Sáng kiến kinh nghiệm Một số phương pháp hướng dẫn học sinh giải toán lời văn có nội dung hình học ở lớp 5

Sáng kiến kinh nghiệm Một số phương pháp hướng dẫn học sinh giải toán lời văn có nội dung hình học ở lớp 5

Ở tiểu học môn toán có vị trí rất quan trọng, nó chiếm thời lượng giờ học rất lớn trong chương trình môn học.Cùng với các môn học khác, môn toán góp phần đắc lực vào việc hình thành và phát triển những cơ sở ban đầu rất quan trọng của nhân cách trẻ em.Ngoài ra môn toán còn góp phần trong việc rèn luyện phương pháp suy nghĩ , suy luận , giải quyết vấn đề có căn cứ khoa học một cách toàn diện chính xác . Môn toán có nhiều tác dụng trong việc rèn trí thông minh , tư duy độc lập , linh hoạt , sáng tạo nhanh nhạy trong việc hình thành , rèn luyện nề nếp, phong cách làm việc khoa học của trẻ em. Nói rộng ra nó rất cần thiết cho mọi hoạt động của con người và góp phần giáo dục ý trí và những đức tính cần cù nhẫn nại ý chí vượt khó khăn.

Xuất phát từ vị trí môn toán ở tiểu học nên việc nâng cao hiệu quả của việc dạy và học môn toán là một yêu cầu bức xúc hiện nay.

 

doc 21 trang Người đăng minhduong20 Lượt xem 684Lượt tải 2 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Sáng kiến kinh nghiệm Một số phương pháp hướng dẫn học sinh giải toán lời văn có nội dung hình học ở lớp 5", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Phần mở đầu
I/Lý do chọn đề tài:
1-Vị trí môn toán ở tiểu học.
ở tiểu học môn toán có vị trí rất quan trọng, nó chiếm thời lượng giờ học rất lớn trong chương trình môn học.Cùng với các môn học khác, môn toán góp phần đắc lực vào việc hình thành và phát triển những cơ sở ban đầu rất quan trọng của nhân cách trẻ em.Ngoài ra môn toán còn góp phần trong việc rèn luyện phương pháp suy nghĩ , suy luận , giải quyết vấn đề có căn cứ khoa học một cách toàn diện chính xác . Môn toán có nhiều tác dụng trong việc rèn trí thông minh , tư duy độc lập , linh hoạt , sáng tạo nhanh nhạy trong việc hình thành , rèn luyện nề nếp, phong cách làm việc khoa học của trẻ em. Nói rộng ra nó rất cần thiết cho mọi hoạt động của con người và góp phần giáo dục ý trí và những đức tính cần cù nhẫn nại ý chí vượt khó khăn.
xuất phát từ vị trí môn toán ở tiểu học nên việc nâng cao hiệu quả của việc dạy và học môn toán là một yêu cầu bức xúc hiện nay.
2- Vị trí của hình học trong chương trình môn toán ở tiểu học
	Trong chương trình môn Toán ở Tiểu học, nội dung các yếu tố hình học có thể chia thành 3 loại:
	2.1. Các nội dung “Hình học thuần tuý” gồm các kiến thức, kĩ năng hình học chuẩn bị cho việc học Hình học ở trung học cơ sở như nhận dạng, phân biệt hình, mô tả, biểu diễn hình: vẽ hình, tạo hình (cắt, ghép, xếp hình. . .), biến đổi hình (tạo ra các hình có cùng diện tích).
	2.2. Các nội dung “hình học đo lường”, trong đó phần cốt lõi chính là tính toán với các số đo đại lượng hình học như chu vi, diện tích, thể tích.
	2.3. Nội dung giải toán có lời văn, trong đó sự kết hợp giữa hình học, số học và đo lường nhằm tạo ra các tình huống để vận dụng các kiến thức đã học theo yêu cầu của việc tập dượt phương pháp giải toán, đồng thời giúp các em học sinh (nhất là ở lớp 5) làm quen dần với phương pháp suy diễn.
	Các bài toán có nội dung hình học ở lớp 5 giữ vai trò rất quan trọng. Khi giải các bài toán này học sinh phải biết vận dụng tổng hợp nhiều kiến thức và hiểu biết về:
	- Các công thức tính chu vi, diện tích, thể tích các hình (cả các công thức tính ngược).
	- Cách giải các loại toán điển hình, đường lối chung để giải các bài toán.
	- Các phép tính số học trên số tự nhiên, phân số, số thập phân và số đo các đại lượng.
	- Cách tính giá trị những “đại lượng” thông dụng trong cuộc sống như:
	+ Sản lượng =Năng suất x Diện tích
+ Số lượng gạch lát nền
Diện tích nền nhà
Diện tích một viên gạch
+ Thời gian nước chảy đầy bể
Thể tích bể nước
Lưu lượng của vòi nước
+ Mật độ dân số
Số người (cư trú)
Diện tích (cư trú)
- Cách sử dụng Tiếng Việt để trình bày và diễn đạt.
	Chính vì vậy, khả năng giải toán lời văn có nội dung hình học thường được coi là một tiêu chuẩn cơ bản để đánh giá trình độ hiểu biết và năng lực vận dụng các kiến thức toán học của học sinh lớp 5.
	Ngoài ra, qua việc dạy học sinh giải các bài toán lời văn có nội dung hình học giáo viên còn có thể:
	- Giúp học sinh từng bước phát triển tư duy, rèn luyện phương pháp suy nghĩ và kĩ năng suy luận lôgic, khêu gợi và tập dượt khả năng phỏng đoán, tìm tòi.
	- Giúp học sinh tập trung vận dụng các kiến thức toán học vào cuộc sống.
	- Rèn luyện cho học sinh những thói quen và đức tính tốt của một người lao động mới như: ý chí tự lực vượt khó, tính cẩn thân, chu đáo, cụ thể, làm việc có kế hoạch, có kiểm tra kết quả cuối cùng, từng bước hình thành và rèn luyện thói quen, khả năng suy nghĩ độc lập, linh hoạt, khắc phục cách suy nghĩ máy móc, rập khuôn, xây dựng lòng ham thích tìm tòi, sáng tạo, . . .
	Với mong muốn được góp phần nâng cao chất lượng dạy giải toán lời văn có nội dung hình học nói riêng và chất lượng dạy học môn Toán nói chung, tôi xin trình bày “ Một số phương pháp hướng dẫn học sinh giải toán lời văn có nội dung hình học ở lớp 5.”
II/ Mục đích nghiên cứu
Nhằm tìm hiểu nội dung , phương pháp dạy toán lời văn có nội dung hình học ở lớp 5.
Tìm ra những khó khăn , sai sót mà giáo viên và học sinh thường mắc phải khi dạy và học hình học ở tiểu học để khắc phục và góp phần nâng cao chất lượng dạy và học hình học trong môn toán. 
III/ đối tượng và phạm vi nghiên cứu
1.Đối tượng nghiên cứu : Dạy – học nội dung hình học ở lớp 5.
2.Phạm vi nghiên cứu: Phương pháp hướng dẫn học sinh giải toán lời văn có nội dung hình học ở lớp 5.
 IV/phương pháp nghiên cứu
1Phương pháp nghiên cứu tài liệu.
 + Đọc tài liệu , giáo trình có liên quan đến phương pháp dạy Toán ở tiểu học.
2-Phương pháp điều tra.	
 +Trao đổi với giáo viên về những khó khăn sai sót khi dạy giải toán lời văn có nội dung hình học.
3-Phương pháp thực nghiệm sư phạm.
4-Phương pháp tổng kết rút kinh nghiệm.
B- Phần nội dung
I- Mô tả thực trạng đề tài.
	Qua một số năm dạy lớp 4 và lớp 5, khi dạy giải các bài toán lời văn có nội dung hình học tôi nhận thấy học sinh còn một số hạn chế sau:
	- Chưa biết tóm tắt bài toán một cách hợp lí.
	- Phân tích bài toán, xác định những kiến thức tổng hợp cần vận dụng để giải bài toán còn lúng túng, máy móc, thiếu linh hoạt.
	- Vận dụng các công thức tính ngược còn yếu.
	- Không nhớ các công thức (quy tắc) tính toán về hình học.v.v
 * Nguyên nhân của những tồn tại trên:
	- Học sinh không đọc kĩ đề toán 
	- Trình độ ngôn ngữ, kĩ năng đọc hiểu của học sinh còn hạn chế.
	- Khi dạy, giáo viên còn coi nhẹ các bước trong quá trình giải toán.
- Giáo viên ít chú ý hệ thống những kiến thức tổng hợp cần vận dụng để giải bài, chưa coi trọng việc làm rõ mối quan hệ giữa các công thức (quy tắc) tính toán.
	- Giáo viên chưa trú trọng đúng mức đến việc nâng cao năng lực tư duy của học sinh..v.v
II- Phương pháp hướng dẫn học sinh giải toán lời văn có nội dung hình học
	Trong chương trình Toán 5 có hẳn một chương trình Hình học gồm 43 tiết, tuy vậy các bài toán lời văn có nội dung hình học vẫn được xếp xen kẽ trong rất nhiều tiết học của hầu hết các chương. Các bài toán rất đa dạng, song các dạng hay gặp là:
- Các bài toán về diện tích các hình phẳng, kèm nội dung:
	+ Tính năng suất, sản lượng,
	+ Lát gạch, chừa đường làm lối đi, lợp nhà,
	+ Mở rộng (hoặc thu hẹp) ruộng, vườn, sân,
	- Các bài toán về thể tích các hình (khối), kèm theo nội dung:
	+ Tính diện tích xung quanh, toàn phần (kèm theo là việc quét vôi, sơn cửa, làm các đồ dùng có dạng hình khối,)
	+ Xây tường (tính số gạch)
	+ Đào đất, đắp nền, rải đá (sỏi),
	+ Bể nước có vòi nước chảy vào,v.v
	Để giúp học sinh giải được các bài toán lời văn có nội dung hình học, trước hết tôi chú trọng đến việc thường xuyên ôn tập và hệ thống hoá các công thức (quy tắc) tính toán về hình học, làm rõ mối quan hệ giữa các công thức (quy tắc) để các em nhận thấy có thể từ công thức (quy tắc) này suy ra công thức (quy tắc) kia, nhớ và vận dụng linh hoạt khi làm bài.
	Việc hướng dẫn học sinh giải các loại toán lời văn có nội dung hình học cũng phải tuân theo đường lối chung để hướng dẫn học sinh giải toán (thông thường) gồm 4 bước:
	Bước 1: Đọc kĩ đề toán để xác định cái đã cho, cái phải tìm.
	Bước 2: Thiết lập mối quan hệ giữa cái đã cho và cái phải tìm bằng cách tóm tắt đề toán dưới dạng sơ đồ, hình vẽ, hoặc ngôn ngữ ngắn gọn.
	Bước 3: Phân tích bài toán để thiết lập trình tự giải
	Bước 4: Thực hiện các phép tính theo trình tự giải đã có để tìm đáp số (có thử lại trên nháp) và viết bài giải.
Khi học sinh giải các bài toán lời văn có nội dung hình học tôi luôn luôn vận dụng cả 4 bước trên, đặc biệt là bước phân tích bài toán. Với mỗi bài cụ thể tôi đều chú ý kựa chọn hệ thống câu hỏi ngắn gọn, dễ hiểu, ngôn ngữ chính xác để hướng dẫn học sinh phân tích bài toán theo các cách khác nhau (nếu có thể được) nhằm giúp các em xác định được những kiến thức tổng hợp cần vận dụng để làm bài và tìm ra các cách giải khác nữa (đối với học sinh khá, giỏi). Việc hướng dẫn học sinh tóm tắt bài toán cũng rất cần được chú ý. Tuỳ nội dung của bài toán, giáo viên có thể giúp các em tóm tắt bằng sơ đồ, hình vẽ hoặc ngôn ngữ ngắn gọn để thuận tiện cho việc phân tích, tìm hướng giải. Ngoài ra, khi học sinh trình bày bài giải giáo viên cần kiểm tra, uốn nắn việc sử dụng ngôn ngữ, kí hiệu toán học sao cho thật chính xác, hợp lí.
	Sau đây tôi xin trình bày cách hướng dẫn học sinh giải một số bài toán lời văn có nội dung hình học thường gặp ở lớp 5.
	Ví dụ 1: 
Chu vi một vườn rau hình chữ nhật là 97 m. Chiều dài hơn chiều rộng 11,5m. Biết rằng mỗi mét vuông thu hoạch được 2,4 kg rau. Tính số rau thu hoạch đuợc trên cả khu vườn.
	a- Yêu cầu
	Bài toán này yêu cầu học sinh vận dụng tổng hợp các kiến thức và kĩ năng về:
	- Cách tính chu vi, diện tích hình chữ nhật
	- Cách tính sản lượng theo năng suất và diện tích.
	- Giải bài toán điển hình: Tìm hai số khi biết tổng và hiệu.
	- Cách làm tính đối với số tự nhiên và số thập phân.
	b- Hướng dẫn giải
	1. Tìm hiểu đề toán:
 - Bài toán cho gì? (Vườn rau hình chữ nhật, chu vi 97 m, chiều dài hơn chiều rộng 11,5 m; 1m2 thu được 2,4 kg rau).
	- Bài toán hỏi gì? (cả vườn rau thu hoạch được bao nhiêu ki-lô-gam rau?)
	2. Tóm tắt bài toán:
	Có thể hướng dẫn học sinh một trong các cách tóm tắt sau:
	Cách 1: Chu vi vườn rau hình chữ nhật: 97 m
Chiều dài hơn chiều rộng: 11,5 m
1 m2: 	2,4 kg
Cả vườn: .. kg?
Cách 2: 
Chiều rộng 
97m : 2
11,5 m
Chiều dài
	 1 m2: 	2,4 kg
	 Cả vườn:..kg ?
(1)
(2)
11,5 m
Cách 3: 
P = 97 m
1 m2: 2,4 kg
S: .. kg?
(ở đây P là chu vi, S là diện tích vườn.)
3. Phân tích bài toán:
- Bài toán hỏi gì ? (Số kg rau thu hoạch trên cả vườn).
- Muốn tìm số rau đó ta làm thế nào ? (Lấy số rau thu hoạch trên 1 m2 (hay năng suất) nhân với diện tích vườn).
- Năng suất biết chưa? (Biết rồi).
- Diện tích vườn biết chưa ? (Chưa biết).
- Muốn tìm diện tích vườn ta làm thế nào? (Lấy chiều dài nhân với chiều rộng).
- Chiều dài, chiều rộng biết chưa ? (Chưa). Nhưng đã biết gì về chiều dài và chiều rộng ? (Hiệu là 11,5m).
- Vậy cần biết thêm gì nữa ? (Tổng hoặc tỉ số của chúng).
- Có thể tính tổng của chiều dài và chiều rộng bằng cách nào ? (Lấy chu vi chia đôi).
Từ sự phân tích trên học sinh thực hiện các phép tính và viết bài giải theo trình tự:
- Tính nửa chu vi mảnh vườn.
- Tính chiều dài, chiều rộng vườn.
- Tính diện tích vườn.
- Tính số rau thu hoạch.
4. Trình bày bài giải:
Nửa chu vi vườn rau là: 	97: 2 = 48,5 (m).
Chiều dài vườn rau là: 	(48,5 + 11,5) : 2 = 30 (m).
Chiều rộng vườn rau là: 	30 - 11,5 = 18,5 (m)
Diện tích vườn rau là: ... trong bể bằng chiều cao bể ?).
- Để tính thời gian nước chảy vào bể ta làm thế nào ? (Lấy lượng nước trong bể chia cho lượng nước chảy vào bể trong một phút).
- Lượng nước trong bể đã biết chưa ? (Chưa biết). Có tính được không ? (Tính được). Tính như thế nào ? (Lấy chiều dài đáy bể nhân với chiều cao mực nước).
Chiều cao mực nước và diện tích đáy bể biết chưa ? (Chưa biết). Có tính được không ? (Tính được).
- Tính chiều cao mực nước như thế nào ? (Lấy chiều cao bể nhân với )
- Chiều cao bể biết chưa ? (Chưa biết). Tính chiều cao bể như thế nào ? (Lấy thể tích bể chia cho diện tích đáy bể )
(Biết rồi). Diện tích đáy bể biết chưa ? (Chưa biết). Tính diện tích đáy bể như thế nào ? (Lấy chiều dài đáy bể nhân với chiều cao mực nước).
- Chiều cao bể biết chưa ? ( Chưa biết ). Tính chiều cao bể như thế nào? ( lấy thể tích bể chia cho diện tích đáy bể)
- Thể tích bể biết chưa ? ( Biết rồi ).Diện tích đáy bể biết chưa?( Chưa biết). Tính diện tích đáy bể như thế nào? ( Lấy chiều dài đáy bể nhân với chiều rông đáy bể).
- Từ sự phân tích trên, học sinh sẽ thực hiện được các phép tính và trình bày bài giải theo đúng trình tự: 
- Tính diện tích đáy bể.
- Tính chiều cao của bể.
- Tính chiều cao mực nước.
- Tính lượng nước trong bể.
- Tính thời gian nước chảy vào bể.
4. Trình bày bài giải:
Diện tích đáy bể là: 1,5 x 1,2 = 1,8(m2)
Chiều cao của bể là: 1,44 :1,8 = 0,8(m)
Chiều cao mực nước là: 0,8 x =0,64 (m)
Lượng nước trong bể là: 1,8 x 0,64 = 1,152 (m3)
 1,152 m3 = 1152 lít
Thời gian nước chảy bể bàng chiều cao bể là:
1152 : 18 = 64 (phút)
Đáp số: 64 phút
Ngoài cách giải trên, giáo viên có thể hướng dẫn học sinh phân tích và giải cách khác, chẳng hạn như:
- Chiều cao mực nước bằng chiều cao của bể thì thể tích nước trong bể bằng bao nhiêu thể tích bể? (Thể tích nước trong bể bằng thể tích bể).
- Có thể tính lượng nước trong bể theo thể tích bể được không? (Tính được). Tính như thế nào? (Lấy thể tích bể nhân với ).
Với cách phân tích này, học sinh sẽ giải được bài toán bằng cách thứ hai ngắn gọn hơn:
Chiều cao mực nước bằng chiều cao của bể nên thể tích nước trong bể cũng bằng thể tích bể.
Vậy lượng nước nước trong bể là: 1,44 x = 1,152 (m3)
 1,152m3 = 1152 lít
- Thời gian nước chảy để mực nước trong bể bằng chiều cao bể là:
1152: 18 = 64 (phút)
Đáp số: 64 phút
Ví dụ 4:
 Một bể nước hình chữ nhật dài 4m, chiều rộng bằng chiều dài, chiều cao bằng trung bình cộng của chiều dài và chiều rộng, người ta lát đáy bể và thành bể bằng các viên gạch men hình vuông cạnh 20cm. Tính số viên gạch men cần dùng (diện tích các khe mạch không đáng kể).
a- Yêu cầu:
Với bài toán này, học sinh cần biết vận dụng tổng hợp những kiến thức và kĩ năng sau:
- Các diện tích hình vuông.
- Cách tính diện tích xung quanh, diện tích đáy của hình hộp chữ nhật.
- Các phép tính với phân số, số đo độ dài.
- Đổi đơn vị đo độ dài.
b - Hướng dẫn giải:
1. Tìm hiểu đề toán:
- Bài toán cho biết gì ? (Bể hình hộp chữ nhật dài 4m, chiều rộng bằng chiều dài, chiều cao bằng trung bình cộng của nhiều dài và chiều rộng, gạch vuông cạnh 20cm)
- Bài toán hỏi gì? (Số viên gạch men để lát đáy bể và thành bể).
2. Tóm tắt bài toán:
 Chiều dài bể: 4m
Chiều rộng bể = chiều dài bể
Chiều cao bể = trung bình cộng của chiều dài và chiều rộng bể.
Gạch vuông cạnh 20cm
Số viên gạch:........viên?
3. Phân tích bài toán:
- Bài toán hỏi gì? (Số viên gạch để lát bể và xung quanh thành bể)
- Bể nước hình gì? (hình hộp chữ nhật). Đáy bể là gì? (Là đáy dưới của hình hộp chữ nhật). Phần xung quanh bể là gì? (Là các mặt xung quanh hình hộp chữ nhật)
- Muốn tính số viên gạch men để lát kín đáy bể và thành bể ta làm thế nào? (Lấy diện tích đáy bể và phần xung quanh bể chia cho diện tích một viên gạch)
- Muốn tính diện tích đáy bể ta làm thế nào? (Lấy chiều dài nhân với chiều rộng).
- Chiều dài biết chưa ? (Biết rồi). Chiều rộng biết chưa? (Chưa biết). Muốn tìm chiều rộng ta làm thế nào? (Lấy chiều dài nhân với ).
- Muốn tính diện tích phần xung quanh bể ta làm thế nào? (Ta tính diện tích xung quanh hình hộp chữ nhật: Lấy chu vi đáy nhân với chiều cao).
- Chu vi đáy biết chưa? (Chưa biết). Muốn tính chu vi đáy ta làm thế nào? (Lấy chiều dài cộng chiều rộng rồi nhân 2).
- Muốn tính chiều cao ta làm thế nào ? (Tính trung bình cộng của chiều dài và chiều rộng: lấy chiều dài cộng chiều rộng rồi chia 2).
- Muốn tính diện tích một viên gạch men hình vuông ta làm thế nào? (Lấy cạnh nhân cạnh). ở đây cạnh đã biết chưa? Biết rồi: 20)
Dựa vào quá trình phân tích trên, học sinh thực hiện các phép tính và bài giải theo trình tự:
- Tính chiều rộng, chiều cao bể nước.
- Tính diện tích đáy bể.
- Tính chu vi đáy bể.
- Tính diện tích xung quanh bể nước.
- Tính diện tích một viên gạch bằng mét vuông.
- Tính số gạch men cần dùng.
4. Trình bày bài giải:
Chiều rộng bể nước là: 4 x = 2,8(m)
Chiều cao bể nước là: (4+ 2,8): 2 = 3,4(m)
Diện tích đáy bể nước là: 4x2,8 = 11,2 (m2)
Chu vi đáy bể nước là: (4 + 2,8) x2 = 13,6 (m)
Diện tích xung quanh bể nước là :13,6 x 3,4 = 46,24(m2)
 20cm = 0,2m
Diện tích 1 viên gạch bông là: 0,2 x 0,2 = 0,04(m2)
 Số viên gạch men cần dùng là: (46,24 + 11,2) : 0,04 = 1436 (viên)
Đáp số: 1436 viên gạch
Với việc hướng dẫn học sinh giải các bài toán lời văn có nội dung hình học như trên tôi đã giúp các em dễ dàng xác định được những kiến thức, kỹ năng cần vận dụng để làm bài một cách linh hoạt. Qua đó rèn luyện cho các em phương pháp suy nghĩ, kĩ năng suy luận lôgic đồng thời giúp các em có thói quen cẩn thân, chu đáo khi làm bài, biết vận dụng các khiến thức toán học vào cuộc sống.
C- Kết Quả
Trong quá trình tiến hành thực nghiệm :Phát hiện điều tra khắc phục sai sót của giáo viên và học sinh tôi đã tiến hành một số giờ dạy ở lớp 5E , đồng thời ra 2 đề kiểm tra khảo sát cho hai lớp (một lớp dạy thực nghiệm lớp 5E và một lớp không thực nghiệm lớp 5Đ ) thu được kết quả .
- Hầu hết học sinh đã biết tóm tắt bài toán một cách hợp lý.
- Các em biết cách phân tích bài toán, xác định những kiến thức tổng hợp cần vận dụng để giải bài: vận dụng công thức (quy tắc) tính ngược một cách khá linh hoạt, chủ động.
- Học sinh sử dụng chính xác ngôn ngữ, ký hiệu toán học khi trình bày bài giải.
- Chất lượng giải toán đố có nội dung hình học nói riêng và chất lượng môn toán nói chung được nâng lên rõ rệt. 
Bảng so sánh kết quả đối chứng (Tính đến giữa học kỳ II)
Lớp
Nội dung
sĩ số
Xếp loại
Giỏi
Khá
t.bình
Yếu
sl
%
sl
%
sl
%
sl
%
5Đ
Lớp không thực nghiệm
30
1
3.3
4
13.3
15
50
5
16.6
5E
Lớp dạy thực nghiệm
30
6
20
10
33.3
10
33.3
1
3.3
D - Kết luận
Trong chương trình toán 5, các bài toán lời văn có nội dung hình học giữ vai trò rất quan trọng. Khi giải các bài toán này học sinh phải biết vận dụng tổng hợp nhiều kiến thức và kĩ năng ở cả 5 tuyến kiến thức chính trong môn Toán ở Tiểu học, đó là:
- Số học.
- Các yếu tố đại số.
- Các yếu tố hình học.
- Đo lường.
- Giải toán có lời văn.
Khả năng giải toán lời văn có nội dung hình học được coi là một tiểu chuẩn cơ bản để đánh giá độ hiểu biết và năng lực vận dụng vác kiến thức toán học của học sinh. Chính vì vậy, việc hướng dẫn học sinh giải các bài toán lời văn có nội dung hình học ở lớp 5 cần được giáo viên hết sức lưu tâm.
Để giúp học sinh giải tốt các bài toán lời văn có nội dung hình học ở lớp 5, theo tôi giáo viên cần phải:
- Kết hợp chặt chẽ việc giảng dạy các yếu tố hình học với các tuyến kiến thức và kĩ năng hình học.
- Khi hướng dẫn học sinh giải bài cũng phải tuân theo 4 bước những hướng dẫn giải các bài toán lời văn thông thường, đặc biệt là bước phân tích bài toán, giúp học sinh xác định được những kiến thức, kĩ năng cần vận dụng để làm bài một cách linh hoạt.
- Lưu ý đúng mức đến việc nâng cao năng lực tư duy của học sinh bằng cách phân tích bài toán theo các cách khác nhau (nếu có thể được) để có các cách giải khác.
- Khi hướng dẫn học sinh phân tích bài toán, giáo viên cần chú ý lựa chọn hệ thống câu hỏi thật chính xác, ngắn gọn, phù hợp với trình độ học sinh.
- Phải kiểm tra, uốn nắn việc học sinh sử dụng ngôn ngữ, kí hiệu toán học để diễn đạt, trình bày bài giải.
Trên đây là một số phương pháp hướng dẫn học sinh giải các bài Toán lời văn có nội dung hình học mà tôi đã áp dụng giảng dạy cho học sinh lớp 5E Trường tiểu học Thu Dau 1 đã đạt kết quả cao.Trong quá trình nghiên cứu đề tài không tránh khỏi những thiếu sót. Vì vậy, tôi rất mong được sự góp ý của bạn bè đồng nghiệp, Ban giám hiệu nhà trường, của cấp trên để đề tài được hoàn thiện hơn. 
Xin trân trọng cảm ơn!
Thu Dau 1 ;ngày 26 tháng 3 năm 2012
Người viết
 Bui Nhu lac
Phụ lục
 Phụ lục 	trang
a/phần mở đầu........................................................................................ 1
I/Lý do chọn đề tài	 ............................................................................... 1
 1-Vị trí môn toán ở tiểu học ........................................................................... 1
 2- Vị trí của hình học trong chương trình môn toán ở tiểu học ...................... 1 
II/Mục đích nghiên cứu ....................................................................... 3
III/Đối tượng và phạm vi nghiên cứu............................................ 3
IV/ Phương pháp nghiên cứu ............................................................. 3 
1- Phương pháp nghiên cứu tài liệu.................................................................. 3
2- Phương pháp điều tra .................................................................................. 4
3-Phương pháp thực nghiệm sư phạm............................................................... 4
4-Phương pháp tổng kết rút kinh nghiệm......................................................... 4
B/ Phần nội dung...................................................................................... 4
I /Mô tả thực trạng đề tài................................................................... 4
II /Phương pháp hướng dẫn học sinh giải toán lời văn có nội dung hình học ................................................................................... 5
c/Kết quả .....................................................................................................18
đ/kết luận ...................................................................................................19

Tài liệu đính kèm:

  • docSKKN LOP 5.doc