Sáng kiến kinh nghiệm Nghệ thuật múa minh họa trong trường Mầm non

Sáng kiến kinh nghiệm Nghệ thuật múa minh họa trong trường Mầm non

Việt Nam, một đất nước đang tiến lên trên con đường xã hội chủ nghĩa, con đường mà Đảng Cộng sản và nhân dân đã lựa chọn. Chế độ xã hội chủ nghĩa luôn coi trọng con người, đề cao quyền làm chủ của con người . Đặc biệt luôn quan tâm đến thế giới trẻ thơ. Những Mầm non hôm nay sẽ là chủ nhân tương lai của đất nước.Đảng ta luôn coi trọng việc bồi dưỡng nhân lực,đào tạo nhân tài trong sự nghiệp giáo dục là quốc sách hàng đầu.

 Việc quan trọng nhất trong sự nghiệp trồng người là chăm sóc giáo dục các em ngay từ nhỏ để hình thành và phát triển nhân cách một cách toàn diện. Đó chính là nhiệm vụ giáo dục của ngành học Mầm non, mắt xích đầu tiên trong hệ thống giáo dục quốc dân.

 Trẻ đến trường Mầm non được làm quen với rất nhiều biểu tượng về các môn học: Toán, Khám phá khoa học, Văn học và không thể không kể đến là Âm nhạc và trong đó có nghệ thuật múa. Nghệ thuật múa góp phần không nhỏ trong việc hình thành và phát triển nhân cách cho trẻ vì khi múa phải có sự hoạt động phối hợp đồng bộ, hài hòa của đầu, mình, tay, chân, tư thế của con người để biểu đạt một nội dung, một thông điệp, một hành động nào đó của con người nói riêng và của xã hội nói chung.

 Ngày nay nghệ thuật múa đã đạt được sự chuẩn mực trong kỹ thuật và kỹ sảo, con người tích cực sáng tạo ra múa, biểu diễn múa nhằm phục vụ chất lượng cuộc sống ngày càng cao của con người. Việc đi sâu tìm hiểu phương pháp tổ chức dạy múa cho trẻ là việc làm cần thiết vì múa rất gần gũi, múa là điều kiện cần để hình thành nhân cách cho trẻ, giúp trẻ phát triển hơn về các mặt: Đức, Trí, Thể, Mĩ . chính vì vậy các nhà khoa học đã tìm ra khái niệm của hoạt động này ở trường Mầm non đó là “Vận động theo nhạc”.

 

doc 21 trang Người đăng haiphuong68 Lượt xem 1779Lượt tải 2 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Sáng kiến kinh nghiệm Nghệ thuật múa minh họa trong trường Mầm non", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
I- Phần mở đầu
I.1. Lý do chọn đề tài:
I.1.1. Cơ sở lý luận:
	Việt Nam, một đất nước đang tiến lên trên con đường xã hội chủ nghĩa, con đường mà Đảng Cộng sản và nhân dân đã lựa chọn. Chế độ xã hội chủ nghĩa luôn coi trọng con người, đề cao quyền làm chủ của con người . Đặc biệt luôn quan tâm đến thế giới trẻ thơ. Những Mầm non hôm nay sẽ là chủ nhân tương lai của đất nước.Đảng ta luôn coi trọng việc bồi dưỡng nhân lực,đào tạo nhân tài trong sự nghiệp giáo dục là quốc sách hàng đầu. 
	Việc quan trọng nhất trong sự nghiệp trồng người là chăm sóc giáo dục các em ngay từ nhỏ để hình thành và phát triển nhân cách một cách toàn diện. Đó chính là nhiệm vụ giáo dục của ngành học Mầm non, mắt xích đầu tiên trong hệ thống giáo dục quốc dân. 
	Trẻ đến trường Mầm non được làm quen với rất nhiều biểu tượng về các môn học: Toán, Khám phá khoa học, Văn học và không thể không kể đến là Âm nhạc và trong đó có nghệ thuật múa. Nghệ thuật múa góp phần không nhỏ trong việc hình thành và phát triển nhân cách cho trẻ vì khi múa phải có sự hoạt động phối hợp đồng bộ, hài hòa của đầu, mình, tay, chân, tư thế của con người để biểu đạt một nội dung, một thông điệp, một hành động nào đó của con người nói riêng và của xã hội nói chung. 
	Ngày nay nghệ thuật múa đã đạt được sự chuẩn mực trong kỹ thuật và kỹ sảo, con người tích cực sáng tạo ra múa, biểu diễn múa nhằm phục vụ chất lượng cuộc sống ngày càng cao của con người. Việc đi sâu tìm hiểu phương pháp tổ chức dạy múa cho trẻ là việc làm cần thiết vì múa rất gần gũi, múa là điều kiện cần để hình thành nhân cách cho trẻ, giúp trẻ phát triển hơn về các mặt: Đức, Trí, Thể, Mĩ.. chính vì vậy các nhà khoa học đã tìm ra khái niệm của hoạt động này ở trường Mầm non đó là “Vận động theo nhạc”. 
I.1.2: Cơ sở thực tiễn: 
	Nghệ thuật múa đến với trẻ rất tự nhiên vì trẻ ở lứa tuổi mẫu giáo rất hiếu động, thích cái mới lạ, tư duy của trẻ mẫu giáo là tư duy trực quan trừu tượng trẻ nhìn nhận sự vật một cách cụ thể, Khi trẻ tiếp xúc với múa bao giờ cũng có phản ứng sửng sốt, trầm ngâm, sung sướng. Trước mắt trẻ hiện ra bức tranh muôn màu, muôn sắc múa minh họa là bước khởi đầu giúp trẻ nhìn nhận sự vật và sự việc. 
	Trong quá trình cho trẻ hoạt động với nghệ thuật múa, cô đã có những kĩ năng dạy múa cho trẻ, giúp trẻ thấy được cái hay, cái đẹp của nghệ thuật múa, từ đó góp phần giáo dục cho trẻ tình cảm đạo đức (yêu cái tốt, ghét cái xấu), tình cảm thẩm mĩ (yêu cái đẹp, biết làm theo cái đẹp). Đặc biệt là múa minh họa cho những hoạt động sinh hoạt hàng ngày. Có nhiều dạng trong trường Mầm non tôi chọn đề tài nghiên cứu: “Nghệ thuật múa minh họa trong trường Mầm non”. Vì múa minh họa là dạng múa phù hợp nhất với trẻ có ưu thế gần gũi với tâm tư, tình cảm của trẻ trong trường Mầm non. 
I.2. Mục đích nghiên cứu: 
Nghiên cứu đề tài: “Nghệ thuật múa minh họa trong trường Mầm non” là nhằm tìm ra biện pháp tốt nhất cho và hình thức hữu hiệu nhất để giáo dục cho trẻ một cách có hiệu quả. 
I.3 Thời gian - địa điểm: 
	- Tìm đọc tài liệu, thu thập tài liệu, tìm hiểu thực tế (tháng 9,10,11,12) 
	- Lập đề cương (tháng 1,2,3,4) 
	- Hoàn thành sáng kiến (tháng 5 năm 2008)
	- Tại lớp Mẫu giáo 5- 6 tuổi trường Mầm non Hoa Phượng 
I. 4 Đóng góp mới về mặt lý luận, thực tiễn: 
	Qua nghệ thuật múa minh họa trẻ sẽ thể hiện được chính mình, biết nhìn nhận sự vật hiện tượng xung quanh đẹp hơn, biết phân biệt tốt - xấu từ đó giúp trẻ hoàn thiện hơn cả về thể chất lẫn tinh thần, 
* Nghiên cứu 1 số cơ sở thực tiễn, cơ sở lý luận về nghệ thuật múa. 
* Nghiên cứu đề tài: “Nghệ thuật múa minh họa trường Mầm non” 
* Một số biện pháp thực hiện và kết quả đạt được 
* Bài học kinh nghiệm và 1 số ý kiến đề xuất 
II- Phần nội dung 
II.1. Chương 1: Tổng quan 
* Nghiên cứu một số cơ sở thực tiễn lý luận về nghệ thuật múa
* Nghiên cứu đề tài “Nghệ thuật múa minh họa trong trường Mầm non”
* Một số biện pháp thực hiện và kết quả đạt được.
* Bài học kinh nghiệm và một số ý kiến đề xuất.
II.1.1. Những vấn đề nghiên cứu: 
II.1.1.1. Tính lịch sử của vấn đề nghiên cứu: 
	Việc nâng chất lượng giáo dục trong trường Mẫu giáo đang được Bộ giáo dục và Đào tạo quan tâm đặc biệt. Trong những năm vừa qua, Vụ giáo dục Mầm non phát động chuyên đề giáo dục âm nhạc, đã giải quyết được những vần đề cơ bản, khắc phục tồn tại, tạo điều kiện cho trường Mầm non thực hiện tốt chương trình giáo dục âm nhạc. Âm nhạc là loại hình nghệ thuật có tính đặc thù. Giáo dục âm nhạc là một nội dung quan trọng trong chương trình “Chăm sóc giáo dục Mầm non”. Nó có tác dụng tích cực góp phần phát triển năng lực thẩm mĩ, đạo đức, trí tuệ và thể chất cho trẻ tạo cơ sở trong việc hình thành con người mới Việt Nam. 
II.1.1.2. Nghiên cứu thực tiễn: 
	Nghệ thuật múa minh họa rất thu hút và ảnh hưởng rất lớn đến sự phát triển của trẻ, song thực tế ở lớp tôi trẻ vận động múa còn có tính bắt chước, vận động múa tự do, chưa biểu đạt được nội dung cần thể hiện nên còn nhiều hạn chế. 
Vì vậy tôi đã tìm và nghiên cứu: “ Nghệ thuật múa minh họa trong trường Mầm non” và mạnh dạn viết thành sáng kiến kinh nghiệm. 
II.1.1.3. Những biện pháp thực hiện: 
	- Lựa chọn tác phẩm. 
	- Tiêu chuẩn lựa chọn. 
	- Biên đạo động tác. 
II.1.1.4. Kết quả đạt được:
	Qua khảo sát, nghiên cứu tôi thấy hoạt động múa minh họa trong trường Mầm non có tầm quan trọng rất lớn đối với trẻ. Nó không chỉ giúp cho cơ thể trẻ phát triển hài hòa câu đối, duyên dáng mà còn tạo cho trẻ tác phong nhanh nhẹn, hoạt bát trong cuộc sống. Từ đó hình thành năng khiếu nghệ thuật. 
	Thông qua nội dung của tác phẩm nghệ thuật múa giúp trẻ có khả năng cảm thụ âm nhạc một cách sâu sắc hưởng ứng nhiệt tình các bài hát cũng như hoạt động múa minh họa mọi lúc mọi nơi. Từ đó phát triển cảm xúc, tình cảm thẩm mĩ và tình cảm đạo đức cho trẻ. Trẻ sẽ thêm yêu quý mọi người xung quanh, yêu thiên nhiên, quê hương, đất nước mình. 
II.2. Chương 2: Nội dung vấn đề nghiên cứu: 
II.2.1. Cơ sở lý luận: 
	Giáo dục âm nhạc là bộ môn nghệ thuật hấp dẫn đối với trẻ Mầm non và đặc biệt đối với trẻ Mẫu giáo, nếu cô giáo có biện pháp thủ thuật dạy tốt bộ môn này tức là đã đem nghệ thuật âm nhạc đến với đời sống của trẻ. 
	Thông qua nghệ thuật múa minh họa trẻ không chỉ cảm nhận được vẻ đẹp của thế giới xung quanh: Hoa, lá, cỏ cây, phong cảnh thiên nhiên, giáo dục trẻ tình cảm yêu quý lãnh tụ, ông bà, cha mẹ, cô giáo và bạn bè.. mà nghệ thuật còn là phương tiện hữu hiệu để phát triển thẫm mĩ, trí tuệ, thế chất, đạo đức cho trẻ Mầm non. 
II.2.2. Cơ sở thực tiễn: 
Vận động múa minh họa rất thu hút và ảnh hưởng rất lớn đến sự phát triển của trẻ. Song thực tế ở lớp tôi, trẻ vận động múa còn mang tính bắt chước, tự do, chưa biểu đạt được nội dung cần thể hiện nên còn nhiều hạn chế. Là giáo viên chủ nhiệm lớp tôi rất băn khoăn, suy nghĩ để tìm ra biện pháp tốt môn học này cho trẻ. Vì thế tôi đã tìm và nghiên cứu: “Nghệ thuật múa minh họa trong trường Mầm non” và mạnh dạn viết thành sáng kiến kinh nghiệm của mình để giáo dục trẻ.
II.2.3. Tìm hiểu thực trạng nguyên nhân:
II.2.3.1. Đặc điểmtình hình của lớp:
 Năm học 2008- 2009 được sự phân công của BGH tôi phụ trách lớp mẫu giáo 5-6 tuổi,giảng dạy theo chương trình 5-6 tuổi.
 Trong đó:
+ 12 cháu nữ 
	+ 18 cháu nam 
	Trong quá trình giảng dạy tôi có một số thuận lợi và khó khăn sau: 
	* Thuận lợi: 
	+ Được sự quan tâm của ban giám hiệu trường Mầm non Hoa Phượng về tinh thần và đầu tư về cơ sở vật chất cho lớp, cho học bồi dưỡng, tham quan, dạy mẫu 1 số tiết chuyên đề. 
	+ Trẻ cùng chung một độ tuổi nên việc dạy học rất thuận lợi. 
	+ Giáo viên, có lòng nhiệt tình, yêu nghề mến trẻ hăng say trong công tác. 
	+ Được phụ huynh tin yêu và hỗ trợ việc sưu tầm các loại tranh ảnh nguyên vật liệu để phục vụ cho việc giảng dạy trẻ. 
	+ Lớp rộng rãi, sạch sẽ, thoáng mát phù hợp với khung cảnh sư phạm. 
	+ Đồ dùng trực quan phục vụ cho môn Âm nhạc đầy đủ, đàn Ocgan, trang phục 
* Khó khăn:
	+ Đồ dùng đồ chơi phục vụ cho trẻ chưa phong phú, hấp dẫn kích thích trẻ khi tham gia hoạt động. 
	+ Sự nhận thức của trẻ không đồng đều.
	+ Khả năng âm nhạc của trẻ nhất là đối với nghệ thuật múa còn hạn chế.
III.2.3.2 Khảo sát và kiểm tra ban đầu: 
	Khi được BGH phân công phụ trách lớp mẫu giáo 5-6 tuổi của trường,là giáo viên trực tiếp giảng dạy tôi thấy hầu hết các bậc phụ huynh đều chưa quan tâm đến sự phát triển trí tuệ, nhân cách của trẻ vì còn mải lo làm kinh tế, mặc kệ con muốn làm gì thì làm vì cho rằng trẻ còn nhỏ. Bên cạnh đó một số phụ huynh quan tâm đến con hơn bằng cách mua thật nhiều đĩa hình Vidio bài múa của trẻ em cho trẻ và mở cho trẻ xem nhưng lại không gần gũi, hướng dẫn trẻ tập hát múa theo đĩa nhạc, đĩa hình. Vì vậy khi tham gia các hoạt động “Giáo dục âm nhạc” ở trên lớp hầu hết trẻ còn nhút nhát vụng về, không tự tin. Khi cô hỏi và gọi lên biểu diễn thì trẻ hát cho xong theo phản xạ không thể hiểu được nội dung bài hát, hát còn sai nhạc, thậm chí có trẻ còn không dám lên hát, múa. Có trẻ bạo dạn hơn nhưng vẫn chưa phát huy được tính tích cực sáng tạo. 
	Chính vì vậy mà tôi có kế hoạch kiểm tra tình hình khi tiếp nhận trẻ, tìm ra những biện pháp đơn giản, hợp lý để thu hút trẻ vào tiết học và lên kế hoạch: 
	- Đầu tháng 10 năm 2008 khảo sát kết quả cho thấy khả năng hứng thú trên tiết học “Âm nhạc”. 
	+ Loại tốt	: 4 trẻ chiếm: 13,3% 
	+ Loại khá	: 10 trẻ chiếm: 33,3% 
	+ Loại trung bình	: 13 trẻ chiếm 43,3% 
	+ Loại yếu	: 3 trẻ chiếm 10% 
Trong đó: 
	+ Cháu chưa qua lớp mẫu giáo bé và nhỡ là	: 13 trẻ chiếm 43,3% 
	+ Cháu qua GDMN là	: 17 trẻ chiếm 56,6% 
	+ Cháu cá biệt là	: 02 trẻ chiếm 6,67% 
	Trước những thuận lợi và khó khăn như thế, bản thân tôi luôn có gắng suy nghĩ đầu tư xây dựng môi trường âm nhạc với các hình thức điệu múa mới lạ, đẹp mắt, phong phú, đa dạng để kích thích trẻ tham gia vào các hoạt động “Giáo dục âm nhạc” cuối cùng tôi quyết định sử dụng “Nghệ thuật múa minh họa trong trường Mầm non” nhằm kích thích sự tham gia hoạt động của trẻ một cách tích cực hơn. 
II.2.4. biiện pháp thực hiện: 
II.2.4.1. Lựa chọn tác phẩm: 
	Múa minh họa xuất hiện từ rất sớm trong nền văn hóa dân gian. Múa hát là những yếu tố nguyên hợp của diễn xướng. Tùy theo yêu cầu mức độ múa hát nhiều hay ít trong một tiết mục có ba mục để kết hợp: 
	+ Múa minh họa cho lời hát. 
	+ Múa hát cùng phát triển chung một chủ đề theo ngôn ngữ của mình ... + Diễn cảm: Khi đã thực hiện hai yêu cầu trên thì diễn cảm khi múa cần phải thể hiện để đưa việc múa minh họa đến mức khéo léo, tinh tế. 
	- Đánh giá mức độ tri thức, kĩ năng thực hiện của trẻ ở ba mức độ. 
	+ Mức độ cao	 : Trẻ thực hiện được ba yêu cầu trên. 
	+ Mức độ trung bình: Trẻ thực hiện được yêu cầu 1 và 2 
	+ Mức độ thấp	 : Khi trẻ múa chỉ khớp nhạc chỉ đứng động tác 
 hoặc không thực hiện được. 
2. Tiến hành giai đoạn 2: 
	- Sau khi nghiên cứu, phân tích, thiết kế, dàn dựng, soạn giáo án tôi tiến hành ba bài theo các bước sau: 
- Bước 1: Cho trẻ làm quen với múa minh họa 
	+ Ôn lại ba bài hát: 	1. ánh trăng hòa bình 
	 	2. Múa cho mẹ xem 
	3. Cháu thương chú bộ đội 
* Yêu cầu: Trẻ hát thuộc lời và giai điệu các bài hát trên làm mẫu: Cho trẻ quan sát động tác mẫu. Sau đó cô vừa hát vừa làm động tác mẫu và phân tích động tác, chuyển đổi đội hình. 
- Bước 2: Cho trẻ thực hiện múa minh họa. 
	Sau khi xem cô giáo làm mẫu, nghe cô giảng giải bằng lời cho trẻ tập từng động tác, tập chuyển đội hình và tập múa cả bài theo hướng dẫn của cô. 
- Bước 3: Ôn luyện: 
	Cho trẻ ôn lại bằng cách: Múa cho các bạn xem để dần giúp cho các động tác của trẻ thuần thục, diễn cảm. 
	Trong khi đó trẻ ôn luyện, tôi quan sát, ghi chép sau đó đánh giá theo ba tiêu chí của vận động theo thang đánh giá mức độ. 
II.3.4. Phương pháp tổng kết kinh nghiệm 
II.3.4.1. Kết quả khảo sát đối chứng giai đoạn 1: 
	Trong quá trình trẻ hoạt động, tôi quan sát, ghi chép, đánh giá kết quả như sau: 
* Bài 1: Múa minh họa cho lời bài hát: “ánh trăng hòa bình” 
Nhạc và lời: Hồ Bắc - Mộng Lân. 
	- Có 30 cháu tham gia thực hiện, kết quả là: 
	+ Mức độ cao: Múa đúng động tác, đúng nhạc, diễn cảm: 
 	 12 cháu đạt chiếm 40% 
	+ Mức độ trung bình: Múa đúng động tác, đúng nhạc:
 	 10 cháu đạt chiếm 33,4% 
	+ Mức độ thấp: Múa đúng động tác, chưa đúng nhạc: 
 8 cháu đạt chiếm 26,6% 
* Bài 2: Múa hát cùng phát triển chung một chủ đề theo ngôn ngữ của mình. 
	Có 30 cháu tham gia, kết quả như sau: 
Bảng 1: Mức độ tri thức kĩ năng múa của trẻ trước thực nghiệm:
Bài
Số trẻ
Mức độ tri thức kĩ năng múa
Cao %
Trung bình %
Thấp %
1
30
40,0
33,4
26,6
2
30
36,7
43,3
20,0
3
8
37,5
22,5
37,5
II.3.4.2.Kết quả khảo sát thực nghiệm giai đoạn 2:
 Sau khi tiến hành thực nghiệm trên trẻ múa theo trình tự các bước phù hợp với khả năng nhận thức của trẻ, trẻ lĩnh hội những kiến thức, làm quen với các động tác múa minh hoạ một cách có khoa học khiến trẻ tiếp thu một cách dễ dàng có hứng thú, giai đoạn hưng phấn của trẻ chiếm ưu thế nên kỹ năng múa của trẻ được nâng cao hơn.
 Kết quả thu được như sau:
*Bài 1: Múa minh họa cho lời bài hát “ánh trăng hòa bình”
 	 Nhạc và lời: Hồ Bắc - Mộng Lân.
Có 30 cháu tham gia thực hiện kết quả là:
+ Mức độ cao: 	Múa đúng động tác, đúng nhạc, diễn cảm: 
15 cháu chiếm 50% 
	+ Mức độ trung bình: Múa đúng động tác, đúng nhạc: 12 cháu 10% 
	+ Mức độ thấp: Múa đúng động tác, chưa đúng nhạc: 3 cháu chiếm 10% 
*Bài 2: Múa hát cùng phát triển chung một chủ đề ngôn ngữ của mình 
Bài “Múa cho mẹ xem” 
Sáng tác: Xuân Giao
	Có 30 cháu tham gia, kết quả như sau: 
	+ Mức độ cao	: 14 cháu chiếm 46,6% 
	+ Mức trung bình	: 16 cháu chiếm 53,4% 
	+ Mức độ thấp	: 0 cháu 
*Bài 3: Múa độc lập hát làm nền bài: “Cháu thương chú bộ đội”.
 Sáng tác Hoàng Văn Yến.
 Có 8 cháu múa kết quả như sau:
 + Mức độ cao	: 04 cháu chiếm 50%
 + Mức độ trung bình 	: 03 cháu chiếm 37,5%
 + Mức độ thấp	: 01 cháu chiếm 12,5%
Bảng 2: Tổng kết mức độ tri thức, kĩ năng múa của trẻ sau thực nghiệm:
Bài
Số trẻ
Mức độ tri thức kĩ năng múa
Cao %
Trung bình %
Thấp %
1
30
50,0
40,0
10,0
2
30
46,6
53,4
0
3
8
50,0
37,5
12,5
	Để so sánh kết quả trước và sau thực nghiệm ta có kết quả sau: 
* Bảng 3: So sánh kết quả tri thức kỹ năng múa trước và sau thực nghiệm: 
Bài
Số trẻ
Mức độ tri thức kỹ năng múa
Cao %
Trung bình %
Thấp %
TNN
STN
TNN
STN
TNN
STN
1
30
40,0
50,0
33,4
40,0
26,6
10,0
2
30
36,7
46,6
43,3
53,4
20,0
0
3
8
37,5
50,0
25,0
37,5
37,5
12,5
Trung bình
38,0
48,9
34,0
43,6
28,0
7,5
	Ta thấy kết quả so sánh trước và sau thực nghiệm khác nhau rõ rệt, ở 3 bài múa minh họa số phần trăm trẻ thực hiện ở mức độ cao sau thực nghiệm tăng lên nhiều, mức độ trung bình cũng tăng lên, còn mức độ thấp giảm hẳn so với trước thực nghiệm. 
	Từ đó có thể thấy rằng, sau khi tiến hành thực nghiệm kỹ năng múa của trẻ được nâng cao hơn. 
III. Phần kết luận - kiến nghị
III.1. Kết luận: 
Qua quá trình thực hiện và nghiên cứu đề tài tôi thấy được vị trí tác dụng của múa minh họa trong trường Mầm non có vai trò rất quan trọng trong việc hình thành và phát triển cho trẻ một cách toàn diện. 
Múa minh họa rất gần gũi với việc chăm sóc giáo dục trẻ, vì với thể loại bài hát phù hợp ở mọi lúc mọi nơi ta đề có thể xây dựng bài múa minh họa. Do đó ta phải tạo điều kiện để trẻ được tham gia vào hoạt động múa minh họa một cách tích cực, mang lại cho trẻ sự sảng khoái, vui tươi, ước muốn vươn tới cái đẹp tạo điều kiện vững chắc để trẻ tiếp thu những tri thức khoa học một cách dễ dàng. 
	* Quá trình tìm hiểu thực trạng cho thấy: 
	Trẻ tuổi Mầm non rất thích ca hát, thích được tham gia hoạt động nghệ thuật múa một cách say sưa hào hứng. Thực tế ở một số trường Mầm non hiện có giáo viên dạy múa riêng họ sưu tầm được những bài múa riêng ngoài chương trình và biên đạo động tác cũng gây được hứng thú cho trẻ khi tham gia nghệ thuật múa. 
	Các cô giáo ở lớp còn dựa vào chương trình hướng dẫn, bài soạn gợi ý nên nội dung còn sơ sài, dập khuôn máy móc không lôi cuốn được trẻ, không phát huy được tính sáng tạo của trẻ. 
	* Kết quả thực nghiệm: 
	Qua khảo sát, phân tích kết quả khảo sát và thực nghiệm tôi thấy: 
	Hoạt động múa minh họa trong trường Mầm non có tầm quan trọng rất lớn đối với trẻ, nó không chỉ tạo ra ngôn ngữ riêng biệt đó là: Cử chỉ, vóc dáng, tư thế giúp cơ thể phát triển cân đối, hài hòa, duyên dáng, mà còn tạo ra cho trẻ tác phong linh hoạt, nhanh nhẹn trong cuộc sống, có ý tưởng riêng và có thể minh họa cho bất cứ hình tượng âm nhạc nào. Từ đó hình thành năng khiếu nghệ thuật. 
	Thông qua nội dung của tác phẩm, nghệ thuật múa giúp trẻ có khả năng cảm thụ âm nhạc một cách sâu sắc, hưởng ứng nhiệt tình các bài hát cũng như các hoạt động múa minh họa ở mọi lúc mọi nơi, Từ đó phát triển xúc cảm tình cảm, thẩm mỹ và tình cảm đạo đức cho trẻ, sẽ thêm yêu quý mọi người xung quang, yêu thiên nhiên đất nước mình. 
	Kết quả thực nghiệm cho thấy hầu hết trẻ đều thực hiện các yêu cầu cô đưa ra, điều này chứng tỏ trẻ Mẫu giáo thích môn nghệ thuật này với điều kiện các bài múa minh họa phải hấp dẫn trẻ. 
III.2 Bài học kinh nghiệm :
	- Phải thực sự yêu nghề, mến trẻ, tận tình hết lòng vì tương lai của trẻ thơ. Không được thỏa mãn với chính mình, luôn có ý thức tôn trọng ngành, phấn đầu tốt để khẳng định vị trí của ngành giáo dục Mầm non trong xã hội. 
	- Muốn dạy tốt loại tiết này trước hết giáo viên cần chịu khó suy nghĩ, hãy tự tin rằng có thể làm được từ đó cố gắng cải tiến phương pháp, hình thức dạy để thu hút trẻ vào tiết học. 
	- Luôn chủ động tạo tình huống để kích thích trẻ tham gia hoạt động tự giác, tích cực để trẻ tự tin, mạnh dạn nói lên những suy nghĩ của mình. 
	- Phải kiên trì, thật sự yêu thương trẻ như con em của mình. 
	- Phải thường xuyên sưu tầm và chịu khó suy nghĩ, sáng tác các điệu múa mới để sử dụng trong tiết dạy. 
	- Đảm bảo đầy đủ đồ dùng trực quan phong phú, đa dạng mang mầu sắc dân gian, đẹp mắt, đảm bảo tính khoa học. 
	- Hình thức lên lớp phong phú, đa dạng linh hoạt mang tính sáng tạo nhẹ nhàng, thoải mái, giúp trẻ củng cố và khắc sâu kiến thức đã học đồng thời kích thích tò mò, tính suy luận để phát triển tư duy logic cho trẻ. 
	- Phải luôn tôn trọng trẻ, động viên khích lệ trẻ tham gia hoạt động học tập xử lý tình huống sư phạm hợp lý, đúng hướng. 
	- Ngoài ra cũng cần sử dụng các ngữ điệu khác nhau như: lời nói lúc to, lúc nhỏ, lúc chậm dài, lúc như hối hả âm sắc ngữ điệu của có. Kết hợp bởi ánh mắt nụ cười cũng phần nào truyền đạt được nội dung bài học đối với trẻ. 
	Trên đây chỉ là một số kinh nghiệm, những biện pháp tôi đã sử dụng khi hướng dẫn trẻ tham gia hoạt động âm nhạc. Những kinh nghiệm đã mang lại kết quả trong giờ dạy. Tuy nhiên với yêu cầu đổi mới, chắc chắn sẽ còn phải mở rộng, phải sáng tạo nhiều hơn để phù hợp đảm bảo yêu cầu và phương pháp giáo dục mới là: “Lấy trẻ làm trung tâm”. Vì thế tôi rất mong được sự đóng góp trao đổi của các đồng chí, đồng nghiệp để bản thân tôi ngày một tiến bộ, giảng dạy các cháu tốt hơn nữa góp phần vào công cuộc giáo dục và đào tạo thế hệ trẻ.
	 Tôi xin chân thành cảm ơn!. 
III. 3. ý kiến đề xuất: 
	Từ kết quả nghiên cứu đề tài tôi có một số kiến nghị như sau: 
1. Cần tách biệt nghệ thuật múa thành một nền nghệ thuật độc lập để hầu hết trẻ được tham gia và phát triển khả năng vốn có của mình. 
2. Cần trang bị cho giáo viên Mầm non những kiến thức kĩ năng cơ bản nghệ thuật múa nói chung múa minh họa nói riêng. Trên cơ sở đó giáo viên có điều kiện nâng cao nghệ thuật múa trong trường Mầm non. 
3. Các trường cần phải quan tâm đầu tư cơ sở vật chất phục vụ cho hoạt động âm nhạc và múa. 
4. Các nhà giáo dục, các nhà hoạch định chương trình giáo dục cần phải quan tâm hơn nữa đến nghệ thuật múa, biên soạn hệ thống chất liệu cơ bản và thiết kế những bài múa minh họa phù hợp với từng lứa tuổi. 
5. Trước khi múa cần cho trẻ làm quen với nghệ thuật múa bằng những biện pháp thường xuyên cho trẻ tiếp xúc với nghệt thuật múa trong sinh hoạt hàng ngày để tạo cho trẻ lòng yêu thích, có ấn tượng tốt về nghệ thuật múa và góp phần phát triển toàn diện nhân cách cho trẻ về các mặt: Đức - Trí - Thể - Mĩ. 
Mạo Khê ngày 20 tháng 5 năm 2009
Người viết 
Nguyễn Thị Nga 
Phê duyệt của hội đồng thi đua khen thưởng
 trường Mầm non Hoa Phượng.
.
.
Mục lục 
I
Phần mở đầu
1
I.1.
Lý do chọn đề tài
2
I.2.
Mục đích nghiên cứu
2
I.3.
Thời gian - địa điểm
2
I.4.
Đóng góp mới về mặt lý luận, thực tiễn
2
II
Phần nội dung
3
II.1.
Chương I: Tổng quan
3
II.2.
Chương I: Nội dung vấn đề nghiên cứu
4
II.3.
Chương III: Phương pháp nghiên cứu - Kết quả nghiên cứu
12
III
Phần kết luận - kiến nghị
17
III.1.
Kết luuận
17
III.2.
Bài học kinh nghiệm
18
III.3.
ý kiến đề xuất
19

Tài liệu đính kèm:

  • docskkn am nhac.doc