II. Mở đầu :
Kiến thức toán lớp Bốn là lớp đầu của giai đoạn quan trọng ở bậc tiểu học. Học sinh học hết lớp Bốn phải biết đọc, viết, so sánh, sắp xếp thứ tự các số tự nhiên: nhân số tự nhiên với số tự nhiên có đến ba chữ số ( tích không quá sáu chữ số), chia số tự nhiên có đến sáu chữ số cho số tự nhiên có đến ba chữ số, tìm một thành phần chưa biết của phép tính khi biết kết quả tính và thành phần kia. Biết tính giá trị của biểu thức số có đến ba dấu phép tính ( có hoặc không có dấu ngoặc) và biểu thức có chứa một, hai, ba chữ dạng đơn giản. Biết vận dụng tính chất giao hoán và kết hợp của phép cộng và phép nhân, tính chất nhân một tổng với một số để tính bằng cách thuận tiện nhất. Biết tính nhẩm trong phạm vi các bảng tính, nhân với 10; 100;1000; ; chia cho 10; 100; 1000; ; nhân số có hai chữ số với 11. Nhận biết dấu hiệu chia hết cho 2; 3; 5; 9.
Toán lớp Bốn hệ thống hoá, khái quát hoá và bổ sung các kiến thức và kỹ năng về số tự nhiên và bốn phép tính với các số tự nhiên, nhằm hoàn thành cơ bản việc học về số học, số tự nhiên ở bậc tiểu học.
I.Tên đề tài : “Một số kinh nghiệm dạy hình thành phép tính cộng, trừ ở lớp Bốn” II. Mở đầu : Kiến thức toán lớp Bốn là lớp đầu của giai đoạn quan trọng ở bậc tiểu học. Học sinh học hết lớp Bốn phải biết đọc, viết, so sánh, sắp xếp thứ tự các số tự nhiên: nhân số tự nhiên với số tự nhiên có đến ba chữ số ( tích không quá sáu chữ số), chia số tự nhiên có đến sáu chữ số cho số tự nhiên có đến ba chữ số, tìm một thành phần chưa biết của phép tính khi biết kết quả tính và thành phần kia. Biết tính giá trị của biểu thức số có đến ba dấu phép tính ( có hoặc không có dấu ngoặc) và biểu thức có chứa một, hai, ba chữ dạng đơn giản. Biết vận dụng tính chất giao hoán và kết hợp của phép cộng và phép nhân, tính chất nhân một tổng với một số để tính bằng cách thuận tiện nhất. Biết tính nhẩm trong phạm vi các bảng tính, nhân với 10; 100;1000;; chia cho 10; 100; 1000;; nhân số có hai chữ số với 11. Nhận biết dấu hiệu chia hết cho 2; 3; 5; 9. Toán lớp Bốn hệ thống hoá, khái quát hoá và bổ sung các kiến thức và kỹ năng về số tự nhiên và bốn phép tính với các số tự nhiên, nhằm hoàn thành cơ bản việc học về số học, số tự nhiên ở bậc tiểu học. Vì vậy việc dạy các phép tính cộng, trừ ( và nhân, chia) số tự nhiên là nhiệm vụ quan trọng bậc nhất của môn Toán tiểu học. Đối với học sinh lớp Bốn cần làm cho các em hiểu được ý nghĩa phép tính, hiểu được một số tính chất của phép tính. Từ đó hiểu các quy tắc tính, vận dụng được chúng một cách thành thạo, có được các kỹ năng, kỹ xảo tính toán vững chắc. Giúp học sinh tập dượt tự phát hiện, tự giải quyết vấn đề, tự chiếm lĩnh kiến thức mới, kết hợp học cá nhân với hợp tác trong nhóm, trong lớp; thực hiện học gắn với thực hành, vận dụng một cách linh hoạt dưới sự tổ chức hướng dẫn của giáo viên. Từ những yêu cầu trên tôi rất băn khoăn lo lắng. Làm sao cho lớp 4A2 do tôi phụ trách với một phần ba là học sinh dân tộc thiểu số, có kỹ năng thực hiện phép tính cộng, trừ thành thạo? Câu hỏi ấy luôn ở trong tôi. Nên tôi quyết định chọn đề tài này. III.THỰC TRẠNG : 1.Đặc điểm, tình hình lớp 4A2 . a.Thuận lợi: Năm học 2006 – 2007 tôi được nhà trường phân công chủ nhiệm lớp 4A2 với tổng số học sinh là 26, trong đó có 12 học sinh dân tộc thiểu số. Đa số học sinh đi học đúng độ tuổi, ngoan ngoãn, hiếu động, tích cực học tập, có tinh thần học hỏi để vươn lên. Các em sống tập trung trên một địa bàn thuận lợi cho việc học tổ, nhóm, nhà gần trường. Hàng ngày các em được sống trong môi trường gia đình – nhà trường và xã hội. Được ban giám hiệu nhà trường, tổ chuyên môn, chi hội phụ huynh và nhân dân địa phương giúp đỡ, quan tâm. Trường lớp khang trang, đủ ánh sáng. Bàn ghế hợp với lứa tuổi các em học sinh. b.Khó khăn: Do lớp có tới một phần ba là học sinh dân tộc thiểu số nên trình độ tiếp thu bài của học sinh trong lớp không đồng đều. Các em chưa xác định đúng động cơ học tập, còn mải chơi. Tình hình kinh tế địa phương còn nghèo. Có nhiều em còn phải lao động phụ giúp kinh tế gia đình. Điều kiện sinh hoạt, học tập, vui chơi, giải trí của các em còn hạn chế. Một số phụ huynh chưa thực sự quan tâm tới việc học tập của con em họ, giao toàn bộ trách nhiệm cho giáo viên. 2.Khảo sát thực tế: Qua tìm hiểu tình hình của lớp và giảng dạy tại lớp 4 A2 tôi thấy kỹ năng thực hiện các phép tính cộng, trừ còn rất chậm. Tuần thứ hai của tháng 9 tôi tiến hành kiểm tra chất lượng môn toán. Chất lượng cụ thể như sau : Điểm 9 – 10 : 2 em chiếm 7,7% . Điểm 7 – 8 : 5 em chiếm 19,2% Điểm 5 – 6 : 9 em chiếm 34,6% Điểm dưới 5 :10 em chiếm 38,5% IV.Giải pháp : Trước hết giáo viên phải nắm vững cấu trúc chương trình của môn toán lớp 4. Nắm vững phương pháp dạy phép tính để áp dụng cụ thể vào từng bài, từng đối tượng học sinh. Tìm ra được phương pháp chung để dạy mỗi phép tính . Trong quá trình hình thành một phép tính học sinh cần phải chú ý nghe giảng, chủ động ôn tập những kiến thức cũ có liên quan đến bài mới. Từ những bài mẫu điển hình, học sinh phải tự nêu bật được nội dung cơ bản của biện pháp tính. Trong bước luyện tập kỹ năng, tất cả học sinh phải tự làm các bài tập. Đối với học sinh yếu, bài nào chưa làm được thì giáo viên phải hướng dẫn cụ thể từng bước. Đối với học sinh khá, giỏi thì tự kiểm tra lại kết quả phép tính. Làm đầy đủ các bài tập về nhà mà giáo viên ra và thuộc quy tắc tính. Giáo viên có thể giao cho em khá giỏi kiểm tra những bạn yếu, xây dựng đôi bạn cùng tiến. Để nắm vững và thực hiện thành thạo các phép tính cần qua các khâu cơ bản là làm cho học sinh hiểu phép tính và biết làm tính, luyện tập và tính thành thạo. Có thể theo các bước sau : Bước 1: Ôn lại các kiến thức kỹ năng có liên quan Bất kỳ dạy một phép tính nào cũng phải dựa trên một số kiến thức kỹ năng đã biết. Giáo viên cần nắm chắc : Để hiểu được biện pháp mới học sinh cần biết gì? Đã biết gì? Điều gì cần dạy kỹ? Nhìn trước xem các kiến thức kỹ năng cũ sẽ hỗ trợ kiến thức mới. Giáo viên ôn lại kiến thức có liên quan bằng các phương pháp như : Hỏi đáp miệng bài tập, sửa bài tập về nhà để chuẩn bị cho bài mới. VD: Khi dạy bài Phép cộng, Phép trừ thì có thể yêu cầu học sinh nêu cách tìm kết quả: Đặt tính và tính ( đã học ở các lớp dưới ) Đối với phép cộng: Đặt số hạng thứ hai dưới số hạng thứ nhất sao cho các hàng thẳng cột với nhau. Đặt dấu cộng ở giữa hai số hạng ở phía bên trái, gạch ngang dưới số hạng thứ hai. Tính cộng theo thứ tự từ phải sang trái. Đối với phép trừ: Đạt số trừ dưới số bị trừ. Đặt dấu trừ ở giữa số bị trừ và số trừ phía bên trái. Gạch ngang dưới số trừ. Sau đó tính trừ theo thứ tự từ phải sang trái Bước 2 : Hình thành cách thực hiện phép tính. Mỗi biện pháp tính trong hệ thống các biện pháp đều được dựa trên một số kiến thức và kỹ năng cũ, hướng dẫn tốt học sinh có thể hoàn toàn tự tìm thấy biện pháp tính. VD : Kiến thức ở phép tính cộng: 48352 + 21026 học sinh đã được làm quen ở cuối lớp Ba. Sang phép tính có đến sáu chữ số:367859+514278 thì giáo viên hướng dẫn học sinh dựa vào kiến thức đã học để tìm ra kết quả. Yêu cầu chủ yếu ở đây là củng cố cơ sở lý luận của các biện pháp cộng, trừ; làm cho học sinh thông thạo cách tính viết. Cơ sở lý luận của các biện pháp tính và cách đặt tính đã bắt đầu được giới thiệu ở các lớp dưới. Ơû đây cần củng cố chắc và đặt trọng tâm vào cách đặt tính với các số lớn, giữa số lớn với số bé và thực hành tính nhanh. Điều quan trọng là cần huấn luyện cách tính thực hành. Cần kết hợp khéo léo giữa các phương pháp giảng giải, hỏi đáp, trực quan, thực hành. Lưu ý học sinh vào điểm mới, điểm khó, điểm trọng tâm. Trình bày làm sao nêu bật được nội dung cơ bản của mỗi biện pháp tính, hình thức trình bày. Bước 3 : Rèn kỹ năng Trọng tâm lúc này là hình thành kỹ năng tính toán một cách vững chắc. Muốn vậy cần đi từ những trường hợp đơn giản, đến trường hợp phức tạp; dạy xong phép cộng rồi mới đến phép trừ. VD: Với phép cộng thì ban đầu là cộng không nhớ, sau đó đến có nhớ ở hàng chục, rồi đến hàng trăm, với phép trừ cũng tương tự Sau khi hiểu cách làm học sinh cần lặp đi lặp lại nhiều lần động tác tương tự. Phương pháp chủ yếu lúc này là học sinh thực hành. Bài tập có tính hệ thống từ bài đầu đến bài sau, nâng dần độ phức tạp. Nếu biện pháp tính bao gồm nhiều kỹ năng có thể huấn luyện từng kỹ năng bộ phận. Trong khi luyện tập làm tính, nên yêu cầu các em tay làm, miệng nhẩm. Chẳng hạn khi các em làm tính cộng thì : Tay viết : 2968 6524 9492 Miệng nhẩm : 8 cộng 4 bằng 12, viết 2 nhớ 1 6 cộng 2 bằng 8 , thêm một bằng 9, viết 9 9 cộng 5 bằng 14, viết 4 nhớ 1 2 cộng 6 bằng 8, thêm 1 bằng 9, viết 9 Hoặc khi làm tính trừ thì : Tay viết : 865279 450237 415042 Miệng nhẩm : 9 trừ 7 bằng 2, viết 2 7 trừ 3 bằng 4, viết 4 2 trừ 2 bằng 0, viết 0 5 trừ 0 bằng 5, viết 5 6 trừ 5 bằng 1, viết 1 8 trừ 4 bằng 4, viết 4 Giáo viên cần kiểm tra uốn nắn kịp thời, đi đến từng em kiểm tra, nếu học sinh chưa hiểu thì giáo viên giảng lại . Bước 4 : Vận dụng và củng cố . Không yêu cầu học sinh nhắc lại bằng lời mà tạo điều kiện để học sinh vận dụng biện pháp tính qua giải toán. Học sinh độc lập chọn phép tính và làm tính. Khi củng cố có thể kết hợp kiểm tra trình độ hiểu qua quy tắc. VD1: Dạy bài Phép cộng Bước 1, 2: Bài này có thể kết hợp ôn lại kiến thức cũ và giảng phép tính mới. Giáo viên viết bảng hai phép tính :48352+21026 và 367859+541278 sau đó yêu cầu học sinh nêu cách tìm kết quả của hai phép cộng ( đặt tính và tính). Cách đặt tính như thế nào? Tính theo thứ tự nào? Sau đó cho học sinh cả lớp làm bài nháp, phát giấy A4 cho 3 – 4 em làm. Trong khi đó giáo viên đến từng học sinh yếu để chỉ dẫn, giúp đỡ. Làm xong những em làm trên giấy A4 dán bài lên bảng, trình bày miệng. Lớp trao đổi thống nhất kết quả đúng . Trường hợp cộng không nhớ. Bài làm : 48352 21026 69378 Trình bày miệng : 2 cộng 6 bằng 8, viết 8 5 cộng 2 bằng 7, viết 7 3 cộng 0 bằng 3, viết 3 8 cộng 1 bằng 9, viết 9 4 cộng 2 bằng 6, viết 6 Trường hợp cộng có nhớ. Bài làm : 367859 541728 909587 Trình bày miệng : 9 cộng 8 bằng 17, viết 7 nhớ 1 5 cộng 2 bằng 7; thêm 1 bằng 8, viết 8 8 công 7 bằng 15, viết 5 nhớ 1 7 cộng 1 bằng 8; thêm 1 bằng 9, viết 9 6 cộng 4 bằng 10, viết 0 nhớ 1 3 cộng 5 bằng 8; thêm 1 bằng 9, viết 9 Bước 3: Rèn kỹ năng Cho học sinh làm các bài tập ở SGK trang 39. Đối với học sinh yếu giáo viên yêu cầu các em làm được hết bài 1 và bài 2. Bước 4: Vận dụng và củng cố . Cho học sinh làm bài 3, 4. Đối với bài 3 thì yêu cầu học sinh thảo luận cặp để tìm hiểu bài toán rồi tóm tắt và trình bày bài giải vào vở. Phát giấy khổ to cho hai nhóm làm bài, xong dán bài làm lên bảng để cả lớp nhận xét, trao đổi đi đến thống nhất cách làm đúng. Trong khi lớp làm bài, giáo viên đến gần những học sinh yếu để chỉ dẫn, giúp đỡ các em. Đối với bài 4: Tìm x. x-363=975. Gọi học sinh nêu các thành phần trong phép tính. Muốn tìm số bị trừ chưa biết ta làm thế nào? Học sinh trả lời rồi tự làm bài. 207 +x =851. Bài này giúp học sinh củng cố thêm về tính trừ chuẩn bị cho học bài Phép trừ. Yêu cầu học sinh nêu thành phần trong phép tính cộng, nêu cách tìm số hạng chưa biết rồi tự làm bài. *Giáo viên sẽ hỏi: Ta làm tính cộng khi nào? Học sinh suy nghĩ rồi trả lời: Ta làm tính cộng khi tìm tổng hai số, khi thêm một số đơn vị vào một số, khi tìm một số nhiều hơn số khác một số đơn vị, Giáo viên có thể cung cấp thêm một số kiến thức về tính chất của phép cộng. VD: Yêu cầu học sinh tính và so sánh hai phép cộng: 6578+2382 và 2382+5678. Học sinh sẽ tự lĩnh hội một cách sở giản về tính chất giao hoán của phép cộng. Và cho học sinh tính rồi so sánh giá trị của hai biểu thức: ( 57+62) +98 và 57+(62+98). Qua đây học sinh được cung cấp kiến thức sơ giản về tính chất kết hợp của phép tính cộng. Hoặc là: 6237+0=6234; 0+8324=8324. Từ đó giúp học sinh nắm chắc hơn về 0 cộng với một số, một số cộng với 0. VD2 : Dạy bài Phép Trừ : Bước 1 : Ôn lại kiến thức cũ Cho học sinh lên bảng làm bài tập : 7894 + x = 798564 x = 798564 – 7894 x = 781652 Bước 2: Giảng phép tính mới : Hướng dẫn học sinh làm bài : 647253 – 285749 = ? Hướng dẫn học sinh cách đặt tính và tính trừ theo thứ tự từ phải sang trái. Cho học sinh tự làm vào nháp, một số em làm vào giấy A 4. Những em làm bài ở giấy A4, làm xong dán lên bảng, trình bày miệng: Làm : 647253 285749 361504 Trình bày : 13 trừ 9 bằng 4, viết 4 nhớ 1 4 thêm 1 bằng 5 ; 5 trừ 5 bằng 0, viết 0 12 trừ 7 bằng 5, viết 5 nhớ 1 5 thêm 1 bằng 6 ; 7 trừ 6 bằng 1, viết 1 14 trừ 8 bằng 6, viết 6 nhớ 1 2 thêm 1 bằng 3 ; 6 trừ 3 bằng 3, viết 3 Hướng dẫn học sinh tìm ra cách trừ hai số có nhiều chữ số : Đặt số trừ dưới số bị trừ sao cho các hàng thẳng cột với nhau. Thực hiện tính trừ theo thứ tự từ phải sang trái. Bước 3 : Rèn kỹ năng. Cho học sinh làm các bài tập 1, 2 : Học sinh vừa viết, vừa nhẩm miệng. Bài 1: a. 987864 969696 b. 839084 628450 783251 656565 246937 35813 204613 313131 592147 592637 Bài 2: a. 48600 65102 b. 80000 941302 9455 13859 48765 298764 39145 51243 31235 642538 Bước 4 : Vận dụng và củng cố. Cho học sinh làm bài tập 3 ở SGK trang 40. Hướng dẫn học sinh đọc kỹ đề bài, tìm hiểu bài toán, kết hợp quan sát hình vẽ trong sách. Từ đó nêu cách tìm quãng đường xe lửa từ Nha Trang đến Thành phố Hồ Chí Minh . Yêu cầu học sinh trình bày bài giải. Giúp học sinh hiểu hơn về phép trừ. Bằng những phép tính cụ thể, giáo viên đặt câu hỏi để học sinh có câu trả lời: Một số trừ đi số 0 sẽ bằng chính số đó. Trừ hai số bằng nhau kết quả sẽ bằng 0. Giáo viên nêu câu hỏi : Ta làm phép trừ khi nào? Ta làm tính trừ khi phải tìm hiệu; khi tìm một số ít hơn số khác một số đơn vị; khi biết tổng của hai số và một số hạng, tìm số hạng kia; *Đối với học sinh : Trong quá trình học phép tính cộng, trừ, học sinh cần phải chú ý nghe giảng, chủ động ôn tập những kiến thức cũ có liên quan đến bài mới . Từ những bài mẫu điển hình, học sinh phải tự nêu được nội dung cơ bản của biện pháp tính. Trong bước luyện tập kỹ năng, tất cả học sinh phải tự làm các bài tập. Đối với học sinh yếu, bài nào chưa làm được thì giáo viên phải hướng dẫn cụ thể từng bước. Đối với học sinh khá giỏi tự kiểm tra lại kết quả của phép tính. Làm đầy đủ các bài tập về nhà mà giáo viên ra và thuộc quy tắc tính. Giáo viên có thể giao cho em khá giỏi kiểm tra những bạn yếu, xây dựng đôi bạn học tập. V. Kết quả: Qua sử dụng một số kinh nghiệm dạy hình thành phép tính ở lớp 4, dạy cho các em học sinh lớp 4A2 trường tiểu học Minh Rồng, tôi thấy các em đã dần dần làm tính đúng. Qua kiểm tra 1 tiết ở tuần 6, kết quả đạt được như sau : Điểm 9 – 10 : 5 em chiếm 19, 2 % Điểm 7– 8 : 8 em chiếm 30,8 % Điểm 5 – 6 : 10 em chiếm 38,5% Điểm dưới 5 : 3 em chiếm 11,5% VI. Kết luận: Qua một thời gian ngắn tôi sử dụng một số kinh nghiệm dạy hình thành phép tính cộng, trừ, tôi thấy các em ở lớp 4 A2 có phần tiến bộ hơn. Đó là nguồi động viên cho tôi và giúp các em học sinh học toán tốt nhất. Cô và trò chúng tôi sẽ cố gắng hơn nữa để các em học các phép tính tốt hơn. Với kết quả như trên tôi hi vọng giải pháp này sẽ giúp tôi dạy hình thành phép tính ở lớp 4 tốt hơn. Trên đây là một vài kinh nghiệm của bản thân về dạy hình thành phép tính cộng trừ ở lớp 4. Tôi mạnh dạn đưa ra rất mong các quý cấp và các đồng chí đóng góp ý kiến bổ sung thêm để tôi có giải pháp tốt nhất. Ngày 22 tháng 10 năm 2006 Người viết: TÀI LIỆU THAM KHẢO SGV Toán 4 do Đào Nãi chủ biên Sách Phương pháp dạy Toán bậc tiểu học của nhà giáo ưu tú Phạm Đình Thực SGK Toán 4 do Đỗ Đình Hoan chủ biên @&?
Tài liệu đính kèm: