Sáng kiến kinh nghiệm Nâng cao chất lượng gio dục

Sáng kiến kinh nghiệm Nâng cao chất lượng gio dục

“Non sông Việt Nam có trở nên tươi đẹp hay không, dân tộc Việt Nam có bước tới đài vinh quang để sánh vai các cường quốc năm châu được hay không, chính là nhờ một phần lớn ở công học tập của các em.” Thật vậy, lời nói muôn vàn kính yêu của Bác còn vang vọng mãi. Bác tin tưởng lớp trẻ sau này sẽ làm rạng danh đất nước, sánh vai ngang tầm với tất cả các nươc trên thế giới . Lớp trẻ đó không ai xa lạ đó là các em thiếu nhi, là mầm non tương lai của đất nước.

Đất nước ta đang ở trong giai đoạn mới , mở cửa giao lưu với các dân tộc và các nền văn hóa khác nhau trên thế giới. Dân tộc ta đang phấn đấu vươn lên, quyết tâm vượt nhanh thoát khỏi tình trạng đói nghèo và lạc hậu. Muốn theo kịp nhân loại, để có thể sánh vai được với các cường quốc năm châu thì trước hết dân trí phải được nâng cao dần, đòi hỏi lớp trẻ phải có tri thức , có hiểu biết nhất định. Muốn được như thế thì không gì khác hơn là trẻ em phải học tập thật giỏi , hạn chế đến mức thấp nhất số luợng học sinh học yếu kém . Càng có nhiều học sinh học tốt thì đất nước ta, dân tộc ta tương lai tươi sáng hơn.

doc 17 trang Người đăng haiphuong68 Lượt xem 595Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Sáng kiến kinh nghiệm Nâng cao chất lượng gio dục", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
BÀI DỰ THI
 SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM
NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG GIÁO DỤC
A /. ĐẶT VẤN ĐỀ 	
“Non sông Việt Nam có trở nên tươi đẹp hay không, dân tộc Việt Nam có bước tới đài vinh quang để sánh vai các cường quốc năm châu được hay không, chính là nhờ một phần lớn ở công học tập của các em.” Thật vậy, lời nói muôn vàn kính yêu của Bác còn vang vọng mãi. Bác tin tưởng lớp trẻ sau này sẽ làm rạng danh đất nước, sánh vai ngang tầm với tất cả các nươc trên thế giới . Lớp trẻ đó không ai xa lạ đó là các em thiếu nhi, là mầm non tương lai của đất nước.
Đất nước ta đang ở trong giai đoạn mới , mở cửa giao lưu với các dân tộc và các nền văn hóa khác nhau trên thế giới. Dân tộc ta đang phấn đấu vươn lên, quyết tâm vượt nhanh thoát khỏi tình trạng đói nghèo và lạc hậu. Muốn theo kịp nhân loại, để có thể sánh vai được với các cường quốc năm châu thì trước hết dân trí phải được nâng cao dần, đòi hỏi lớp trẻ phải có tri thức , có hiểu biết nhất định. Muốn được như thế thì không gì khác hơn là trẻ em phải học tập thật giỏi , hạn chế đến mức thấp nhất số luợng học sinh học yếu kém . Càng có nhiều học sinh học tốt thì đất nước ta, dân tộc ta tương lai tươi sáng hơn. Có học giỏi thì trong tư duy và hành động của các em mới thể hiện được nét văn hóa tiến bộ, mới có thể tiếp thu được những kiến thức mới, văn minh, không để bè bạn trên các quốc gia khác xem thường mình. Một lớp học có nhiều học sinh học kém thì kéo theo sự chán học, ảnh hưởng nhiều đến cả lớp, dẫn đến các em học giỏi cũng không còn hướng để phấn đấu nữa . Một trường mà có nhiều học sinh học yếu thì uy tín của trường chẳng còn và lực lượng giáo viên cũng sẽ dạy kém theo. Hiện tượng học sinh học yếu kém rất phổ biến ở nhiều trường nhất là các trường thuộc vùng sâu. Đời sống nhân dân ở đây còn quá nhiều khó khăn. Do lo toan cuộc sống, nhiều cha mẹ học sinh còn phó mặc việc học của con em cho giáo viên chủ nhiệm. Đó là vấn đề đưa đến tình trạng học sinh học yếu phổ biến ở các khối lớp, đặc biệt là ở lớp cuối cấp Tiểu học. Là giáo viên nhiều năm dạy ở khối lớp này tôi thật vất vả với tình trạng học yếu kém của học sinh. Thật sự vào đầu năm của các năm học vừa qua, khi kiểm tra chất lượng đầu năm tôi thật là lo vì kết quả của các em ở đầu năm. Sau khi chấm điểm thống kê thì có 50%- 60% học hs yếu đa số rơi vào môn Tiệng Việt, Toán. Em nào yếu Tiếng Việt dẫn đến yếu môn Toán, ít có trường hợp học yếu môn Tiếng Việt mà học khá môn Toán. Học đến lớp Năm mà vẫn còn tình trạng đọc ê a, nhiều em viết chính tả đạt điểm 1, viết chữ nghiêng qua ngã lại, dính liền nhau hoặc con chữ bé như kiến bò, tính toán sai các phép tính cộng, trừ đơn giảng, còn đọc sai bảng nhân, ... thật là nan giải vì với trình độ như thế thì làm sao tiếp thu được những kiến thức cần thiết của lớp cuối cấp được. Hơn nữa, có nhiều học sinh học kém ở lớp mình chủ nhiệm thì không thể nào phấn đấu dự thi tay nghề ở các cấp được, không thể hoàn thành nhiệm vụ mà nhà trường và xã hội giao cho. Đó là điều trăn trở suy nghĩ thường xuyên của tôi. Làm như thế nào đây để lớp mình không có học sinh nào học yếu ở cuối năm? 
Qua kinh nghiệm được rút ra từ nhiều năm giảng dạy ở lớp cuối cấp, từ thành công và hạn chế của những người đi trước; đồng thời nhờ tích cực tìm tòi những biện pháp sáng tạo phù hợp với lớp, với trường, với đặc thù riêng của địa phương , 3 năm trở lại đây các lớp tôi chủ nhiệm đã có nhiều thành tích cao như : tốt nghiệp 100%, các em bước vào trường cấp II luôn đạt được thành tích cao về thi học sinh giỏi và đa số đều đến trường học tiếp bậc THCS .
B /. NỘI DUNG VÀ BIỆN PHÁP GIẢI QUYẾT
I /. QÚA TRÌNH PHÁT TRIỂN :
Bất kỳ một người giáo viên chủ nhiệm nào cũng đều phải quan tâm đến tình trạng chất lượng của lớp, đó là đối tượng học sinh yếu kém. Trong những năm học trước đây, để khắc phục tình trạng này , tôi cứ mãi loay hoay mời phụ huynh đến trao đổi nhờ giúp đỡ hay tìm cách phụ đạo ngoài giờ cho các em. Với cách làm này, nhiều học sinh kém cần học thêm thì lại không chịu đi học hoặc học vài ngày là nghỉ . Khi giáo viên chủ nhiệm nhắc nhở thì các em lại đưa ra nhiều lý do như là : bận giúp cha mẹ , nhà xa....Nhắc nhở phê bình các em mãi cũng chẳng thay đổi. Vậy phải làm gì với những học sinh này ? Qua quá trình tìm hiểu về hoàn cảnh gia đình, môi trường sống chung quanh, qua giáo viên những năm trước và nhất là biết rõ về sự phát triển tâm lý riêng của từng em . Tôi nhận ra rằng muốn phụ đạo học sinh yếu đạt kết quả không phải là dễ dàng, phải tìm rõ nguyên nhân sâu xa và phải tìm được cách giáo dục phù hợp nhất. Tôi phát hiện có một số nguyên nhân chủ yếu dẫn đến học kém như sau :
+ Các em chưa có thái độ đúng đối với việc học còn lơ là, ham chơi, lười học.
+ Cha mẹ một số em do ít học , do mải mê công việc đồng áng hoặc bận rộn với việc buôn bán , kinh doanh .... ít có điều kiện quan tâm; thậm chí có người cho con em mình ăn qua loa không chú ý đến dinh dưỡng . Từ đó đã dẫn đến trí tuệ chậm phát triển , tính toán chậm, học bài lâu thuộc, lâu hiểu .
+ Do bị hỏng kiến thức cơ bản dẫn đến tình trạng các em không hiểu nội dung các qui tắc, công thức, nên các em không thể giải được các bài toán, thường viết sai chính tả , câu nghèo ý, sử dụng từ không chính xác, phát âm sai ... Do các em không chỉ ra được mối liên hệ giữa những con số, những dữ liệu có liên quan trong bài toán. Có thể các em nhớ được các từ và các con số trong các bảng hệ thống nhưng lại không biết vận dụng kiến thức đã học vào những bài luyện tập thực hành . Nhiều khi bài toán chỉ cần thay đổi vài số liệu hay cách diễn đạt cũng làm các em lúng túng .
+ Đặc biệt nguyên nhân chủ quan dẫn đến có nhiều học sinh học yếu là do giáo viên chúng ta chưa có phương pháp dạy học tốt , không giúp các em hứng thú trong học tập, chưa làm cho các em thấy yêu thích giờ học .
Qua các đặc điểm của những nguyên nhân trên, tôi nhận thấy muốn các em có sự tiến bộ trong học tập theo kịp các bạn cùng lớp cần phải có các điều kiện sau :
- Cần được sự quan tâm của mọi người : Thầy cô, người thân và gần gũi nhất là bạn bè cùng học một lớp .
-Dụng cụ học tập và phương tiện học tập phải đầy đủ hỗ trợ tốt cho học tập .
-Môi trường sống cần trong sáng, lành mạnh nhằm đảm bảo phát triển trí tuệ và có thói quen tốt hơn .
-Giáo viên chủ nhiệm phải cải tiến phương pháp giảng dạy để tạo sự hứng thú trong học tập cho các em, đồng thời thường xuyên quan tâm hướng dẫn các em biết cách học tập một cách khoa học sẽ mang lại nhiều hiệu quả hơn. 
Để đạt được các điều kiện trên , trong các năm qua, tôi đã cùng đồng nghiệp trao đổi, học hỏi , thông qua các tài liệu , sách , báo , tham khảo các chuyên san Giáo dục... luôn trăn trở làm thế nào để nâng cao chất lượng giáo dục, hạ thấp nhất tỷ lệ học sinh yếu . Từ khi tìm được một số biện pháp phù hợp để giúp đỡ học sinh yếu , tôi đã đạt được một số thành tích tốt .
II /. BIỆN PHÁP TIẾN HÀNH ĐỂ HẠN CHẾ HỌC SINH YẾU: 
1/- Tìm hiểu về đối tượng :
-Đầu năm tôi nắm rõ lý lịch trích ngang của từng đối tượng học sinh, đến thăm gia đình các em học yếu, điều tra thu thập thông tin cập nhật sổ tay cụ thể, vừa để tạo mối quan hệ tốt, nắm được hoàn cảnh gia đình và đời sống xung quanh mà các em tiếp cận hàng ngày. Tìm hiểu những khó khăn mà các em còn vướng mắc chưa giải quyết được.
- Tôi tìm hiểu tâm lý, cá tính, thói quen, tư duy ngôn ngữ ... của tất cả học sinh học yếu để có hướng uốn nắn, giáo dục .
-Phân loại từng đối tượng yếu ở môn nào, kiến thức cơ bản nào bị hỏng do bỏ học nhiều hay có em vừa học kém lại vừa có thái độ học tập không tốt, có em thái độ học kém do không muốn học, ... Nắm rõ nguyên nhân tôi tìm giải pháp cho từng đối tượng.
(Có kèm danh sách - phụ lục 1)
-Tất cả những gì tìm hiểu được, đặc biệt là đối với học sinh yếu , tôi đều ghi vào sổ tay theo dõi riêng . Đánh dấu vào danh sách cần chú ý ở một số em cá biệt, có hiện tượng khó phụ đạo cần quan tâm hơn.
2/- Nhờ sự giúp đỡ của nhiều thành viên trong và ngoài nhà trường:
- Trong cuộc họp phụ huynh đầu năm, tôi trao đổi với gia đình các em tạo điều kiện để các em học tốt như: 
 + Vận động mua đầy đủ đồ dùng học tập cho các em vì có đủ dụng cụ các em sẽ phấn khởi hơn và ham học hơn . 
 + Tôi giới thiệu với gia đình về đôi bạn cùng học, cùng vui chơi . Tôi giải thích ích lợi của việc học với bạn cho các bậc phụ huynh hiểu để tạo điều kiện hỗ trợ cho các em được học tập với nhau. Nhờ đó các em học yếu đều có đôi bạn kèm cặp giúp đỡ .
 + Gia đình cần biết đến mọi thành tích học tập của con, động viên , khuyến khích con cái học tập, phải quan tâm khích lệ kịp thời , không nên trách mắng làm ảnh hưởng đến tinh thần, dẫn đến chán học. Đối với những em yếu, tôi yêu cầu cha mẹ các em dành nhiều thời gian để cho các em học tập. 
-Đối với các em thiếu dụng cụ học tập, tôi trao đổi với cán bộ thư viện mượn sách giáo khoa, kết hợp phân phát dụng cụ học tập của  ...  các bạn . Sau đó quen dần , em tự mình phát hiện kiến thức . Đa số học sinh yếu đều tiến bộ rõ sau học kỳ I.
4 / Kế hoạch phụ đạo ngoài giờ : 
 Lên thời khóa biểu giúp các em học tập ở nhà theo từng nhóm gần nhà nhau. Nhóm trưởng hoặc tổ trưởng được giao phụ trách theo dõi và báo cáo hàng tuần với giáo viên chủ nhiệm tình hình học nhóm, nếu có gì khó khăn tôi kịp thời giúp đỡ ngay. Nếu ngày nào rảnh rỗi, tôi chạy một vòng để kiểm tra việc hoạt động của nhóm theo giờ các nhóm đã đăng kí để kịp thời góp ý, chỉnh sửa.
 Những buổi thứ bảy và chủ nhật cuối tuần tôi thường phụ đạo học sinh yếu, giảng lại thật chậm những kiến thức cơ bản trong tuần mà các em còn chưa hiểu. Sau đó cho các em thực hiện lại các bài từ dễ đến khó. 
 Kiểm tra tất cả bài làm lại ở nhà của các học sinh học yếu, những bài chính tả sai nhiều cần viết lại cả bài. Sau đó tôi xem xét chấm điểm động viên sự chăm chỉ và tiến bộ của từng em . 
 Theo dõi phần tự học tập trong 15 phút đầu giờ hoặc vào cuối buổi để gợi ý các em biết cách ôn tập và vận dụng những kiến thức đã học . 
 Vào giờ ra chơi tôi thường cho gọi các em yếu hỏi có qua các tiết học còn điều gì chưa hiểu tôi sẵn sàng giảng lại. Với cách làm này tôi đã tạo được mối quan hệ gần gũi giữa thầy và trò, giữa trò và trò thành một khối vững chắc. Từ đó, các em tự tạo cho bản thân mình niềm tin tự học và ham học hỏi những điều chưa biết . 
III/ . KIỂM NGHIỆM :
 Trong những năm học trước đây, vào đầu năm học khi khảo sát chất lượng đầu năm , tất cả giáo viên trong khối đều than vãng về tình hình học yếu của học sinh lớp cuối cấp . Tổ chuyên môn đã họp bàn tìm biện pháp để khắc phục, qua thực tế giảng dạy mọi người đã trao đổi thống nhất, đồng thời học hỏi các đồng nghiệp ở các khối lớp khác trong trường, gợi ý cho tôi phát hiện những cách tốt nhất để giúp đỡ học sinh học yếu nhằm nâng cao chất lượng ở lớp 5 cuối cấp . Qua ba năm thực hiện kết quả đạt được rất khả quan.
Kết quả cụ thể như sau : 
Năm học
Tổng số HS
Tĩ lệ HS yếu đầu năm
Tỉ lệ HS yếu ở HKI
Tỉ lệ HS yếu ở CKII
Tỉ lệ HS đỗ TNTH
Ghi chú
2008-2009
21
11/21
52,38%
3/21
14,28%
1/21
4,76 %
100%
2009-2010
25
17/25
68%
9/25
36%
Chưa thi
Chưa thi
(kèm danh sách – phụ lục 2)
Nhờ các em học đều, tất cả đều tham gia xây dựng bài trong tiết học, tôi đã được xét công nhận đạt GV dạy giỏi cấp trường, tôi mạnh dạn đăng kí dự thi GV dạy giỏi ở cấp huyện.
* Nguyên nhân thành công :
 	Hạn chế được số lượng học sinh yếu nâng cao chất lượng giáo dục trong lớp các năm qua là nhờ tôi đã quan tâm đến các vấn đề sau :
 + Củng cố cho mình lòng nhiệt tình và kiên trì kết hợp với biện pháp giáo dục phù hợp với tâm sinh lý của mỗi học sinh , phải luôn gần gũi yêu thương trẻ . 
 + Xây dựng phương pháp giảng dạy mới phù hợp tránh nhàm chán, hướng trẻ đi ngạc nhiên này đến ngạc nhiên khác. Qua các bài giảng, tôi thường liên hệ thực tế những kiến thức các em vừa học để tạo hứng thú cho các em.
 + Nhờ sự tích cực tham mưu và vận động được nhiều sự hỗ trợ của các lực lượng trong và ngoài nhà trường như : sự giúp đỡ tận tình của Ban giám hiệu , Tổ chuyên môn , các lực lượng đoàn thể trong nhà trường , các cán bộ lớp năng nổ, tập thể lớp đoàn kết ; sự đồng tình của phụ huynh học sinh ....
* Tồn tại :
 	Tuy có các biện pháp tốt như trên nhưng việc giúp đỡ học sinh yếu nâng cao chất lượng giáo dục cũng còn tồn tại một số khó khăn sau :
-Thiếu nhiều dụng cụ dạy học cần thiết.
- Chưa áp dụng công nghệ thông tin vào giảng dạy.
- Vẫn còn 1-2 học sinh phải thi lại lần 2 vào cuối năm.
- Ảnh hưởng lớn từ môi trường cuộc sống của các em như : cha mẹ li dị , cha mẹ lo làm ăn, kinh tế một số gia đình còn thật sự khó khăn chưa thật sự quan tâm đặc biệt đến các em. Bản thân tôi chưa nắm kịp hoàn cảnh đa dạng của các em để phụ đạo kịp thời. 
IV /. BÀI HỌC KINH NGHIỆM :
 	Là giáo viên chủ nhiệm lớp muốn thành công trong việc hạn chế học sinh yếu cần thự hiện các biện pháp sau đây :
-Phải tranh thủ có sự hỗ trợ của các thành viên trong và ngoài nhà trường.
-Xây dựng cho học sinh tinh thần đoàn kết, có ý chí phấn đấu vượt khó trong học tập, vì đó chính là động lực thúc đẩy tư duy hoạt động tìm ra kiến thức mới .
-Học hỏi kinh nghiệm và tự đúc kết kinh nghiệm cho bản thân sau mỗi tiết dạy , sau mỗi biện pháp giáo dục .
-Xây dựng kế hoạch dạy học hợp lý , đan xen phù hợp với học sinh yếu và giỏi . Có biện pháp hỗ trợ các em học sinh yếu theo từng nhóm hoặc theo từng môn học cụ thể . 
-Vạch ra phương hướng trong sổ chủ nhiệm từng tuần , từng tháng và kịp thời ghi lại những hoạt động của lớp kịp thời khen thưởng những tiến bộ của học sinh học yếu . Thường xuyên phát động phong trào thi đua học tập để học sinh khá giỏi tích cực giúp đỡ học sinh yếu .
- Thường xuyên liên hệ gia đình, báo cáo ngay kết quả học tập chưa tốt của em hàng ngày bằng điện thoại. Sau mỗi kì thi, tổ chức họp cha mẹ học sinh báo cáo kết quả học tập của các em, nhắn nhủ với cha mẹ các em thường xuyên quan tâm các em nhiều hơn.
C . KẾT LUẬN 
 	Người giáo viên Tiểu học hiện nay được ví như những người làm nông trong giai đoạn thế giới đang phát triển vượt bậc về khoa học kĩ thuật. Có tìm ra được kỹ thuật trồng người tiên tiến thì các cây mình trồng mới phát triển tươi tốt. Nếu tất cả giáo viên chúng ta đều có một tâm huyết với Ngành , với các trẻ thơ thì không thể thản nhiên bỏ các em bên lề lớp học được. Dù giáo viên hiện đang còn trải qua nhiều vất vả, khó khăn trong cuộc sống nhưng cũng cần phải dành thời gian để hoàn thành việc giáo dục , có trách nhiệm đào tạo các em thành những người hữu dụng cho xã hội . Tôi thiết nghĩ không có sự hãnh diện nào bằng khi cuối năm học sinh ở lớp mình chủ nhiệm không có một em nào phải ở lại lớp . Kết quả đó chính là nguồn động viên vô giá cho những người giáo viên chúng ta . 
 	Trong những năm học tới đây , tôi sẽ tiếp tục nghiên cứu thêm ở đề tài này nhằm hoàn thiện thêm tay nghề cho chính mình , với mong mỏi là tất cả học sinh đến trường phải được phát huy hết năng lực của mình . Một nhà giáo dục học đã nói : “ Không có người nào học kém cả, chỉ có người không biết giáo dục dẫn đến học kém mà thôi”. Tôi rất mong được góp một ít công sức đào tạo những con người đủ tri thức để có thể tiếp thu và sàng lọc những tinh hoa văn hóa nhân loại nhằm xây dựng một đất nước Việt Nam giàu mạnh trong tương lai . 
DANH SÁCH HỌC SINH YẾU ĐẦU NĂM
LỚP 5 D- NĂM HỌC: 2008-2009
SỐ 
TT
 TÊN HỌC SINH
CÁC MÔN YẾU
GHI CHÚ
Đọc
Chính tả
TLV
TOÁN
1
Huỳnh Huy 
Hoàng
 x 
 x 
 x 
 x 
2
Trần Thi 
Ngân
 x 
 x 
3
Trần Thị 
Ngoan
 x 
 x 
 x 
 x 
4
Võ Thị 
Nhơn
 x 
5
Nguyễn Thi Yến 
Nhi
 x 
6
Nguyễn Minh 
Nhựt
 x 
 x 
 x 
 x 
7
Phan Thị Kim 
Oanh
 x 
 x 
8
Trần Nhơn 
Phú
 x 
9
Nguyễn Như
Tân
 x 
 x 
 x 
 x 
10
Trần Thị 
Tuyết
 x 
 x 
 x 
 x 
11
Trần Văn 
Tươi
 x 
 x 
 x 
 x 
DANH SÁCH HỌC SINH YẾU ĐẦU NĂM
LỚP 5 A - Năm học: 2009-2010
SỐ 
TT
TÊN HỌC SINH
CÁC MÔN YẾU
GHI CHÚ
Đọc
Chính tả
TLV
TOÁN
1
Lê Thị Ngọc 
Đoan
x
x
x
2
Nguyễn Minh 
Huy
x
x
x
3
Đào Thị Mỹ 
Huỳnh
x
x
4
Đoàn Thị Kim 
Khá
x
x
5
Huỳnh Thiï Trúc 
Ly
x
x
6
Nguyễn Thị Kim 
Ngân
x
7
Nguyễn Văn 
Phát 
x
x
8
Huỳnh Văn 
Quân
x
x
9
Nguyễn Hoài 
Sơn
x
x
x
x
10
Trần Hoàng 
Sơn 
x
x
x
11
Hồ Huỳnh Ngọc 
Thảo
x
x
x
12
Nguyễn Kim Thanh 
Thảo
x
x
13
Võ Thị Thu 
Thảo
x
x
14
Nguyễn Minh Công 
Thức
x
x
15
Phạm Thị Mỹ 
Tiên
X
x
16
Lê Thị Aùi 
Trân
x
x
17
Nguyễn Tâm 
Trí
x
TRƯỜNG TIỂU HỌC
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
"A" VĨNH KHÁNH
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
THEO DÕI HỌC SINH YẾU 
Năm học : 2008 – 2009 Lớp : 5 D
STT
Họ và tên hoc sinh
Đầu năm
Cuối kì I
Cuối kì II
Mơn
Mơn
Mơn
Tiếng Việt
Tốn
Tiếng Việt
Tốn
Tiếng Việt
Tốn
1
Huỳnh Huy 
Hoàng
x
x
2
Trần Thi 
Ngân
x
x
3
Trần Thị 
Ngoan
x
x
x
4
Võ Thị 
Nhơn
x
5
Nguyễn Thi Yến 
Nhi
x
6
Nguyễn Minh 
Nhựt
x
x
x
7
Phan Thị Kim 
Oanh
x
8
Trần Nhơn 
Phú
x
9
Nguyễn Như
Tân
x
x
10
Trần Thị 
Tuyết
x
x
x
x
x
11
Trần Văn 
Tươi
x
x
* Phụ chú: Tổng số :21HS
TRƯỜNG TIỂU HỌC
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
"A" VĨNH KHÁNH
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
THEO DÕI HỌC SINH YẾU 
Năm học 2009 – 2010 Lớp : 5A
STT
Họ và tên học sinh
Đầu năm
Cuối kì I
Cuối kì II
Mơn
Mơn
Mơn
Tiếng Việt
Tốn
Tiếng Việt
Tốn
Tiếng Việt
Tốn
1
Lê Thị Ngọc 
Đoan
x
x
x
2
Nguyễn Minh 
Huy
x
x
x
3
Đào Thị Mỹ 
Huỳnh
x
4
Đoàn Thị Kim 
Khá
x
5
Huỳnh Thiï Trúc 
Ly
x
6
Nguyễn Thị Kim 
Ngân
x
x
7
Nguyễn Văn 
Phát 
x
8
Huỳnh Văn 
Quân
x
x
9
Nguyễn Hoài 
Sơn
x
10
Trần Hoàng 
Sơn 
x
11
Hồ Huỳnh Ngọc 
Thảo
x
x
12
Nguyễn Kim Thanh 
Thảo
x
13
Võ Thị Thu 
Thảo
x
x
14
Nguyễn Minh Công 
Thức
x
x
15
Phạm Thị Mỹ 
Tiên
x
x
16
Lê Thị Aùi 
Trân
x
x
17
Nguyễn Tâm 
Trí
x
* Phụ chú: Tổng số : 25 HS 
Thơng tin tác giả : 
Họ tên người viết : NGUYỄN VĂN HỮU 
Chức vụ : Giáo viên khối 5
Đơn vị cơng tác : TRƯỜNG TIỂU HỌC “A” VĨNH KHÁNH
Năm học 2009 – 2010 

Tài liệu đính kèm:

  • docSKKN tieu hoc 6.doc