- Phát triển trí tuệ cho học sinh tiểu học là một trong những vấn đề được quan tâm hàng đầu của hầu hết các quốc gia, của những bậc phụ huynh và các thầy cô giáo. Cùng với tất cả các môn học khác trong chiến lược phát triển toàn diện, có thể nói rằng mọi người vẫn coi Toán và Tiếng Việt là một trong những môn học quan trọng còn những môn học khác là môn phụ không quan trọng. Song như Chủ Tịch Hồ Chí Minh đã từng nói:
"Dân ta phải biết sử ta
Cho tường gốc tích nước nhà Việt Nam".
Qua bộ môn lịch sử các em được hiểu sâu hiểu kĩ về quá trình và từng thời kì xây dựng đấu tranh và gìn giữ đất nước. Mặt khác qua môn Địa lí các em được tìm hiểu về các địa danh, lãnh thổ của đất nước. Có thể nói rằng học Địa lí có tác dụng rất lớn khi học lịch sử hay nói cách khác học lịch sử là điểm tựa, là nền tảng cho môn địa lí. Ví dụ như khi học Địa lí bài Thành Phố Hồ Chí Minh học sinh biết được đây là thành phố lớn nhất cả nước và được lấy tên là thành phố Hồ Chí Minh năm 1975. Qua đây học sinh nhớ lại sự kiện lịch sử vô cùng quan trọng đó là sự kiện giải phóng Miền Nam vào 30. 4. 1975.
Trước đây các em thường chú trọng đến hai môn Toán và Tiếng Việt, không chú ý đến Địa lí và Lịch sử. Vì vậy muốn các em học tốt môn học thì điều trước tiên phải tạo cho các em say mê và hứng thú với môn học. Trên quan điểm đó người giáo viên cần luạ chọn những phương pháp dạy học nào cho phù hợp để phát huy tính hiệu quả nhất trong từng bài học đảm bảo theo những yêu cầu và kĩ năng cần thiết, nhằm đáp ứng được những yêu cầu đổi mới chương trình môn lịch sử và địa lí.
Song phát triển trí tuệ cho học sinh thông qua hoạt động học tập, hoạt động vui
chơi là một quá trình bền bỉ không thể tính bằng tuần, bằng tháng. Hơn nữa còn phải xuất phát từ trình độ nhận thức và hoàn cảnh sống của trẻ em để các em luyện tập dần dần từ dễ đến khó, từ đơn giản đến phức tạp nhằm phát huy ở trẻ một óc quan sát tinh nhạy, trí tưởng tượng phong phú, tư duy suy luận lôgíc.
Trên tinh thần " học mà chơi, chơi mà học" , "chơi vui học càng vui" nhằm thoả mãn được nhiều loại nhu cầu trong khi chơi. Với ưu thế như vậy trò chơi thực sự là một phương tiện hữu hiệu để tạo ra sự hài hoà, thoải mái, không dập khôn, khô cứng, đảm bảo tính tự nhiên cho cuộc sống cũng như trong học tập của học sinh tiểu học một cách hứng thú và bổ ích, cùng với những kinh nghiệm trong những năm dạy lớp 4 tôi thấy lịch sử và địa lí là hai môn học có nhiều kiến thức thực tế trong đời sống, mặt khác hai môn học này có sự gắn bó, liên hệ chặt chẽ, liên quan mật thiết với nhau, hỗ trợ cho nhau về mặt kiến thức và mở rộng hiểu biết.
Mục lục Phần I- Đặt vấn đề 1. Lí do về tính cấp thiết . 2. Mục đích nghiên cứu, đúc rút kinh nghiệm. 3. Kết quả cần đạt được. 4. Đối tượng , phạm vi và kế hoạch nghiên cứu . Phần II- nội dung 1. Thế nào là trò chơi học tập. 2. Tác dụng của trò chơi học tập. 3. Những phản ứng tâm lí của học sinh khi tham gia trò chơi. 4. Tổ chức trò chơi học tập. Một số yếu tố cơ bản trong chương trình lịch sử, địa lí lớp 4 1. Lịch sử: - Các yếu tố về thời gian lịch sử. - Các yếu tố về sự kiện lịch sử. - Các yêu tố về nhân vật lịch sử. - Các yếu tố về địa danh lịch sử. 2. Địa lí: - Đối tượng địa lí. - Hiện tượng tự nhiên. - Vị trí địa lí, khí hậu và con người. 3. Các trò chơi: A. Các trò chơi khi dạy địa lí: 1. Trò chơi " Ai đoán tên đúng". 2. Trò chơi " Điền đúng điền nhanh'. 3. Trò chơi " Thi hùng biện". 4. Trò chơi " ô chữ kì diệu". 5. Trò chơi " Hái hao dân chủ". B. Các trò chơi khi dạy lịch sử: 1. Trò chơi "nối nhanh tay". 2. Trò chơi " Buộc dây cho bóng". 3. Trò chơi " Ai nhanh ai đúng". 4. Trò chơi "Ô chữ kì diệu". 5. Trò chơi " Kết bạn". 6. Trò chơi " Đố vui". 7. Trò chơi " Thử tài đoán nhanh". 8. Trò chơi " Gửi thư nhanh". 9. Trò chơi " Điền đúng điền nhanh". 10. Trò chơi " Đoán tên nhân vật". Dạy thực nghiệm: 1. Mục đích của thực nghiệm. 2. Nội dung thực nghiệm. 3. Hình thức- phương pháp tổ chức dạy học thực nghiệm. 4. Thời gian và địa điểm thực nghiệm. 5. Kết quả thực nghiệm. Phần kết luận Tài liệu tham khảo Phần I- Đặt vấn đề 1. Lí do về tính cấp thiết : - Phát triển trí tuệ cho học sinh tiểu học là một trong những vấn đề được quan tâm hàng đầu của hầu hết các quốc gia, của những bậc phụ huynh và các thầy cô giáo. Cùng với tất cả các môn học khác trong chiến lược phát triển toàn diện, có thể nói rằng mọi người vẫn coi Toán và Tiếng Việt là một trong những môn học quan trọng còn những môn học khác là môn phụ không quan trọng. Song như Chủ Tịch Hồ Chí Minh đã từng nói: "Dân ta phải biết sử ta Cho tường gốc tích nước nhà Việt Nam". Qua bộ môn lịch sử các em được hiểu sâu hiểu kĩ về quá trình và từng thời kì xây dựng đấu tranh và gìn giữ đất nước. Mặt khác qua môn Địa lí các em được tìm hiểu về các địa danh, lãnh thổ của đất nước. Có thể nói rằng học Địa lí có tác dụng rất lớn khi học lịch sử hay nói cách khác học lịch sử là điểm tựa, là nền tảng cho môn địa lí. Ví dụ như khi học Địa lí bài Thành Phố Hồ Chí Minh học sinh biết được đây là thành phố lớn nhất cả nước và được lấy tên là thành phố Hồ Chí Minh năm 1975. Qua đây học sinh nhớ lại sự kiện lịch sử vô cùng quan trọng đó là sự kiện giải phóng Miền Nam vào 30. 4. 1975. Trước đây các em thường chú trọng đến hai môn Toán và Tiếng Việt, không chú ý đến Địa lí và Lịch sử. Vì vậy muốn các em học tốt môn học thì điều trước tiên phải tạo cho các em say mê và hứng thú với môn học. Trên quan điểm đó người giáo viên cần luạ chọn những phương pháp dạy học nào cho phù hợp để phát huy tính hiệu quả nhất trong từng bài học đảm bảo theo những yêu cầu và kĩ năng cần thiết, nhằm đáp ứng được những yêu cầu đổi mới chương trình môn lịch sử và địa lí. Song phát triển trí tuệ cho học sinh thông qua hoạt động học tập, hoạt động vui chơi là một quá trình bền bỉ không thể tính bằng tuần, bằng tháng. Hơn nữa còn phải xuất phát từ trình độ nhận thức và hoàn cảnh sống của trẻ em để các em luyện tập dần dần từ dễ đến khó, từ đơn giản đến phức tạp nhằm phát huy ở trẻ một óc quan sát tinh nhạy, trí tưởng tượng phong phú, tư duy suy luận lôgíc... Trên tinh thần " học mà chơi, chơi mà học" , "chơi vui học càng vui" nhằm thoả mãn được nhiều loại nhu cầu trong khi chơi. Với ưu thế như vậy trò chơi thực sự là một phương tiện hữu hiệu để tạo ra sự hài hoà, thoải mái, không dập khôn, khô cứng, đảm bảo tính tự nhiên cho cuộc sống cũng như trong học tập của học sinh tiểu học một cách hứng thú và bổ ích, cùng với những kinh nghiệm trong những năm dạy lớp 4 tôi thấy lịch sử và địa lí là hai môn học có nhiều kiến thức thực tế trong đời sống, mặt khác hai môn học này có sự gắn bó, liên hệ chặt chẽ, liên quan mật thiết với nhau, hỗ trợ cho nhau về mặt kiến thức và mở rộng hiểu biết. Ngày nay do sự phát triển mạnh mẽ về công nghệ thông tin. Khi sử dụng trò chơi bằng hình thức thủ công mang tính truyền thống tôi thấy học sinh đã rất hứng thú. Song áp dụng công nghệ thông tin đưa các trò chơi lên thiết kế với dạng bài giáo án điện tử học sinh thực sự bị thu hút và lôi cuốn bởi hình thức trực quan đẹp, hữu hiệu, có nội dung và hình thức phong phú gây sự tò mò, ham học hỏi đối với học sinh. Mặt khác trò chơi khi xây dựng bằng giáo án điện tử có nhiều ưu điểm: + Trong cùng một khoảng thời gian như nhau nếu tổ chức trò chơi bằng hình thức thủ công sẽ tốn nhiều công, nhiều kinh phí cho việc chuẩn bị đồ dùng, nhưng nếu thiết kế bằng giáo án điện tử sẽ tốn ít thời gian, truyền tải được nhiều nội dung cùng một lúc. + Trò chơi bằng giáo án điện tử có thể một lúc kiểm tra được nhiều học sinh, nhiều đối tượng học sinh tham gia cùng một lúc. + Khi kiểm tra câu trả lời, sự phản hồi của học sinh, giáo viên dễ dàng bật máy và bấm nút để kiểm tra. Tiện lợi nhất là câu trả lời trắc nghiệm đúng/ sai. + Giáo án điện tử thực sự có những hình ảnh đẹp, mới lạ, sống động nhiều trường hợp có cả âm thanh. Nên kiến thức trở nên gần gũi, học sinh dễ hiểu và thực tế hơn. + Tiết kiệm được đồ dùng. Trên cơ sở đó tôi mạnh dạn chọn viết về đề tài" Sử dụng công nghệ thông tin vào việc tổ chức trò chơi khi dạy Lịch sử và Địa lí lớp 4". II. Mục đích nghiên cứu: Giúp trẻ học Lịch sử và Địa lí thông qua các trò chơi học tập là một trong những hướng đổi mới phương pháp ở Tiểu học. Nhằm ứng dụng các kiến thức, kĩ năng về môn Lịch sử, Địa lí vào giải quyết những tình huống thực tế trong đời sống hàng ngày. Tìm hiểu nội dung và phương pháp dạy học Lịch sử và Địa lí ở học sinh lớp 4 bao gồm các trò chơi có mục đích học tập rõ rệt. Nó là dấu ấn của những cuộc chơi làm lắng đọng mãi trong tâm hồn trẻ và làm nên nguồn sức mạnh thôi thúc trẻ sống tốt hơn, học tốt hơn và phát triển tốt hơn. Đồng thời những hoạt động trò chơi học tập là những phương tiện dạy học và giáo dục phù hợp với đối tượng phong phú và hình thức nhằm tránh lối học vẹt, tư duy thụ động, máy móc, dập khuôn..... III. Nhiệm vụ nghiên cứu: 1. Nghiên cứu đề tài: - Nghiên cứu các tài liệu có liên quan đến Lịch sử và Địa lí. - Nghiên cứu sách giáo khoa và sách giáo viên để tìm hiểu nội dung, phương pháp dạy Lịch sử và Địa lí. Trên cơ sở đó lựa chọn những trò chơi phù hợp. 2. Dạy thực nghiệm. IV. Phương pháp nghiên cứu: - Phương pháp nghiên cứu các tài liệu về môn Lịch sử và Địa lí. - Phương pháp điều tra thực trạng. Phương pháp thực nghiệm. Phần II- nội dung 1. Thế nào là trò chơi học tập? Trong nhà trường Tiểu học trò chơi học tập là trò chơi có luật, trong đó có nội dung tri thức gắn liền với nội dung bài học, giúp học sinh khai thác vốn kinh nghiệm của bản thân để chơi, thông qua chơi, học sinh được củng cố vận dụng các kiến thức, nội dung đã học vào các tình huống của trò chơi và do đó trẻ được học. Trò chơi học tập có tác dụng cả về mặt rèn luyện trí tuệ lẫn thể chất và phẩm chất đạo đức. Một trò chơi nói chung, trò chơi học tập nói riêng chỉ trở thành trò chơi thực sự khi những người chơi thực hiện hành động chơi. Do đó nếu hành động chơi đòi hỏi những kiến thức, kĩ năng học sinh chưa có thì trò chơi đó không có tác dụng đối với các em. Trò chơi Lịch sử và Địa lí là trò chơi trong đó có chứa đựng một trong các yếu tố về Lịch sử hay Địa lí. Trò chơi có thể phân loại theo số người chơi: Trò chơi tập thể, trò chơi cá nhân. Trò chơi có thể là trò chơi vận động, có thể là trò chơi trí tuệ cũng có thể kết hợp vận động và trí tuệ. Vì là một trò chơi, trò chơi khi dạy Lịch sử và Địa lí cũng mang đầy đủ các đặc điểm của trò chơi, nhưng trò chơi này khác hẳn với những trò chơi khác ở chỗ ít nhiều phải chứa đựng trong đó một yếu tố lịch sử hay địa lí nào đó. Đối với các lớp duới, trò chơi còn nặng về vận động, song môn học này chỉ có ở lớp 4, 5 nên càng mang tính trí tuệ hơn. Trong nhà trường trò chơi có thể tổ chức như một hoạt động học tập. Cơ sở tâm lí và sinh lí khẳng định hoạt động dạy học Lịch sử và Địa lí dưới dạng trò chơi rất phù hợp với lứa tuổi tiểu học. Thực tế cho thấy hình thức tổ chức của trò chơi Sử- Địa rất dể được học sinh hưởng ứng và tham gia. - Xét về mục đích phục vụ dạy học nói chung, trò chơi Sử- Địa nói riêng có thể là: + Trò chơi nhằm dẫn dắt hình thành tri thức mới. + Trò chơi nhằm củng cố kiến thức, luyện tập kĩ năng. + Trò chơi nhằm ôn tập, rèn luyện tư duy trong ngoại khoá. - Nếu phân loại theo các mạch kiến thức của Lịch sử ta có thể nói tới, chẳng hạn: + Trò chơi về trí nhớ thời gian lịch sử. + Trò chơi về trí nhớ sự kiện lịch sử. + Trò chơi về trí nhớ thời gian lịch sử. + Trò chơi về trí nhớ địa danh lịch sử. - Nếu phân loại theo các mạch kiến thức của Địa lí ta có thể nói tới, chẳng hạn: + Vùng đồng bằng. + Vùng trung du. + Vùng núi. 2. Tác dụng của trò chơi học tập bằng giáo án điện tử: Làm thay đổi hình thức hoạt động học tập. Học sinh tiếp thu kiến thức tự giác và tích cực hơn trong những hoạt động đa dạng, hứng thú. Học sinh thấy vui hơn, cởi mở hơn, thư thái dễ chịu và khoẻ mạnh hơn. Giúp học sinh rèn luyện củng cố tiếp thu tri thức đồng thời phát triển vốn kinh nghiệm mà các em đã được tích luỹ thông qua hoạt động chơi. Rèn luyện kĩ năng, kĩ xảo thúc đẩy hoạt động trí tuệ. Nhờ sử dụng trò chơi học tập mà quá trình dạy và học trở thành một hoạt động vui và hấp dẫn hơn, các cơ hội học tập đa dạng hơn. Đối với học sinh không có phương tiện nào giúp các em phát triển một cách tự nhiên, có hiệu quả, rèn luyện tính tự chủ bằng trò chơi học tập. Qua chơi, các em biết tự kiềm chế, được tham gia hoạt động tích cực. Trò chơi không chỉ là phương tiện mà còn là phương pháp giáo dục. Tóm lại, trò chơi nói chung, trò chơi học tập nói riêng giúp cho học sinh phát triển toàn diện các năng lực một cách tự nhiên, giúp cho các em trao đổi kinh nghiệm, tương tác lẫn nhau, từ đó các em tiếp thu kiến thức một cách dễ dàng. 3. Những phản ứng tâm lí của học sinh khi tham gia trò chơi: a. Phản ứng tích cực: - Hăng say chơi hết mình. - ý thức trách nhiệm cá nhân cao. - Dễ bỏ qua sai phạm nhỏ của người khác. - Tôn trọng tính kỉ luật. ... đã làm gì? * GV: Chúng ta quan sát màn hình thấy xung quanh nơi đây người ta trồng nhiều rặng phi lao để ngăn chặn sự di chuyển cồn cát và ngăn gió thổi từ biển vào đất liền.. Vậy với đặc điểm địa hình nhỏ hẹp như vậy khí hậu của khu vực phía bắc và phía nam của dải ĐBDHMT như thế nào chúng ta cùng tìm hiểu phần thứ hai: Khí hậu có sự khác biệt giữa khu vực phía bắc và phía nam. Lược đồ. ? Quan sát trên lược đồ, cho cô biết dãy núi nào chạy cắt ngang dải ĐBDHMT? - Gọi HS lên chỉ vị trí của dãt Bạch Mã và đèo Hải Vân? * GV: Dãy núi Bạch Mã chạy thẳng ra biển, nằm giữ Huế và Đà Nẵng. Có thể nói đây là bức tường chắn ngang dải ĐBDHMT. ? Đi từ Huế vào Đà Nẵng và từ Đà Nẵng ra Huế phải đi bằng đường nào? Đèo Hải Vân * GV: Đèo Hải Vân nằm trên sườn núi, đường uốn lượn. Nếu đi từ Nam ra Bắc, bên trái là sườn núi cao, bên phải sườn núi dốc xuống biển. Cảnh đèo Hải Vân là cảnh đẹp rất hùng vĩ. Ngoài đường bộ như các bạn vừa phát biểu đó là có đường hầm đèo Hải Vân, theo các em đường hầm có lợi ích gì? * GV: Các em ạ! đường hầm đèo Hải Vân là một trong 30 đường hầm hiện đại nhất thế giới. Trước đây khi mưa lũ làm sạt lở đất thì đường giao thông bị ách tắc không thể đi lại được qua vùng này. ?Theo các em để khắc phục những hậu quả do mưa lớn, bão lũ gây ra chúng ta phải làm gì? * GV: Dãy núi Bạch Mã chặn đứng luồng gió thổi từ phía bắc xuống phía nam tạo ra sự kác biệt về khí hậu ở đây. Sự khác biệt đó như thế nào chúng ta thảo luận nhóm 4 2 câu hỏi sau: Thảo luận nhóm 4 1. Khí hậu phía bắc dãy Bạch Mã và phía nam dãy Bạch Mã khác nhau như thế nào? 2. Em hãy cho biết đặc điểm của màu hạ và những tháng cuối năm ở đồng bằng duyên hải miền Trung. 1. Khí hậu phía bắc dãy Bạch Mã có mùa đông lạnh, nhiệt độ có sự chênh lệch giữa mùa đông và mùa hạ. Phía nam không có mùa đông lạnh, chỉ có mùa mưa, mùa khô, mùa hạ có gió Tây, nhiệt độ tương đối đồng đều giữa các tháng trong năm. * GV: Tại sao lại có sự khác biệt về khí hậu như vậy? * GV: ở câu hỏi 1, các nhóm thảo luận thu được kết quả rất tốt, cô khen các nhóm. Tiếp tục cô mời 1 nhóm trả lời câu hỏi 2. 2. Đặc điểm của màu hạ và những tháng cuối năm ở đồng bằng duyên hải miền Trung. Bài tập trắc nghiệm: Đ, S * GV: Mùa hạ ở nước ta thường có gió thổi từ Lào sang gọi là gió Lào. Khi gặp dãy núi Trường Sơn, gió bị chặn lại, trút hết mưa xuống sườn Tây, khi thổi sang bên kia chỉ còn hơi khô, nóng. Do đó ở DHMT vào mùa hạ rất khô, nóng. Mùa đông, có gió thổi từ biển vào mang theo nhiều hơi nước gây mưa nhiều. Do sông ở đây nhỏ và ngắn , lai có mưa lớn, nước từ núi đổ xuống đồng bằng, thường gây ra lụt. * GV: Không chỉ ở ĐBDHMT mà ở khắp các vùng trên cả nước đều có hiện tượng mưa lớn hay lụt bão gây thiệt hại lớn về ngưòi và của. Do đó ngay từ bây giờ là nhưũng học sinh chúng ta cũng cần phải biết cách phòng chống những thiên tai do thiên nhiên mang lại. 3. Củng cố, dặn dò: Địa hình của dải ĐBDHMT có đặc điểm gì? Nhiều đồng bằng nhỏ hẹp với nhiều cồn cát. Đặc điểm khí hậu ở ĐBDHMT? Mùa hạ khô, nóng, cuối năm mưa to dễ gây ngập lụt, ... * GV: Đó chính là nội dung bài học hôm nay. Cô mời 1 bạn đọc lại nội dung bài. Ghi nhớ. - Trò chơi" Ô chữ kì diệu" 6.Tên dãy núi nằm ở phiá tây của dải ĐBDHMT? 5. Hiện tượng thời tiết hay sảy ra ở miền Trung vào những tháng cuối năm gây ra lũ lụt? 4. Tên một đường đèo hiểm trở ở ĐBDHMT? 3.Tên dãy núi năm giữa Huế và Đà Nẵng? 2. Hiện tượng hay sảy ra ở miền Trung gây sập nhà đổ cửa? 1. Tên những vùng thấp trũng ở cửa sông ĐBDHMT? Hàng dọc: Các chữ cái viết tắt là tên của một vùng đồng bằng? 3. GV: Nhận xét giờ học. - 1HS chỉ. - 1 HS nhận xét. - 1 HS trả lời. - HS khác nhận xét. -1 HS : Lược đồ DHMT. - 1 HS: 5 dải đồng bằng ở DHMT. - 1 HS chỉ. - HS 2 nhận xét, chỉ lại. - 1 HS: Tên gọi của các dải đồng bằng này lấy từ tên các tỉnh nằm trên vùng đồng bằng đó. - HS thảo luận cặp đôi. - 1 HS trả lời - HS khác nhận xét. - 1 HS trả lời. - 1 HS nhận xét. - HS: nhỏ và hẹp. - HS: Đầm, phá - 1 HS: Sư di chuyển cồn cát. - HS quan sát. - HS: Trồng cây phi lao. - 1 HS: dãy núi Bạch Mã - 2 HS lên chỉ. - HS khác nhận xét. - HS: Đường bộ trên sườn đèo Hải Vân hoặc đi xuyên qua núi qua đường hầm Hải Vân. - HS: Đi nhanh hơn, dễ đi, an toàn, không ách tắc giao thông. - HS: Trồng cây gây rừng, ngăn chặn những hành vi phá rừng, đốt rừng. Giữ môi trường trong sạch.... - HS chia nhóm 4 em. - HS thảo luận 5 phút. - Đại diện 1 nhóm trình bày câu 1. - Nhóm khác nhận xét. - 1 HS: Do dãy núi Bạch Mã chắn gió lạnh thổi từ phía Bắc, nên phía nam không có gió lạnh và không có mùa đông. - Đại diện 1 nhóm trả lời câu hỏi 2. - Nhóm khác nhận xét. - HS chơi làm 2 đôi. kế hoạch bài soạn Ngày soạn: 18/ 10/ 2008 Ngày giảng: 20/ 10/ 2008 Môn: Lịch sử Chiến thắng Bạch Đằng do Ngô Quyền lãnh đạo (Năm 938) I. Mục đích, yêu cầu: Học xong bài này, HS biết: - Vì sao có trận Bạch Đằng - Kể lại được diễn biến chính của trận Bạch Đằng. - Trình bày được ý nghĩa của trận Bạch Đằng đối với lịch sử dân tộc. II. Đồ dùng dạy học - Hình trong SGK . - Tranh vẽ diễn biến Bạch Đằng( SGK). - Phiếu học tập và nội dung trò chơi ( trên màn hình). III. Bài mới: A. Kiểm tra bài cũ (3-5’) ? Vì sao Hai Bà Trưng phất cờ? ? Nêu ý nghĩa của cuộc khởi nghĩa? B. Bài mới 1. Giới thiệu bài (1’) 2. Các hoạt động * Hoạt động 1: Làm việc cá nhân - GV phát phiếu học tập - HS làm + HS nêu kết quả bài làm + 3 HS giới thiệu một số nét về tiểu sử Ngô Quyền. * Hoạt động 2: Làm việc cá nhân - HS đọc thầm “Sang đánh nước ta. . .hoàn toàn thất bại” ? Cửa sộng Bạch Đằng nằm ở cửa sông nào? địa phương nào? Quân Ngô Quyền đã dựa vào thuỷ triều để làm gì? ? Trận đánh diễn ra như thế nào? ? Kết quả trận đánh ra sao? - 3-4 em thuật lại diễn biến trận Bạch Đằng * Hoạt động 3: Làm việc cả lớp - Sau khi đánh tan quân Nam Hán Ngô Quyền đã làm gì? Điều đó có ý nghĩa như thế nào? 1. Nguyên nhân: - Đánh dấu x vào ô trống trước những thông tin đúng về Ngô Quyền. + Ngô Quyền là người Đường Lâm (Hà Tây) x + Ngô Quyền là con rể của Dương Đình Nghệ. + Ngô Quyền chỉ huy quân ta đánh quân Nam Hán x + Trước trận Bạch Đằng Ngô Quyền lên ngôi vua x 2. Diễn biến - Cửa sông Bạch Đằng nằm ở Quảng Ninh. - Để đóng cọc nhọn xuống nơi hiểm yếu ở sông Bạch Đằng rồi nhử quân giặc vào bãi cọc rồi đánh tan quân xâm lược. 3. ý nghĩa - Mùa xuân năm 939 Ngô Quyền xưng vương, đóng đô ở Cô loa. Đất nước được độc lập sau hơn một nghìn năm bị phong kiến phương Bắc Đô hộ ị Ghi nhớ III. Củng cố, dặn dò - Trò chơi "Ô chữ kì diệu" ( Sử dụng CNTT). - GV chốt nội dung. 2-3 em nhắc lại - Nhận xét tiết học. PhầnIII- kết luận và khuyến nghị I/ Những bài học rút ra cho bản thân và đồng nghiệp sau quá trình thực hiện đề tài: Đưa các trò chơi vào dạy học Lịch sử và Địa lí là một trong những cách đổi mới về hình thức tổ chức dạy học được nhiều người quan tâm nhằm gây " Hứng thú cho học sinh khi học Lịch sử và Địa lí" ở lớp 4 nói riêng và tiêu học nói chung. Đặc biệt là đáp ứng nhu cầu đào tạo hiện nay là đưa công nghệ thông tin vào dạy học thì việc sử dụng trò chơi thông qua tiết dạy bằng giáo án điện tử càng thu hút sự chú và ghi nhớ kiến thức sâu của học sinh. Bản thân tôi và đồng nghiệp đã ít nhiều rút ra được kinh nghiệm như sau: Muốn dạy được tốt môn Lịch sử và Địa lí chúng ta cần phải: - Tìm hiểu và nắm bắt được vấn đề cơ bản đổi mới phương pháp dạy học thông qua hình thức sử dụng công nghệ thông tin vào dạy học. - Tìm hiểu việc dạy học bằng cách áp dụng công nghệ thông tin sao cho thực chất có hiệu quả. - Tìm hiểu cách thiết kế bài dạy theo kiểu dạy học tích cực. Tổ chức cho học sinh học tập trong hoạt động và bằng nhiều hoạt động tự giác, sáng tạo và tự tin. II/ Những ý kiến đề xuất: - Bước đầu sử dụng công nghệ thông tin nên còn khó khăn. Vì vậy mỗi giáo viên tiểu học cần nghiên cứu kĩ bài dạy sao cho thiết kế trò chơi hợp lí, không mất quá nhiều thời gian, công sức và tốn kém. - Tránh dạy học mang tính trình chiếu, đưa quá nhiều hình ảnh và âm thanh lạ vào trò chơi gây mất tập trung và sự chú ý cho học sinh khi tham gia trò chơi. - Tôi mong muốn đề tài này được phát triển thành chương trình hoạt động ngoại khoá như sân chơi "Rung chuông vàng" với lĩnh vực về Lịch sử và Địa lí đối với học sinh lớp 4, lớp 5. Chương trình này tôi đã được thực nghiệm tại trường tiểu học Trần Phú 2 năm học liền, năm học 2007- 2008 và cuối tháng 4 năm học 2008- 2009. III/ Triển vọng sau đề tài: Từ những kết quả thu được sau quá trình nghiên cứu và thực hiện đề tài này, tôi mong rằng có thể tiếp tục nghiên cứu sâu hơn về nội dung chương trình của hai môn Lịch sử và Địa lí lớp 4 để tôi có thể thường xuyên sử dụng các trò chơi trong tiết học bằng giáo án điện tử. Tôi còn mong muốn tìm hiểu để tiếp tục thiết kế nhiều trò chơi ở các môn học khác thông qua giáo án điện tử nhằm thu hút, gây hứng thú học tập cho học sinh. Bước đầu thực hiện đề tài còn nhiều hạn chế, đặc biệt bản thân đang tích cực học tập để sử dụng công nghệ thông tin vào dạy học nên không tránh khỏi những hạn chế và thiếu sót. Kính mong nhận được sự đóng góp của đồng nghiệp, Ban giám hiệu trường tiểu học Trần Phú, cán bộ chuyên môn Phòng Giáo dục và Đào tạo Uông Bí để đề tài được hoàn hảo và vận dụng thực tiễn sao cho có hiệu quả. Phần IV- tài liệu tham khảo 1. Bảo Hưng "đố vui- đố hình" thử trí thông minh NXB phụ nữ 2004. 2. Đinh Nguyễn Thu Trang và Nguyễn Thị Cẩm Hường "Thiết kế bài giảng Địa Li" lớp 4 NXB Hà Nội 2005. 3. Nguyễn Trại( chủ biên) - Lê Thị Hoài Thu " Thiết kế bài giảng Lịch sử" lớp 4 NXB Hà Nội 2005. 4. SGK Lịch sử và Địa lí lớp 4 NXB Giáo duc. 5. Một số thông tin trên mạng In ternet. Lời kết Trong quá trình giảng dạy tôi đã rút ra bài học cho bản thân. Vì vậy tôi mạnh dạn đi sâu tìm hiểu về đề tài này. Bước đầu xây dựng kế hoạch thực hiện. Tôi sẽ tiếp tục nghiên cứu, tìm hiểu và đặc biệt thông qua chương trình dạy thực nghiệm các bài học đến hết năm học để hoàn thiện đề tài. Tôi rất mong nhận được sự đóng góp ý kiến của đồng nghiệp, Ban giám hiệu trường Tiểu học Trần Phú, sự chỉ đạo của cán bộ chuyên môn Phòng giáo dục để tôi nhận ra những phần hạn chế trong đề tài này, để đề tài của tôi được hoàn thiện và có tác dụng trong thực tiễn giảng dạy. Tôi xin chân thành cảm ơn! Vàng Danh, ngày 25 tháng 4 năm 2009 Người viết: Nguyễn Thị Huyền
Tài liệu đính kèm: