Sáng kiến kinh nghiệm Một số giải pháp giúp học sinh học tốt phân môn Luyện từ và câu lớp 3

Sáng kiến kinh nghiệm Một số giải pháp giúp học sinh học tốt phân môn Luyện từ và câu lớp 3

Chúng ta đã sống trong kỉ nguyên mà nền khoa học phát triển mạnh mẽ . Để theo kịp nhu cầu phát triển của xã hội việc đào tạo nguồn nhân lực cho tương lai đóng vai trò vô cùng quan trọng , giáo dục đóng vai trò quyết định vận mệnh của nước nhà . Trong mấy năm gần đây ngành giáo dục Buđã và đang tiến hành việc đổi mới chương trình , đổi mới sách giáo khoa , nhằm nâng cao hiệu quả đào tạo , nâng cao chất lượng học tập . Việc làm này đã được cả xã hội quan tâm . Thế nhưng thực tế tình hình dạy học ở nhà trường nói chung , trường tiểu học Thanh Hương nói riêng vẫn chưa đáp ứng được điều mà xã hội quan tâm. Cho nên mỗi chúng ta, những người làm công tác giáo dục càng phải coi trọng việc đổi mới phương pháp, đổi mới chương trình và coi đây là yêu cầu cấp bách trong nhà trường.

 Mỗi chúng ta đều nhận định rằng: mọi học sinh có sức khoẻ bình thường đều có khả năng tiếp thu được nền học vấn tiểu học, đều có khả năng nắm được các tri thức quy định trong chương trình của trường tiểu học, đều có khả năng tiếp thu kiến thức trong từng khối lớp ở bậc học.

 Việc thay sách lớp 3 đóng vai trò không nhỏ góp phần đạt mục tiêu mà bậc tiểu học yêu cầu.

 Vậy do đâu? Vì đâu? Mà học sinh trường tiểu học Thanh Hương nói chung, học sinh lớp 3B do tôi trực tiếp giảng dạy lại học yếu phân môn Luyện từ và câu? Là giáo viên trực tiếp giảng dạy tại lớp tôi không khỏi băn khoăn, trăn trở suy nghĩ và quyết định.

 

doc 13 trang Người đăng haiphuong68 Lượt xem 645Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Sáng kiến kinh nghiệm Một số giải pháp giúp học sinh học tốt phân môn Luyện từ và câu lớp 3", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
 A / ĐẶT VẤN ĐÊ
 Chúng ta đã sống trong kỉ nguyên mà nền khoa học phát triển mạnh mẽ . Để theo kịp nhu cầu phát triển của xã hội việc đào tạo nguồn nhân lực cho tương lai đóng vai trò vô cùng quan trọng , giáo dục đóng vai trò quyết định vận mệnh của nước nhà . Trong mấy năm gần đây ngành giáo dục Buđã và đang tiến hành việc đổi mới chương trình , đổi mới sách giáo khoa , nhằm nâng cao hiệu quả đào tạo , nâng cao chất lượng học tập . Việc làm này đã được cả xã hội quan tâm . Thế nhưng thực tế tình hình dạy học ở nhà trường nói chung , trường tiểu học Thanh Hương nói riêng vẫn chưa đáp ứng được điều mà xã hội quan tâm. Cho nên mỗi chúng ta, những người làm công tác giáo dục càng phải coi trọng việc đổi mới phương pháp, đổi mới chương trình và coi đây là yêu cầu cấp bách trong nhà trường.
 Mỗi chúng ta đều nhận định rằng: mọi học sinh có sức khoẻ bình thường đều có khả năng tiếp thu được nền học vấn tiểu học, đều có khả năng nắm được các tri thức quy định trong chương trình của trường tiểu học, đều có khả năng tiếp thu kiến thức trong từng khối lớp ở bậc học.
 Việc thay sách lớp 3 đóng vai trò không nhỏ góp phần đạt mục tiêu mà bậc tiểu học yêu cầu.
 Vậy do đâu? Vì đâu? Mà học sinh trường tiểu học Thanh Hương nói chung, học sinh lớp 3B do tôi trực tiếp giảng dạy lại học yếu phân môn Luyện từ và câu? Là giáo viên trực tiếp giảng dạy tại lớp tôi không khỏi băn khoăn, trăn trở suy nghĩ và quyết định.
 a, Tìm hiểu kỹ mục tiêu của môn tiếng việt:
 - Hình thành và phát triển ở học sinh các kỹ năng sử dụng Tiếng Việt để học tập và giao tiếp.
 - Góp phần rèn luyện các thao tác tư duy.
 - Cung cấp cho học sinh những kiến thức sơ giản về Tiếng Việt và những hiểu biết sơ giản về xã hội. Tự nhiên và con người, văn hoá.
 - Bồi dưỡng tình yêu Tiếng Việt và hình thành thói quen giữ gìn sự trong sáng, giàu đẹp của Tiếng Việt.
 - Từ mục tiêu chung của môn Tiếng Việt tôi tiến hành đi sâu tìm hiểu kỹ mục tiêu của phân môn Luyện từ và câu.
 b, Tìm hiểu mục tiêu - yêu cầu của phân môn Luyện từ và câu:
 - Mở rộng vốn từ theo chủ điểm, có hiểu biết về các kiểu câu, thành phần của câu.
 - Cung cấp cho học sinh hiểu biết sơ giản về phép tu từ và phân hoá.
 - Rèn khả năng dùng từ đặt câu và sử dụng dấu câu.
 - Bồi dưỡng thói quen dùng từ đúng, nói và viết thành câu. Có ý thức sử dụng Tiếng Việt trong văn hoá giao tiếp.
 - Từ yêu cầu cần đạt được của phân môn tôi tiếp tục tìm hiểu.
 c, Tìm hiểu thuận lợi, khó khăn, thực tế:
 + Thuận lợi: Sách giáo khoa đã giúp giáo viên, học sinh thực hiện tốt việc đổi mối phương pháp dạy và học, phân môn Luyện từ và câu. Kiến thức phân môn xoay quanh chủ điểm, gần gũi thực tế.
 + Khó khăn: Là năm thứ 6 thực hiện đổi mới chương trình, đổi mới phương pháp dạy học và đây cũng là một trong những năm đầu thực hiện đổi mới: Chương trình sách giáo khoa lớp 3 nên giáo viên và học sinh không khỏi lúng túng trong quá trình thực hiện dạy và học. Bởi vậy khi sử dụng phương pháp mới chưa phù hợp với đặc trưng phân môn, với từng bài cụ thể.
 + Để đạt được yêu cầu phân môn, nhiệm vụ của người làm công tác giáo dục, đặc biệt là giáo viên trực tiếp giảng dạy đóng vai trò quan trọng, góp phần quyết định kết quả học tập. Nhằm góp phần nâng cao chất lượng học tập, giúp các em nắm bắt được kiến thức theo yêu cầu của phân môn, của từng bài học, tạo điều kiện để các em học tốt các môn học khác. Từ thực tế giảng dạy tôi chọn giải pháp: Giúp học sinh học tốt môn Luyện từ và câu ở lớp 3 để nghiên cứu và áp dụng vào thực tế giảng dạy ở lớp mình.
B/ NỘI DUNG
 Trong quá trình trực tiếp giảng dạy lớp 3B của tôi, tìm hiểu về khả năng lĩnh hội kiến thức của học sinh tôi nhận thấy rằng phần lớn kỹ năng dùng từ của học sinh các em còn yếu, vốn từ còn nghèo nàn hiểu biết về các thành phần của câu còn mơ màng, dẫn đến các em dùng từ sai, viết câu chưa đúng, thiếu thành phần, chưa nắm được các thành phần cơ bản của một câu.
 Trước thực tại đó, tôi tiến hành khảo sát chất lượng với phân môn Luyện từ và câu sau 4 tuần thực học tại lớp 3B Tường tiểu học Thanh Hương 25 học sinh vgà thu được kết quả như sau:
 Giỏi: 5 em đạt 20 %
 Khá: 6 em đạt 24%
 Trung bình: 8 em đạt 32%
 Yếu: 6 em đạt 24%
 Với kết quả này, tôi tiến hành tìm hiểu kỹ về những nguyên nhân yếu kém ở từng loại bài và đặc biệt chú ý ở loại bài đạt điểm yếu. Tôi nhận thấy học sinh học yếu ở phân môn Luyện từ và câu ở lớp tôi có những biểu hiện cơ bản sau:
Có nhiều lỗ thủng về kiến thức, kỹ năng.
Tiếp thu kiến thức, hình thành kỹ năng chậm.
 Phương pháp học tập chưa tốt
Năng lực tư duy yếu.
 Từ thực trạng trên, với trách nhiệm của một giáo viên trực tiếp giảng dạy kiến thức tôi không khỏi suy nghĩ, lo lắng. Chẳng lẽ tất cả các nguyên nhân yếu kém cơ bản trên đều là do các em sao? Chắc chắn phải do nhiều sự tác động khác như:
Giáo viên
Phụ huynh
Cơ sở vật chất.
 Các thực trạng trên đây và có lẽ cũng là những nguyên nhân cơ bản dẫn đến sự yếu kém ở phân môn Luyện từ và câu của học sinh lớp 3B của trường Tiểu Học Thanh Hương. Tôi tiến hành đi sâu tìm hiểu – phân tích kỹ từng nguyên nhân trên.
 C: NGUYÊN NHÂN .
 Từ thực trạng trên đây cho ta thấy nguyên nhân dẫn đến kết quả học tập môn Luyện từ và câu ở lớp 3B Trường Tiểu Học Thanh Hương chưa cao có rất nhiều. Tôi xin phép được phân nhóm nguyên nhân cơ bản.
 1. Nhóm học sinh yếu 
 1a/ Do có nhiều lỗ hổng về kiến thức kỹ năng
 Nhóm học sinh này tồn tại ở dạng chưa biết tìm từ, chưa hiểu nghĩa của từ, chưa nắm được yêu cầu cơ bản của câu. ( Viết hoa chữ cái đầu câu, cuối câu có dấu chấm) nên học sinh viết câu bất kỳ các em chỉ viết:
 Ví dụ: Bông hoa đang nở
 Học sinh chưa nắm được thành phần cơ bản của một câu nên khi giao tiếpnói hoặc viết các em đều sai.
 Ví dụ : Trong vườn xanh mượt mà 
 1b/ Do tiếp thu kiến thức và hình thành kỹ năng chậm.
 Trong cùng một khoảng thời gian nhất định, khối lượng bài tập như nhau thì 2/3 số học sinh hoàn thành bài tập theo yêu cầu còn 1/3 số học sinh rơi vào tình trạng không hiểu yêu cầu bài tập mà cứ làm bài cho xong, hoặc chỉ làm 1/3 số lượng bài theo yêu cầu.
 1c/ Do phương pháp học tập chưa tốt.
 Các em chưa tìm hiểu kỹ bài, chưa định hướng được kiến thức liên quan đến bài tập, không làm nháp. Các em chỉ đọc lướt qua hoặc nhìn sơ qua là đặt bút làm bài.
 Ví dụ: Đặt câu hỏi cho bộ phận in đậm của câu: Cây tre là hình ảnh quen thuộc của làng quê Việt Nam. Các em đặt ai là hình ảnh quen thuộc của làng quê Việt Nam, mà lẽ ra các em phải đặt được là: Cây gì là hình ảnh quen thuộc của làng quê Việt Nam.
 1d/ Do năng lực tư duy yếu:
 Tư duy thiếu linh hoạt từ việc lĩnh hội một kiến thức chung, cụ thể nào đó. Học sinh yếu khó có thể tìm được một ví dụ minh hoạ. Tư duy thiếu linh hoạt được thể hiện khá rõ trong quá trình hình thành kiến thức mới. Trong một chừng mực nào đó các em có thể làm được bài tập với dạng bắt chước mẫu nhưng rất chậm chạp.
 VD: Đặt câu theo mẫu ( Sử dụng từ so sánh) 
 M: Tàu dừa như chiếc lược chải vào mây xanh.
 Các em chỉ đặt câu có từ “như” mà các em chưa biết dùng từ: như là, tựa, tựa như, giống nhưđể đặt câu. Do trí tưởng tượng phát triển chậm dẫn đến sự phân tích tổng hợp kém, các em cảm thấy khó khi mất đi chỗ dựa là mẫu cho trước.
 2/ Các nguyên nhân khác.
 2a/ Đối với giáo viên:
 - Do chưa nắm vững phương pháp, yêu cầu về kiến thức kỹ năng của phân môn, của từng bài cụ thể nên việc giảng dạy còn mang tính chất chải, chưa nêu bật trọng tâm.
 - Việc chuẩn bị bài của giáo viên chưa tốt, thiếu đồ dùng phục vụ cho tiết dạy. Chưa áp dụng hoặc có áp dụng phương pháp mới trong giảng dạy nhưng còn lúng túng.
 - Chưa chú ý đúng mức đến đối tượng học sinh yếu – kém. Tốc độ giảng dạy kiến thức mới và luyện tập còn nhanh khiến học sinh yếu kém không theo kịp.
 - Năng lực giáo viên còn hạn chế, chưa nắm được phương pháp giúp đỡ học sinh học yếu.
 2b/ Đối với phụ huynh:
 - Chưa tạo điều kiện về thời gian, về cơ sở vật chất cho con em mình trong việc học ở nhà.
 - Thiếu sự quan tâm đến việc học tập của con cái. Phó mặc cho giáo viên chủ nhiệm. Chẳng hạn như khi tôi trực tiếp trao đổi cùng phụ huynh có học sinh yếu thì phụ huynh nói: “ Thôi thì trăm sự nhờ cô ”.
 - Phụ huynh đã quan tâm nhưng thiếu phương pháp giảng dạy phù hợp nên các em không hiểu bài, thiếu tin tưởng khi nghe bố mẹ giảng giải.
 - Phụ huynh gặp khó khăn về kinh tế, về đời sống tình cảm khiến trẻ không tập trung học tập.
 2c/ Cơ sở vật chất 
 - Trang thiết bị phục vụ cho việc dạy và học đối với phân môn Luyện từ và câu còn quá nghèo nàn.
 - Thiếu đề tài đề cập đến tình trạng học sinh học yếu.
 - Bàn ghế học tập của các em đầy đủ nhưng chưa đúng quy cách.
 Từ thực trạng và nguyên nhân cơ bản trên tôi mạnh dạn đưa ra một số giải pháp nhằm giúp học sinh học tốt ở phân môn Luyện từ và câu tại lớp 3B Trường tiểu học Thanh Hương. 
 D: GIẢI PHÁP VÀ TỔ CHỨC THỰC HIỆN.
 I/ Giải pháp chung.
 1/ Đối với giáo viên:
 - Theo dõi thường xuyên, liên tục kết quả học tập của từng học sinh, đi sâu phân tích nguyên nhân học yếu, tiến hành phân loại nhóm học sinh học yếu. Có kế hoạch giảng dạy phù hợp với từng nhóm học sinh. Tăng cường làm cà sử dụng đồ dùng học tập.
 - Theo dõi sự chú ý học tập của từng học sinh yếu, hướng dẫn bài tập cần cụ thể và chi tiết hơn.
 - Áp dụng phương pháp đổi mới vào việc giảng dạy, đi thẳng vào trọng tâm bài dạy với mức độ vừa sức không nôn nóng sốt ruột.
 - Tổ chức học sinh khá giỏi thường xuyên giúp đỡ bạn học yếu. Tổ chức đôi bạn cùng tiến giúp đỡ thêm.
 - Tổ chức kèm cặp - phụ đạo trong điều kiện thời gian quy định( chủ yếu kiểm tra việc lĩnh hội kiến thức của các em)
 - Phối hợp cùng gia đình tạo điều kiện cho học sinh học tập đôn đốc việc thực hiện kế hoạch học tập ở trường nhà.
 2/ Đối với phụ huynh:
 Tạo mọi điều kiện có thể để giúp đỡ các em trong việc học tập ở lớp cũng như ở nhà.
 Lập ra thời gian biểu theo dõi học tập của các em.
 3/ Đối với nhà trường
 Cơ sở vật chất còn nghèo, bàn nghế tuy đầy đủ nhưng chưa đúng quy định.
II/ Giải pháp cụ thể: ( Phương hướng giúp đỡ học sinh học yếu)
Tạo tiền đề xuất phát:
 Việc học tập có kết quả trong một tiết dạy học ở trường đòi hỏi những kiến thức nhất định về trình độ. Kỹ năng có sẵn ở học sinh. Đối với học sinh học yếu, các em chưa có đủ kiến thức này. Giáo viên cần giúp cho học sinh học yếu có kiến thức bước đầu chuẩn bị chuẩn bị cho tiết học, trước tiên bản thân giáo viên phải nắm vững nội dung và khối lượng kiến thức - kỹ năng cần có để chuẩn bị cho tiết dạy. Điều quan trọng là giáo viên cần nghiên cứu thêm tài liệu, tìm hiểu kỹ yêu cầu phân môn của từng tiết học, từng bài cụ thể. Đồng thời giáo viên nắm được kiến thức kỹ năng cần thiết đã có của học sinh ở mức độ nào? Từ đó giáo viên lựa chọn kiến thức cần tái hiện lại để đi đến tiết học. Khi tái hiện kiến thức, giáo viên nên xem xét và tái hiện lúc nào? để giúp học sinh yếu lĩnh hội được kiến thức - Việc tạo kiến thức bước đầu góp phần tạo nên sự thành công của việc dạy học sinh yếu, góp phần nâng cao chất lượng học tập.
 2.Lấp lỗ hổng kiến thức - kỹ năng:
 Kiến thức có lỗ hổng là bệnh chủ yếu phổ biến ở nhóm học sinh yếu. Việc tạo tiền đề cũng chính là lấp lỗ hổng về kiến thức, kỹ năng như chỉ phục vụ cho nội dung bài học.
 Trong suốt quá trình dạy học, giáo viên cần quan tâm thường xuyên đến kết quả học tập. Nhằm phát hiện ra lỗ hổng về kiến thức - kỹ năng của nhóm học sinh yếu. Đồng thời giáo viên tập cho các em tự tìm ra lỗ hổng kiến thưc của bản thân và hướng dẫn các em tự đọc lại bài để lấp chỗ hổng kiến thức phát hiện.
3/ Phương pháp học tập chưa tốt:
 Đối với nhóm học sinh này, giáo viên chỉ yêu cầu c ác em ở m ức đ ộ vừa sức .Coi trọng tính vững chắc của kiến thức kĩ năng hơn mục tiêu nâng cao mở rộng . Đặc biệt chú ý đảm bảo cho học sinh hiểu đề , nắm được yêu cầu bài tập , giúp các em vượt qua khó khăn đầu tiên .
 Tăng cường bài tập cùng thể loại , cùng mức độ để giúp các em hiểu được một kiến thức một kĩ năng nào đó .
Ví dụ : Sau khi đã học từ chỉ so sánh , với đối tượng học sinh yếu kém chỉ yêu cầu các em đặt câu với từ “ như “ mà không sợ các em nhàm chán như đối tượng học sinh khá . 
4/ Năng lực tư duy kém 
 Đối với nhóm học sinh này, giáo viên cần bền bỉ giúp các em nắm bắt được phương pháp học tập giúp các em nắm bắt kiến thức bằng trực quan cụ thể. Biến cái tư duy trìu tượng, bằng tư duy cụ thể để dần dần các em định hướng được kiến thức.
 Bồi dưỡng và giúp các em nhớ được những kiến thức mang tính chất sơ đẳng nhất. Động viên các em tập đọc nhiều để có được kết quả học tập tốt hơn.
 Gíáo viên kiên trì uốn nắn những thói quen xấu của nhóm học sinh yếu. Chẳng hạn như: không tìm hiểu yêu cầu bài tập, không đọc bài, không nháp mà tiến hành đặt bút làm ngay nên các em dễ dẫn đến làm sai.
 Những giải pháp trên đây nhằm giúp học sinh học tốt phân môn Luyện từ và câu của tôi còn mang tính định hướng. Tôi đem áp dụng giải pháp trên vào giảng dạy phân môn Luyện từ và câu tại lớp 3B Trường tiểu học Thanh Hương. Sau một tháng thử nghiệm, tôi tiến hành khảo sát chất lượng ở phân môn này với 25 học sinh và thu được kêt quả như sau: 
 Giỏi : 9 em đạt 36%
 Khá : 8 em đạt 32%
 Trung bình : 6 em đạt 24%
 Yếu : 2 em đạt 0,8%
 Để tổ chức thực hiện một tiết dạy luyện từ và câu đạt hiệu quả , khơi dậy được những hoạt động tích cực sáng tạo ở mọi đối tượng học sinh . Khi thiết kế một tiết dạy nói chung và với phân môn luyện từ và câu nói riêng , giáo viên cần nắm vững nội dung yêu cầu về kiến thức kĩ năng cơ bản , xác định rõ trọng tâm của tiết học , nắm được trình độ tiếp thu của từng học sinh và dự kiến tích hợp kiến thức phù hợp khi tổ chức thực hiện tiết dạy .
 III/ Tổ chức thực hiện :
 1/ Các bước tiến hành : 
+ Bước 1: Kiểm tra bài cũ 
+ Bước 2 : Nhắc lại chủ điểm có liên quan đến bài dạy. nhác lại kiến thức cũ có liên quan đến bài học . 
+ Bước 3: Hướng dẫn tìm hiểu yêu cầu kiến thức cơ bản qua từng bài cụ thể .
Kiểm tra đánh giá nhận thức của học sinh thông qua bài tập ưng dụng .
+ Bước 4 : Nhạn xét- ghi nhớ kiến thức .
Nhán mạnh những điều cần ghi nhớ về nội dung kiến thức kĩ năng đã học .
Nêu yêu cầu thực hành .
 2/ Tổ chức thực hiện :
 Từ những giải pháp trên tôi xin minh học qua tiết dạy cụ thể : 
 Bài : Từ địa phương - Dấu chấm hỏi , chấm than 
Mục đích yêu cầu 
Nhận biết và sử dụng đúng một số từ thường dùng của miền bắc , miền
 trung , miền nam qua bài tập phân loại từ ngữ và tìm từ cùng nghĩa thay thế từ địa phương .
Luyện tập sử dụng đúng các dấu chấm hỏi , chấm than qua bài tập đặt dấu
câu thích hợp vào chỗ trống trong đoạn văn .
Chuẩn bị : 
Kẻ sẵn bảng phân loại từ địa phương vào bảng lớp 
Bảng phụ ghi bài tập 2 
Bảng phụ viết 5 câu văn có ô trống cần điền ở bài tập 3 
Hoạt động dạy học 
TL
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
4’
2’
30’
4’
A/ Bài cũ :
Gọi học sinh làm bài tập 3 
Gv ghi sẵn 4 câu thơ bài tập 1 yêu cầu học sinh gạch chân từ chỉ hoạt động .
Gv nhận xét chữa bài 
B/ Bài mới :
1/ Giới thiệu bài : 
Chủ điểm ta đang học trong tuần này là chủ điểm gì ? 
Bài học hôm nay giúp các em nhận biết sử dụng đúng một số từ thường dùng ở 3 miền , đồng thời ôn tập củng cố kiến thức về dấu hỏi , dấu chấm than đã học ở lớp 2 .Bài : Từ địa phương dấu chấm hỏi ,chấm than 
Gv ghi mục bài lên bảng 
2/ Hưỡng dẫn làm bài tập 
Bài 1: Gọi 1 em đọc yêu cầu của bài
Từ nào có nghĩa giống nhau ?
Hai từ có nghĩa giống nhau gọi là gì ? 
Bài tập này có mấy cặp từ ?
- Cho hs nêu lại yêu cầu của bài tập 
Phân lớp thành 2 nhóm thi 
Gv chốt lại ý đúng và phân thắng bại giũa 2 nhóm 
- Các em thấy từ trong Tiếng Việt như 
thế nào ? 
Bài 2: Gv treo bảng phụ 
Gọi hs đọc yêu cầu của bài 
Cho học sinh thực hiện theo cặp 
Nêu kết quả trước lớp
Gv nhận xét chữa bài 
-Yêu cầu học sinh đọc đoạn thơ bằng từ thay thế 
Gv nói thêm : Tố hứu viết đoạnthơ này ca ngợi mẹ Suốt ở Quảng Bìnhđã vượt bom đạn chở bộ đội qua sông Nhật Lộ trong thời kì chống Mĩ.
Bài 3 :
Yêu cầu học sinh đọc yêu cầu bài 
Gv treo bảng phụ 
Nhận xét chưa bài
 -Theo em dấu chấm hỏi được dùng khi nào ?
 - Vậy dấu chấm than được dùng khi nào 
C/ Củng cố dặn dò: 
Bài học hôm nay là bài gì ?
Bài học giúp em nhận biết được những gì ?
Nhận xét giờ học - dặn dò bài về nhà 
2 em nêu miệng 
1 em lên gạch 
Chủ điểm Bắc ,Trung ,Nam 
2 Hs đọc mục bài 
Bố / ba ; Mẹ / má 
Hai từ có nghĩa giống nhau gọi là từ cùng nghĩa .
Có 8 cặp từ 
Nhóm 1: tìm từ dùng ở miền Bắc 
bố , mẹ , anh cả , quả ,hoa ,dứa sắn ngan .
Nhóm 2: tìm từ dùng ở miền Nam 
Ba ,má , anh hai , trái, bông, thơm , 
Mì, vịt xiêm ,khóm 
Từ trong tiếng việt rất phong phú , cùng một đối tượng nhưng có cách gọi khác nhau 
2 em đọc yêu cầu của bài 
 Thực hiện theo cặp
Đại diện các cặp nêu trước lớp
3 em đọc lại đoạn thơ 
2 em lần lượt đọc yêu cầu của bài 
 1 em lên bảng làm cả lớp làm vào vở
Dấu chấm hỏi được dùng khi muốn hỏi người khác một điều gì đó 
Dấu chấm than được dùng khi diễn tả niềm vui hoặc nỗi buồn
Nhận biết được một số từ ngữ thường dùng ở 3 miền Bắc – Trung – Nam 
Hiểu thêm cách dùng dấu chấm hổi và dấu chấm than khi viết 
 E/ KẾT LUẬN 
 Như phần mở đầu đã trình bày , để đạt được hiệu quả giảng dạy , nâng cao chất lượng học tập . Giúp Các em học tốt phân môn Luyện từ và câu ở lớp 3 tạo đà cho các em học tốt môn học khác . Người giáo viên ngoài việc truyền thụ kiến thức cần phải đi sâu tìm hiểu nắm bắt chất lượng học tập của học sinh . Đặc biệt chú ý đến nhóm học sinh học yếu để có kế hoạch giúp đỡ các em ..
 Khi áp dụng giải pháp trên , người giáo viên cần phải bền bỉ , tìm phương pháp phù hợp để giúp các em học yếu trong từng tiết học , trong từng bài cụ thể .
 Động viên khuyến khích kịp thời để khơi dậy ở các em sự suy nghĩ hướng vào hoạt động học tập . Đồng thời giáo viên cần gần gũi và gíp đỡ các em mọi lúc mọi nơi để các em học yếu tự tin hơn trong giao tiếp . Từ đó các em cảm thấy không còn ngại học ,sợ học mỗi khi học phân môn Luyện từ và câu .
 Giải pháp của tôi còn mang tính sơ bộ ,bước đầu nên không tránh khỏi thiếu sót . Tôi rất mong nhận được ý kiến đóng góp của bạn đọc để giải pháp của tôi được hoàn thiện hơn . Tôi xin chân thành cảm ơn.
 G/ TÀI LIỆU THAM KHẢO 
 1/ Tạp chí thế giới trong ta 
 2/ Thực tế của lớp chủ nhiệm và vốn kinh nghiệm về nghiệp vụ sư phạm 
 3/ Tài liệu bồi dưỡng giáo viên . Sách Tiếng việt lớp 3 

Tài liệu đính kèm:

  • docSang kien kinh nghiem(11).doc