Sáng kiến kinh nghiệm Nâng cao chất lượng chữ viết cho học sinh lớp 4 - 5

Sáng kiến kinh nghiệm Nâng cao chất lượng chữ viết cho học sinh lớp 4 - 5

Người Việt ta có nét văn hoá đáng trân trọng đó là yêu chữ viết!

Bởi vì họ quen với việc cho chữ, tặng chữ, xin bút tích Khi chia tay bạn bè, người thân đi xa thì chúng ta thường để lại cho nhau vài dòng lưu bút vào trang giấy. Vào dịp tựu trường trong tiếng trống trường rộn rã, thấy trò cùng khai bút. Những dịp năm mới cùng với tục hái lộc, xông đất ông cha ta còn có tục khai bút đầu năm. Tất cả trở nên thân thương, gần gũi, đáng yêu biết bao bởi vì người Việt luôn yêu chữ viết của dân tộc mình.

Người Việt yêu chữ viết là vậy, còn loài người coi chữ viết như thế nào?

Chữ viết là một công cụ để phát triển xã hội, nó tích luỹ và bảo lưu những thành tựu của loài người trong việc nhận thức và cải tạo xã hội, cải tạo tự nhiên làm cho con người phát triển không ngừng qua việc tiếp thu những thành quả của thế hệ trước nhờ chữ viết.

Chữ viết là quan trọng như vậy, thế nhưng trong nhà trường của chúng ta ở các bậc học nói chung và bậc Tiểu học nói riêng, nhiều học sinh viết chữ chưa đẹp, thậm chí còn một số em viết sai nhiều lỗi chính tả, viết nguệch ngoạc, cẩu thả mới thật đáng buồn !

Như chúng ta biết một trong những hạnh phúc lớn nhất của trẻ là được đến trường để học đọc, học viết. Biết đọc, biết viết, là cả một thế giới mới lạ mở ra trước mắt các em. Do vậy làm thế nào và làm bằng cách nào để học sinh bậc Tiểu học viết đúng, viết đẹp. Đây là điều trăn trở, day dứt của những người trực tiếp cầm phấn đứng trên bục giảng. Cố thủ tướng Phạm Văn Đồng có nói: “Rèn chữ viết cho học sinh là rèn nết người cũng giống như các môn học khác”. Đúng vậy người ta nói “nét chữ nết người” thì không thể sai, bởi vì chỉ cần nhìn vào nét chữ viết của người nào đó ta phần nào nhận ra được tính cách của họ. Đó là người cẩu thả, luộm thuộm hay cẩn thận, tỉ mỉ; là người lười biếng hay chăm chỉ, chịu khó; là người có thẩm mĩ hay vụng về; nhìn nét chữ ta còn biết họ là người hiền lành, giản dị hay cầu kì; không những thế mà ta còn biết được họ là người có thành tích như thế nào trong học tập.

 

doc 14 trang Người đăng haiphuong68 Lượt xem 521Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Sáng kiến kinh nghiệm Nâng cao chất lượng chữ viết cho học sinh lớp 4 - 5", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM
Nâng cao chất lượng chữ viết cho học sinh lớp 4 - 5
 I.Đặt vấn đề:
 1.Cơ sở lí luận:
Người Việt ta có nét văn hoá đáng trân trọng đó là yêu chữ viết!
Bởi vì họ quen với việc cho chữ, tặng chữ, xin bút tích Khi chia tay bạn bè, người thân đi xa thì chúng ta thường để lại cho nhau vài dòng lưu bút vào trang giấy. Vào dịp tựu trường trong tiếng trống trường rộn rã, thấy trò cùng khai bút. Những dịp năm mới cùng với tục hái lộc, xông đất ông cha ta còn có tục khai bút đầu năm... Tất cả trở nên thân thương, gần gũi, đáng yêu biết bao bởi vì người Việt luôn yêu chữ viết của dân tộc mình.
Người Việt yêu chữ viết là vậy, còn loài người coi chữ viết như thế nào?
Chữ viết là một công cụ để phát triển xã hội, nó tích luỹ và bảo lưu những thành tựu của loài người trong việc nhận thức và cải tạo xã hội, cải tạo tự nhiên làm cho con người phát triển không ngừng qua việc tiếp thu những thành quả của thế hệ trước nhờ chữ viết.
Chữ viết là quan trọng như vậy, thế nhưng trong nhà trường của chúng ta ở các bậc học nói chung và bậc Tiểu học nói riêng, nhiều học sinh viết chữ chưa đẹp, thậm chí còn một số em viết sai nhiều lỗi chính tả, viết nguệch ngoạc, cẩu thả mới thật đáng buồn !
Như chúng ta biết một trong những hạnh phúc lớn nhất của trẻ là được đến trường để học đọc, học viết. Biết đọc, biết viết, là cả một thế giới mới lạ mở ra trước mắt các em. Do vậy làm thế nào và làm bằng cách nào để học sinh bậc Tiểu học viết đúng, viết đẹp. Đây là điều trăn trở, day dứt của những người trực tiếp cầm phấn đứng trên bục giảng. Cố thủ tướng Phạm Văn Đồng có nói: “Rèn chữ viết cho học sinh là rèn nết người cũng giống như các môn học khác”. Đúng vậy người ta nói “nét chữ nết người” thì không thể sai, bởi vì chỉ cần nhìn vào nét chữ viết của người nào đó ta phần nào nhận ra được tính cách của họ. Đó là người cẩu thả, luộm thuộm hay cẩn thận, tỉ mỉ; là người lười biếng hay chăm chỉ, chịu khó; là người có thẩm mĩ hay vụng về; nhìn nét chữ ta còn biết họ là người hiền lành, giản dị hay cầu kì; không những thế mà ta còn biết được họ là người có thành tích như thế nào trong học tập.... 
Trong một lần bàn về tiếng nói và chữ viết, cố thủ tướng Phạm Văn Đồng có nói: “Tiếng Việt ta rất đẹp vì tâm hồn người Việt Nam ta rất đẹp” và cố thủ tướng còn nhắc nhở việc rèn chữ viết cho học sinh là rất cần thiết, bởi “nét chữ là nết người”. Vậy làm thế nào và bằng cách nào để rèn chữ viết cho học sinh “đúng và đẹp” ? Đây là một câu hỏi luôn xoáy sâu vào lương tâm của mỗi người giáo viên và chính là nhiệm vụ hàng đầu của mỗi giáo viên chúng ta. 
2.Cơ sở thực tiễn:
 Trẻ em đến trường là để được học đọc, học viết. Nếu phân môn tập đọc - học vần giúp trẻ biết đọc thông thì phân môn chính tả sẽ giúp trẻ viết thạo. Trẻ đọc thông, viết thạo sẽ giúp trẻ tiếp thu bài nhanh hơn, học tốt hơn. Trong nhà trường đối với học sinh chữ viết đóng vai trò quyết định đến kết quả học tập. Nếu chữ viết đúng, đẹp, đảm bảo tốc độ thì học sinh sẽ học tốt các môn học, còn ngược lại chữ xấu, viết chậm sẽ ảnh hưởng không nhỏ đến chất lượng học tập. Thật vậy, nhìn trang vở của học sinh với những dòng chữ đều tăm tắp, sạch sẽ thì cả cha mẹ và thầy cô đều dấy lên một niềm vui. Chúng ta như đặt niềm tin vào tương lai con trẻ. Kết quả việc rèn chữ viết cho học sinh không phải ngày một, ngày hai mà có được. Mà đó là kết quả của một quá trình dày công khổ luyện của cả thầy và trò.
 Chúng ta đang ở trong một thời đại mới, thời đại công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước. Thời đại thông tin bùng nổ, mọi người thường ngồi với chiếc máy vi tính của mình để soạn thảo một văn bản thay vì cầm bút viết trên giấy. Việc rèn chữ viết của mọi người bị chìm vào quên lãng. 
Xuất phát từ những mong muốn rất chính đáng của các bậc phụ huynh luôn khao khát con em mình học giỏi, có chữ viết đẹp, trình bày sạch sẽ đã thôi thúc chúng tôi - những người giáo viên luôn có tâm huyết với nghề - sự trăn trở, tìm tòi phải làm thế nào để nâng cao chất lượng chữ viết của học sinh?
Qua nhiều năm giảng dạy khối 4-5, tôi nhận thấy rằng, một số không ít các em chữ viết chưa đẹp, trình bày cẩu thả, ý thức tự mình viết chữ đẹp mà không cần sự nhắc nhở của giáo viên là chưa có do sự hiếu động, ham chơi của các em, đồng thời ý thức về tầm quan trọng của việc học cũng như rèn chữ viết của các em chưa cao. Các em không biết được rằng chữ viết đẹp sẽ có rất nhiều lợi thế, vì như ta thường thấy những ai viết chữ đúng, đẹp sẽ đọc tốt và việc tiếp thu bài cũng rất thuận tiện. Rèn chữ viết góp phần quan trọng vào việc rèn luyện cho học sinh những phẩm chất đạo đức tốt như tính cẩn thận, tinh thần kỉ luật, óc thẩm mĩ để trở thành những con người vừa hồng vừa chuyên.
Thực hiện lời dạy của Bác Hồ muôn vàn kính yêu: “Trẻ em là tương lai, là mầm non của đất nước. Chỉ có tri thức mới đưa dân giàu, nước mạnh, xã hội phồn vinh”. “Vì lợi ích mười năm trồng cây, vì lợi ích trăm năm trồng người”. Vậy rèn chữ viết cho học sinh là rèn ngay từ lớp học, cấp học đầu tiên để làm nền móng vững chắc cho các cấp học trên. Để rồi khi rời ghế nhà trường các em có đủ bản lĩnh, tự tin bước vào đời, trở thành những chủ nhân của đất nước. Vì tầm quan trọng của chữ viết nên tôi đã mạnh dạn chọn đề tài này để làm sáng kiến kinh nghiệm: “Nâng cao chất lượng chữ viết cho học sinh lớp 4-5” và mong rằng các em học sinh sẽ ngày càng rèn luyện tốt hơn tính cách của mình để mai đây thực sự trở thành những chủ nhân tương lai của đất nước một cách toàn diện.
II.Khảo sát thực tế:
1.Khảo sát số liệu cụ thể:
 Ngay từ đầu năm học, sau khi đã mạnh dạn đăng kí việc làm mới mà mình lựa chọn, tôi đã tiến hành khảo sát tình hình thực tế của lớp 4A do tôi phụ trách qua môn Chính tả với bài viết: “Dế Mèn bênh vực kẻ yếu”.
Kết qủa đạt được như sau:
Số lượng
Điểm 1-2
Điểm
3-4
Điểm dưới TB
Điểm
5-6
Điểm
7
Điểm
8-9-10
Điểm trên TB
Loại A
(8-10đ)
23
SL
TL
SL
TL
SL
TL
SL
TL
SL
TL
SL
TL
SL
TL
SL
TL
0
0
4
17,4%
4
17,4%
9
39,1%
2
8,7%
8
34,8%
19
82,6%
8
34,8%
Trong một số bài viết khác của các em thì thường thấy các em mắc một số lỗi sau:
Ví dụ : 
Sai âm đầu :
 g / gh (gồ ghề viết là ghồ ghề); s /x (xem/sem; sau / xau)
 Sai vần :
 eo / oe hay ong / ông hay ân / anh hay ênh / anh (khoẻ viết thành khẻo; con sông / viết thành con song; thân tình viết thành thanh tình; mênh mang viết thành manh mang) 
 Sai dấu thanh
 dấu hỏi / dấu ngã (lủng củng viết thành lũng cũng )
 Sai chữ cái của phụ âm cuối 
 an / ang (tan tác viết thành tang tác )
 Lẫn lộn giữa các chữ cái của nguyên âm:
 ui / uôi (cái đuôi viết thành cái đui)
 Sai về lỗi không nắm được cách viết hoa các danh từ riêng, viết hoa bừa bãi, tuỳ tiện vì thiếu hiểu biết. 
Ngoài ra, một số em còn sai về độ cao, phương chữ, kĩ thuật viết chữ, nối chữ.
 Ngoài ra còn một số em chưa nắm được đặc điểm hình dáng, độ cao của các con chữ cái, chưa nắm được kĩ thuật viết chữ. Trong tiến trình viết không chú ý tư thế ngồi viết, cách cầm bút, cách để vở và sự kết hợp đồng bộ giữa các bộ phận trong cơ thể dẫn đến khó khăn lúng túng trong khi viết.
 Trong các lỗi này, lỗi về ch/tr, s/x, v/d/gi là phổ biến hơn cả
2.Nguyên nhân:
Những năm gần đây các trường có đầu tư và chú ý vào việc rèn chữ viết cho học sinh. Nhiều đợt phát động “ giữ vở sạch, rèn chữ viết đẹp” được giáo viên và học sinh thực hiện nhưng chưa có chiều sâu lắm. Nhìn chung vẫn còn nhiều học sinh viết xấu, viết sai. Do đâu mà học sinh viết như vậy ?
 *Về phía học sinh:
 - Học sinh Tiểu học có tính hiếu động, thiếu kiên trì khó thực hiện các động tác đòi hỏi sự khéo léo, cẩn thận trong khi viết.
- Đa số học sinh ở lớp, ở trường chúng tôi sống vùng nông thôn do cách phát âm thế nào thì viết như thế ấy dẫn đến viết sai lỗi chính tả.
- Một số em nắm bài chưa chắc, có lỗ hỏng trong kiến thức, không nắm được âm, vần, dấu thanh, quy tắc chính tả và nghĩa của từ dẫn đến hậu quả viết sai do nhầm lẫn.
 - Ngoài ra còn một số em chưa nắm được đặc điểm hình dáng, độ cao của các con chữ cái, chưa nắm được kĩ thuật viết chữ. Trong tiến trình viết không chú ý tư thế ngồi viết, cách cầm bút, cách để vở và sự kết hợp đồng bộ giữa các bộ phận trong cơ thể dẫn đến khó khăn lúng túng trong khi viết.
- Do đặc điểm tâm sinh lí lứa tuổi, các em hiếu động, ham chơi, thiếu tính chịu khó, tỉ mỉ. Hầu hết các em chưa hiểu cũng như chưa thấy được tầm quan trọng của chữ viết đúng, đẹp. Một số em lười đọc sách, lười rèn viết, nếu có viết thì viết cẩu thả, viết để đối phó với thầy cô, cha mẹ. Các em làm cho xong việc để đi chơi. Nếu thầy cô, cha mẹ không phát hiện kịp thời lâu dần trở thành thói quen.
- Một số em chưa có tinh thần tự giác trong học tập, biết sai rồi mà không chịu sữa chữa, khắc phục để rồi trở thành lối mòn trong kiến thức. Do các em thiếu sự quan tâm, động viên, khuyến khích của gia đình, họ hàng.
- Ở lớp 4 kiến thức nhiều nên các em phải viết nhanh hơn cho kịp với yêu cầu vì vậy cũng là một trong những nguyên nhân dẫn đến chất lượng chữ viết của học sinh.
 *Về phía gia đình:
- Một số gia đình chưa thực sự quan tâm, nhắc nhở con em mình trong việc học tập cũng như rèn chữ viết ở nhà theo yêu cầu thầy cô. Có những gia đình hàng tháng hay thậm chí cả năm học không hề xem vở con em mình học ra sao vì bận lo bôn ba với cuộc sống cơm áo, gạo tiền. Mặc dù giáo viên có đến nhà nhiều lần để động viên, thăm hỏi đề nghị gia đình quan tâm, giúp đỡ nhưng nhiều gia đình vẵn lơ là chưa thực sự quan tâm đến việc học con em mình.
- Một số gia đình còn khó khăn về vật chất, lo cho con cái không chu tất thiếu thốn sách vở, bút mực hôm nay viết bút này ngày mai viết bút khác, bút mực nhiều màu ảnh hưởng đến giữ vở và chữ viết của học sinh.
 *Về phía giáo viên và nhà trường:
- Một số giáo viên chỉ thiên về truyền thụ kiến thức, coi trọng việc cung cấp kiến thức chứ chưa thực sự rèn chữ viết cho học sinh. Nếu có thì cũng chưa rèn đến nơi đến chốn, thiếu sự kiên trì, chịu khó. Một số giáo viên chưa chú ý nhắc học sinh viết đúng, đẹp trong từng tiết học hoặc chưa được thường xuyên.
- Chưa thực hiện tốt các tiết dạy tập viết trên lớp. Trong tiến trình dạy chưa xoáy mạnh, chưa khắc sâu vào quy trình chữ viết (điểm xuất phát điểm kết thúc con chữ).
- Một số giáo viên viết bảng hoặc viết vở của học sinh chữ viết chưa đẹp, chưa gây ấn tượng cho các em. Vì chữ viết của giáo viên là ấn tượng dễ làm cho các em học ...  nối nét các con chữ trong một chữ (lia bút, rê bút ) và cách ghi dấu thanh.
Lưu ý cách nối nét từ con chữ cái hoa sang con chữ cái thường trong một chữ.
Giai đoạn 3:
Từ chỗ học sinh viết đúng, đẹp chữ viết giáo viên hướng dẫn cho học sinh tiến đến viết từ, cụm từ hay câu .
Ở giai đoạn này yêu cầu học sinh viết đúng kĩ thuật về hình dáng, độ cao, cỡ chữ trong một từ, một cụm từ hay một câu trên một dòng kẻ thẳng hàng. Khi học sinh viết lưu ý cách viết của học sinh là viết liền mạch, không dừng lại để đánh dấu con chữ hay dấu thanh khi viết chưa hoàn thành các con chữ trong một chữ.
Ví dụ: Khi viết chữ sương thì học sinh phải viết liền mạch “suong” sau khi viết xong mới dừng bút đánh dấu để hoàn thành chữ ư, ơ. Nếu học sinh không làm được điều này thì các con chữ sau khi viết sẽ không được nối nét và không đều nhau về độ cao cũng như phương chữ.
Giai đoạn 4:
Đây là một bước cao hơn về rèn cho học sinh từ chỗ viết một con chữ cái, đến viết các con chữ cái trong một chữ, rồi tiến đến viết từ, cụm từ cả câu. Cuối cùng viết một đoạn văn, một đoạn thơ hay cả một bài thơ hay bài văn.
Ở giai đoạn này đòi hỏi học sinh viết đúng, viết đẹp mà còn biết trình bày cả bài viết mang tính thẩm mĩ, đúng thể loại (văn hay thơ).
 Ví dụ : * Văn vần thể lục bát: 
 Câu 6 tiếng viết lùi vào 2 ô vở, viết hoa. 
 Câu 8 tiếng viết lùi vào 1 ô vở.
 * Văn xuôi 
Chữ đầu tiên của một đoạn văn hay một bài văn phải viết lùi vào 1 ô và viết hoa, khi viết hết một hàng thì viết xuống hàng tiếp theo và chữ đầu tiên của hàng phải viết sát lề đỏ. Chữ cái đầu tiên của một câu phải viết hoa.
Trong giai đoạn này học sinh phải đảm bảo tốc độ viết nhằm đạt đến kết quả viết đúng, viết đẹp.
Học sinh viết đúng, viết đẹp qua phải qua bốn giai đoạn vừa nói ở trên theo yêu cầu của giáo viên. Bên cạnh đó một vấn đề mà mỗi giáo viên chúng ta hết sức chú ý đó là tư thế ngồi viết, cách cầm bút, cách để vở của học sinh Đúng như Lơ – vốp và Ram-Za-Eva nói: “Muốn viết em phải nhìn lại mình để đặt vở sao cho đúng cách”.
Để nâng cao hơn về năng lực viết chữ cho học sinh nhằm đạt được mục tiêu viết đúng, viết đẹp giáo viên cần sưu tầm thêm một số mẫu chữ viết phát huy năng lực sáng tạo cho học sinh .
 + Kiểu chữ viết đứng nét đều 
 + Kiểu chữ viết đứng, nét thanh.
 + K iểu chữ viết nghiêng (150), nét đều .
 + Kiểu chữ viết nghiêng (150), nét thanh, nét đậm.
 	Qua nhiều phương pháp mà người giáo viên rèn cho học sinh viết đúng, viết đẹp vừa trình bày ở trên, một vấn đề quan trọng không thể thiếu được trong việc rèn chữ viết cho học sinh đó là tài năng sư phạm biết phối hợp, biết vận dụng sự hỗ trợ của các lực lượng trong và ngoài nhà trường.
- Phối hợp với cha mẹ học sinh bằng cách :
+ Tổ chức họp cha mẹ học sinh 1 lần/tháng hoặc nếu không có điều kiện tổ chức thì giáo viên phải sắp xếp để tìm gặp phụ huynh học sinh đặc biệt đối với những học sinh cá biệt trong học tập, trong chữ viết để bàn biện pháp giáo dục toàn diện cho học sinh.
+ Tăng cường bài tập chép ở nhà phù hợp với lứa tuổi học sinh, trong đó có sự kiểm tra bài chép ở nhà của phụ huynh và kiểm tra trên lớp của thầy cô.
+ Tuyển chọn ra những em viết chữ đẹp, những em viết có tiến bộ để giáo viên báo cáo kết quả trước cuộc họp cha mẹ học sinh và khen trước lớp vào tiết sinh hoạt cuối hàng tuần nhằm gây sự hứng thú cho học sinh trong việc rèn chữ.
- Cách tổ chức ở lớp học :
+ Đánh giá, xếp loại vở sạch chữ đẹp hàng tháng được đưa vào sổ theo dõi của giáo viên.
+ Phát động phong trào thi đua viết chữ đẹp giữa học sinh với học sinh, giữa tổ với tổ. Động viên học sinh tham gia nhiệt tình câu lạc bộ: “Văn hay, Toán giỏi, chữ viết đẹp” do Đội phát động. Tuyên dương những bạn, những tổ mà thường xuyên có sản phẩm được trưng bày.
+ Nêu gương các bạn viết chữ đẹp ở trong lớp, trong trường và ở mọi miền đất nước được đăng lên sách báo. Cho học sinh xem vở viết của những bạn viết đẹp trong lớp để xem và làm mẫu để viết.
+ Kể các mẫu chuyện nói về chữ viết như: Danh nhân Thần Siêu, Thánh Quát luyện chữ, “ông Đồ” của Vũ Đình Liên hoặc truyện “Chữ người Tử tù” của Nguyễn Tuân
+ Giáo viên cần tạo điều kiện đễ gần gũi, động viên đối với những em viết chữ xấu, viết chưa đẹp bằng những lời an ủi chân thành để các em vượt qua mặc cảm, tự ti để vươn lên : “Thành công nào cũng phải trãi qua khổ luyện; thiên tài là do bản thân, chỉ có 1% là do bẩm sinh” mà thôi.
	+ Qua mỗi bài chấm giáo viên cần dành 1 điểm ưu tiên cho chữ đẹp nhằm khuyến khích học sinh có ý thức cẩn thận trong bài làm thể hiện qua chữ viết.
+ Mỗi giáo viên là tấm gương sáng cho học sinh noi theo, vì thế chữ giáo viên phải đẹp, phải cẩn thận vì học sinh coi chữ viết của thầy cô là loại chữ mẫu.
+ Giáo viên hướng dẫn cho các em ghi các câu thơ sau vào sổ tay ghi những điều cần nhớ để khi mở sổ ra thì các câu thơ đó đập vào mắt với ngụ ý khuyên các em rèn chữ viết đẹp.
Người ngay thẳng sao chữ thì xiêu vẹo ?
Người đẹp xinh sao chữ chẳng nên người?
Hãy luyện chữ như luyện hồn luyện tính
Nét chữ, nết người hằng ghi nhớ bạn ơi!
(Đặng Hiển – Nhà giáo ưu tú )
 + Đặc biệt sau mỗi bài viết giáo viên yêu cầu học sinh phải dò lại bài, tìm ra những con chữ nào chưa đẹp, chưa đẹp là do đâu: Độ cao hay cách nối nét, cách uốn lượn, cách hất nét lên hay nơi bắt đầu của chữ viết ... Từ đó yêu cầu học sinh luyện lại từng con chữ mà các em cho là chưa đạt yêu cầu của chính các em. Hoặc giáo viên có thể chỉ ra những chỗ sai, chưa đẹp mà các em chưa nhìn thấy và yêu cầu học sinh sửa ngay. Để thành công giáo viên không được nản lòng vì có nhiều em viết mãi vẫn chưa đạt được chữ viết theo yêu cầu của thầy cô nên giáo viên cần rèn được mới thôi.
 + Trước khi cho học sinh viết bài; giáo viên nên hướng dẫn lại tư thế ngồi viết, cách cầm bút, nhắc nhở học sinh trước khi viết: đặt bút ngay điểm bắt đầu viết, viết chữ đúng nét, đúng độ cao của các nét, các chữ, khoảng cách giữa các chữ, các cụm từ, chú ý viết hoa danh từ riêng... 
 + Hướng dẫn học sinh luyện tập phải tiến hành từ thấp lên cao, tăng dần độ khó: viết đúng rồi viết nhanh, viết đẹp. Việc luyện chữ phải được tiến hành một cách đồng bộ ở lớp cũng như ở nhà, phân môn chính tả cũng như các môn học khác. Khi học sinh luyện tập viết chữ, giáo viên cần chú ý uốn nắn để các em cầm bút đúng và ngồi đúng tư thế. Nơi ngồi viết cần phải đảm bảo đủ ánh sáng, ghế ngồi viết phải phù hợp với chiều cao của học sinh.
 + Học sinh thực hành viết bài vào vở. Giáo viên theo đõi, uốn nắn cho một số em có chữ viết còn xấu. Có thể, giáo viên cầm tay hướng dẫn cho học sinh viết 1 đến 2 chữ đầu tiên. Khi yêu cầu học sinh luyện viết thêm giáo viên không nên cho học sinh luyện viết quá nhiều vì như thế các em dễ nản lòng, mất hứng thú. Nên cho các em luyện khoảng 5-7 dòng thậm chí khoảng 2-3 dòng nếu các em viết đẹp.
 + Giáo viên cần chú ý theo dõi và khen thưởng vào cuối tháng, cuối kì, cuối năm học cho những học sinh tiến bộ trong không khí trang nghiêm, long trọng để khơi gợi trong các em niềm tự hào để cố gắng hơn nữa đồng thời tạo nên động lực thúc đẩy những em khác cố gắng vươn lên. Hơn nữa các em luôn có ý thức viết cho thật đẹp mọi lúc mọi khi, từ đó để rèn luyện triệt để tính cẩn thận cho học sinh.
IV.Kết quả đạt được và bài học kinh nghiệm:
 1.Kết quả đạt được:
	Với sáng kiến này tôi đã áp dụng trong năm học 2009 – 2010 cho thấy kết quả học sinh viết đúng, viết đẹp đạt VSCĐ tăng dần theo từng tháng .
TT
Số 
học sinh
Tháng
A
B
C
D
SL
%
SL
%
SL
%
SL
%
1
23
9/2009
8 
34,8%
11
47,8%
4
17,4%
2
23
10/2009
10
43,5%
10
43,5%
3
13%
3
23
11/2009
10
43,5%
10
43,5%
3
13%
4
23 
12/2009
12
52,2%
10
43,5%
1
4,3%
5
23 
1/2010
15
65,2%
8
34,8%
6
23 
2/2010
15
65,2%
8
34,8%
7
23
3/2010
18
78,3%
5
21,7%
8
23
4/2010
20
86,9%
3
13%
9
23
5/2010
22
95,7%
1
4,3%
Cuối năm được nhà trường đánh giá cao về phong trào rèn chữ viết đẹp, giữ vở sạch 22/23 em được xếp loại A về VSCĐ tỉ lệ 95,7%, lớp được công nhận đạt VSCĐ. Nhiều học sinh đạt loại khá, giỏi chiếm tỉ lệ rất cao. Điều đáng mừng ở đây là học sinh đã có ý thức trách nhiệm trong việc rèn chữ giữ vở, cùng thi đua học tập, cùng giúp nhau cố gắng vươn lên chan hoà vui tươi trong học tập, trong sinh hoạt và có tinh thần tự giác rất cao.
 2.Bài học kinh nghiệm:
- Phải có lòng nhiệt tình, tâm huyết với nghề, yêu trẻ; xác định được tầm quan trọng của chữ viết đối với học sinh.
- Để thực hiện được đòi hỏi mỗi giáo viên phải thực sự kiên trì, chịu khó và khéo léo.
- Phải tạo được sự giúp đỡ, phối hợp chặt chẽ từ phía nhà trường, gia đình học sinh với giáo viên chủ nhiệm lớp.
- Biết lắng nghe ý kiến đóng góp, những kinh nghiệm đồng nghiệp để nâng cao chất lượng việc rèn chữ viết cho học sinh.
- Giáo viên chủ nhiệm lớp vừa là người thầy, người cô mẫu mực, vừa là người mẹ dịu hiền, gần gũi biết thường xuyên quan tâm chia sẽ, động viên kịp thời những học sinh có tiến bộ dù là rất nhỏ.
 - “Ở đâu có thầy giỏi, ở đó có trò giỏi” vì vậy người giáo viên cần phải không ngừng học hỏi, tự tìm hiểu, nghiên cứu để nâng cao trình độ, tay nghề. Có nắm chắc kiến thức, giáo viên mới có thể giúp học sinh chữa lỗi và khắc phục lỗi một cách có hiệu quả.
 3.Những kiến nghị đề xuất:
 Để thực hiện tốt việc rèn chữ cho học sinh đạt được mục tiêu là “ viết đúng viết đẹp” thì đây không chỉ là riêng sự nổ lực của giáo viên chủ nhiệm lớp mà còn có sự hỗ trợ từ nhiều phía của nhà trường.
+ Cuối mỗi học kì nhà trường tạo điều kiện một buổi để học sinh từng khối sinh hoạt riêng (ở ngoài sân hay trong phòng học, các gương điển hình báo cáo các kinh nghiệm đạt được về rèn chữ viết đẹp để các bạn nghe. “Lập câu lạc bộ” học sinh viết “chữ đẹp” mỗi tháng thi viết một lần để biểu dương những em viết chữ đẹp nhất.
+ Đối với bản thân giáo viên cũng tự mình rèn chữ viết vì chữ viết của giáo viên được học sinh xem là loại chữ mẫu để các em bắt chước.
Với kết quả nghiên cứu của mình, tôi không có tham vọng đưa ra các biện pháp nhằm giải quyết vấn đề một cách tổng thể mà chỉ xin nêu một số kinh nghiệm ít ỏi của cá nhân tôi tích luỹ được trong quá trình giảng dạy, mong muốn được cùng chia sẻ với các bạn đồng nghiệp.
	Rất mong được nhận ý kiến đóng góp của các bạn.
Tôi xin chân thành cảm ơn !
Gio Sơn , ngày 12 tháng 5 năm 2010
Xác nhận của Hội đồng Khoa học 
 Hiệu trưởng Người viết
 Nguyễn Thị Lan Lê Thị Lan Hương 

Tài liệu đính kèm:

  • docSKKN nang cao chat luong chu viet.doc