Sáng kiến kinh nghiệm Một số giải pháp giúp học sinh phát huy tính tích cực trong giờ học nhóm - Trần Thị Vị

Sáng kiến kinh nghiệm Một số giải pháp giúp học sinh phát huy tính tích cực trong giờ học nhóm - Trần Thị Vị

 Tục ngữ thường có câu: “ Một cây làm chẳng nên non. Ba cây chụm lại nên hòn núi cao.” Chính vì thế dạy học theo nhóm là hình thức giảng dạy đặt học sinh vào môi trường học tập tích cực, trong đó học sinh được tổ chức thành các nhóm một cách thích hợp. Trong nhóm, học sinh được khuyến khích thảo luận và hướng dẫn làm việc hợp tác với nhau. Hoạt động nhóm là một hoạt động học tập tích cực vì nó đem lại cho học sinh cơ hội được sử dụng các kiến thức và kĩ năng mà các em được lĩnh hội và rèn luyện, cho phép học sinh diễn đạt những ý tưởng, những khám phá của mình, mở rộng suy nghĩ và thực hành các kĩ năng tư duy như so sánh, phân tích, tổng hợp, đánh giá. Hoạt động nhóm giúp các em rèn luyện và phát triển kỹ năng làm việc, kỹ năng giao tiếp, tạo điều kiện cho học sinh học hỏi lẫn nhau, phát huy vai trò trách nhiệm, tích cực xã hội dựa trên cơ sở làm việc hợp tác. Thông qua hoạt động nhóm, các em có thể cùng làm việc với nhau những công việc mà một mình không tự làm được trong một thời gian nhất định. Hình thức dạy học theo nhóm góp phần hình thành và phát triển các mối quan hệ qua lại trong học sinh, đem lại bầu không khí đoàn kết, giúp đỡ, tin tưởng lẫn nhau trong học tập. Tổ chức cho học sinh học tập theo nhóm giúp các em học sinh nhút nhát, khả năng diễn đạt kém có điều kiện rèn luyện, tập dượt, từ đó tự khẳng định mình trong sự hấp dẫn của hoạt động nhóm. Ngoài ra, khi dạy học theo nhóm, giáo viên có dịp tận dụng các kinh nghiệm và sự sáng tạo của học sinh.

 

doc 13 trang Người đăng lilyphan99 Lượt xem 938Lượt tải 2 Download
Bạn đang xem tài liệu "Sáng kiến kinh nghiệm Một số giải pháp giúp học sinh phát huy tính tích cực trong giờ học nhóm - Trần Thị Vị", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
PHÒNG GIÁO DỤC ĐƠN DƯƠNG
 TRƯỜNG TIỂU HỌC CHÂU SƠN
	GIÁO VIÊN: TRẦN THỊ VỊ
Giải pháp hữu ích
ĐĂNG KÍ DANH HIỆU GIÁO VIÊN GIỎI CẤP TỈNH
NĂM HỌC: 2008 - 2009
MỘT SỐ GIẢI PHÁP GIÚP HỌC SINH
PHÁT HUY TÍNH TÍCH CỰC 
TRONG GIỜ HỌC NHÓM
******oOo******
	I/ ĐẶT VẤN ĐỀ:
 Tục ngữ thường có câu: “ Một cây làm chẳng nên non. Ba cây chụm lại nên hòn núi cao.” Chính vì thế dạy học theo nhóm là hình thức giảng dạy đặt học sinh vào môi trường học tập tích cực, trong đó học sinh được tổ chức thành các nhóm một cách thích hợp. Trong nhóm, học sinh được khuyến khích thảo luận và hướng dẫn làm việc hợp tác với nhau. Hoạt động nhóm là một hoạt động học tập tích cực vì nó đem lại cho học sinh cơ hội được sử dụng các kiến thức và kĩ năng mà các em được lĩnh hội và rèn luyện, cho phép học sinh diễn đạt những ý tưởng, những khám phá của mình, mở rộng suy nghĩ và thực hành các kĩ năng tư duy như so sánh, phân tích, tổng hợp, đánh giá. Hoạt động nhóm giúp các em rèn luyện và phát triển kỹ năng làm việc, kỹ năng giao tiếp, tạo điều kiện cho học sinh học hỏi lẫn nhau, phát huy vai trò trách nhiệm, tích cực xã hội dựa trên cơ sở làm việc hợp tác. Thông qua hoạt động nhóm, các em có thể cùng làm việc với nhau những công việc mà một mình không tự làm được trong một thời gian nhất định. Hình thức dạy học theo nhóm góp phần hình thành và phát triển các mối quan hệ qua lại trong học sinh, đem lại bầu không khí đoàn kết, giúp đỡ, tin tưởng lẫn nhau trong học tập. Tổ chức cho học sinh học tập theo nhóm giúp các em học sinh nhút nhát, khả năng diễn đạt kém có điều kiện rèn luyện, tập dượt, từ đó tự khẳng định mình trong sự hấp dẫn của hoạt động nhóm. Ngoài ra, khi dạy học theo nhóm, giáo viên có dịp tận dụng các kinh nghiệm và sự sáng tạo của học sinh.
II/ LÍ DO CHỌN ĐỀ TÀI:
	Trong thực tế giảng dạy nhiều năm qua, khi áp dụng phương pháp dạy học theo nhóm, tôi nhận thấy hiệu quả của việc học nhóm đạt chưa cao vì trong nhóm chỉ có các học sinh khá, giỏi tham gia hoạt động mà ít hoặc không có sự tham gia của các học sinh yếu. Từ đó dẫn đến tình trạng giờ học nhóm rất đơn điệu, gò bó và rập khuôn. Năm học 2007 – 2008 tôi được ban giám hiệu nhà trường phân công chủ nhiệm lớp 3, trong những bài học đầu tiên, tôi tổ chức cho các em học theo nhóm nhưng kết quả giờ học đạt rất thấp vì các em học sinh khá thì rất lúng túng khi điều khiển cho nhóm hoạt động, các em học sinh yếu thì thụ động không tham gia thảo luận cùng các bạn, khi tôi yêu cầu các em báo cáo trước lớp thì còn đùn đẩy nhau và chưa tự tin khi trình bày nội dung thảo luận. Trước thực trạng trên, tôi đã quyết định tìm ra một số giải pháp nhằm giúp học sinh thực hiện tốt việc học nhóm trong giờ học.
III/ MỘT SỐ GIẢI PHÁP VÀ CÁCH TỔ CHỨC THỰC HIỆN:
	1. Các dạng hoạt động nhóm nhằm nâng cao chất lượng học nhóm cho học sinh lớp 3:
	 Có nhiều dạng hoạt động nhóm, việc lựa chọn dạng hoạt động nhóm cho một bài cụ thể phụ thuộc vào mục tiêu, nội dung của bài học. Nội dung hoạt động nhóm có thể là: Điền thông tin vào chỗ trống; Đọc, thảo luận một đoạn văn và trả lời câu hỏi; Đóng vai diễn tả hành động và xử lý tình huống, vẽ một bức tranh dựa vào thông tin cho sẵn, hoàn thiện các câu văn, thảo luận các ý kiến – chia sẻ quan điểm từ một chủ đề, quan sát tranh để khám phá kiến thức mới,Căn cứ vào các hoạt động nhóm, giáo viên có thể chọn dạng hoạt động nhóm phù hợp với bài dạy như:
	*Nhóm cùng nhiệm vụ:Các nhóm được giao cùng một nhiệm vụ. Mục đích của dạng này là tạo ra sự thi đua giữa các nhóm, xem nhóm nào hoàn thành nhanh nhất và tốt nhất.
	 Ví dụ: Khi dạy bài toán xếp hình, tôi sẽ chia lớp thành các nhóm bàn, với các hình tam giác giống nhau, trong 3 phút nhóm nào xếp xong và đúng nhất mẫu hình theo quy định trong sách giáo khoa thì nhóm đó sẽ thắng cuộc.
	* Nhóm khác nhiệm vụ: Các nhóm được giao các nhiệm vụ khác nhau nhưng những nhiệm vụ đó có liên quan đến nhau. Các nhiệm vụ có thể có mức độ khó giống nhau hay khác nhau nhằm đáp ứng trình độ khác nhau của mỗi nhóm. Thông thường chúng ta nên giao nhiệm vụ ở 3 mức: Khó cho nhóm học sinh khá giỏi, vừa phải cho nhóm học sinh trung bình, dễ cho nhóm học sinh yếu kém.
	Ví dụ: Khi dạy bài “ Nên thở như thế nào? ” ở môn tự nhiên xã hội lớp ba, tôi đưa ra ba dạng câu hỏi thảo luận và yêu cầu:
- Nhóm học sinh yếu sẽ thảo luận câu: Khi bị sổ mũi, em thấy có gì chảy ra từ hai lỗ mũi?
- Nhóm học sinh trung bình: Hằng ngày, dùng khăn sạch lau phía trong mũi, em thấy trên khăn có gì?
- Nhóm học sinh khá giỏi: Tại sao thở bằng mũi tốt hơn bằng miệng?
	* Nhóm đường vòng: một chuỗi nhiệm vụ được giao cho mỗi nhóm theo trình tự khác nhau, do đó tại một thời điểm nhất định, mỗi nhóm thực hiện một nhiệm vụ khác nhau nhưng cuối cùng các nhóm đều hoàn thành tất cả các nhiệm vụ.
	Ví dụ: Khi dạy bài : “ Tìm số chia” ở bài tập số 2 trang 39, tôi sẽ cho học sinh xác định yêu cầu của bài là tìm x. Vì đây là bài tập có nhiều dạng kiến thức nên giáo viên sẽ chia lớp thành sáu nhóm . Mỗi nhóm bốn em sẽ có nhiệm vụ thảo luận và làm một bài: Tìm số chia, số bị chia, thừa số. Trong vòng 3 phút, các nhóm sẽ đưa ra kết quả bài làm, đồng thời phải nêu được quy tắc tìm các số đó trước lớp.
	* Trong quá trình dạy học, chúng ta nên sử dụng các hoạt động nhóm có kết thúc mở, hay ít nhất cũng có kết thúc mở ở khâu cuối cùng của hoạt động. Điều này nhằm khai thác tối đa khả năng phân tích tổng hợp của học sinh. Nếu nhiệm vụ hoàn toàn đóng, khi các nhóm báo cáo giáo viên chỉ nhận được thông tin mang tính đúng, sai mà không phát triển được hoạt động ở các khía cạnh khác nhau. Ngoài ra dễ xảy ra hiện tượng một nhóm nào đó đã làm xong và chẳng có gì để làm ngoài việc nói chuyện và nghịch, trong khi các nhóm khác vẫn đang hoạt động.
	Ví dụ: Trong bài Đạo đức “ Quan tâm, chăm sóc ông bà, cha mẹ, anh chị em”. Tôi sẽ chia lớp thành 4 nhóm, phát phiếu thảo luận và thẻ đúng – sai . Nội dung thảo luận:
Theo em, mỗi ý kiến sau đúng hay sai? Vì sao?
+ Chỉ khi ông bà, cha mẹ, anh chị em trong nhà ốm đau thì mới cần phải quan tâm, chăm sóc.
+ Luôn cần quan tâm, chăm sóc mọi người trong gia đình hàng ngày.
+ Quan tâm, chăm sóc ông bà, cha mẹ, anh chị em mới làm cho gia đình hạnh phúc.
+ Chỉ cần chăm sóc ông bà và cha mẹ, những người lớn tuổi trong gia đình.
+ Em là thành viên bé nhất trong gia đình, không cần phải chăm sóc, quan tâm tới những người khác.
Với dạng bài tập này, các thành viên trong nhóm ngoài việc chọn phương án đúng, sai thì các em còn phải tập trung vào việc thảo luận vấn đề vì sao mình chọn đúng hoặc sai. Sau khi thảo luận xong, đại diện các nhóm trình bày và đưa ra lời giải thích của mình. Các nhóm khác nhận xét, tranh luận vì sao nhóm bạn chọn kết quả đúng hoặc sai.
2. Cách tổ chức học sinh trong dạy học theo nhóm:
Để thực hiện một tiết học có sử dụng hình thức chia nhóm, giáo viên phải bắt đầu bằng cách chia lớp của mình thành các nhóm nhỏ. Vì vậy, giáo viên phải biết chọn cách chia nhóm như thế nào để đáp ứng yêu cầu của tiết dạy và phù hợp với điều kiện cụ thể của lớp học. Số lượng thành viên trong nhóm thường gồm từ 2 – 6 em. Một nhóm không nên quá 6 em vì khi đó giáo viên khó có thể làm cho các em cùng tham gia vào hoạt động học tập.
	* Đối với các nhóm lớn 5 – 6 em sẽ có nhiều thuận lợi trong việc tổ chức giờ học như: Tạo cho các thành viên của nhóm có niềm tin lớn về kết quả làm việc của nhóm vì nhóm đông, có nhiều khả năng tìm ra câu trả lời đúng, có khả năng hiểu đúng nhiệm vụ được giao. Thời gian để giáo viên theo dõi, để các nhóm trình bày kết quả thảo luận sẽ ít hơn.
	Ví dụ: Trong tiết tập làm văn ở tuần 5 “ Tập tổ chức cuộc họp ” , sau khi hướng dẫn học sinh nắm vững được cách tiến hành một cuộc họp, tôi sẽ chia lớp thành bốn nhóm, mỗi nhóm 6 em để tiến hành họp tổ. Mỗi nhóm sẽ thảo luận một nội dung khác nhau:
- Nhóm 1: Giúp đỡ nhau trong học tập.
- Nhóm 2: Chuẩn bị các tiết mục văn nghệ chào mừng ngày nhà giáo Việt Nam 20 – 11.
- Nhóm 3:Trang trí lớp học
- Nhóm 4: Giữ gìn vệ sinh môi trường.
	* Đối với các nhóm nhỏ 2 – 4 em thì có những thuận lợi như: có nhiều hoạt động hơn, ra quyết định nhanh hơn, giáo viên quản lý nhóm dễ dàng hơn.
	Ví dụ: Khi dạy bài “ Vệ sinh thần kinh ” môn Tự nhiên xã hội, để giúp học sinh hoàn thành được hoạt động 2: Lập thời gian biểu hàng ngày, tôi phô tô sẵn mẫu thời gian biểu trong sách giáo khoa và phát cho mỗi cá nhân học sinh, yêu cầu mỗi cá nhân nhận phiếu, điền đầy đủ các thông tin của bản thân vào phiếu. Sau đó tôi yêu cầu học sinh tiến hành trao đổi thông tin lẫn nhau theo hình thức thảo luận theo cặp.
	* Để giúp các nhóm hoạt động có hiệu quả hơn, giáo viên cần làm cho các em trong một nhóm biết và hiểu rõ công việc của mình. Vì vậy, giáo viên phải phân công nhiệm vụ cho các em :
- Trưởng nhóm: chịu trách nhiệm quản lý, thay mặt giáo viên để điều khiển nhóm hoạt động.
- Thư ký: ghi chép lại các kết quả thảo luận của nhóm sau khi đạt được sự đồng tình của các t ... , hướng dẫn các hoạt động, gợi mở, khuyến khích và hỗ trợ việc học của học sinh bằng kinh nghiệm giảng dạy của mình.
- Các kỹ năng sư phạm mở rộng hơn bao gồm các kỹ năng có liên quan đến việc đưa ra các hình thức hoạt động, hướng dẫn, hỗ trợ học sinh thực hiện hoạt động và phát triển kỹ năng phản ánh, trình bày các quan điểm của mình.
- Trước khi dạy học theo nhóm, giáo viên cần chuẩn bị đầy đủ các đồ dùng dạy học, sắp xếp bàn ghế phù hợp với hoạt động trong điều kiện cho phép.
	+ Nếu các nhiệm vụ là khác nhau, giáo viên có thể lập phiếu hoạt động và phát cho nhóm trưởng.
	Ví dụ: Trong bài “ Máu và cơ quan tuần hoàn ”. Khi dạy học sinh tìm hiểu về thành phần của máu và chức năng của huyết cầu đỏ, tôi chuẩn bị sẵn 5 câu hỏi trong 5 phiếu và tổ chức cho 5 nhóm trưởng lên bốc thăm câu hỏi cho nhóm mình và điều khiển cho nhóm thảo luận.
	+ Nếu các nhiệm vụ giáo viên ra đều giống nhau, giáo viên sẽ ghi các yêu cầu của hoạt động vào bảng phụ.
	Ví dụ: Khi dạy bài : “ Một số hoạt động ở trường ” . Ở hoạt động 2, tôi viết vào bảng phụ nội dung thảo luận: Ở trường, công việc chính của em là làm gì? Kể tên các môn học em được học ở trường?. Sau khi đưa nội dung câu hỏi lên bảng, giáo viên yêu cầu cả lớp thảo luận theo nhóm bàn.
+ Cần xác định thời gian hoạt động cụ thể, chỉ nên dành khoảng 5 – 7 phút cho một hoạt động.
+ Khi giao nhiệm vụ, nên chọn lựa, phối hợp giữa hệ thống các câu hỏi mở và đóng một cách hợp lý. Câu hỏi mở nhằm khuyến khích các hoạt động của học sinh, câu hỏi đóng nhằm kiểm tra sự nắm vững kiến thức của học sinh.
	+ Trong quá trình hoạt động nhóm, giáo viên cần phải giúp đỡ các nhóm học sinh yếu còn lúng túng. Quan sát tất cả các nhóm, phát hiện các nhóm hoạt động chưa đạt hiệu quả để kịp thời uốn nắn, điều chỉnh. Động viên, khuyến khích và khen ngợi nhằm tạo không khí phấn khởi, tự tin trong học tập. Ngoài ra dáng điệu, cử chỉ của giáo viên cần phải thân mật, hợp tác, khuyến khích, đồng tình, tạo niềm tin cho các em.
	Ví dụ: Khi giao nhiệm vụ cho 5 nhóm ở hoạt động 1 trong bài “ Máu và cơ quan tuần hoàn ”, trong quá trình các em thảo luận, tôi sẽ quan sát để nắm được tình hình thảo luận của các nhóm, nếu phát hiện nhóm nào còn lúng túng, tôi sẽ đến và hướng dẫn riêng cho nhóm đó, tránh nói to làm ảnh hưởng đến nhóm khác hoặc cá nhân nào chưa tập trung thì tôi sẽ nhắc nhở thật tế nhị.
Giáo viên đang hỗ trợ học sinh tìm hiểu bài
5. Trình bày nội dung hoạt động nhóm trước lớp:
Khi các nhóm hoạt động xong, giáo viên sẽ yêu cầu các nhóm cử đại diện lên trình bày kết quả trước lớp. Để việc này đạt hiệu quả, giáo viên cần:
- Quy định thời gian trình bày, cách trình bày.
- Nếu nhiệm vụ các nhóm khác nhau, mời từng nhóm lên trình bày.
- Nếu các nhóm cùng một nhiệm vụ, mời một số nhóm lên trình bày, các nhóm khác nhận xét, bổ sung, so sánh với kết quả của nhóm mình.
- Sự nhận xét, bổ sung giữa các nhóm là rất quan trọng, thể hiện sự tương tác giữa các nhóm.
- Động viên, khuyến khích các nhóm và cá nhân làm tốt là việc làm không thể thiếu của giáo viên.
- Khi các nhóm đã trình bày và phát biểu xong, giáo viên phải đưa ra ý kiến tổng kết những gì đã học thông qua các hoạt động để củng cố kiến thức cho học sinh nắm vững bài học hơn.
	Ví dụ: Sau khi thảo luận xong các nội dung trong hoạt động 1 trong bài “ Máu và cơ quan tuần hoàn ”, tôi sẽ yêu cầu các nhóm trưởng lên trình bày nội dung câu hỏi thảo luận của nhóm như sau:
- Nhóm 1: Khi bị đứt tay hoặc trầy da, chúng ta có thể nhìn thấy máu hoặc một ít nước vàng chảy ra từ vết thương.
- Nhóm 2: Khi mới chảy ra khỏi cơ thể, máu có dạng lỏng, để lâu máu đặc, khô, đông cứng lại.
- Nhóm 3: Máu được chia thành 2 phần là huyết tương và huyết cầu.
- Nhóm 4: Huyết cầu đỏ có dạng tròn như cái đĩa.
- Nhóm 5: Máu có ở khắp nơi trong cơ thể người trừ sợi tóc, móng tay vì khi ta ta bị thương ở đâu ta cũng thấy có máu chảy ra.
	Trước khi các nhóm trình bày, tôi quy định thời gian cho mỗi nhóm là1- 2 phút. Sau mỗi lần các nhóm trình bày, các nhóm khác lại cho ý kiến nhận xét, bổ sung. Để tránh trường hợp đùn đẩy nhau khi trình bày trước lớp, tôi luôn luôn giao nhiệm vụ cho các nhóm, ở những câu đơn giản tôi yêu cầu nhóm trưởng đề nghị các bạn yếu làm báo cáo viên ngay từ khi giao việc cho các nhóm. Khi các em thực hiện tốt, tôi sẽ nhận xét và tuyên dương các em trước lớp để động viên tinh thần học tập của các em. Cuối cùng là kết luận lại các nội dung mà các nhóm trình bày để khắc sâu kiến thức về máu cho học sinh: Hai thành phần của máu là huyết tương và huyết cầu. Huyết cầu có nhiều loại là huyết cầu đỏ và huyết cầu trắng. Huyết cầu đỏ còn được gọi là hồng cầu. Huyết cầu trắng còn được gọi là bạch cầu. Vì thế cơ quan vận chuyển máu đi khắp cơ thể gọi là cơ quan tuần hoàn.
Đại diện của nhóm lên trình bày kết quả thảo luận trước lớp.
6. Lập kế hoạch dạy học theo nhóm:
	Để tổ chức một tiết dạy học theo nhóm, giáo viên cần xây dựng kế hoạch theo các bước:
	*Bước 1: Xây dựng mục tiêu, nội dung, kế hoạch dạy học theo nhóm
- Dự kiến các tình huống và khả năng của học sinh.
- Xác định cụ thể, rõ ràng các hoạt động.
- Phân phối thời gian cho từng hoạt động.
	* Bước 2:Hoạt động nhóm
- Chia nhóm, bầu các thành viên trong nhóm.
- Nêu nhiệm vụ cụ thể, rõ ràng và kiểm tra sự nắm vững nhiệm vụ hoạt động của các thành viên.
- Học sinh hoạt động trong nhóm.
- Giáo viên theo dõi sự hoạt động của cả nhóm và từng cá nhân.
	* Bước 3:Trình bày kết quả hoạt động
- Các nhóm trình bày kết quả hoạt động.
-Các nhóm nhận xét, đánh giá.
- Giáo viên tổng kết, chốt lại những điểm quan trọng.
- Động viên, khen ngợi các nhóm và cá nhân hoàn thành tốt nhiệm vụ; Nhắc nhở những cá nhân và nhóm hoạt động chưa tích cực.
IV/ KẾT QUẢ ĐẠT ĐƯỢC :
	Với những giải pháp đã thực hiện trong quá trình dạy học, tôi nhận thấy rằng các em học sinh lớp tôi đã tham gia tích cực trong giờ học nhóm, đặc biệt là các em học sinh yếu đã tham gia thảo luận cùng các bạn trong nhóm và mạnh dạn tham gia trình bày nội dung thảo luận trước lớp. Từ đó giờ học nhóm của lớp tôi sôi nổi hẳn lên, các em học sinh nắm vững được kiến thức mà giờ học yêu cầu. Kết quả đạt được như sau:
Kết quả
Tham gia tích cực
Tham gia chưa tích cực
Đầu năm
10
40%
15
60%
Cuối học kì 1
20
80%
5
20%
V/ BÀI HỌC RÚT RA ĐƯỢC TỪ GIẢI PHÁP:
	Muốn thực hiện tốt phương pháp dạy học theo nhóm, giáo viên cần phải:
Lập kế hoạch dạy học theo nhóm thật tốt ngay trong khi soạn bài.
Quan tâm đến tất cả các đối tượng học sinh để giúp các em hoàn thành tốt nhiệm vụ được giao trong giờ học nhóm.
Hướng dẫn các em hiểu rõ được công việc của bản thân cũng như của cả nhóm.
Giáo viên luôn luôn là tấm gương sáng cho học sinh noi theo, luôn là chỗ dựa vững chắc cho các em học sinh nhất là các em học sinh yếu, nhút nhát.
Động viên, khuyến khích khi các em thực hiện tốt. Nhắc nhở thật tế nhị khi các em hoàn thành chưa tốt.
Phương pháp dạy học theo nhóm là một phương pháp dạy học tương đối khó vì thế giáo viên phải cho các em học sinh thực hiện thường xuyên trong tất cả các môn học.
VI/ KẾT LUẬN:
	Tổ chức dạy học theo nhóm làmột hình thức dạy học mới. Đó là một trong những hình thức thực hiện tốt việc dạy học phát huy tính tích cực và tương tác của học sinh. Với hình thức dạy học này, học sinh được hấp dẫn, lôi cuốn vào các hoạt động học, tiếp thu kiến thức bằng chính khả năng của mình với sự giúp đỡ, hướng dẫn của giáo viên. Dạy học theo nhóm đòi hỏi người giáo viên phải chuẩn bị kỹ lưỡng kế hoạch dạy học , lựa chọn những nội dung thực sự phù hợp với hoạt động nhóm và thiết kế được các hoạt động giúp các em lĩnh hội, khám phá kiến thức mới một cách tốt nhất. Ngoài ra, với phương pháp dạy học theo nhóm, giáo viên đã rèn luyện và giáo dục cho các em đức tính đoàn kết và tự lập ngay từ khi còn ngồi trên ghế trường tiểu học, đây là hành trang giúp các em bước vào đời một cách tự tin và vững chắc trong tương lai.
	Hy vọng rằng với những giải pháp của bản thân sẽ góp một phần nhỏ vào việc nâng cao chất lượng dạy và học trong trường tiểu học. Chắc chắn rằng nội dung giải pháp của bản thân tôi còn nhiều thiếu sót, rất mong sự đóng góp ý kiến của ban giám hiệu và các quý đồng nghiệp trong hội đồng giám khảo. Tôi xin chân thành cám ơn.
 Châu Sơn, ngày 17 tháng 12 năm 2007
 Người viết 
 Trần Thị Vị
Ý kiến của ban giám hiệu
.
.
Ý kiến của hội đồng giám khảo
..
.
******Mục lục******
I/ Đặt vấn đề
II/ Lí do chọn đề tài
III/ Một số giải pháp và cách tổ chức thực hiện:
Các dạng hoạt động nhóm nhằm nâng cao chất lượng học nhóm cho học sinh lớp 3.
Cách tổ chức học sinh trong dạy học theo nhóm.
Các yêu cầu để nhóm hoạt động có hiệu quả.
Vai trò của giáo viên trong dạy học theo nhóm.
Trình bày nội dung hoạt động nhóm trước lớp.
Lập kế hoạch dạy học theo nhóm.
 IV/ Kết quả đạt được.
 V/ Bài học rút ra được từ giải pháp
 VI/ Kết luận
 VI/ Mục lục

Tài liệu đính kèm:

  • docgiai phap huu ich(1).doc