Sáng kiến kinh nghiệm Một số giải pháp nhằm thu hút giáo viên và học sinh đến thư viện đọc sách

Sáng kiến kinh nghiệm Một số giải pháp nhằm thu hút giáo viên và học sinh đến thư viện đọc sách

Trường học là nơi có nhiệm vụ làm tốt công tác chăm sóc và giáo dục thế hệ trẻ từ tuổi ấu thơ đến lúc trưởng thành, nhằm tạo ra cơ sở ban đầu rất quan trọng của con người Việt Nam mới.

Với sự nghiệp cải cách, đổi mới giáo dục nâng cao chất lượng dạy và học, mở rộng kiến thức thông qua việc đọc sách có một ý nghĩa hết sức quan trọng, thực tế trong những năm qua sự bùng nổ công nghệ thông tin đã tác động lớn đến giới trẻ. Tích cực có nhiều mặt, nhưng tiêu cực cũng không ít. Một trong những vấn để đáng suy nghĩ là văn hóa đọc sách của giới trẻ hiện nay đã cho chúng ta thấy rất rõ điều đó. Thực trạng giáo viên và học sinh đến thư viện đọc sách với niềm đam mê tìm tòi, học hỏi còn hạn chế, chủ yếu chỉ mới thu hút số ít giáo viên, học sinh giỏi có lòng ham mê đọc sách và một số ít thích đọc các loại truyện mang tính giải trí, hay học sinh chỉ đến thư viện sau những buổi giới thiệu sách mới. Học sinh chưa có phương pháp đọc sách, chưa thấy hết giá trị, tầm quan trọng của từng cuốn sách và ảnh hưởng của việc đọc sách báo đối với việc giảng dạy và học tập của mình. Các em chỉ đọc lướt qua dẫn đến việc khó tiếp thu kiến thức trên trang sách, ảnh hưởng không nhỏ đến các kỹ năng khác là kỹ năng viết và diễn đạt ý.

Trăn trở trước thực trạng đọc sách như trên và trước tình hình chung của xã hội hiện nay là sự phát triển của báo hình và Internet, việc đọc sách của giáo viên và các em học sinh bị sao nhãng cộng với việc đọc sách không đúng mục đích, không phù hợp với lứa tuổi như: các em chỉ thích xem tranh, xem hình chứ không đọc, không hiểu nội dung sách nói gì. Tất cả những yếu tố trên không những ảnh hưởng trực tiếp đến sức khỏe mà còn ảnh hưởng đến tâm hồn của các em học sinh.

Xác định được điều đó, tôi cảm thấy băn khoăn là làm thế nào để thu hút giáo viên và các em đến thư viện đọc sách?

Xuất phát từ nhận thức trên, cũng như tìm hiểu thực tiễn, thực trạng công tác phục vụ bạn đọc ở trường tôi, từ đó tôi mạnh dạn chọn đề tài : “Một số giải pháp nhằm thu hút giáo viên và học sinh đến thư viện đọc sách”.

 

doc 9 trang Người đăng minhduong20 Lượt xem 1023Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Sáng kiến kinh nghiệm Một số giải pháp nhằm thu hút giáo viên và học sinh đến thư viện đọc sách", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
 Mẫu trình bày báo cáo SKKN
PHÒNG GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO NHƠN TRẠCH
Đơn vị: TRƯỜNG TIỂU HỌC PHƯỚC KHÁNH
	Mã số: ................................
	 (Do HĐKH Sở GD&ĐT ghi)
SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM
MỘT SỐ GIẢI PHÁP NHẰM THU HÚT GIÁO VIÊN VÀ HỌC SINH ĐẾN THƯ VIỆN ĐỌC SÁCH
	Người thực hiện: Huỳnh Thị Hồng Lan
	Lĩnh vực nghiên cứu: 
	- Quản lý giáo dục 	1 
	- Phương pháp dạy học bộ môn: ............................. 	1
	 (Ghi rõ tên bộ môn)
	- Lĩnh vực khác: 1 công tác thư viện 
	 (Ghi rõ tên lĩnh vực)
	Có đính kèm: Các sản phẩm không thể hiện trong bản in SKKN
 1 Mô hình	1 Đĩa CD (DVD)	 1 Phim ảnh	1 Hiện vật khác
 (các phim, ảnh, sản phẩm phần mềm)
Năm học: 2013 - 2014
BM 01-Bia SKKN
BM02-LLKHSKKN
SƠ LƯỢC LÝ LỊCH KHOA HỌC
––––––––––––––––––
THÔNG TIN CHUNG VỀ CÁ NHÂN
Họ và tên:
Ngày tháng năm sinh:
Nam, nữ:
Địa chỉ:
Điện thoại:	(CQ)/	(NR); ĐTDĐ:
Fax:	E-mail:
Chức vụ:
Nhiệm vụ được giao (quản lý, đoàn thể, công việc hành chính, công việc chuyên môn, giảng dạy môn, lớp, chủ nhiệm lớp,):
Đơn vị công tác:
TRÌNH ĐỘ ĐÀO TẠO
Học vị (hoặc trình độ chuyên môn, nghiệp vụ) cao nhất:
Năm nhận bằng:
Chuyên ngành đào tạo:
KINH NGHIỆM KHOA HỌC
Lĩnh vực chuyên môn có kinh nghiệm: Công tác quản lý thư viện
	Số năm có kinh nghiệm:.
Các sáng kiến kinh nghiệm đã có trong 5 năm gần đây: 01
BM03-TMSKKN
Tên SKKN: MỘT SỐ GIẢI PHÁP NHẰM THU HÚT GIÁO VIÊN VÀ HỌC SINH ĐẾN THƯ VIỆN ĐỌC SÁCH
I-LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI:
Trường học là nơi có nhiệm vụ làm tốt công tác chăm sóc và giáo dục thế hệ trẻ từ tuổi ấu thơ đến lúc trưởng thành, nhằm tạo ra cơ sở ban đầu rất quan trọng của con người Việt Nam mới.
Với sự nghiệp cải cách, đổi mới giáo dục nâng cao chất lượng dạy và học, mở rộng kiến thức thông qua việc đọc sách có một ý nghĩa hết sức quan trọng, thực tế trong những năm qua sự bùng nổ công nghệ thông tin đã tác động lớn đến giới trẻ. Tích cực có nhiều mặt, nhưng tiêu cực cũng không ít. Một trong những vấn để đáng suy nghĩ là văn hóa đọc sách của giới trẻ hiện nay đã cho chúng ta thấy rất rõ điều đó. Thực trạng giáo viên và học sinh đến thư viện đọc sách với niềm đam mê tìm tòi, học hỏi còn hạn chế, chủ yếu chỉ mới thu hút số ít giáo viên, học sinh giỏi có lòng ham mê đọc sách và một số ít thích đọc các loại truyện mang tính giải trí, hay học sinh chỉ đến thư viện sau những buổi giới thiệu sách mới. Học sinh chưa có phương pháp đọc sách, chưa thấy hết giá trị, tầm quan trọng của từng cuốn sách và ảnh hưởng của việc đọc sách báo đối với việc giảng dạy và học tập của mình. Các em chỉ đọc lướt qua dẫn đến việc khó tiếp thu kiến thức trên trang sách, ảnh hưởng không nhỏ đến các kỹ năng khác là kỹ năng viết và diễn đạt ý.
Trăn trở trước thực trạng đọc sách như trên và trước tình hình chung của xã hội hiện nay là sự phát triển của báo hình và Internet, việc đọc sách của giáo viên và các em học sinh bị sao nhãng cộng với việc đọc sách không đúng mục đích, không phù hợp với lứa tuổi như: các em chỉ thích xem tranh, xem hình chứ không đọc, không hiểu nội dung sách nói gì. Tất cả những yếu tố trên không những ảnh hưởng trực tiếp đến sức khỏe mà còn ảnh hưởng đến tâm hồn của các em học sinh.
Xác định được điều đó, tôi cảm thấy băn khoăn là làm thế nào để thu hút giáo viên và các em đến thư viện đọc sách?
Xuất phát từ nhận thức trên, cũng như tìm hiểu thực tiễn, thực trạng công tác phục vụ bạn đọc ở trường tôi, từ đó tôi mạnh dạn chọn đề tài : “Một số giải pháp nhằm thu hút giáo viên và học sinh đến thư viện đọc sách”. 
II-CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN:
	1/Cơ sở lý luận:
Theo số liệu khảo sát của UNICEF năm 2006 (nguồn: unicef.org), Việt Nam có đến 40% trẻ em nghèo sống ở nông thôn. Điều kiện gia đình khó khăn khiến việc mua sách và đọc sách cũng trở thành một nhu cầu xa xỉ với nhiều em. Ngoài giờ học, các em thường phải dành phần lớn trong số thời gian rảnh rỗi của mình để phụ giúp cha mẹ một số việc gia đình.
Một cuộc điều tra gần đây của Trung tâm Văn học trẻ em (Trường đại học Sư phạm Hà Nội) trên quy mô cả nước cho biết: số tiền trung bình mà một gia đình dành để mua sách báo cho con mình chỉ chiếm 2% tổng chi phí cho đứa trẻ đó trong một tháng, và không ít phụ huynh trả lời rằng họ không có tiền để mua sách báo cho con em mình (nguồn: báo Nhân Dân, 24/09/2010).
Nhưng còn một nguyên nhân không kém phần quan trọng, dẫn đến tình trạng học sinh ngày càng xa rời thói quen đọc sách, đó chính là thư viện trường. Với điều kiện khó khăn của các học sinh vùng ven, vùng nông thôn hiện nay, thư viện trường gần như là nơi tạo điều kiện tiếp cận, cung cấp sách và định hướng đọc duy nhất cho các em. Nhưng trên thực tế, đa số các thư viện trường vùng ven tại Việt Nam hiện nay đã không làm được điều đó.
Theo thống kê của Bộ Giáo dục - Đào tạo năm học 2009 - 2010, trong tổng số 24.746 trường có thư viện tại nước ta, chỉ có một nửa số này đạt chuẩn (khoảng 13.580 trường), số tiền đầu tư cho mỗi thư viện lại rất hạn hẹp, chỉ khoảng 7,4 triệu đồng/năm. Cơ sở vật chất của thư viện còn nhiều hạn chế và nguồn sách thiếu thốn, không phù hợp đã khiến học sinh hầu như không còn “mặn mà” với thói quen đọc sách và vào thư viện.
 Trong trường học, việc giới thiệu và tuyên truyền sách báo cho học sinh chiếm vị trí quan trọng trong công tác thư viện. Đây là việc phải làm thường xuyên, khoa học và hợp lí nhằm giới thiệu những cuốn sách, bài báo có nội dung phục vụ thiết thực cho việc dạy và học, nhất là trong quá trình cải cách giáo dục.
	2/Cơ sở thực tiễn:
Sách báo là công cụ, phương tiện không thể thiếu được của học sinh trong học tập. Kho sách thư viện ngày càng được bổ sung phong phú về số lượng và chất lượng, nhu cầu sử dụng sách báo phục vụ cho học sinh ngày càng cao. 
Trong qui chế tổ chức và hoạt động thư viện trường phổ thông có ghi : “Tuyên truyền rộng rãi trong cán bộ, giáo viên và học sinh những sách báo của Đảng, Nhà nước và của ngành giáo dục, phục vụ nghiên cứu khoa học giáo dục, bổ sung kiến thức các bộ môn khoa học, góp phần vào việc học tập lý luận, nâng cao chất lượng giáo dục tư tưởng, chính trị và tình cảm cách mạng trong nhà trường”.
a/Thuận lợi:
Thư viện trường Tiểu học Phước Khánh được sự quan tâm đầu tư của ngành cấp trên, của Nhà trường, cung cấp số lượng sách phục vụ cho việc đọc và học của học sinh cũng như việc dạy của giáo viên tương đối đầy đủ .
Chủng loại sách tuy chưa nhiều nhưng cũng có một số ít cuốn sách rất hay và thu hút được nhiều bạn đọc. Đặc biệt học sinh của trường đa phần đều ham mê đọc sách và hơn thế nữa Ban giám hiệu và thầy cô thực sự yêu thích đọc sách, rất quan tâm đến hoạt động thư viện.
b/Khó khăn:
Vai trò của thư viện trong việc hướng dẫn học sinh ham mê đọc sách còn quá ít so với yêu cầu, đặc điểm tâm sinh lí và nhu cầu đọc sách báo của các lứa tuổi học sinh cũng khác nhau.
Học sinh lớp 1: Các em thích nghe kể chuyện, thích xem các truyện tranh chữ to, màu sắc đẹp. Vì vậy chọn những cuốn sách có hình ảnh đẹp, ngôn ngữ trong sáng dễ hiểu là một yêu cầu quan trọng. 
Học sinh lớp 2 và 3: Các em ở lớp 2 và 3 bước đầu có nhu cầu đọc sách, nhưng chủ yếu là những truyện tranh, truyện cổ tích ngắn.
Học sinh lớp 4 và 5: Các em thích đọc sách về Bác Hồ, thích đọc truyện tranh, truyện các thiếu niên anh hùng , truyện lịch sử, cổ tích và báo Thiếu niên nhi đồng, báo ảnh của địa phương . Một số ít lại thích đọc truyện phiêu lưu, mạo hiểm, truyện chiến đấu...nhưng lại không tìm thấy trong thư viện trường học, đó cũng chính là điểm hạn chế trong thư viện nói chung và hạn chế trong công tác của tôi khi giới thiệu sách tới bạn đọc .
c/Sự cần thiết:
Đứng trước yêu cầu đặt ra của người làm công tác thư viện và trước những thuận lợi, khó khăn trên thì “giải pháp thu hút giáo viên và học sinh đến thư viện đọc sách” giúp cho giáo viên, học sinh xây dựng được phương pháp dạy và học, tạo cho mình cách đọc sách, cách làm việc khoa học, biết sử dụng sách báo có trong thư viện một cách có hiệu quả, có hệ thống, đưa những quyển sách hay, sách quý đến tay bạn đọc một cách thích thú, đồng thời với giải pháp này chủ yếu nhằm phục vụ bạn đọc là giáo viên và học sinh, đem lại lợi ích góp phần nâng chất lượng dạy và học.
d/Phạm vi áp dụng của giải pháp:
Căn cứ vào điều kiện cơ sở vật chất hiện có của nhà trường ( phương tiện sách báo), căn cứ vào nhiệm vụ được nhà trường phân công, giải pháp đề cập đến việc giới thiệu sách để thu hút giáo viên và học sinh đến với thư viện Trường Tiểu học Phước Khánh – Nhơn Trạch – Đồng Nai.
e/Thời gian áp dụng:
Năm học 2013 – 2014 và áp dụng cho các năm học tiếp theo, đến khi trường đạt trường chuẩn Quốc gia.
III-TỔ CHỨC THỰC HIỆN CÁC GIẢI PHÁP:
Giải pháp 1: Lập kế hoạch đọc sách cho giáo viên và học sinh:
Dựa vào kế hoạch của Nhà trường, tôi đã xây dựng kế hoạch đọc sách tương ứng với chú điểm của từng tháng, thời gian đọc.
Ví dụ: Tháng 10 Chủ điểm: Chăm ngoan – Học giỏi
Trên cơ sở nghiên cứu chương trình học vào tháng 10 có kỳ thi Giữa học kỳ I ( 25/10/2013) do vậy, vào đầu tháng 10 tôi tiến hành giới thiệu cho GV và HS các loại sách như: Giải bài tập, câu hỏi ôn tập, một số đề bài kiểm tra, sưu tầm một số đề bài kiểm tra ở quyển Toán tuổi thơ 
Từ chỗ giới thiệu đúng theo chủ điểm, phù hợp với thời gian giảng dạy cũng như học tập của GV và HS giúp người thầy và người trò mở rộng đựơc vốn kiến thức, vận dụng được vào việc giảng dạy và học tập của mình, đạt đựơc kết quả tốt trong kỳ thi
Tóm lại: Lập kế hoạch đọc sách đúng và phù hợp là một biện pháp tốt. Giải pháp này đã được tôi áp dụng tại trường mình và được xây dựng ngay từ đầu năm học. 
2/Giải pháp 2: Giới thiệu sách theo từng đối tượng ( BGH, GV, NV và HS)
Việc tuyên truyền và giới thiệu sách cần phải phù hợp với thực tế nhà trường, nội dung tuyên truyền cần gắn với từng đối tượng mà mình muốn tuyên truyền.
Hình thức tuyên truyền, giới thiệu đa dạng phong phú để những quyển sách hay, sách cần kịp thời đến tay đối tượng đọc.
Với những năm học trước, tôi thường giới thiệu sách tràn lan thường là theo chủ đề, chủ điểm hàng tháng của Nhà trường, của Liên đội nên không hiệu quả. Vì thế, năm học 2013 – 2014 tôi chọn cách giới thiệu sách theo đối tượng.
Đối với CB-GV-NV Nhà trường:
Tôi tuyên truyền, động viên các thầy cô tìm đọc tại thư viện hoặc mượn về những loại sách mới mang tính thời sự, những loại sách văn học hay những tạp chí Giáo dục Tiểu học. Đặc biệt thường xuyên nhắc nhở, động viên các cô khối 1 tham khảo về từ điển Tiếng Việt để giải thích những từ khó và làm rõ nghĩa từ giúp HS lớp 1 có thêm vốn từ, nhất là những từ ngữ mang tính địa phương ( Ví dụ: từ “phá cỗ” trong bài học vần: p – ph)
Đối với học sinh lớp 1,2,3:
Với học sinh lớp 1,2,3 các em thường thích đọc truyện tranh có nhiều màu sắc, hình ảnh phong phú đa dạng, thỏa mãn tính tò mò, thích khám phá của các em. Ở truyện tranh có nhiều hình ảnh màu sắc gần gũi đơn giản như hoa , quả, con vật..., thích sách có tính khoa học nhưng gần gũi như: ô tô, xe máy, tàu thuyền,...
Những cuốn sách này rất hữu ích cho các em, bởi nội dung sách đơn giản tạo sự thích thú, sự mơ ước, sự khám phá tạo cho các em tò mò, sáng tạo và làm cho các em thích đọc sách hơn.
Tôi động viên, khuyến khích các em đọc sách và thấy cái lợi của việc đọc sách giúp cho các em trong việc học như: các em viết ít sai chính tả hơn, câu cú mạch lạc logic hơn , hơn nữa tạo cho các em niềm say mê học hỏi khám phá. Qua đó cũng giúp các em nỗ lực hơn trong học tập.
Tóm lại: Chính hình thức giới thiệu sách theo đối tượng này đã giúp cho giáo viên, học sinh nắm bắt thông tin nhanh chóng, thêm nữa làm cho số lượng giáo viên, học sinh đến thư viện ngày một tăng thêm. Ngoài 2 hình thức tôi vừa nêu trên còn có các hình thức giới thiệu tuyên truyền khác cũng không kém phần thu hút học sinh đến với thư viện. Bởi theo tôi tuyên truyền giới thiệu sách , báo trong nhà trường nhằm mục đích làm cho học sinh biết được nội dung sách, báo trong thư viện để có kế hoạch và phương hướng cụ thể sử dụng tốt thư viện, phục vụ yêu cầu “ Dạy tốt, học tốt”
	3/Giải pháp 3: Xây dựng nhiều hình thức tuyên truyền, giới thiệu sách:
	Tuyên truyền giới thiệu sách, báo trong nhà trường là việc làm rất cần thiết, chiếm vị trí quan trọng trong công tác thư viện. Để việc tuyên truyền sách được nhân rộng tôi kết hợp việc tuyên truyền với các hoạt động khác của trường.
	Ngay từ đầu năm tôi đã chủ động xây dựng kế hoạch trình Ban giám hiệu bổ sung kinh phí mua sắm sách, tài liệu, truyện đọc phục vụ cho GV và HS với tổng số tiền là . triệu đồng. Đồng thời tôi chủ động giới thiệu sách trong các buổi sinh hoạt chuyên môn, giới thiệu ở buổi chào cờ đầu tuần, giới thiệu thông qua chương trình phát thanh măng non của Liên Đội. Đề xuất với lãnh đạo tổ chức hội thi “Kể chuyện theo sách” cho HS.
	Ở khối 1, đầu năm học các em chưa biết đọc tôi “nhờ” giáo viên chủ nhiệm đọc và kể cho các em nghe những câu chuyện hay trong tiết kể chuyện, hay trong tiết sinh hoạt chủ nhiệm hoặc trong những buổi sinh hoạt ngoại khóa. Cách thức này giúp các em thích thú với việc đọc sách hơn mặc dù các em chưa đọc được , các em có thể mượn những cuốn sách nhỏ để xem tranh, xem hình,... Dần dần qua đó các em hứng thú với việc đọc sách hơn. Bên cạnh đó, trường tôi hoạt động của Đội cũng rất mạnh tôi phối kết hợp với việc sinh hoạt sao mà giới thiệu sách hay, sách mới đến với các em khi có sách mới về. 
	Mỗi đợt sách mới về, vào sáng thứ hai trong tiết chào cờ tôi tranh thủ giới thiệu sách mới đến với các em. Nội dung giới thiệu phong phú, đa dạng nhưng thường theo chủ điểm trong tháng như: Chủ điểm nói về Bác, Về anh bộ đội, về thầy cô,Nhờ vào việc tuyên truyền này mà phong trào thi kể chuyện theo sách trong nhà trường đươc sôi nổi, mạnh mẽ hơn.
IV-HIỆU QUẢ CỦA ĐỀ TÀI:
	Tôi còn nhớ câu khẩu hiệu: “Đọc sách hay, làm cho thân ta được ít lỗi” nay câu khẩu hiệu này đã trở thành sự thật ở trường tôi. Đó là nơi mà học sinh giải trí sau giờ học căng thẳng và giải quyết những khó khăn thắc mắc khi không có lời giải đáp. Có nhiều giáo viên tâm sự “ Học sinh của tôi lúc này viết văn khá hơn, câu cú mạch lạc logic không còn sai chính tả như trước là nhờ các em chịu khó đến thư viện đọc sách nhiều và đọc đúng loại sách”.
	Bên cạnh đó nhờ công tác tuyên truyền sách mà bạn đọc ngày càng đến với thư viện nhiều hơn, có những học sinh lần đầu tiên đến trường chưa biết đọc biết viết nhưng cũng đòi cô mượn sách về cho xem, có em rất lười đọc sách nhưng thấy bạn mình đọc cũng đến thư viện mượn về đọc, và dần dần tạo thành thói quen từ khi nào không biết.
	Thư viện trường Tiểu học Phước Khánh mở cửa cả ngày nên đáp ứng được nhu cầu đọc sách của bạn đọc thường xuyên.
Số người đến thư viện và vòng quay của sách
Năm học
Số lượt học sinh đến 
thư viện
Số lượt HS mượn sách
Số lượt giáo viên đến 
thư viện
Số lượt GV mượn sách
Số vòng quay của sách/năm
2012 –2013
70 lượt/ngày
50 lượt/ngày
20
lượt/ngày
10 
lượt/ngày
22500 lượt/6000 sách = 3,8 vòng
Như đã trình bày ở phần tính mới của sáng kiến kinh nghiệm về “Một số giải pháp nhằm thu hút giáo viên và học sinh đến thư viện đọc sách” đã được ứng dụng một cách rộng rãi cho các đối tượng giáo viên và học sinh trong trường Tiểu học Phước Khánh. Giải pháp này sẽ dễ dàng thực hiện cho thư viện các trường theo nhiều hình thức phong phú hơn, sao cho người thầy và người trò cảm nhận được ý nghĩa của việc đọc sách, từ đó đến thư viện thường xuyên hơn. 
Giải pháp thu hút giáo viên và học sinh đến thư viện đọc sách là giải pháp mang tính lâu dài và bền vững, bởi giải pháp này chủ yếu nhằm gợi hứng thú để giáo viên và học sinh tìm sách mà đọc, tạo cho mọi người lòng ham muốn đọc sách, từ đó hình thành thói quen đọc sách, đọc báo.
V-ĐỀ XUẤT, KHUYẾN NGHỊ KHẢ NĂNG ÁP DỤNG:
Qua một năm thực hiện, giải pháp đã tạo được bước chuyển biến mạnh mẽ về số lượng giáo viên và học sinh đến thư viện.
Giải pháp có được sự thành công trên là nhờ sự phối hợp chặt chẽ giữa cán bộ thư viện - người thực hiện đề tài cùng với Đoàn thanh niên, Đội thiếu niên, giáo viên chủ nhiệm, toàn thể học sinh trường Tiểu học Phước Khánh và hơn hết là sự quan tâm chỉ đạo và tạo mọi điều kiện thuận lợi của Ban Giám hiệu Nhà trường. Điều ấy đã tiếp thêm sức mạnh, sự tự tin, chủ động sáng tạo trong công việc của người làm công tác thư viện để góp phần cùng với nhà trường nâng cao chất lượng giáo dục cho học sinh một cách toàn diện.
Với kinh nghiệm làm công tác thư viện tôi xin có một số khuyến nghị khả năng áp dụng như sau:
Thứ nhất là: Xác định thư viện là một bộ phận không thể thiếu trong nhà trường. Nếu thư viện được bổ sung sách đầy đủ thường xuyên và hoạt động có nghiệp vụ sẽ tạo điều kiện cho việc nâng cao chất lượng dạy và học. Thư viện góp phần tích cực trong việc chỉ đạo sử dụng sách báo, đồng thời cũng là một địa chỉ tiêu thụ sách quan trọng, do đó cần củng cố thư viện và đổi mới hoạt động của thư viện đáp ứng nhiệm vụ hiện nay. Bên cạnh đó để hoàn thành tốt nhiệm vụ người cán bộ thư viện trường học cần phải luôn luôn tu dưỡng, phấn đấu về mọi mặt.
Thứ hai là: Ngoài những nhiệm vụ trên để thu hút bạn đọc đến với thư viện thì hình thức khen thưởng cũng không kém phần quan trọng, bởi “đọc sách là gieo trồng” thì “thi đua khen thưởng là phân bón”. Và một yếu tố không kém phần quan trọng để thu hút bạn đọc đến với thư viện là cán bộ thư viện phải là người ham đọc sách và phải nhận thức được nhu cầu đọc sách của từng người. Có như thế phong trào đọc sách mới được duy trì thường xuyên và phát triển liên tục .
VI-TÀI LIỆU THAM KHẢO
	1/ Tài liệu bồi dưỡng nghiệp vụ trường phổ thông - Vũ Bá Hòa ( chủ biên)
	2/ Phương pháp và kinh nghiệm tuyên truyền giới thiệu sách trong thư viện trường học – Lê Thị Chinh ( chủ biên)
	3/Một số chuyên đề về nghiệp vụ thư viện trường học – Đàm Thị Kim Liên, Trần Thị Xuân Khóa.
VII- PHỤ LỤC
PHIẾU LẤY Ý KIẾN
TÌM HIỂU NHU CẦU, HỨNG THÚ ĐỌC SÁCH CỦA HỌC SINH
Em hãy đánh dấu x vào ô trống về các thể loại sách, truyện mà em thích:
	Truyện Bác Hồ
 Truyện lịch sử
	Truyện cổ tích
	Truyện tranh
	Truyện văn học
	Truyện khoa học tự nhiên
NGƯỜI THỰC HIỆN
Huỳnh Thị Hồng Lan

Tài liệu đính kèm:

  • docSKNN thu vien.doc