Sáng kiến kinh nghiệm Một số kinh nghiệm để nâng cao chất lượng môn toán cho học sinh lớp 4

Sáng kiến kinh nghiệm Một số kinh nghiệm để nâng cao chất lượng môn toán cho học sinh lớp 4

 Môn toán là một môn học có khối lượng kiến thức khá nhiều , số tiết toán trong tuần là nhiều hơn so với các môn khác. Kiến thức toán học sẽ là hành trang đi cùng với các em suốt cả cuộc đời. Là những người làm công tác giáo dục, trực tiếp giảng dạy , truyền thụ cho học sinh. Thường trực trong mỗi chúng ta là sự băn khoăn , trăn trở, một câu hỏi lớn đặt ra là: Làm thế nào để nâng cao chất lượng, gây niềm say mê cho học sinh.

 Phải thừa nhận rằng. một buổi học – khi dạy giờ toán giáo viên cảm thấy không khí trong lớp học sôi nổi , hào hứng hơn những giờ khác. Có tranh luận, có trao đổi , có bàn tán, hỏi đáp để cùng nhau xây dựng một vấn đề, một bài dạy thật mỹ mãn mà các em sẽ cảm thấy đó là các kiến thức mà chính các em đã tìm ra, tạo ra chứ không phải ai khác.

 Song nếu tìm hiểu kĩ chúng ta thấy đó chỉ là sự hoạt động của một số học sinh khá trong lớp, phần còn lại ta băt gặp sự ngơ ngác, sợ hãi nơm nớp lo lắng vì rất có thể bất ngờ bị chỉ định trả lời câu hỏi.

Tại sao lại như vậy?

 

doc 6 trang Người đăng haiphuong68 Lượt xem 482Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Sáng kiến kinh nghiệm Một số kinh nghiệm để nâng cao chất lượng môn toán cho học sinh lớp 4", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Một số kinh nghiệm
để nâng cao chất lượng môn toán cho học sinh lớp 4
đặt vấn đề:
 Môn toán là một môn học có khối lượng kiến thức khá nhiều , số tiết toán trong tuần là nhiều hơn so với các môn khác. Kiến thức toán học sẽ là hành trang đi cùng với các em suốt cả cuộc đời. Là những người làm công tác giáo dục, trực tiếp giảng dạy , truyền thụ cho học sinh. Thường trực trong mỗi chúng ta là sự băn khoăn , trăn trở, một câu hỏi lớn đặt ra là: Làm thế nào để nâng cao chất lượng, gây niềm say mê cho học sinh.
 Phải thừa nhận rằng. một buổi học – khi dạy giờ toán giáo viên cảm thấy không khí trong lớp học sôi nổi , hào hứng hơn những giờ khác. Có tranh luận, có trao đổi , có bàn tán, hỏi đáp để cùng nhau xây dựng một vấn đề, một bài dạy thật mỹ mãn mà các em sẽ cảm thấy đó là các kiến thức mà chính các em đã tìm ra, tạo ra chứ không phải ai khác.
 Song nếu tìm hiểu kĩ chúng ta thấy đó chỉ là sự hoạt động của một số học sinh khá trong lớp, phần còn lại ta băt gặp sự ngơ ngác, sợ hãi nơm nớp lo lắng vì rất có thể bất ngờ bị chỉ định trả lời câu hỏi.
Tại sao lại như vậy?
Một số nguyên nhân dẫn tới học yếu toán
Nguyên nhân đầu tiên dẫn đến các em học toán yếu là do hổng kiến thức cũ. Chương trình Toán bậc tiểu học được cấu trúc theo hệ thống khá lôgíc từ lớp 1 đến lớp 5. Do vậy kiến thức cũ không nắm vững thì kiến thức mới khó có thể tiếp thu được.
Nguyên nhân nữa có thể là do giờ học Toán chưa gây được hứng thú đối với các em
Biện pháp thưc hiện:
Ví dụ: ở lớp 4 khi dạy loại toán “Tìm X”
Tìm X: 1985 x X = 5
 Muốn làm được dạng bài này đòi hỏi các em phải nhớ lại kiến thức cũ ở lớp 3 là xác định được đâu là số bị chia, số chia, thương số. Sau đó các em nhớ lại cách tìm số chia khi biết số bị chia và thương số ( ta lấy số bị chia chia cho thương số).
 Tôi đã cho các em làm bài tập trên và thấy rằng: Một số học sinh đã không ngại đặt bút tính một cách say sưa, nhanh chóng và tự tin.
 X = 1985 x 5
 Cái sai cơ bản này chính là do các em không nắm được những kiến thức cũ. Sự mai một hổng đi từ lớp trước khiến vốn kiến thức mới liên quan mà giáo viên giảng dạy hôm nay các em không nắm được hoặc nắm một cách mơ hồ, chung chung. Do đó dẫn đến việc các em làm bài tập, luyện tập cũng rất khó khăn. Chính vì thế mà các em chán nản, không thích học và bao tính hiếu động ở lứa tuổi lại trỗi dậy. Giờ học các em quậy phá, nói chuyện riêng gây ảnh hưởng đến tiết học. Chính vì vậy, thủ thuật lên lớp của người giáo viên làm thế nào để gây niềm hứng thú học tập cho học sinh là một vấn đề rất cơ bản và hết sức quan trọng đối với mỗi người thầy, cô chúng ta.
 Trước hết muốn truyền thụ kiến thức mới cho các em, giáo viên phải nắm được nội dung của bài giảng, hiểu sách giáo khoa. Từ phần hỏi bài cũ, giảng bài mới, tại sao chỗ này phải dừng lâu, chỗ kia phải nhấn mạnh.....trong bài giảng của mình.
 Nghiên cứu kỹ bài soạn nhưng tránh tình trạng rập khuôn theo bài soạn. Khi dạy bài mới giáo viên cần lồng kiến thức cũ vào buộc các em phải nhớ “ôn cũ nhớ mới”. Đặc biệt với một số tiết toán sẽ thành công khi giáo viên vận dụng sáng tạo trong phương pháp để chính các em tự suy nghĩ, trăn trở tìm ra được những phương pháp giải mới.
Ví dụ : Khi dạy bài: “Tính giá trị của biểu thức có dấu ngoặc đơn”
 Đây là một bài toán không khó nhưng cũng không phải dễ, nhất là trong trường hợp trong dấu ngoặc đơn có đủ bốn phép tính: cộng , trừ, nhân , chia. Các em biết làm trong dấu ngoặc trước- nhưng khi gặp dạng bài các phép tính cộng , trừ , nhân , chia lẫn lộn thì các em bắt đầu lúng túng , tính sai.
Trong trường hợp này, giáo viên cần phải chịu khó dẫn dắt học sinh đi từng bước cụ thể, kết hợp nhuần nhuyễn giữa hai kiến thức : Tính giá trị biểu thức có dấu ngoặc đơn và không có dấu ngoăc đơn.
Ví dụ: Tính giá trị biểu thức :
 428 – 428 : (360 – 89 x 4)
 Sau khi ra đề bài có nhiều em hấp tấp cho ngay kết quả (= 0). Những lúc như thế , giáo viên phải dẫn dắt các em đi từng bước một.
 - Xem biểu thức có dấu ngoặc hay không?
 - Thứ tự thực hiện thế nào?
 - Trong ngoặc đơn thì thứ tự thực hiện bước nào trước, bước nào sau?
Đó chính là các bước để học sinh làm trọn vẹn bài toán:
428 – 428 : (360 – 89 x 4)
= 428 – 428 : (360 – 356 )
= 428 – 428 : 4
= 428 – 108
= 321
 Tương tự như thế, với những bài toán thuộc dạng đó học sinh sẽ nắm chắc được cách trình bày, tính đúng giá trị biểu thức . Từ đó bồi dưỡng cho các em khả năng nhanh nhạy trong toán học. Vừa củng cố kiến thức, vừa phát hiện được khả năng ở các em.
Cho biểu thức: 45 – 45 : 9
- Tính kết quả của biểu thức trên = 0
- Em hãy cho biết đúng hay sai? Vì sao?
Hoặc : Tính nhanh giá trị biểu thức sau:
 132 x 0 + 49 + 17 x 3
- Các em cần tính giá trị của biểu thức:
 49 + 19 x 3 thì được kết quả, vì 132 x 0 = 0
Ta có : 132 x 0 + 49 + 17 x 3
 = 0 + 49 + 51 
 = 100
 Chúng ta đã biết lứa tuổi học sinh rất hiếu động. Trong một tiết học với thời gian 40 phút, để các em trật tự tận dụng hết thời gian có kết quả là một sự thành công lớn cả về nội dung lẫn phương pháp. Sự hứng thú học là bàn đạp để tiếp thu bài dễ dàng hơn. Chính vì lẽ đó, cô giáo cần tránh tình trạng nhồi nhét bài giảng, khiến học sinh tiếp thu một cách thụ động, miễn cưỡng, gò ép. Như vậy sẽ ảnh hưởng rất nhiều đến khả năng tư duy, tính độc lập suy nghĩ của các em. Các em không hiểu bài theo trình tự lô gíc nên chóng quên.
 Qua thực tế chúng ta thấy rằng trong chương trình toán 4 , phương pháp sơ đồ đoạn thẳng được dùng trong nhiều trường hợp khác nhau. Sử dụng nó làm cho các em dễ hiểu bài, nắm chắc kiến thức, vận dụng rộng nhiều trường hợp để làm tốt.
Ví dụ:
 Trong dạng toán xác định số:
 Tìm 3 số có tổng bằng 270 . Trong đó số thứ nhất gấp đôi số thứ hai, số thứ ba bằng số thứ nhất.
Giáo viên sẽ hướng dẫn các em dùng sơ đồ đoạn thẳng.
Ta nhìn vào và dễ dàng tìm ra ngay kết quả:
Số thứ nhất 
Số thứ hai 270
Số thứ ba
 Giải :
 Tổng số phần bằng nhau : 4 + 2 + 3 = 9 ( Phần)
 Số thứ nhất : ( 270 : 9) x 4 = 120
 Số thứ hai : (270 : 9 ) x 2 = 60
 Số thứ ba : ( 270 : 9 ) x 3 = 90
Ví dụ 2: Trong bài tìm hai số khi biết tổng và tỉ của hai số đó
* Bài toán 1:
 Một con quạ sônga gấp 7 lần con én. Hỏi quạ sống được mấy năm? Biết rằng đến lúc chết tuổi quạ cộng với tuổi én bằng 56 tuổi.
Trước hết giáo viên sử dụng câu hỏi để hướng dẫn học sinh cách biểu thị sơ đồ:
 56
?
?
Tuổi én: 
Tuổi quạ:
Giải:
 Tổng số phần bằng nhau là: 7 + 1 = 8 (Phần)
 Một phần hay tuổi én là: 56 :8 = 7 (Tuổi )
 Tuổi quạ là: 7 x 7 = 49 (Tuổi)
 Bài toán 2:
 Lớp 4A, 4B, 4C có tất cả 126 em. Trong đó lớp 4A ít hơn 4B là 4 em,lớp 4B ít hơn lớp 4C là 10 em. Tính số học sinh của mỗi lớp ?
Sử dụng sơ đồ :
Lớp 4A: 
 4 em
Lớp 4B: 126 em
 10 em
Lớp 4C:
 Khi hướng dẫn sơ đồ nên hướng dẫn học sinh chọn đại lượng nào để biểu thị đầu tiên thì sơ đồ sẽ đẹp và dễ nhìn. Khi nhìn vào sơ đồ thì học sinh sẽ hình dung ra ngay các bước giải bài toán trên.
 Số học sinh lớp 4A: (126 – 18 ) : 3 = 36 em
 Số học sinh lớp 4B: ( 36 + 4 ) = 40 em
 Số học sinh lớp 4C: ( 40 + 10 ) = 50 em
 Trong những năm giảng dạy lớp 4,riêng bản thân tôi thấy phương pháp sử
dụng sơ đồ đoạn thẳng là cách để học sinh dễ nắm được bài toán nhất và cũng là phương
pháp được dùng nhiều nhất ( kể cả toán nâng cao – thi học sinh giỏi ) vì thế mỗi một
giáo viên chúng ta cần sáng tạo khi sử dụng phương pháp này để học sinh vận dụng
thành thạo và coi đây là dạng toán mà các em thường gặp.
D . Kết luận. 
 Một vài suy nghĩ của bản thân thông qua việc dạy bài toán dùng sơ đồ đoạn thẳng và tính giá trị biêu thức chúng ta nhận thấy rằng: 
 1 – Việc truyền thụ kiến thức có thể dùng hệ thống câu giảng cặn kẽ nội dung kiến thức,tạo điều kiện để cho các em suy nghĩ,tiếp thu bài,vận dụng nhanh và thành thạo vào luyện giải toán
 2 – Có thể khai thác mọi khía cạnh của nội dung bài,từ đó nhằm khắc sâu khối lượng kiến thức,lật đi,lật lại vấn đề nhưng đảm bảo tuỳ từng mức độ và phải phù hợp từng đối tượng học sinh.
 Trên đây là vấn đề rất nhỏ mà cá nhân tôi đã rút ra từ kinh nghiệm giảng dạy trực tiếp
trên lớp 4.
 Vậy mong muốn qua ý kiến này tất cả giáo viên chúng ta,những người hàng ngày
say sưa nhiệt tình với nghề nghiệp của mình sẽ tìm thấy cái gì đó một điều bổ ích với
mình. Cùng với thời gian như những con ong chăm chỉ,ta sẽ trao đổi học hỏi lẫn nhau,cố
gắng nhiều và nhiều hơn nữa tìm tòi,vận dụng sử dụng các phương pháp không ngoài
mục đích truyền thụ cho các em một cách chính xác đầy đủ,dễ hiểu,dễ nhớ. Góp phần
nhỏ bé trong việc “trồng người “ cho đất nước.
 Rất mong nhận được sự phê bình đóng góp ý kiến của các đồng nghiệp cho sáng kiến này.
 Xin chân thành cảm ơn !

Tài liệu đính kèm:

  • docSKKN toan 4(2).doc