Sáng kiến kinh nghiệm Một số biện pháp giúp học sinh Lớp 4 đổi nhanh chính xác các đơn vị đo lường

Sáng kiến kinh nghiệm Một số biện pháp giúp học sinh Lớp 4 đổi nhanh chính xác các đơn vị đo lường

II. ĐẶT VẤN ĐỀ:

 Nội dung toán lớp 4 bao gồm 4 mạch kiến thức. Trong đó nội dung dạy học đại lượng và đo lường giữ vai trò rất quan trọng nhằm giúp học sinh vận dụng vào thực tiễn cuộc sống với những đặc điểm cơ bản là:

 1. Nội dung dạy học “Đại lượng và đo lường đại lượng” bổ sung hoàn thiện hệ thống hoá các kiến thức về đại lượng và đo đại lượng đã học.

 2. Nội dung dạy học “Đại lượng và đo lường đại lượng” có cấu trúc hợp lý sắp xếp đan xen với các mạch kiến thức khác làm nổi rõ hạt nhân số học phù hợp với sự phát triển theo từng giai đoạn học tập học sinh.

 3. Nội dung dạy học “Đại lượng và đo lường đại lượng” đã được tăng cường các kiến thức luyện tập thực hành gắn liền với thực tế đời sống xung quanh học sinh.

 4. Nội dung dạy học “Đại lượng và đo lường đại lượng” thể hiện đúng trình độ chuẩn của mạch kiến thức này đảm bảo các yêu cầu cơ bản về kiến thức và kĩ năng đồng thời tạo điều kiện để phát triển năng lực cá nhân của học sinh.

 Trong điều kiện cho phép tôi xin được trao đổi một mảng nhỏ trong loạt bài chương trình toán 4 . Cụ thể ở phần đổi các đơn vị đo lường thông dụng trong chương trình

 

doc 9 trang Người đăng lilyphan99 Ngày đăng 10/01/2022 Lượt xem 941Lượt tải 1 Download
Bạn đang xem tài liệu "Sáng kiến kinh nghiệm Một số biện pháp giúp học sinh Lớp 4 đổi nhanh chính xác các đơn vị đo lường", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
I.TÊN ĐỀ TÀI : 
MỘT SỐ BIỆN PHÁP GIÚP HỌC SINH LỚP 4 ĐỔI NHANH 
 CHÍNH XÁC CÁC ĐƠN VỊ ĐO LƯỜNG 
II. ĐẶT VẤN ĐỀ: 
 Nội dung toán lớp 4 bao gồm 4 mạch kiến thức. Trong đó nội dung dạy học đại lượng và đo lường giữ vai trò rất quan trọng nhằm giúp học sinh vận dụng vào thực tiễn cuộc sống với những đặc điểm cơ bản là:
 1. Nội dung dạy học “Đại lượng và đo lường đại lượng” bổ sung hoàn thiện hệ thống hoá các kiến thức về đại lượng và đo đại lượng đã học.
 2. Nội dung dạy học “Đại lượng và đo lường đại lượng” có cấu trúc hợp lý sắp xếp đan xen với các mạch kiến thức khác làm nổi rõ hạt nhân số học phù hợp với sự phát triển theo từng giai đoạn học tập học sinh.
 3. Nội dung dạy học “Đại lượng và đo lường đại lượng” đã được tăng cường các kiến thức luyện tập thực hành gắn liền với thực tế đời sống xung quanh học sinh.
 4. Nội dung dạy học “Đại lượng và đo lường đại lượng” thể hiện đúng trình độ chuẩn của mạch kiến thức này đảm bảo các yêu cầu cơ bản về kiến thức và kĩ năng đồng thời tạo điều kiện để phát triển năng lực cá nhân của học sinh.
 Trong điều kiện cho phép tôi xin được trao đổi một mảng nhỏ trong loạt bài chương trình toán 4 . Cụ thể ở phần đổi các đơn vị đo lường thông dụng trong chương trình 
III.CƠ SỞ LÍ LUẬN: 
 Song song với sự đổi mới nội dung chương trình thì phương pháp dạy học cũng có nhiều đổi mới với nhiều phương pháp, hình thức dạy học theo định hướng: Dạy học toán trên cơ sở tự phát hiện, tự giải quyết vấn đề của bài học để tự chiếm lĩnh kiến thức mới, chủ động vận dụng các kiến thức đã học trong thực hành theo năng lực của từng cá nhân với sự tổ chức hướng dẫn hợp tác của giáo viên. Song để thực hiện được điều đó, giáo viên phải trải qua quá trình tìm tòi nghiên cứu, học hỏi.
 Lớp 4 là giai đoạn đầu của giai đoạn học tập sâu, ở giai đoạn này học sinh vẫn học tập các kiến thức kỹ năng cơ bản của môn toán nhưng ở mức sâu hơn, khái quát hơn, thông minh hơn. Nhiều nội dung toán học mang tính trừu tượng. Khi tiếp xúc với các dạng bài tập về đại lượng và đo đại lượng, học sinh rất mơ hồ và lúng túng. Đặc biệt là các bài tập về chuyển đổi đơn vị đo, nguyên nhân là học sinh chưa nắm vững mối quan hệ giữa các đơn vị đo, nhầm lẫn mối quan hệ giữa các đại lượng, kỹ năng tính toán còn non, chưa nắm vững cách chuyển đổi các đơn vị đo.
 Từ những thực trạng trên đây , chúng tôi luôn trăn trở làm thế nào để giúp các em học sinh ( trong diện đại trà ) nắm và vận dụng được các yêu cầu về kiến thức kĩ năng mà chương trình đã đề ra một cách tốt nhất và tìm ra giải pháp để hạn chế những sai lầm của học sinh khi tiếp xúc với các dạng bài tập này .Để đạt được những yêu cầu trên quả không đơn giản . Bởi vì nó luôn đòi hỏi sự vận động một cách sáng tạo không ngừng giũa thầy và trò . 
IV. CƠ SỞ THỰC TIỄN
 Trong thực tế , việc đổi các đơn vị đo lường, thoạt nghe tưởng như đơn giản . Đúng thế , nhưng vẫn còn nhiều em khi thực hiện vẫn còn lúng túng
( ngoại trừ một số học sinh trung bình khá trở lên). Mặc dù học sinh đã nắm vững bảng đơn vị đo. 
Chẳng hạn : Bảng đơn vị đo độ dài, khối lượng, diện tích.
Sau đây là một vài ví dụ cụ thể :
Viết các số đo sau đây dưới dạng số đo bằng mét :
 1. 3 hm 7m = m
 2. 12km 2dam = .m
Đối với hai bài trên các em sẽ phải cho kết quả là:
 1 . 3 hm 7m = 307 m
 2. 12km 2dam = 12020 m
 Như vậy các em phải điền những chữ số 0 vào khoảng giữa của hai đơn vị để được kết quả đúng . Thậm chí phải vừa điền những chữ số 0 cần thiết vào khoảng giữa và cả phỉa sau để được kết quả đúng(BT2)
Một ví dụ khác :
Viết số thích hợp vào chỗ chấm 
 1. 12 kg = .g
 2. 25 dag =.g
Bài này các em phải điền đúng kết quả như sau
 1 . 12kg = 12000 g
 2 . 25 dag = 250g
 Như vậy khác với dạng bài tập trước , ta thấy chữ số 0 cần thiết xuất hiện phía sau của đơn vị cần điền ban đầu.
 Ngoài ra chưa kể đến những dạng bài chuyển đổi một đơn vị lớn sang đơn vị nhỏ hoặc ngược lại.
 Nói tóm lại: Việc chuyển đổi những đơn vị đo lường mà các em đang học vẫn còn một cái gì đó khó hiểu do không ít các em học sinh Sau nhiều năm tìm tòi và thực nghiệm bản thân chúng tôi thấy khả quan hơn qua việc thực hiện một số các biện pháp sau : 
V. NỘI DUNG NGHIÊN CỨU
 Dạy học hình thành biểu tượng, khái niệm các đại lượng và đơn vị đo đại lượng, thông qua hoạt động quan sát, ước lượng, so sánh , liên hệ,đối chiếu để học sinh có được biểu tượng về khối lượng, thời gian, diện tích. Đặc biệt là các đơn vị đo đại lượng. 
 Khi dạy đến bài bảng đơn vị đo khối lượng . tôi cho các em nắm thật vững các đơn vị trong bảng đo khối lượng và thuộc ngay tại lớp bằng cách kiểm tra nhiều lần (đọc – viết) các đơn vị trong bảng. 
 Đọc – viết các đơn vị trong bảng theo thứ tự từ lớn đến bé và ngược lại 
 Sau đó cho các em nắm kĩ mối liên hệ giữa hai đơn vị liền (trước, sau) với nhau.
 Sau khi nắm vững lí thuyết , tôi chưa vội cho các em làm bài tập ở lớp mà tôi hướng dẫn cho các em một số dạng bài tập quen thuộc thường gặp .
* Dạng 1 
 A. Đổi các số số đo chỉ có một đơn vị trong bảng 
 a. Đổi từ đơn vị lớn sang đơn vị bé 
 Chẳng hạn :
 3kg = hg 1dag = g ( bài1/24)
 Hướng dẫn cho các em lần lượt thực hiện theo các bước sau:
 Bước 1 : Viết bảng đơn vị đo khối lượng ra giấy nháp 
 Bước 2. Ghi số cần đổi vào đúng cột , chú ý mỗi chữ số ghi đúng vào đơn vị tương ứng 
 Bước 3. Điền những chữ số 0 vào( bên phải) đến đơn vị cần đổi 
 Ví dụ : kg hg dag g
 3 0
Các em sẽ có kết quả là 3kg = 30hg 
 Phần ngăn cách này các em có thể thay bằng dùng một cây thước để dễ di chuyển đến sát phía sau đơn vị cần đổi .
 b .Đổi từ đơn vị bé sang đơn vị lớn:
 100kg = tạ ( bài 2/23)
Học sinh sẽ làm là : tấn tạ yến kg
 1 0 0
 Trong trường hợp này đơn vị cần đổi là tạ các em phải bỏ bớt hai chữ số 0 còn lại ở phía bên phải , dưới cột tạ là số 1 chỉ “1 tạ”
Các em sẽ có kết quả là : 100kg = 1tạ
B.Đổi số đo khối lượng có hai tên đơn vị đo về số đo có một tên đơn vị đo Giáo viên cần hướng dẫn học sinh chuyển đổi theo hai bước 
Bước 1 : Tách số đo 2 tên đơn vị thành tổng hai số đo 
Bước 2: Dùng mối quan hệ chuyển đổi 
Ví dụ: 3 tấn 7 kg = kg
 Giáo viên hướng dẫn học sinh sử dụng mối liên hệ giữa các đơn vị đo khối lượng và tính toán để có :
 3 tấn 7kg = 3000kg + 7kg = 3007kg
 Vậy 3 tấn 7kg = 3007kg 
Hoặc hướng dẫn học sinh viết : 
 tấn tạ yến kg
 3 0 0 7
 Trong trường hợp này số 3 ở hàng tấn , hàng tạ và yến không có chữ số cho trước nên các em viết số 0 dưới tên mỗi hàng , số 7 ở hàng kg .
Các em sẽ có kết quả là : 3 tấn 7kg = 3007kg
*Dạng 2: 
 Các đơn vị đo diện tích :
Ở lớp 3 các em đã biết đơn vị đo diện tích là cm2 
Toán 4 giới thiệu thêm dm2 m2 km2 
Cần giúp học sinh biết đọc, viết đúng các chữ viết tắt theo qui ước toán học , tránh nhầm lẫn giữa số đo diện tích với số đo độ dài.
Ví dụ : Khi dạy về đề-xi-mét vuông, giáo viên cần chuẩn bị trước một tấm bìa hình vuông có cạnh 1dm để học sinh nhìn thấy , cầm trên tay và nhận biết được 1dm2 là diện tích của miếng bìa đó 
 Tương tự khi dạy bài mét vuông giáo viên treo bảng một mét vuông lên bảng lớn, giới thiệu và đặt câu hỏi gợi ý để học sinh hiểu được mét vuông là diện tích hình vuông có cạnh 1 mét . 
 Để giúp học sinh tập chuyển đổi số đo diện tích , cần hệ thống hóa các mối liên hệ cơ bản giữa các đơn vị diện tích đã học như:
 1 dm2 = 100 cm2 , 1m2 = 100 dm2 
 Các đơn vị đo diện tích cũng không chuyển đổi theo hệ đếm cơ số 10 nên học sinh gặp nhiều khó khăn khi giải bài tập về chuyển đổi , hầu hết các bài tập ở dạng :
 103m2 = ..dm2 105 m2 = .m2 . dm2 
 Giáo viên cần giúp học sinh bước đầu có nhận xét “Khi viết số đo diện tích, mỗi hàng đơn vị ứng với hai chữ số”
 Chẳng hạn : 5 km2 7hm2 = km2 
 Các em sẽ làm như sau :
 km2 hm2 dam2 
 05 07
 Vậy 5 km2 7hm2 = 05km2 07hm2 
 Nếu đơn vị đã cho chỉ có một chữ số thì ta phải viết thêm một chữ số 0 (phía trước) để chỉ :
 05 ki-lô-mét 07 hec-tô- mét(như đề bài)
 Nếu thêm 0 ở phía sau thì sẽ sai vì:
 50 ki-lô-mét 70 hec-tô- mét( không đúng với đề bài)
 Các đơn vị đo diện tích được ứng dụng để tính diện tích một số hình đã học như: Hình chữ nhật, hình vuông, hình bình hành, hình thoi . 
 Ở mỗi dạng bài, tôi cho các em thực hành ngay để nắm vững qui trình chuyển đổi . Số bài còn lại cho các em về nhà tiếp tục thực hành trong SGK hoặc vở bài tập toán .
VI. KẾT QUẢ: 
 Với cách làm như trên , tôi cảm thấy học sinh tiếp thu tốt hơn, làm nhanh hơn đối với phần “Đại lượng và đo lường đại lượng” . Những tiết sau các em chủ động làm việc tại lớp nhiều hơn , thành thạo hơn các qui trình chuyển đổi 
 Sau thời gian vận dụng chúng tôi tiến hành khảo sát 
 Kết quả cụ thể như sau: 
STT
Lớp khảo sát
Số học sinh
khảo sát
Số học sinh trên trung bình
Tỉ lệ
1
4A
30
29
96,7%
2
4Đ
30
29
96,7%
VII. KẾT LUẬN: 
 Qua kết quả trên, chúng tôi rút ra được một số kinh nghiệm đó là : không nên xem thường những vấn đề tưởng chừng như giản đơn , trong công tác dạy và học đòi hỏi người thầy phải không ngừng tìm tòi , nghiên cứu học hỏi để truyền đạt được những kiến thức cơ bản đến các em học sinh.
 Trong quá trình giảng dạy người thầy cần phải khắc sâu kiến thức từng bài, từng chương có hệ thống . Chú ý những mẫu bài ,dạng bàicùng loại để học sinh dễ nhớ , dễ vận dụng trong quá trình học tập cũng như vào thực tiễn cuộc sống . Cần cho học sinh có nhiều thời gian được thực hành , luyện tập củng cố.
VIII. ĐỀ NGHỊ: 
 Trên đây là một số biện pháp định hướng của bản thân, chỉ mang tính chất trao đổi kinh nghiệm để chúng ta thực hiện tốt hơn những yêu cầu dạy và học . Tuy nhiên không tránh khỏi những thiếu sót với mong muốn không ngừng nâng cao chất lượng dạy và học bản thân tôi luôn mong mỏi lãnh đạo cùng các anh chị đồng nghiệp góp ý bổ sung để cùng nhau đạt được những kết quả tốt hơn . 
 Điện phước , ngày 28 tháng 3 năm 2011
 Người viết
 Hứa Thị Tiền 
IX . TÀI LIỆU THAM KHẢO : 
Thứ tự
Tên tài liệu tham khảo
Nhà xuất bản
Năm xuất bản
1 
 Sách giáo viên toán 4
Nhà xuất bản giáo dục
2005
X . MỤC LỤC
Phần
Tiêu đề
Trang
I
II
III
IV
V
VI
VII
VIII
IX
Tên đề tài
Đặt vấn đề
Cơ sở lý luận
Cơ sở thực tiễn
Nội dung nghiên cứu
Kết quả nghiên cứu
Kết luận
Đề nghị
Tài liệu tham khảo
1
1
1
2
2
5
5
5
6
Phßng gi¸o dôc & ®µo t¹o HuyÖn ®iÖn bµn
Tr­êng tiÓu häc JUNKO
Tªn ®Ò tµi:
MỘT SỐ BIỆN PHÁP 
 GIÚP HỌC SINH LỚP 4 ĐỔI NHANH CHÍNH XÁC CÁC ĐƠN VỊ ĐO LƯỜNG
NĂM HỌC 2010-2011
Họ và tên tác giả : Hứa Thị Tiền
 Hà Thị Mỹ Dung
 Chức vụ : Giáo viên
Khối : 4
Th¸ng 3 /2011
Phßng gi¸o dôc & ®µo t¹o HuyÖn ®iÖn bµn
Tr­êng tiÓu häc trÇn quèc to¶n
Tªn ®Ò tµi:
M«t sè biÖn ph¸p n©ng cao chÊt l­îng d¹y vµ häc 
cña ®¬n vÞ tr­êng tiÓu häc trÇn quèc to¶n th«ng qua c¶I tiÕn c«ng t¸c l·nh ®¹o
 sinh ho¹t tæ chuyªn m«n 
n¨m häc 2009-2010
Hä vµ tªn t¸c gi¶: Lª Quèc Hµ
Chøc vô : HiÖu Tr­ëng
Tæ : 4&5

Tài liệu đính kèm:

  • docSKKN Lop 4 Tien.doc