Sáng kiến kinh nghiệm kinh nghiệm về tổ chức hoạt động nhóm cho học sinh

Sáng kiến kinh nghiệm kinh nghiệm về tổ chức hoạt động nhóm cho học sinh

Theo điều 24 – Luật giáo dục năm 1998 về yêu cầu nội dung và phương pháp giáo dục tiểu học đã viết “Phương pháp giáo dục tiểu học phải phát huy tính tích cực, tự giác, chủ động, sáng tạo của học sinh; phải phù hợp với đặc điểm của của từng lớp học, bồi dưỡng phương pháp tự học, rèn luyện kỹ năng vận dụng kiến thức vào thực tiễn, tác động đến tình cảm đem lại niềm vui, hứng thú học tập cho học sinh”.

Trong những năm gần đây, Nghị quyết Đại hội Đảng và những văn kiện khác của nhà nước, của bộ giáo dục và đào tạo đều nhấn mạnh rằng, cần đổi mới phương pháp gaío dục cho phù hợp với sự phát triển của đất nước để đào tạo ra những con người “năng động, sáng tạo, có năng lực giải quyết vấn đề”.

Và chúng ta đã từng biết, hiện nay có nhiều phương pháp dạy học để người giáo viên có thể lựa chọn, sử dụng trong thực tiễn dạy học của mình. Vì vậy việc lựa chọn và sử dụng một cách đúng đắn phương pháp dạy học có ý nghĩa to lớn đối với việc phát huy tính tích cực của học sinh, đối với chất lượng và hiệu quả của dạy học. Dù sử dụng phương pháp nào cũng cần chú ý thiết kế với hoạt động của học sinh nhằm huy động được cao nhất các hoạt động tích cực nhận thức và sự hợp tác của các em. Để đáp ứng những yêu cầu những yêu cầu trên thì người giáo viên cần có những hoạt động để tổ chức cho các em lĩnh hội kiến thức một cách chủ động. Một trong những hoạt động đó mà giáo viên thường hay sử dụng là “hoạt động nhóm”.

Trong thực tế, qua đi dự giờ một số đồng nghiệp, không phải giáo viên nào cũng thực hiện tốt hoạt động này trong tiết dạy của mình. Vì thế bản thân tôi trăn trở, suy nghĩ và xin bày tỏ suy nghĩ, ý tưởng của mình về cách thức tổ chức hoạt động nhóm trong dạy học cho nó đạt kết quả cao. Và đó cũng chính là lý do thúc đẩy tôi viết đề tài này.

 

doc 11 trang Người đăng thuthuy90 Lượt xem 1597Lượt tải 1 Download
Bạn đang xem tài liệu "Sáng kiến kinh nghiệm kinh nghiệm về tổ chức hoạt động nhóm cho học sinh", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
PHÒNG GIÁO DỤC CAM RANH
TRƯỜNG TIỂU HỌC CAM NGHĨA 2
—˜&™–
SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM
KINH NGHIỆM VỀ
TỔ CHỨC HOẠT ĐỘNG NHÓM CHO HỌC SINH
 Người viết	: Nguyễn Thị Kim Lan
 Chức vụ	: Giáo viên
 Đơn vị	: Trường tiểu học Cam Nghĩa 2
 Năm học: : 2006-2007
I. LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI
Theo điều 24 – Luật giáo dục năm 1998 về yêu cầu nội dung và phương pháp giáo dục tiểu học đã viết “Phương pháp giáo dục tiểu học phải phát huy tính tích cực, tự giác, chủ động, sáng tạo của học sinh; phải phù hợp với đặc điểm của của từng lớp học, bồi dưỡng phương pháp tự học, rèn luyện kỹ năng vận dụng kiến thức vào thực tiễn, tác động đến tình cảm đem lại niềm vui, hứng thú học tập cho học sinh”.
Trong những năm gần đây, Nghị quyết Đại hội Đảng và những văn kiện khác của nhà nước, của bộ giáo dục và đào tạo đều nhấn mạnh rằng, cần đổi mới phương pháp gaío dục cho phù hợp với sự phát triển của đất nước để đào tạo ra những con người  “năng động, sáng tạo, có năng lực giải quyết vấn đề”.
Và chúng ta đã từng biết, hiện nay có nhiều phương pháp dạy học để người giáo viên có thể lựa chọn, sử dụng trong thực tiễn dạy học của mình. Vì vậy việc lựa chọn và sử dụng một cách đúng đắn phương pháp dạy học có ý nghĩa to lớn đối với việc phát huy tính tích cực của học sinh, đối với chất lượng và hiệu quả của dạy học. Dù sử dụng phương pháp nào cũng cần chú ý thiết kế với hoạt động của học sinh nhằm huy động được cao nhất các hoạt động tích cực nhận thức và sự hợp tác của các em. Để đáp ứng những yêu cầu những yêu cầu trên thì người giáo viên cần có những hoạt động để tổ chức cho các em lĩnh hội kiến thức một cách chủ động. Một trong những hoạt động đó mà giáo viên thường hay sử dụng là “hoạt động nhóm”.
Trong thực tế, qua đi dự giờ một số đồng nghiệp, không phải giáo viên nào cũng thực hiện tốt hoạt động này trong tiết dạy của mình. Vì thế bản thân tôi trăn trở, suy nghĩ và xin bày tỏ suy nghĩ, ý tưởng của mình về cách thức tổ chức hoạt động nhóm trong dạy học cho nó đạt kết quả cao. Và đó cũng chính là lý do thúc đẩy tôi viết đề tài này.
II. KHẢO SÁT TÌNH HÌNH VÀ BIỆN PHÁP TRIỂN KHAI THỰC HIỆN.
1. Khảo sát tình hình dự giờ:
Từ 10.9.2006 đến 20.11.2006 tôi đã dự giờ đồng nghiệp được 17 tiết (bao gồm tất cả các bộ môn), trong đó giáo viên sử dụng hoạt động nhóm hầu hết tiết dạy. Và bản thân tôi nhận thấy:
Một số giáo viên chia nhóm quá đông ( 8-10 em/nhóm)
Trong nhóm học sinh khá, giỏi hoạt động nhiều, còn học sinh trung bình và yếu ít hoạt động.
Trưởng nhóm và thư ký đều cố dịnh dẫn đến các bạn trong nhóm ỷ lại.
Trong thời gian hoạt động nhóm, có hiện tượng một nhóm nào đã xong và chẳng có gì để làm ngaòi việc nói chuyện và tinh nghịch trong khi các nhóm khác hoạt động
2. Tìm hiểu nguyên nhân:
Giáo viênchưa chuẩn bị ký nội dung haọt động nhóm phù hợp với lớp mình.
Giáo viên còn cứng nhắc trong việc chia nhóm.
Học sinh chưa có thói quen, ý thức làm việc, ý thức tự giác, tự quản và hợp tác cao.
Giáo viên chia nhóm chưa đồng đều về trình độ giữa các nhóm trong lớp.
Khi soạn giáo án, giáo viên chưa lập kế hoạch dạy học theo nhóm một cách tỉ mỉ, cẩn thận phù hợp với điều kiện tình hình thực tế của lớp mình phụ trách.
3. Biện pháp thực hiện:
Trước một số thực trạng và nguyênnhân trên bản thân tôi mạnh dạn đề xuất với tổ khối trưởng, hiệu phó chuyên môn một số giải pháp để đẩy mạnh hiệu quả tiết dạy.
VD: Cách chia nhom, cách trình bày kết quả hoạt động của nhóm mình, cách xây dựng kế hoạch dạy học theo nhóm muốn được thế tôi phải nghiên cứu từng vấn đề một cách nghiêm túc.
Trước hết tôi nghiên cứu, tìm hiểu những kiến thức “hoạt động nhóm”. Trước kia, người ta tin tưởng rằng học sinh sẽ đạt được kết quả học tập tốt khi giáo viên giải thích kiến thức một cách đầy đủ và rõ ràng, còn học sinh chỉ nghe tập trung ghi nhớ đầy đủ những kiến thức đó. Trong những năm gần đây các nghiên cứu giáo dục đã khẳng định việc học của trẻ em sẽ đạt được hiệu quả cao khi các em được tích cực tham gia vào hoạt động tích cực.
Vì vậy ta phải hiểu: Hoạt động nhóm là quá trình trong đó học sinh được tham gia một chuỗi các hoạt động học tập dưới sự hướng dẫn của giáo viên, được khuyến khích để trao các kinh nghiệm và được tạo cơ hội làm việc hợp tác với người khác. Còn dạy học theo nhóm là hình thức giảng dạy đặt học sinh vào môi trường học tập tích cực, trong đó học sinh được tổ chức thành các nhóm một cách thích hợp. Trong nhóm học sinh được khuyến khích thảo luận và hưỡng dẫn hợp tác làm việc với nhau. Hoạt động nhóm là một hoạt động học tập tích cực. Cụ thể: đêm lại cho học sinh cơ hội được sử dụng các kiến thức, kĩ năng mà các em được lĩnh hội và rèn luyện. Cho phép học sinh diễn đạt những ý tưởng, những khám phá của mình. Mỏ rộng suy nghĩ và thực hành kỹ năng tư duy (so sánh, phân tích, tổng hợp, đánh giá).
Hoạt động nhóm giúp các em rèn luyện và phát triển kỹ năng làm việc, kỹ năng giao tiếp, tạo điều kiện cho học sinh học hỏi lẫn nhau, phát huy vai trò trách nhiệm, tính tích cực xã hôi trên cơ sở làm việc hợp tác. Thông qua hoạt dộng nhóm các em có thể cùng làm việc với nhau những công việc mà một mình không thể làm được trong một thời gian nhất định.
Hình thức dạy học theo nhóm góp phần hình thành và và phát triển cá nhân các mối quan hệ qua lại trong học sinh, đem lại bầu không khí đoàn kết, giúp đỡ, tin tưởng lẫn nhau trong học tập. Tổ chức cho học sinh học tập theo nhóm giúp các em học sinh nhút nhát, khả năng diễn đạt kém có điều kiện rèn luyện, tập dượt. Từ đó khẳng định bản thân trong sự hấp dẫn của hoạt độngk nhóm. Khi dạy học theo nhóm, gaío viên sẽ có dịp tận dụng các kinh nghiệm và sự sáng tạo của học sinh trong học tập.
Dựa vào lợi thế của hoạt động nhóm nên giáo viên phải biết tận dụng tối đa những lợi ích mà hoạt động nhóm mang lại.
Sau khi đã tìm hiểu được những lợi ích của hoạt động nhóm đem lại tôi nghiên cứu tìm hiểu được những lợi ích của hoạt động nhóm đem lại tôi nghiên cứu, tìm hiễu những nội dung hoạt động để lựa chon cho phù hợp môn học, tiết dạy.
* Nội dung hoạt động nhóm và các dạng hoạt động nhóm thường sử dụng:
- Điền thông tin vào chỗ trống.
- Ghép hoặc phâ loại học sinh.
- Đọc thảo luận một đoạn văn và trả lời câu hỏi.
- Vẽ một bức tranh, một biểu đồ, một bản đồ dựa vào thông tin cho sẵn
- Hoàn thiện các câu văn.
- Đóng vai diễn tả hành động và xử lý tình huống.
- Thảo luận và ý kiến, chia sẻ quan điểm từ một chủ đề.
- Dự đoán các vấn đề xảy ra tiếp theo.
- Xây dựng kế hoạch thực hành thí nghiệm.
- Giải quyết một vấn đề.
- Khám phá một kiến thức mới.
Từ nội dung trên ta sẽ có các dạng hoạt dộng nhóm đẻ giáo viên lựa chon:
Nhóm cùng nhiệm vụ: Các nhóm được giao cùng một một nhiệm vụ (hay cùng một chuỗi nhiệm vụ). 
Mục đích: Tạo ra sự thi đua giữa các nhóm, xem nhóm nào haòn thành nhanh nhất, tốt nhất hay có thể chỉ là xem xét các cách giải quyết khác nhau của các nhóm.
Dạng hoạt động nhóm này phù hợp với giảng dạyvà thường sử dụng bởi dễ tố chức hoạt động, dễ quản lý, khó bị “cháy” giáo án, giáo viên không quá phức tạp khi soạn giáo án.
Nhóm khác nhiệm vụ: Các nhóm được giao các nhiệm vụ khác nhau, nhưng những nhiệm vụ đó có liên quan với nhau. Các nhiệm vụ có thể có mức độ khó giống nhau hay khác nhau nhằm đáp ứng trình độ khác nhau của mỗi nhóm. Thông thường nên giao nhiệm vụ ở 3 mức: khá cho nhóm khá giỏi, vừa phải cho nhóm HS trung bình; dễ cho nhóm HS yếu kém.
Dạng nhóm này phù hợp với giảng dạy vì đáp ứng với trình độ khác nhau của các đối tượng học sinh, dễ tổ chức, quản lý hoạt động. Nhưng chuẩn bị giáo án nhiều hơn so với nhóm cùng nhiệm vụ. Vì thế giáo viên cần nghiên cứu kỹ bài.
Nhóm đường vòng: Một chuỗi nhiệm vụ được giao cho mỗi nhóm theo trình tự khác nhau, do đó tại một thời điểm cụ thể mỗi nhóm thực hiện một nhiệm khác nhau. Cuối cùng các nhóm đều hoàn thành các nhiệm vụ.
Đối với dạng nhóm này giáo viên chúng ta chú ý chỉ phù hợp với những bài học cần có sự phát triển khám phá. Thường ít sử dụng trong các bài dạy thông thường. 
Và tôi nghiên cứu tiếp về việc chia số lượng thành viên trong 1 nhóm: trong 1 nhóm gồm từ 2-6 em. 1 nhóm không nên quá 6 HS.
Bởi : đặc điểm của nhóm lớn ( 5-6 HS ): 
Tạo cho các thành viên của nhóm niềm tin lớn vvề kết quả làm việc của nhóm vì nhóm đông, có nhiều khả năng tìm ra câu trả lời đúng .
Có khả năng hiểu đúng nhiệm vụ
Thu hút được nhiều kinh nghiệm. 
Thời gian cần ( để GV theo dõi, để các nhòm trình bầy kết quả) ít hơn, do số nhóm ít hơn.
Quá trình gia quyết định ít hơn do khó đạt được sự đồng tình trong nhóm, GV khó khăn trong việc quản lý.
Đặc điểm của nhóm nhỏ ( 2- 4 HS):
Có nhiều hoạt động hơn.
Ra quyết định nhanh hơn.
GV quản lý dễ dàng hơn.
GV phải giành nhiều thời gian cho các nhóm ( vì có số nhóm nhiều).
* Khi chia nhóm xong, GV chúng ta cần phải phân công nhiệm vụ trong nhóm rõ ràng. Bởi để giúp nhóm hoạt động hiệu quả cần làm cho các em trong nh ... nhóm, để góp phần nâng cao hiệu quả tiết dạy.
Đối với kiểu chia nhóm thông thường các GV chúng ta vẫn thường làm nhưng đối với kiểu chia nhóm theo biểu tượng: GV có thể dùng các biểu tượng như các hình ( vuông, chữ nhật, tam giác); các loại hoa quả, con vật để chia nhóm.
Chẳng hạn với HS lớp 1,2 GV phát cho mỗi em 1 tấm bìa có vẽ hình 1 con vật ( số loại vật bằng nhau, bằng số nhóm) sau đó các em có cùng 1 biểu tượng lập thành 1 nhóm ( nhóm thỏ, nhóm gà, nhóm mèo)
Cách chia lắp ghép: GV chuẩn bị 1 số hình to ( Số hình bằng số nhóm). Nhóm được thành lập bằng sự ghép lại thành hình ban đầu.
Chú ý: việc chọn kiểu nhóm và cách chia nhóm phải dựa vào yếu tố sau: Mục tiêu bài giảng, nội dung, hình thức hoạt động, điều kiện về môi trường và TBDH. Tuy nhiên, chúng ta cần chú ý đến đặc điển của mỗi kiểu nhóm.
Trong nhóm có nhiều trình độ: các em yếu có nhiều cơ hội học hỏi được ở các em khá giỏi. Nhưng cũng có thể xảy ra hiện tượng chỉ các em khá giỏi tham gia hoạt động mà ít hoặc không có sự lựa chọn, tham gia của các em học lực yếu. Điều này xảy ra khi các em thiếu hứng thú học tập và tổ chức hoạt động nhóm không hợp lý.
Ơû các nhóm cùng trình độ có thẻ xảy ra tình trạng những HS có học lực yếu bị chế giễu, dẫn tới sự tự ti và hạn chế sự phát triển.
Vì vậy khi chia nhóm và chọn kiểu nhóm phỉa linh hoạt nhằm phát huy mặt mạnh, hạn chế mặt yếu của mỗi kiểu nhóm. 
Trong quá trình gảng dạy người GV phải luôn tập cho HS thói quen, ý thức hoạt động nhóm ngay từ đầu thì hoạt động nhòm hiệu quả mới cao. VD: Mỗi thanh viên trong nhóm đều biết và hiểu công việc của nhóm, của bản thân. Mỗi thanh viên đều biết lắng nghe ý kiến của nhau thoải mái khi phân tích và nói ra những điều mình suy nghĩ. Toàn nhóm làm việc hợp tác và đồng lòng với quyết định của cả nhóm. Mọi người biết rõ việc cần làm giúp đỡ lần nhau, đều lo kắng tới công việc chung. Vai trò của trưởng nhóm, thư ký, báo cáo viên được luân phiên.
* Chúng ta cần nắm rõ công việc của giáo viên khi tổ chức cho học sinh haọt động nhóm:
- Trong khi học sinh hoạt động nhóm: Giáo viên phải là người tổ chức, hướng dẫn các hoạt động, người cố vấn, gợi mở, khuyến khích và hỗ trợ việc học của hoc sinh bằng kinh nghiệm giáo dục của mình.
Các kỹ năng sư phạm gợi mở rộng hơn, bao gồm kỹ năng có liên quan tmới việc đưa ra các hình thức hoạt động, hướng dẫn hỗ trợ học sinh thực hiện hoạt động và phát triển kỹ năng phản ánh trình bày các quan điểm của mình.
- Trước khi dạy học theo nhóm giáo viên cần chuẩn bị đầy đủ đồ dùng dạy học, bố trí sắp xếp bàn ghế phù hợp với họat động của nhóm.
* Khi giao nhiệm vụ hoạt động cho các nhóm, giáo viên cần lưu ý:
- Nếu các nhiệm vụ là khác nhau, giáo viên có thể lập phiếu hoạt âộng và giao cho các nhóm trưởng (Khi nhóm đã sẵn sàng hoạt động).
- Nếu các nhiệm vụ giống nhau, giáo viên có thể ghio các nội dung hoạt động lên bảng.
- Cần kiểm tra xem từng nhóm, từng học sinh đãhiểm nhiệm vụ của mình được chưa.
- Cần xác định được thời gian hoạt động cụ thể, chỉ nên dành 5-7 phút cho mỗi hoạt động.
- Khi giao nhiệm vụ nên lựa chọn, phối hợp giữa hệ thống câu hỏi mở, đóng một cách hợp lý. Câu hỏi mở nhằm khuyến khích các hoạt động của học sinh. Câu hỏi đóng nhằm kiểm tra sự nắm vững kiến thức của học sinh.
Căn cứ vào nội dung hoạt động bạn có thể giúp đỡ các nhóm:
+ Tập trung làm việc với nhóm học sinh yếu hay nhóm học sinh khá giỏi (nhóm trọng tâm) hướng dẫn minh họa khgi cần thiết.
+ Quan sát tất cả các nhóm, phát hiện và hỗ trợ các nhóm có khó khăn (đặt câu hỏi, hưỡng dẫn cách trả lời, cách giải quyết tình huống trong hoạt động).
+ Phát hiện các nhóm hoạt động chưa hiệu quả để kịp thời uốn nắn, điều chỉnh.
+ Động viên, khuyến khích và khen ngợi nhằm tạo không khí phấn khởi, tự tin trong học tập.
+ Dáng điệu, cử chỉ cần phải thể hiện thái độ thân mật, hợp tác, khuyến khich, đồng tình và tạo niềm tin cho các em.
 + Theo quy tắc thông thường, giáo viên không nên nói trước toàn lớp trong khi các nhóm đang hoạt động (trừ điều đó không thể tránh khỏi). Nếu cần giáo viên dừng mọi hoạt động để tất cả học sinh chú ý nghe những điều mình muốn nói.
* Khi các nhóm hoạt động xong, giáo viên yêu cầu các nhóm cử đại diện lên trình bày, các nhóm khác nhận xét bổ sung, so sánh kết quả của nhóm mình trước lớp, chú ý cần:
- Quy định thời gian trình bày, cách trình bày.
- Nếu các nhóm có cùng một nhiệm vụ, mời một số nhóm lên trình bày, các nhóm khác nhận xét bổ sung và so sánh kết quả của nhóm mình.
- Sự nhận xét bổ sung giữa các nhóm là rất quan trọng thể hiện sự tương tác giữacác nhóm.
- Động viên, khuyến khích các nhóm và cá nhân, đồng thời đưa ra câu hỏi có liên quan đến công việc của mỗi nhóm.
- Khi các nhóm trình bày và phát biểu xong, giáo viên hãy đưa ra các câu hỏi liên quan và ý kiến của mình.
- Giáo viên có thể tổng kết riêng từng nhóm, sau khi các nhóm đã hoàn thành phần trình bày của mình.
- Nhất thiết phải tổng kết trước lớp những gì đã học được thông qua các hoạt động.
* Tôi khái quát lại một kế hoạch để tổ chức hoạt động nhóm:
+ Bước 1: Xây dựng mục tiêu, nội dung, kế hoạch dạy theo nhóm.
Dự kiến tình huống và khả năng của học sinh.
Xác định cụ thể, rõ ràng các hoạt động (nhiệm vụ, hình thức)
+ Bước 2: Hoạt động nhóm:
Chia nhóm, bầu các thành phần trong nhóm.
Nêu nhiệm vụ cụ thể, rõ ràngvà kiểm tra sự nẵm vững nhiệm vụ hoạt động của các thành viên.
Học sinh hoạt động nhóm.
Giám sát sự hoạt động của nhóm và từng cá nhân.
+ Bước 3: Tiếp nhận thông tin phản hồi:
Các nhóm trình bày kết quả hoạt động.
Các nhóm nhận xét và đánh giá.
Giáo viên tổng kết chốt lại những điểm quan trọng.
Động viên khen ngợi các nhóm và cá nhân hoàn thành tốt nhiệm vụ, phê phán những cá nhân và nhóm chưa hoạt động tích cực.
* Và khi soạn giáo án cho dạy học theo nhóm cần lưu ý những điểm cơ bản sau:
- Mục tiêu của bài cần cụ thể có thể đo được và khả thi.
- Chuẩn bị kỹ lưỡng các hoạt động. Bước đầu bạn nên cho học sinh thực hiện từ dễ đến khó và cho các nhóm làm chung một nhiệm vụ.
- Chuẩn bị kỹ các câu hỏi, nhất là các câu hỏi mở nhằm khuyến khích học sinh suy nghĩ ở mức độ cao hơn và học sâu hơn.
- Xác định cụ thể thời gian cho từng hoạt động.
- Lựa chọn và chuẩn bị cách chia nhóm phù hợp với lớp.
- Chuẩn bị tốt đồ dùng dạy học, đặc biệt là các phương tiện có liên quan tới các hoạt động nhóm (Giấy khổ to, băng dính, bút dạ ).
- Sau khi học sinh đã tiếp cận được với cách học tập mới, bạn có thể nâng cao dần các yêu cầu nội dung hoạt động và chú trọng tới các yếu tố khuyến khíchvà khám phá kiến thức.
* Sau khi nghiên cứu tìm hiểu những vấn đề nêu trên, bản thân tôi tiếp tục áp dụng vào thực tiễn dạy học của mình. Ban đầu tôi thực hiện thử nghiệm vào lớp tôi d ạy một cách triệt để, tích cực trong thời gian từ 20/11/2006 – 15/1/2007. sau mỗi tiết dạy tôi đều khách quan rút kinh nghiệm cho bản thân. Sau hai tháng thử nghiệm thành công. Được sự nhiệt tình của hiệu phó chuyên môn, của tổ khối trưởng tôi mạnh dạn, tự tin triển khai vưa lý thuyết, vừa minh họa trong vòng 03 tháng tiếp theo vào các buổi sinh hoạt chuyên môn và thực hành các tiết dạy của mình để đồng nghiệp dự giờ, góp ý và học tập.
III. KẾT QUẢ THỰC HIỆN:
Sau mỗi tiết dạy có đồng nghiệp dự giừo đều được nhận những lời khen chân thành về hiệu quả tiết dạy và đặc biệt là sự thành công của hoạt động nhóm (hình thức chia nhóm, phong phú cách chia nhómlinh hoạt, các nhóm hoạt động đều tay, học sinh học tập một cách tích cực, nắm vững kiến thức một cách chủ động )
Cụ thể: 
Bản thân: 	- Từ 10/9 – 20/11 đăng ký dạy tốt 7 tiết (đạt khá: 4 tiết; tốt: 3 tiết)
	- Từ 20/11– 15/2 đăng ký dạy tốt 7 tiết (đạt tôtù: 6 tiết; xuất sắc: 1 tiết)
	- Từ 16/2 – 25/4 đăng ký tốt 6 tiết (đạt tốtù: 3 tiết; Xuất sắc: 3 tiết).
Tổ khối: 	- Dự giờ từ 10/9 – 20/11 là 27 tiết (đạt khá: 7 tiết; tốt: 20 tiết)
	- Từ 16/2 – 29/4 đăng ký tốt 20 tiết (đạt tốtù: 15 tiết; Xuất sắc: 5 tiết).
Trong tổ khối tôi kết quả dạy tốt tiến bộ dần theo từng tuần, từng tháng. Tôi rất mừng, vì tôi nghĩ đề tài tôi nghiên cứu đã áp dụng sát sườn vào thực tế giảng dạy cho giáo viên và đã phần nào đã tháo gỡ khó khăn mà giáo viên thường hay vấp phải làm hạn chế hiệu quả tiết dạy.
IV. KẾT LUẬN: 
Tổ chức dạy học theo nhóm là một hình thức dạy học mới. Đó là một trong những hình thức thực hiện tốt việc dạy học phát huy tính tích cực và tương tác của học sinh. Với hình thức này học sinh được hấp dẫn, lôi cuốn vào các hoạt động học, thu lượm kiến thức bằng chính khả năng của mình với sự giúp đỡ, hướng dẫn sưphạm của giáo viên.
Dạy học theo nhóm đòi hỏi người giáo viên phải chuẩn bị kỹ lưỡng kế hoạch dạy học lựa chọn những nội dung thực sự phù hợp với hoạt động nhóm và thiết được các hoạt động giúp các em lĩnh hội, khám phá kiến thức mới một cách tốt nhất.
Cam Nghĩa, ngày 20 tháng 04 năm 2007
 Người thực hiện
	 Nguyễn Thị Kim Lan

Tài liệu đính kèm:

  • docSKKN Dat loai A Thi xa 0607.doc