Sáng kiến kinh nghiệm Kinh nghiệm vẽ theo mẫu ở Tiểu học - Lương Thị Thanh Hương

Sáng kiến kinh nghiệm Kinh nghiệm vẽ theo mẫu ở Tiểu học - Lương Thị Thanh Hương

Với việc nghiên cứu dạy “Vẽ theo mẫu” ở bậc Tiểu học tôi đã trình bày một số cơ sở lý luận có liên quan tới “Vẽ theo mẫu” đề cập tới thực trạng qua khảo sát và một số kết quả sau khi thử nghiệm về vấn đề này.

 Qua khảo sát nghiên cứu và thực tế giảng dạy, tôi rút ra một số kinh nghiệm trong việc dạy vẽ theo mẫu ở trường tiểu học, đó là:

 - Giáo viên phải yêu nghề, yêu quý học sinh, cải tiến phương pháp và nhiệt tình giảng dạy.

 - Sưu tầm tài liệu về hội hoạ làm cơ sở so sánh, chứng minh áp dụng cho từng bài giảng.

 - Nghiên cứu kỹ mục tiêu bài dạy.

 - Phải có đồ dùng (tranh ảnh, mẫu vật thật). hình gợi ý cách vẽ . đảm bảo yêu cầu đẹp , đúng trọng tâm .

 - Giáo viên cần vẽ mẫu cho học sinh thị phạm.

 - Luôn động viên, khuyến khích các em học tập, không nên chê bai, phê bình bài vẽ của học sinh.

 - Chú ý đến các đối tượng: Khá - trung bình – yếu.

- Phát huy tính tích cực học tập của học sinh (không gò ép, áp đặt) cần gợi ý, động viên để các em tự tin vào khả năng suy nghĩ, tìm tòi, sáng tạo của mình.

 - Giáo viên phải tạo được không khí học tập vui vẻ, nhẹ nhàng, hấp dẫn gây hứng thú học tập cho học sinh.

 - Thiết kế bài dạy phù hợp với đối tượng học sinh, phù hợp với từng phương pháp dạy.

 - Cần linh hoạt trong việc tổ chức các hoạt động dạy học.

 - Kiểm tra đánh giá thường xuyên bằng nhận xét .

 - Tự rèn luyện, trau rồi kiến thức, kỹ năng qua thực tế, qua nghiên cứu tài liệu tham khảo.

 - Có số ký hoạ.

 

doc 14 trang Người đăng lilyphan99 Lượt xem 210Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Sáng kiến kinh nghiệm Kinh nghiệm vẽ theo mẫu ở Tiểu học - Lương Thị Thanh Hương", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Lương Thị Thanh Hương
Thành phố Hoà Bình
Phần thứ nhất : Đặt vấn đề
Một trong những hình thức tư duy sớm nhất của con người là tư duy bằng hình tượng.
Từ thời kỳ tiền sử xa xăm của nhân loại, mặc dù còn đang sống trong một hình thái xã hội hoang dã, con người đã biết sử dụng các dụng cụ thô sơ, vạch lên vách hang động của mình hình ảnh những cuộc săn bắn với những đàn hươu, những con lợn, con tê giác nặng nề và hung dữ, những con voi ma mút khổng lồ, con bò rừng đồ sộ  tất cả hình ảnh đó điểm xuyết những con người cầm cung, cầm lao chạy băng băng với một vẻ đẹp kỳ thú, hấp dẫn lạ lùng. ở đó ý nghĩa thẩm mỹ hiện lên thật đậm nét .
 	Thời nay, thẩm mỹ đẫ trở thành thị hiếu với tất cả mọi người bởi bất cứ ai đều yêu thích cái đẹp .
Trong nhà trường tiểu học, việc học mỹ thuật góp phần giáo dục thị hiếu thẩm mỹ cần thiết cho việc hình thành và phát triển nhân cách một cách toàn diện, hài hoà, đó là khă năng biết cảm nhận và biết tạo ra cái đẹp: Đẹp cho mình - Đẹp cho gia đình - Đẹp cho xã hội .
 	Thông qua việc truyền đạt cho học sinh, người giáo viên gợi mở, giúp các em kích thích tính tích cực và sự độc lập sáng tạo. Người giáo viên phải làm sao cho tất cả các giờ mỹ thuật đều trở nên hấp dẫn, khơi gợi ở các em sự ham thích được học vẽ, được bộc lộ khả năng, hứng thú của mình trong nhu cầu phát triển và hoàn thiện bản thân cũng như là nhu cầu luôn vươn tới cái đẹp. Để đến với mỹ thuật có muôn vàn con đường khác nhau; Để hiểu hết được cái hay, cái đẹp cần phải có vốn hiểu biết; Để học tốt được mỹ thuật đòi hỏi tốt nhất người học phải có năng khiếu, sự say mê và sáng tạo.
Tương lai của một đất nước phụ thuộc vào thế hệ trẻ của đất nước đó. Chính vì vậy mà Đảng và Nhà nước ta đã đặt giáo dục là nhiệm vụ hàng đấu, ưu tiên và phát triển giáo dục nhằm đào tạo những con người có đầy đủ các phẩm chất, nắm vững khoa học kỹ thuật, thông tin để bảo vệ, xây dưng đất nước càng giầu đẹp .
 	Trong mục tiêu đào tạo học sinh tiểu học, mỹ thuật là môn học không thể thiếu, bởi mỹ thuật góp phần đào tạo những con người phát triển toàn diện cho xã hội, nâng cao thẩm mỹ cho học sinh, rèn luyện trí quan sát, tư tưởng tình cảm lành mạnh, nhận thức được cái hay, cái đẹp của thiên nhiên và của con người, làm cơ sở để tự bồi dưỡng trở thành người học sinh toàn diện .
 	Mỹ thuật là môn học có nội dung gần gũi với cuộc sống, là môn học thể hiện kiến thức tổng hợp và vốn sống của người vẽ. Nó có nhiệm vụ trang bị một số kiến thức cần thiết về mỹ thuật, giúp học sinh có thể giải quyết được các bài tập có trong chương trình.
 	Mỹ thuật trong tiểu học thông qua những kiễn thức sơ đẳng và cơ bản nhằm phát huy khiếu thẩm mỹ vốn có ở học sinh, đồng thời hướng dẫn các em một số phương pháp để các em tập quan sát, tập vẽ, tập trang trí  tiến tới vẽ tranh và xem tranh. Từ đó gây cho các em niềm say mê hứng thú tìm cái hay cái đẹp trong nghệ thuật, từng bước hình thành thị hiếu thẩm mỹ tốt.
 Chương trình mỹ thuật bao gồm các phân môn: Vẽ theo mẫu, vẽ trang trí, vẽ tranh, nặn tạo dáng tự do: thường thức mỹ thuật. Trong khuôn khổ đề tài này tôi xin được đề cập tới một phân môn đó là “Vẽ theo mẫu”.
Qua việc học mỹ thuật ở bậc Tiểu học các em bắt đầu quen với các phương tiện ngôn ngữ tạo hình như: đường nét, hình khối, mầu sắc, bố cục  Qua đó có thêm những kỹ năng vận dụng kiến thức giúp các em học tập tốt các môn học khoá hay trong sinh hoạt thường nhật từ cách ăn mặc, đi đứng, giao tiếp .
Trong những năm dạy mỹ thuật tôi nhận thấy các em học sinh còn chậm, lúng túng trong các giờ vẽ hình hoạ ( vẽ tả thực, vẽ theo mẫu ) bởi vậy tôi luôn trăn trở, suy nghĩ làm sao cho các giờ vẽ theo mẫu được hấp dẫn, có hiệp quả tốt để cho cả giáo viên và các em không còn e ngại khi nói đến các giờ học này. 
 Phầnthứ hai : nội dung
I - Cơ sở lý luận của đề tài :
 Từ năm học 2002 - 2003 tới nay ,cũng như các môn học khác, môn mỹ thuật ở bậc tiểu học đã thay sách được 4 năm . Với mục tiêu cung cấp cho học sinh những kiến thức ban đầu về mỹ thuật, hình thành và củng cố những kỹ năng cần thiết để học sinh có thể hoàn thành được các bài tập theo chương trình . Bên cạnh đó việc giáo dục thẩm mỹ còn giúp cho các em cảm nhận được cái đẹp và vận dụng được kiên thức mỹ thuật vào học tập sinh hoạt hàng ngày .
 Vẽ theo mẫu chính là vẽ mô phỏng lại mẫu thật theo cách nhìn , cách nghĩ , cách cảm thụ của học sinh ( không dùng thước kẻ , com pa để vẽ nét thẳng và nét cong) Với mẫu vẽ là những hình khối đơn giản , những con vật , những đồ vật quen thuộc gần gũi với các em .
 Học vẽ theo mẫu , các em vẽ được hình bằng nét ; Phân biệt được hình dáng, đặc điểm của vật mẫu .
Vẽ theo mẫu là nguồn gốc của hội hoạ vì thế giới xung quanh (con người, cảnh vật) là đối tượng cho con người đi tìm cái đẹp. Vẽ theo mẫu là miêu tả lại vật mẫu đang trình bày ở trước mắt người vẽ. Vì vậy vẽ theo mẫu là phân môn cơ bản của bộ môn mỹ thuật. Phân môn này nhằm rèn luyện sự quan sát tinh tế, khả năng thể hiện đúng tương quan về hình thể, tỷ lệ các đối tượng định miêu tả bằng đường nét, hình khối, mầu sắc và độ đậm nhạt. Qua học tập phân môn này, rèn luyện cách làm việc khoa học đi từ cái chung đến cái riêng, từ toàn thể đến chi tiết .
Để giúp học sinh học mỹ thuật nói chung, vẽ theo mẫu nói riêng chúng ta phải giảng dạy thế nào để học sinh dễ hiểu, hứng thú say mê, phát huy sáng tạo, vẽ được những đồ vật, vẽ được những bức tranh tĩnh vật đơn giản, hiểu được cái hay, cái đẹp của hình hoạ.
 	Theo tôi để học mỹ thuật được tốt thì đòi hỏi người học phải có sự yêu thích môn học, ham hiếu biết, có hứng thú khi học. Nhưng để đạt được điều đó thì người dạy trước tiên phải yêu nghề mến trẻ, phải biết tìm tòi , cảm nhận được cái hay cái đẹp, tự rèn luyện mình để bổ sung kiến thức, tích luỹ kinh nghiệm, phát huy vốn hiếu biết ... phục vụ cho mục đích cao đẹp - Tất cả vì học sinh thân yêu.
II - biện pháp  :
 1 - Khảo sát:
 Trong các trường tiểu học giáo viên phải kiêm nhiệm tất cả các môn học bởi thế mỹ thuật một phần nào đó chưa được quan tâm đúng mức ( ở những năm học trước đây).
Chúng ta cần biết rằng, mỹ thuật là một môn nghệ thuật đòi hỏi phải có năng khiếu, song giáo viên chúng ta không phải tất cả đều biết vẽ. Do vậy phần nhiều người học phải tự vận động mình mà ít có sự hướng dẫn của giáo viên nên hiệu quả việc học, việc giáo dục mỹ thuật chưa được cao. Các em vẽ những đường nét, những hình khối còn cứng nhắc, chưa cảm nhận được vẻ đẹp của nét vẽ mỹ thuật mà còn nhầm sang kiểu vẽ kỹ thuật .
 Để có một khối cầu, các em dùng compa quay thật tròn: Để vẽ một chiếc ca các em dùng thước kẻ những đường thật thẳng .
Các em chưa chú ý đế tỷ lệ, cách sắp xếp bố cục chưa hài hoà .
Ví dụ : Vẽ theo mẫu cái bát và cái cốc.
 Các em chưa có khái niệm đánh bóng hình để gợi tả chất qua đặm nhạt mà chỉ biết tô mầu đơn điệu, thường lạnh quá hoặc nóng quá; có tranh làm người xem hoa mắt khó chịu vì loạn mầu .
 	Để có kế hoạch thực hiện kinh nghiệm vào thực tế giảng dạy tôi đã tiến hành khảo sát về phân môn vẽ theo mẫu ở lớp 4 như sau :
Tổng số
Hoàn thành tốt
Hoàn thành
Chưa hoàn thành
Số lượng
Tỷ lệ %
Số lượng
Tỷ lệ %
Số lượng
Tỷ lệ %
35
5
14,4% 
23 
65,6%
7
20%
 Từ việc khảo sát này, tôi nhận thấy kết quả của các em chưa cao bởi các lý do sau: 
 1- Quan sát mẫu chưa kỹ. 
 2 - Đường nét cứng nhắc do dùng thước kẻ hình. 
 3 - Chưa chú ý về bố cục. 
 4 - Chưa chú ý về tỷ lệ của hình 
Vậy làm sao có thể vượt qua được những điểm cần khắc phục như đã nêu ở trên, và làm như thế nào để học sinh chúng ta có thể tiếp cận với thế giới mỹ thuật thông qua hình hoạ một cách say mê, trở thành những giờ học mà các em yêu thích. Tôi đã suy nghĩ tìm tòi làm thế nào để đưa các em đến với nghệ thuật một cách nhanh nhất và đạt hiệu quả .
 2 – Hướng khắc phục:
Khi đã tìm ra được các ( lỗi sai chính ) của học sinh, tôi đã từng bước giúp đỡ các em khắc phục những lỗi sai đó như sau:
* Thứ nhất : với “lỗi ” quan sát mẫu chưa kỹ :
+ Tôi lựa chọn vị trí đặt mẫu thích hợp, sao cho tất cả các thành viên trong lớp học đều quan sát được mẫu.
+ Mẫu đưa ra phải có tính thẩm mỹ. 
+ “Lệnh” của giáo viên đưa ra phải rõ ràng. 
+ Câu hỏi phải cụ thể, vừa sức, phù hợp với lứa tuổi học sinh .
* Thứ hai : với “lỗi ” về đường nét kỹ thuật: 
+ Tôi luôn chú ý ở phần kiểm tra dụng cụ vẽ, nếu thấy các em để thước kẻ, compa thì nhắc các em cất ngay và nói rõ “ Giờ vẽ theo mẫu không sử dụng các dụng cụ đó ”. 
 * Thứ ba: Với “ lỗi “ về bố cục :
 + Trước khi các em thực hành vẽ, tôi đưa ra một số bố cục đẹp và chưa đẹp tiêu biểu để các em được quan sát, được tự cảm nhận bố cục nào đẹp hay chưa đẹp để rút ra được kinh nghiệmcho bố cục bài vẽ của mình.
 + Nhắc các em có thể bố cục tờ giấy dọc hay ngang sao cho thuận mắt. 
+ Hình vẽ vừa phải với khuôn giấy, không vẽ hình to quá hay nhỏ quá, lên trên hay xuống dưới quá 
* Thứ tư: Với “ lỗi ” về tỷ lệ:
+ Lỗi này liên quan mật thiết với việc quan sát mẫu. Tôi luôn nhắc nhở các em phải quan sát mẫu thật kỹ để có thể nhận xét được mẫu một cách tương đối chính xác.
+ So Sánh chiều ngang với chiều cao của hình ( ở mẫu đơn ).
+ So sánh hình này so với hình kia ( ở mẫu kép ).
+ Tìm tỷ lệ các bộ phận mỗi hình.
Bên cạnh sự hướng dẫn nhắc nhở, tôi luôn khen ngợi kịp thời, bởi vì động viên khuyến khích các em là một công việc rất cần thiết và có nhiều ý nghĩa. Nó góp phần thúc đẩy sự tiến bộ vươn lên của các em mà trong quá trình giảng dạy, giáo dục thẩm mỹ cho các em tôi đã thực hiện và thấy được hiệu quả rõ rệt .
Mỹ thuật ngày nay được dạy phổ biến là một trong 9 môn học bắt buộc nên các em có năng khiếu không nhiều. Bởi vậy theo tôi, người giáo viên chúng ta phải biết biểu dương những em khá, kích thích sự tìm tòi, sáng tạo, gây hứng thú học; biết động viên những em chư khá cố gắng học hỏi ở bạn, ở thầy cô, tự rèn luyện để từng bước vươn lên.
Trong thời giân qua, tôi được trực tiếp giảng dậy bộ môn mỹ thuật ở khối tiểu học. Tôi đã nghiên cứu ứng dụng thực tế xây dựng những công đoạn trong giờ vẽ theo mẫu. Tôi đã hướng dẫn các em vẽ với các bước cơ bản sau:
 + Quan sát mẫu, ước tính tỷ lệ.
 + Quy mẫu vào khung hình, dựng khung hình.
+ Tìm vị trí xác định bộ phận, đánh dấu vị trí.
+ Phác hình bằng các nét thẳng ( Vẽ đường kỷ hà ).
+ Chỉnh hình ( Xoá bỏ nét thừa)
+ Tô mầu ( Lên đậm, nhạt ) .
 Thời gian cho giờ học vẽ đòi hỏi giáo viên phải nhanh nhạy nếu không ... ng thiếu sinh động .
 	Có mẫu vẽ là rất tốt xong chưa đủ, theo tôi chúng ta nên vẽ mầu để cho các em thấy cần phải có khoa học bên trong sự hứng khởi, niềm đam mê khi vẽ. Nét vẽ đầu tiên đẹp sẽ là ngọn gió lành thơm nức hương hoa tô điểm cho nét vẽ sau chắc chắn hơn, ngọt ngào hơn. Vậy làm thế nào để tất cả giáo viên chúng ta đều có thể vẽ được, vẽ nhanh trên bảng lớp ? Đây là một câu hỏi được đặt ra cho không ít người dạy mĩ thuật. Mà ở đó không ai cũng biết vẽ. Câu trả lời sẽ không là hóc búa nếu chúng ta thật sự yêu nghề, say với nghề .
 	Để vẽ được nhanh trên bảng lớp, tôi đã phải luyện vẽ rất nhiều, nhìn thấy cái gì thích thì vẽ với cây bút chì trên tay, với cuốn sổ nho nhỏ tôi luôn ghi lại bằng hình vẽ những gì quen thân, gần gũi, những gì gây cho mình ấn tượng cảm xúc và để một lúc nào đó khi đứng trước vật mẫu ở lớp tôi không còn cảm thấy lúng túng, khó khăn nữa. 
Dạy vẽ theo mẫu, người dậy không nên áp đặt các em phải vẽ như thế này hay thế kia, mà phải để các em vẽ theo sự cảm nhận. Giáo viên cần chú ý phát huy tính tích cực , chủ động suy nghĩ tìm tòi của học sinh bằng cách gợi ý để các em tìm ra kiến thức . chúng ta cần tạo cho các em có được một không khí học tập nhẹ nhàng, hấp dẫn để HS có hứng thú với bài học , môn học 
 Phần minh hoạ
 Mỹ thuật lớp 4:
 Bài 14: Vẽ theo mẫu :
 Mẫu có hai đồ vật
I - Mục tiêu :
1- Kiến thức :
 Học sinh nắm được hình dáng , tỷ lệ của hai vật mẫu .
2- Kỹ năng 
 Học sinh biết cách vẽ hình từ bao quát đến chi tiết và vẽ hai đồ vật gần giống mẫu .
3- Thái độ 
 Học sinh yêu thích vẻ đẹp của các đồ vật 
II- Đồ dùng dạy học 
1- Giáo viên :
 + Sách giáo khoa , sách giáo viên .
 + Một số mẫu có hai đồ vật ( để vẽ theo nhóm )
 + Hình minh họa cách vẽ
 + Một số bài vẽ mẫu có hai đồ vật của học sinh các lớp trước .
2- Học sinh :
 + Sách giáo khoa .
 + Mẫu vẽ( nếu có) .
 + Vở tập vẽ .
 + Bút chì đen , tẩy ,bút màu.
III - Các hoạt động dạy học :
Nội dung
Cách thức tổ chức các hoạt động 
 A. kiểm tra (1')
+ Sách giáo khoa
+ Vở tập vẽ
+ Mầu vẽ
+ bút chì đen, tẩy, bút tẩy
 B. Bài mới:
 1. Giới thiệu bài mới: (1')
- Mục tiêu tiết học .
 2. các hoạt động :
* Hoạt động 1: Quan sát nhận xét (4')
- Hình 1 : Trang 30 SGK.
+ mẫu có hai đồ vật . Gồm một chiếc lọ hoa và một chiếc tách ( chén )
+ Chiếc lọ cao to hơn , chiếc tách thấp bé hơn, chiếc tách sáng , chiếc lọ đậm hơn ....
+ Chiếc lọ đặt sau chiếc tách, chiếc tách đặ đặt trước, chếch về bên phải chiếc lọ .
Ví dụ : Một số mẫu có hai đồ vật :
+ cái chai và cái bát .
+ cái ca và cái chén .
+ Cái bình và cái tách ....
các vật mẫu ở trước hay sau, có che khuất hay không che khuất ... Phụ thuộc vào vị trí của người quan sát. 
* Kết luận : Khi nhìn mmẫu ở các hướng khác nhau, vị trí của các vật mẫu xẽ khác nhau . Mỗi người vẽ cần vẽ đúng theo vị trí quan sát mẫu của mình .
* Hoạt động 2: Cách vẽ ( 6' )
+ So sánh tỷ lệ giữa chiều cao và chiều ngang của mẫu để phác khung hình chung, sau đó phác khung hình của từng vật mẫu ( H1)
+Vẽ đường trục của từng vật mẫu rồi tìm tỷ lệ các bộ phận của chúng: miệng, cổ, vai, thân.
+ Vẽ nét chính trước, sau đó vẽ nét chi tiết và chỉnh sửa cho giống mẫu . nét vẽ cần có đậm , có nhạt (H3, H4)
+ Nhìn mẫu vẽ đậm nhạt (H5) được bài vẽ hoàn chỉnh (H6).
* Lưu ý bố cục : 
+ Quan sát mẫu để tìm tỷ lệ khung hình chung và khung hình của từng vật mẫu.
+ Vẽ hình phù hợp với khung đã có sẵn.
+ So sánh ước lượng để tìm tỷ lệ các bộ phận của từng vật mẫu.
* Hoạt động 3: Thực hành (18')
Vẽ mẫu có hai đồ vật
* Hoạt động 4 : Nhận xét đánh giá (4' ')
- Nội dung đánh giá :
+ Về hình dáng, tỷ lệ ( Rõ đặc điểm, gần giống mẫu ).
+ Về bố cục (cân đối ).
+ Có đậm, nhạt .
3. Dặn dò (1')
+ Về nhà: Tập bày mẫu có 2 đồ vật và vẽ vào giấy A4.
+Quan sát chân dung của bạn và nhũng người thân .
- Các nhóm trưởng kiểm tra, báo cáo việc chuẩn bị của nhóm mình cho tiết học.
- Giáo viên nhận xét, đánh giá chuẩn bị của học sinh.
 - Giáo viên dùng tranh minh hoạ mẫu có hai đồ vật dể dẫn dắt vào bài .
- Cả lớp mở SGK Trang 30 - quan sát hình 1 nêu nhận xét qua việc trả lời các câu hỏi gợi ý của giáo viên :
+ Mẫu có mấy đồ vật ? Gồm các đồ vật gì ?.
+ Hình dáng tỷ lệ mầu sắc đậm nhạt của các đồ vật như thể nào ?
+ Vị trí các đồ vật ( đồ vật nào ở trước , + 
+ Vị trí các đồ vật ( đồ vật nào ở trước, đồ vật nào ở sau) ?
- Giáo viên bày một số mẫu trước lớp .
- Học sinh quan sát một số mẫu ở ba hướng khác nhau ( Chính diện , bên phải, bên trái )
- Giáo viên nêu câu hỏi định hướng quan sát 
+ Vật mẫu nào ở trước , vật mẫu nào ở sau ? Các vật mẫu có che khuất nhau không ?
+ Khoảng cách giũa hai vật mẫu như thế nào ?.
- 3 em nêu kết quả quan sát .
- Lớp nhận xét , bổ sung cho từng ý kiến .
- Giáo viên nhận xét và đưa ra kết luận .
- Các nhóm trao đổi về cách bày mẫu và tiến hành bày mẫu cho nhóm mình 
- Giáo viên yêu cầu học sinh quan sát mẫu đồng thờivẽ mấu trên bảng lớp .
- Học sinh theo dõi quan sát giáo viên thao tác trên bảng lớp kết hợp quan sát cách vẽ ở SGK trang 30 để cùng Giáo viên xây dựng từng bước vẽ .
- Học sinh chỉ hình minh hoạ cách vẽ và nhắc lại các bước vẽ.
- 
* Lưu ý bố cục : 
* Lưu ý bố c
 - Giáo viên cho học sinh tham khảo một số bài vẽ mẫu có hai đồ vật .
- Cả lớp quan sát tham khảo tìm ra các bố cục đẹp và chưa đẹp để rút kinh nghiệp cho bài vẽ của mình .
- Học sinh tiến hành vẽ theo nhóm mẫu đã bày vào vở tập vẽ 4 trang 30.
- Giáo viên quan sát, hướng dẫn bổ sung cho các em còn lúng túng ; động viên các nhóm tích cực học tập ; nhắc các em không được sử dụng thước để kẻ hình .
-Học sinh trưng bày tranh theo nhóm ; từng em tập nhận xét, đánh giá bài của bạn trong nhóm theo định hướng của Giáo viên .
- Giáo viên theo dõi, quan sát cùng học sinh lưa chọn một số bài vẽ tiêu biểu (đẹp và chưa đẹp )đưa lên bảng lớp .
- Các nhóm nhận xét và xếp loại bài vẽ, chỉ ró điểm đạt hay chưa đạt ở từng tranh, nêu hướng khắc phục cho những tranh còn khiếm khuyết .
- Giáo viên kết kuận biểu dương các em có bài vẽ đẹp và động viên khích lệ tinh thần học tập của các em còn lại 
 - Giáo viên chốt nội dung bài, nhận xét, đánh giá tiết học .
- Giáo viên hướng dẫn thức hành và dặn chuẩn bị cho tiết học sau. 
 3. Hiệu quả đề tài :
Như vậy, tôi thấy rằng việc sử dụng đồ dùng có hiệu quả, việc vẽ mẫu trực tiếp cho các em thấy, gợi ý cho các em xây dựng các bước vẽ sẽ rất tốt cho giờ học này hay bất cứ giờ vẽ theo mẫu nào. Khi nhắc lại các bức vẽ là khi các em phải tư duy tìm tòi kết hợp với sự sáng tạo, tất cả các điều đó rất quan trọng góp phần thành công trong giờ dạy, bài học của các emẵe đạt hiệu quả cao hơn.
 Qua một quả trình áp dụng các phương pháp giảng dạy trên tôi đã thực hiện kiểm tra kết quả nghiên cứu về phân môn vẽ theo mẫu. Các em đã có những tiến bộ rõ rệt, thể hiện ở kết quả học tập như sau 
Tổng số
Hoàn thành tốt
Hoàn thành
Chưa hoàn thành
Số lượng
Tỷ lệ %
Số lượng
Tỷ lệ %
Số lượng
Tỷ lệ %
35
19
54,2 % 
16 
45,8 %
/ 
 /
Với phương pháp giảng dạy của mình, tôi thấy các em học sinh rất yêu thích vẽ. Phương pháp này phù hợp với lứa tuổi các em. Có nhiều em say sưa học vẽ, muốn hiểu biết thêm về những kiến thức ngoài bài học ở sách giáo khoa. Bước đầu các em đã cảm nhận được cái hay, cái đẹp của nghệ thuật, không còn sợ những bài vẽ theo mẫu nữa. Các em đã biết tính tỷ lệ, biết bố cục bức tranh một cách cân đối hài hoà. Tôi đã rất vui khi nhận thấy từng bước sự tiến bộ của các em. Các em đã biết đến luật xa gần, biết đến độ đậm nhạt, sáng tối của tranh. Sau đây là một vài phác thảo ghi lại những tiến bộ đó:
Phần thứ ba: kết luận
	Với việc nghiên cứu dạy “Vẽ theo mẫu” ở bậc Tiểu học tôi đã trình bày một số cơ sở lý luận có liên quan tới “Vẽ theo mẫu” đề cập tới thực trạng qua khảo sát và một số kết quả sau khi thử nghiệm về vấn đề này.
	Qua khảo sát nghiên cứu và thực tế giảng dạy, tôi rút ra một số kinh nghiệm trong việc dạy vẽ theo mẫu ở trường tiểu học, đó là:
	- Giáo viên phải yêu nghề, yêu quý học sinh, cải tiến phương pháp và nhiệt tình giảng dạy.
	- Sưu tầm tài liệu về hội hoạ làm cơ sở so sánh, chứng minh áp dụng cho từng bài giảng.
	- Nghiên cứu kỹ mục tiêu bài dạy.
	- Phải có đồ dùng (tranh ảnh, mẫu vật thật). hình gợi ý cách vẽ ... đảm bảo yêu cầu đẹp , đúng trọng tâm .
	- Giáo viên cần vẽ mẫu cho học sinh thị phạm.
	- Luôn động viên, khuyến khích các em học tập, không nên chê bai, phê bình bài vẽ của học sinh.
	- Chú ý đến các đối tượng: Khá - trung bình – yếu.
- Phát huy tính tích cực học tập của học sinh (không gò ép, áp đặt) cần gợi ý, động viên để các em tự tin vào khả năng suy nghĩ, tìm tòi, sáng tạo của mình.
	- Giáo viên phải tạo được không khí học tập vui vẻ, nhẹ nhàng, hấp dẫn gây hứng thú học tập cho học sinh.
	- Thiết kế bài dạy phù hợp với đối tượng học sinh, phù hợp với từng phương pháp dạy.
	- Cần linh hoạt trong việc tổ chức các hoạt động dạy học.
 - Kiểm tra đánh giá thường xuyên bằng nhận xét .
	- Tự rèn luyện, trau rồi kiến thức, kỹ năng qua thực tế, qua nghiên cứu tài liệu tham khảo.
	- Có số ký hoạ.
	 Tôi đã cố gắng thực hiện những điều đó trong thời gian qua, tuy không tránh khỏi một số hạn chế nhưng kết quả các em mang lại cũng rất khả quan. Các em thích vẽ, ham vẽ, nhiều em vẽ đẹp và cảm nhận được chiều sâu của bức tranh. Biết quan sát độ sáng tối của mẫu các đồ vật.
	 Là một giáo viên dạy mỹ thuật, tôi luôn mong mỏi có được những giờ dạy thật tốt, đưa các em đến với nghệ thuật một cách thoải mái, tự tin. Với tính chất bộ môn luôn đòi hỏi người dạy – người học phải có óc thẩm mỹ, sáng tạo, nhanh nhạy, có vốn hiểu biết phong phú.
	Mỹ thuật là một môn học không có công thức, không có đáp số cụ thể mà nó là môn học có phần trừu tượng. Nhưng mỹ thuật hết sức gần gũi, cần thiết trong việc giáo dục và đào tạo con người. Con đường giáo dục của nghệ thuật rất phong phú và đa dạng, đòi hỏi mỗi người giáo viên chúng ta phải tự tìm cho mình một cách đi đúng nhất để đưa các em học sinh thân yêu đến với nghệ thuật một cách tốt nhất.
 Tôi rất mong nhận được sự đóng góp ý kiến của đồng nghiệp trong tổ chuyên môn, Ban khoa học nhà trường và Ban giám khảo để tôi có được những kinh nghiệm quý báu phục vụ cho công tác giảng dạy ngày một tốt hơn.
 Tôi xin trân thành cảm ơn ./.
 Hoà Bình, ngày tháng năm 20 
Nhận xét của tổ khoa học nhà trường Người thực hiện 
 Lương Thị Thanh Hương

Tài liệu đính kèm:

  • docsang_kien_kinh_nghiem_kinh_nghiem_ve_theo_mau_o_tieu_hoc_luo.doc