Sáng kiến kinh nghiệm Rèn luyện kỹ năng đọc đúng chính tả cho học sinh Tiểu học

Sáng kiến kinh nghiệm Rèn luyện kỹ năng đọc đúng chính tả cho học sinh Tiểu học

1. Lý do và phương pháp nghiên cứu.

 - Đối t­ợng: tìm hiểu việc học phân môn tập đọc của học sinh tr­ờng Tiểu học số 1 (Lớp 4A ) M­ờng Tè. Thực hiện đề tài : " Rèn kĩ năng đọc đúng chính tả cho học sinh tiểu học ". Phân môn chính tả vơi vai trò,nhiêm vụ quan trọng trên,nó đòi hỏi ngươi GV phải có lòng nhiệt tình, tính kiên trì bền bỉ.thì mơi đặt hiệu quả cao trong việc dạy học cũng như trong việc rèn chừ viết cho h/s.Từ dó em tìm tòi nhưng phương pháp hay mà phù nhât để giúp các em học tốt hơn. Qua đó em thấy rèn chính tả sẽ mang lại hiệu quả cao.

2.Cơ sở lý luận và thực tiễn của vấn đề nghiên cứu

 -Mục tiêu chính của phân môn tập đọc ở tiểu học mà Bộ Giáo dục đã đề ra là: Hình thành và phát triển các kỹ năng sử dụng Tiếng Việt. Giúp học sinh yêu cái hay,cái đẹp của tiếng Việt. Biết đọc nhanh, đọc đúng chính tả

 

doc 10 trang Người đăng huybui42 Ngày đăng 18/01/2022 Lượt xem 382Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Sáng kiến kinh nghiệm Rèn luyện kỹ năng đọc đúng chính tả cho học sinh Tiểu học", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
I.ĐẶT VẤN ĐỀ.
	Tập đọc là một phân môn trong môn Tiếng việt ở bậc tiểu học. Phân môn này được dạy ở bậc tiểu học từ lớp 1 đến lớp 5. Nhằm phát triển các kỹ năng nghe, nói, sử dụng tiếng Việt của học sinh trên cơ sở những kiến thức cơ bản về đọc, nhằm từng bước giúp học sinh làm chủ được ngôn ngữ tiếng Việt để học tập trong nhà trường và giao tiếp một cách đúng đắn, mạch lạc, tự nhiên, tự tin trong môi trường xã hội thuộc phạm vi hoạt động của lứa tuổi. Tập đọc góp phần cùng môn học khác rèn luyện các thao tác tư duy cơ bản cho học sinh tiểu học, cung cấp những hiểu biết sơ giản về xã hội, tự nhiên, con người... Từ đó bồi dưỡng cho học sinh tình yêu thiên nhiên, yêu cái đẹp, yêu cái thiện, yêu lẽ phải và sự công bằng. Nhất là các em yêu quý tiếng mẹ đẻ, có ý thức nói đúng, đọc đúng, nghe đúng tiếng Việt. “Đọc” trở thành đòi hỏi đầu tiên của học sinh khi đi học. Không những thế còn giáo dục các em biết giữ gìn, bảo vệ sự trong sáng của tiếng Việt.
Nhiệm vụ của môn tập đọc nhằm hình thành các kỹ năng đọc văn bản. Thông qua đọc làm nổi bật sự biểu đạt của Tiếng Việt, sự giàu đẹp của âm thanh, sự phong phú của ngữ điệu trong việc hiểu được nội dung văn bản đọc. Thông qua tiếp xúc với văn bản đọc các em thấy được cái hay,cái đẹp. Từ đó góp phần hình thành nhân cách. Đây chính là nhiệm vụ chính và rất cần thiết của phân môn tập đọc.
Phân môn tập đọc ở tiểu học nói chung, củng cố phát triển kỹ năng đọc trơn (đã hình thành sau các lớp 1,2,3 ở bậc học). Đặc biệt đòi hỏi HS phải đọc đúng văn bản. Xuất phát từ tình hình thực tế học sinh Trường Tiểu học số 1 Mường Tè mà bản thân em trực tiếp giảng dạy trong năm học 2011 - 2012, kỹ năng đọc đúng chính tả chưa cao, chưa đạt được yêu cầu, mục tiêu của môn học đề ra, các em đọc còn đọc chưa lưu loát, phát âm bị lẫn ở các tiếng có nguyên âm đôi, thanh, vần, chưa biết cách đọc đúng chính tả. Mặt khác, thông qua quá trình giảng dạy của giáo viên trong tổ khối chuyên môn, em thấy có đồng chí giáo viên chưa thực sự quan tâm rèn kỹ năng đọc đúng chính tả trong các giờ tập đọc trên lớp. Dẫn đến các em học sinh trong lớp còn đọc sai lỗi chính tả rất nhiều, dẫn đến các em còn viết sai chính tả. Để giải quyết phần nào những hạn chế trên của học sinh và góp phần rèn luyện kỹ năng đọc đúng chính tả. Bản thân em đã mạnh dạn nghiên cứu và đưa ra sáng kiến kinh nghiệm “Rèn luyện kỹ năng đọc đúng chính tả cho học sinh tiểu học ". Nhằm đưa ra các phương pháp để giúp các em HS đọc đúng văn bản, rồi dần dần đọc hay và hiểu văn bản một cách hoàn chỉnh hơn
1. Lý do và phương phỏp nghiờn cứu.
 - Đối tượng: tìm hiểu việc học phân môn tập đọc của học sinh trường Tiểu học số 1 (Lớp 4A ) Mường Tè. Thực hiện đề tài : " Rèn kĩ năng đọc đúng chính tả cho học sinh tiểu học ". Phõn mụn chớnh tả vơi vai trũ,nhiờm vụ quan trọng trờn,nú đũi hỏi ngươi GV phải cú lũng nhiệt tỡnh, tớnh kiờn trỡ bền bỉ..thỡ mơi đặt hiệu quả cao trong việc dạy học cũng như trong việc rốn chừ viết cho h/s.Từ dú em tỡm tũi nhưng phương phỏp hay mà phự nhõt để giỳp cỏc em học tốt hơn. Qua đú em thấy rốn chớnh tả sẽ mang lại hiệu quả cao.
2.Cơ sở lý luận và thực tiễn của vấn đề nghiờn cứu
 -Mục tiêu chính của phân môn tập đọc ở tiểu học mà Bộ Giáo dục đã đề ra là: Hình thành và phát triển các kỹ năng sử dụng Tiếng Việt. Giúp học sinh yêu cái hay,cái đẹp của tiếng Việt... Biết đọc nhanh, đọc đúng chính tả 
 Như chúng ta đã biết:
 - Đọc là hình thức biến chữ viết của văn bản thành hình thức âm thanh để người nghe hiểu được điều mà tác giả nói qua chữ viết. Đọc với tư cách là một phân môn của tiếng Việt ở bậc tiểu học là một dạng hoạt động lời nói, đọc là hoạt động nhận tin và thông hiểu nó (ứng với hình thức đọc thành tiếng) là quá trình chuyển trực tiếp từ dạng chữ viết thành các đơn vị nghĩa không có âm thanh (đọc thầm). Như vậy cả hai hình thức đọc thành tiếng và đọc thầm không thể tách rời với việc hiểu những gì được đọc.
Kỹ năng đọc được tạo nên từ 4 yêu cầu về chất lượng đọc: Đọc đúng - đọc nhanh - đọc lưu loát- đọc hiểu. Như vậy rèn kỹ năng “đọc đúng chính tả” cho học sinh đó chính là các em phải biết đọc đúng - đọc nhanh (đọc thầm, đọc thành tiếng) - đọc hiểu nội dung mà muốn hiểu được nội dung thì đòi hỏi người đọc phải đọc đúng văn bản.
a.Những thuận lợi.
 -Cỏc em đều là h/s dõn tộc Thỏi,đi học đỳng độ tuổi,sống ở địa bàn thuận lợi,kinh kế ổn định. Được cỏc cấp chớnh quyền quan tõm....
b.Những khú khăn.
 -Nhiều gia đỡnh chưa thực sự quan tõm tới h/s phú mặc cỏc em cho thầy cụ giỏo và nhà trường.
 -Về ngụn ngữ của cac em cũn hạn chế chưa biết cỏch diễn đạt theo ý hiểu của mỡnh....
 - Đội ngũ GV chưa đồng đều,chưa nhiệt tỡnh với cỏc em.....
II. BIỆN PHÁP THỰC HIỆN
Phân môn tập đọc là một phân môn khó đối với học sinh Tiểu học, nhất là đối với lớp nhỏ như lớp 1 - học sinh mới được làm quen với phân môn này. Là nền tảng cho các em học tốt những môn học khác và nền tảng cho những năm học tiếp theo. Xong trên thực tế do môi trường giao tiếp, do quen dùng tiếng mẹ đẻ, tiếng phổ thông là ngôn ngữ thứ hai các em lại ít sử dụng nhất là ở các em dân tộc ít người. Dẫn đến việc học tiếng việt càng khó khăn hơn rất nhiều. Kết quả học tập ở phân môn này không được như mong muốn. Bên cạnh đó giáo viên lại chưa có phương pháp dạy phù hợp, ít quan tâm đến việc sửa sai lỗi chính tả cho học sinh, dẫn đến các em đọc sai văn bản và viết cũng sai chính tả rất nhiều 
 Em đã tiến hành khảo sát sau một tháng học phát hiện thực trạng về trình độ, kỹ năng học phân môn tập đọc ở học sinh là không đồng đều, tình trạng đọc sai chính tả rất nhiều. Qua kiểm tra lớp 4A em trực tiếp giảng dạy. Kết quả như sau:
Đọc sai chính tả, đọc ngọng : 6 HS .43%
Đọc sai ở nguyên âm đôi : 7 HS .50%
Đọc sai toàn bộ văn bản : 1HS .7%
 * Nhận xét chung tình trạng học sinh. Học sinh chưa biết cách đọc đúng chính tả, các em còn đọc ngọng do ảnh hưởng phương ngữ, đặc biệt là các tiếng có nguyên âm đôi các em đọc sai rất nhiều 
1. Giải pháp 1: Hướng dẫn học sinh đọc đúng âm, vần, dấu thanh.
* Đọc đúng các âm dễ lẫn:
Đọc đúng là phát âm đúng hệ thống ngữ âm chuẩn. Nói cách khác là phải đọc đúng chính âm (không đọc theo cách phát âm của địa phương, mà cách phát âm có sự sai lệch so với âm chuẩn). Phát âm đúng tiếng Việt là yêu cầu cần thiết. Đọc đúng đòi hỏi thể hiện chính xác âm vị. Để học sinh đọc đúng trong quá trình giảng dạy tôi đã cho các em phát hiện, so sánh, phân biệt để từ đó các em phát âm đúng hay đọc đúng các tiếng chứa nguyên âm đôi
+ Ví dụ 1: Khi dạy bài “ Mẹ ốm ” - Tiếng Việt lớp 4 tập 1 
Là bài học đầu tiên của chương trình,em đã tiến hành hướng dẫn cho học sinh phát hiện, phân biệt để đọc đúng các tiếng chứa nguyên âm đôi ( VD tiếng : Ruộng,vườn,cuốc, giữa .... )
- Học sinh đọc bài một lượt - Toàn lớp đọc thầm.
- Học sinh đưa ra các tiếng hay đọc lẫn ở trong bài đó là: (các tiếng đã nêu trên )
 - Gọi một học sinh đọc các tiếng đó.
 - Cho học sinh khác nhận xét, xem bạn đọc đúng, sai.
 - Nếu học sinh đọc vẫn sai - Giáo viên đọc mẫu - Học sinh đọc lại.
Mặt khác cho học sinh có thể so sánh phân biệt để đọc cho đúng.
+ Ví dụ:
- Cho các em đọc bài giáo viên cùng học sinh theo dõi, nếu học sinh đọc sai ghi lên bảng và sửa cho học sinh: “con hươu” vần “ươu” không đọc là con “hiêu” vần iêu, “về hưu” không đọc là “về hiu” vần “iu”, “uống rượu” vần “ươu” không đọc là “uống riệu” vần “iêu” hoặc cho học sinh phát hiện các tiếng có vần khó như “tuyết, khuyết, khúc khuỷu, đêm khuya, ngoằn ngoèo...”
- Gọi học sinh đọc lại những từ, tiếng có vần khó.
- Giáo viên uốn nắn sửa luôn cho học sinh.
Bên cạnh hướng dẫn học sinh đọc đúng âm, vần như trên em còn luyện đúng dấu thanh.
+ Đọc đúng dấu thanh.
Học sinh tiểu học vẫn còn có em chưa phát âm đúng, đọc đúng dấu thanh do nhiều yếu tố mang lại. Trong đó có yếu tố do đặc điểm khu vực vùng miền mà các em sinh sống. Các em còn phát âm sai ở dấu thanh như thanh ngã (~) phát thành thanh sắc (') như tiếng “mỡ” thành “mớ”... là sai nghĩa của câu.
Chính vì thế chúng ta cần rèn cho các em đọc đúng dấu thanh trong các bài tập đọc như:
+ Ví dụ: Khi dạy bài: Chị em tôi - Tiếng Việt lớp 4 - phần I.
- Giáo viên đưa ra các tiếng mà có dấu thanh hay lẫn.
- Giáo viên gọi một số học sinh đọc.
- Học sinh khác nhận xét bạn đọc đúng dấu thanh chưa.
- Nếu vẫn còn học sinh đọc chưa đúng.
- Giáo viên đọc mẫu và phân tích cho học sinh.
Chẳng hạn như:
“Tặc lưỡi” thanh ngã không đọc là “Tặc lưới” thanh sắc.
“Giận giữ” thanh ngã không đọc là “Giận dứ” thanh sắc.
“Dũng cảm” thanh ngã không đọc là “Dúng cảm” thanh sắc....
2.Giải pháp 2: Hướng dẫn học sinh đọc đúng ngữ điệu.
- Đọc đúng ngữ điệu bao gồm lên giọng, xuống giọng, nhấn giọng, chuyển giọng, ngắt hơi, cường độ và cả trường độ của giọng đọc... Như vậy đọc đúng ngữ điệu là đúng về ý nghĩa, nội dung của từ, câu, đoạn... đúng phong cách và chức năng của văn bản các em đọc thế nào để người nghe thấy được cái hay, cái đẹp của nội dung và nghệ thuật của bài đọc. Đọc đúng ngữ điệu là thể hiện hài hòa về âm hưởng của bài đọc. Nó có giá trị lớn để bộc lộ cảm xúc, và vậy đọc đúng ngữ điệu rất quan trọng, giúp học sinh bước đầu thâm nhập vào văn bản, làm việc với văn bản.
Chính vì thế để rèn kỹ năng đọc đúng chính tả cho học sinh, giáo viên cần chú ý rèn luyện cho học sinh đọc đúng chính tả, sửa lỗi chính tả thường xuyên trong tất cả các tết học của phân môn tập đọc.
3. Giải pháp 3: Hướng dẫn học sinh đọc hiểu
Đọc hiểu là thông qua đọc, người đọc hiểu được nội dung tư tưởng chủ đề đơn giản của bài. Nhận biết được đề tài, chủ đề đơn giản của bài. Nắm được dàn ý sơ lược, tóm tắt được nội dung chính của bài, của đoạn, phát hiện được giá trị của tác phẩm trong việc biểu đạt nội dung. Hiểu được ý nghĩa của bài. Hình thành kỹ năng đọc lướt nắm ý chính hoặc lựa chọn thông tin. Biết ghi các thông tin cần thiết. Chính vì thế để rèn kỹ năng đọc cho học sinh, tôi đã chú ý rèn kỹ năng đọc hiểu.
* Rèn luyện kỹ năng tìm hiểu nội dung của đoạn bài.
Rèn luyện kỹ năng tìm hiểu nội dung của bài, đoạn. Em đã cho học sinh dựa vào các câu hỏi trong sách giáo khoa để tìm hiểu như:
Ví dụ 1: Khi dạy bài “Trung thu độc lập”. 
 (Tác giả: Thép Mới - Tiếng việt 4 - phần 1)
 Học sinh đọc đoạn 1 và các em thấy được cảnh đẹp của đất nước qua các câu văn miêu tả Trung thu độc lập đầu tiên của đất nước.
“... Trăng ngàn và gió núi bao la khiến lòng anh...”
 Đoạn 2: Đây chính là mơ tưởng của anh chiến sĩ - Mơ ước của anh rất đẹp và ước mơ đó đã thành sự thực.
“... Mươi mười lăm năm... dòng thác nước chảy xuống làm chạy máy phát điện”.
Đoạn 3: Học sinh đọc và thấy được niềm tin của anh chiến sĩ về những tết Trung thu sau là niềm tin vào tương lai.
“Anh mừng cho các em... Tết Trung thu sau còn tươi đẹp hơn”
Ví dụ 2: Khi dạy bài “Chợ tết”
(Tác giả: Đoàn Văn Cừ - Tiếng Việt lớp 4 - phần II)
 Thông qua đọc, học sinh hiểu và thấy được vẻ đẹp của bài thơ là một bức tranh giàu mầu sắc và vô cùng sinh động dưới ngòi bút của tác giả. Bức tranh ấy nói lên cuộc sống vui vẻ, hạnh phúc của người dân quê: Mặt trời lên làm đỏ dần những dải mây trắng và những làn sương sớm. Núi đồi cũng làm duyên, núi uốn mình trong chiếc áo the xanh đồi thoa son. Những tia nắng nghịch ngợm nhảy hoài trong ruộng lúa... Bức tranh giàu màu sắc của chợ tết được tạo bởi các màu: Trắng, đỏ, hồng, làm, xanh, biếc, thắm, vàng, tím, son. Ngay cả màu đỏ cũng có nhiều cung bậc: (hồng, đỏ, tía, thắm, son...) Học sinh hiểu được như vậy là do đọc từng đoạn, bài thông qua các câu hỏi gợi ý của sách giáo khoa và giáo viên đưa ra.
 Như vậy, thông qua đọc học sinh không những thấy được, hiểu được, cảm nhận được nội dung, ý nghĩa của văn bản mà còn thấy được giá trị nghệ thuật của từng văn bản, có thể đưa ra nhận xét, đánh giá về chúng. Đây là những giải pháp để hướng dẫn học sinh tiểu học đọc tốt . Em thấy vô cùng cần thiết, để góp một phần không nhỏ vào việc cảm thụ văn học của mình. Nhưng để cảm thụ được cái hay cái đẹp thì đòi hỏi học sinh phải đọc đúng chính tả có đọc đúng thì mới truyền đạt được nội dung và cảm xúc của bài văn, thơ tới người nghe. 
III. KẾT quả của việc thực hiện kinh nghiệm “rèn đọc đúng chính tả cho học sinh tiểu học "
 Để rèn luyện cho học sinh kĩ năng đọc đúng chính tả chúng ta cần hiểu rằng “đọc đúng” chính xác không sai văn bản. Như vậy để học sinh đọc đúng chính tả , tôi thấy cần dạy kết hợp cả ba giải pháp trên đó là:
 + Hướng dẫn học sinh đọc đúng âm, vần, dấu thanh
+ Hướng dẫn học sinh đọc đúng ngữ điệu
+ Hướng dẫn học sinh đọc hiểu văn bản
Kết hợp cả ba giải pháp đó trong các bài tập đọc đã giúp học sinh đọc đúng văn bản. Bên cạnh đó còn giúp các em viết được những câu văn, đoạn văn, bài văn đúng với yêu cầu chương trình của bậc tiểu học. Các em say mê học bộ môn, không còn sợ bộ môn tiếng Việt. Đó chính là mục tiêu yêu cầu của bậc tiểu học.
 Thực hiện tốt sự kết hợp của ba giải pháp trên, cũng như sự tích cực rèn luyện của học sinh, dưới sự hướng dẫn của giáo viên trong thời gian qua của lớp 4A - trường Tiểu học số 1 Mường Tè. Em thấy về chất lượng đọc của lớp được nâng lên rõ rệt cả về số lượng và chất lượng. Nhiều em đã đọc đúng các tiếng có nguyên âm đôi trong văn bản,đọc văn bản chính xác hơn và viết cũng không còn sai chính tả . Học sinh hứng thú hơn trong giờ học tập đọc
. Thể hiện rõ trong bảng so sánh qua kết quả kiểm tra trắc nghiệm như sau:
Đọc sai chính tả, đọc ngọng : 2 HS .14,2 %
Đọc sai ở nguyên âm đôi : 2 HS .14,2%
Đọc sai toàn bộ văn bản : 0 HS
 Như vậy, nhìn vào bảng so sánh trên giữa đầu năm và cuối học kỳ I. Ta nhận thấy chất lượng hay kết quả đọc của học sinh được nâng lên rõ rết. Số học sinh đọc đúng chính tả tăng và nhất là học sinh đọc yếu đã giảm xuống. Qua đó ta thấy được thực hiện các giải pháp trên trong học kỳ vừa qua bước đầu đã thu được kết quả khả quan.
IV. Những bài học kinh nghIệm
 Để giúp cho học sinh tiểu học có kỹ năng đọc đúng chính tả. Giúp các em nhận thức được cái hay,cái đẹp trong Tiếng Việt... góp phần hình thành nhân cách con người. Thấm nhuần truyền thống tốt đẹp của dân tộc ta, ưa chuộng lối sống lành mạnh, ham thích làm việc,có khả năng tư duy cao và thích ứng với cuộc sống xã hội sau này. Mặt khác mở rộng vốn hiểu biết về tự nhiên xã hội, con người. Thông qua đọc đúng giúp học sinh nắm được giàn ý sơ lược. Tóm tắt được nội dung chính của bài. Biết phát hiện giá trị nghệ thuật và nhận xét đánh giá bài. Từ đó các em có thể tự viết được các câu, đoạn, bài văn bằng chính sự hiểu biết của mình., viết chính xác đúng chính tả . Đó chính là sản phẩm của sự học hỏi, tìm tòi, khám phá qua được tiếp xúc văn bản đọc , qua sự đọc đúng văn bản. 
Có được kết quả như vậy trong kinh nghiệm này em đưa ra và thực hiện kết hợp cả ba giải pháp:
+ Hướng dẫn học sinh đọc đúng âm, vần, dấu thanh
- Vần học sinh hay lẫn, sai “ươu”, “iêu”, “ưu” “iu” (nguyên âm đôi )
- Dấu thanh học sinh hay đọc sai là dấu (~) thành dấu sắc (')
 + Hướng dẫn học sinh đọc hiểu
- Hướng dẫn học sinh đọc thầm
- Hướng dẫn rèn luyện đọc tìm hiểu nội dung của đoạn, bài.
Để học sinh đọc đúng chính tả,thực hiện được mục tiêu, yêu cầu của bộ môn. Chúng ta cần nắm được mục tiêu:
- Mục tiêu của bậc tiểu học
- Mục tiêu của bộ môn Tiếng Việt
- Mục tiêu của phân môn cần đạt - Xác định đúng mục tiêu của bài
+ Cần lựa chọn, sử dụng linh hoạt các phương pháp dạy học của bộ môn, phân môn. Để gây hứng thú quá trình học tập của học sinh, huy động được mọi học sinh cùng tích cực học tập.
+ Thực hiện tốt cả ba giải pháp mà em đã đưa ra trong sáng kiến kinh nghiệm này.
V . Những kiến nghị đề xuất
 Để kinh nghiệm trên của em đưa ra có thể triển khai tới nhiều đồng chí giáo viên trong nhà trường, nhất là trong khối. Góp phần nâng cao chất lượng dạy và học của giáo viên và học sinh. Em có đề xuất nhu sau:
- Tổ chức chuyên đề,ở khối,trường, về hướng dẫn luyện đọc đúng chính tả tới các đồng chí giáo viên.và học sinh.
- Tổ chức cho học sinh ngoại khóa (thi đọc đúng chính tả.)
 - Điều quan trọng hơn cả là người giáo viên trên lớp phải kiền trì sửa lỗi cho học sinh,sửa thường xuyên,mọi lúc,khi học cũng như khi giao tiếp.....
 Trên đây là một số giải pháp em đưa ra. Rất mong các đồng chí, đồng nghiệp, Hội đồng khoa học nhà trường,ban giám khảo đóng góp, bổ xung ý kiến tích cực. Để cho sáng kiến kinh nghiệm thêm hoàn hảo và nhất là phát huy được tác dụng. Nâng cao chất lượng đọc đúng chính tả cho học sinh. Giúp các em học tốt môn tập đọc nói chung và các phân môn khác nói riêng.
 Em xin chân thành cảm ơn !
 Sơn La :Ngày 22 tháng 08 năm 2012
 Người viết.
 VŨ VĂN PHƯỢNG

Tài liệu đính kèm:

  • docsang_kien_kinh_nghiem_ren_luyen_ky_nang_doc_dung_chinh_ta_ch.doc