ấy còn phụ thuộc vào nhiều yếu tố. Trong điều kiện thời gian và khả năng có hạn, bài viết của chúng tôi không tránh khỏi khiếm khuyết, thậm chí có phần nông cạn. Rất mong được sự thông cảm và chỉ giáo của mọi người, đặc biệt là giảng viên hướng dẫn cô Nguyễn Thanh Phương và thầy Nguyễn Thu Tuấn, chúng tôi sẵn sàng đón nhận và sửa chữ, điều chỉnh để hoàn thiện nội dung nghiên cứu.
Chắc chắn khi có điều kiện, chúng tôi sẽ trở lại nghiên cứu vấn đề này kĩ hơn để hiểu sâu sắc hơn sự phát triển khả năng cảm nhận màu sắc của học sinh khi học môn Mĩ thuật THCS. Đó là cảm hứng mới giúp chúng tôi chuyển tải kiến thức của mình cho học sinh làm quen với cách sử dụng màu sắc trong tranh trở nên lí thú, sâu sắc và hấp dẫn như thế nào.
Tôi xin chân thành cảm ơn!
Người viết
Nguyễn Thị Quỳnh Vân
Tài liệu tham khảo

Tài liệu đính kèm:

  • docsang_kien_kinh_nghiem_kha_nang_cam_nhan_mau_sac_cua_hoc_sinh.doc