Sáng kiến kinh nghiệm Sử dụng đồ dùng trực quan trong giảng dạy Mĩ thuật - Trần Khắc Đại

Sáng kiến kinh nghiệm Sử dụng đồ dùng trực quan trong giảng dạy Mĩ thuật - Trần Khắc Đại

* Một số đề xuất và kiến nghị:

- Nhà trường hỗ trợ về kinh phí cho giáo viên chuyên trách trong công việc làm đồ dùng trực quan.

- Dành riêng một phòng cho việc dạy học môn Mĩ thuật. Giáo viên cần chú ý đến chiều hướng của ánh sáng khi đặt mẫu( ánh sáng một chiều)

- giáo viên có thể thu những bài vẽ khá của học sinh để dùng làm đồ dùng trực quan cho cả 3 phân môn: Vẽ theo mẫu, Vẽ trang trí, Vẽ tranh.

- Trong điều kiện chưa có phòng riêng cho tiết vẽ theo mẫu, có thể tạm thời khắc phục bằng cách chia thời khoá biểu vào đầu giờ hoặc sau giờ ra chơi để có thời gian cho học sinh sắp xếp bàn ghế theo 4 nhóm, chừa lại khoảng giữa của lớp học. Từ đó, giáo viên có vị trí đặt mẫu từ 3 đến 4 mẫu: ở phí trên 1 mẫu, giữa từ 2-3 mẫu.

- Giáo viên cần phải tích cực hơn nữa trong việc chuẩn bị cho tiết dạy và trtong giờ lên lớp. Đối với tất cả mọi đồ dùng trực quan, giáo viên cần gợi ý để học sinh phân tích tất cả các yếu tố trên đồ dùng trực quan cùng một lúc để phát huy tính tích cực, chủ động và phát triển tư duy của học sinh, sau đó giáo viên củng cố, tổng kết lại, nhấn mạnh những điểm thể hiện nội dung trọng tâm của bài học.

 

doc 12 trang Người đăng lilyphan99 Ngày đăng 01/03/2022 Lượt xem 127Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Sáng kiến kinh nghiệm Sử dụng đồ dùng trực quan trong giảng dạy Mĩ thuật - Trần Khắc Đại", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
I. Lý do chọn đề tài
1. Cơ sở lí luận:
	Như chúng ta đã biết, mục tiêu giáo dục của nước ta là đào tạo con người Việt Nam phát triển một cách toàn diên về: Đức, Trí, Thể, Mĩ. Vấn đề giáo dục thẩm mĩ hiện nay đang được xã hội quan tâm. Cùng với sự phát triển của xã hội, ngoài nhu cầu về vật chất, con người còn đòi hỏi khá cao về đời sống tinh thần mà mĩ thuật là một phần không thể thiếu.
Bộ môn Mĩ thuật đã và đang được đổi mới và đưa vào giảng dạy ở Nhà trường phổ thông trên toàn quốc. Môn Mĩ thuật trongt rường phổ thông là một trong những môn học bắt buộc như tất cả các môn học khác. Tuy nhiên môn Mĩ thuật trong trường phổ thông không nhằm đào tạo học sinh thành những người học sĩ hay những người chuyên làm công tác Mĩ thuật, mà mục đích chủ yếu ở đây là làm cho tất cả học sinh được tiếp xúc với hoạt động nghệ thuật, để các em có những hiểu biết về cái đẹp và những tiêu chuẩn về cái đẹp. Trên cơ sở đó, bồi dưỡng thị hiếu thẩm mĩ, tình cảm thẩm mĩ, giúp các em cảm thụ được vẻ đẹp của các tác phẩm hội hoạ, vẻ đẹp của thiên nhiên, của quê hương đất nước, con ngườiĐồng thời cung cấp cho học sinh một lượng kiến thức cơ bản nhất định, để các em có thể hoàn thành các bài tập.
Ngoài ra việc giáo dục mĩ thuật trong nhà trường phổ thông còn có mục đích bồi dưỡng năng khiếu và khả năng sáng tạo nghệ thuật cho học sinh.
Tất cả những điều trên cho chúng ta thấy rằng giáo dục Mĩ thuật là việc quan trọng. Do đó, đòi hỏi người làm công tác giáo dục mĩ thuật phải hiểu đúng vị trí của bộ môn và có phương pháp giảng dạy thích hợp. Qua học tập và nghiên cứu, bản thân tôi thấy phương pháp thường trực trong tiết dạy Mĩ thuật là phương pháp trực quan. Phương pháp này gắn liền với đồ dùng trực quan. Nói cách khác là đồ dùng trực quan thể hiện đặc điểm của môn học về phương pháp và tri thức. Bởi nó mang kiến thức, yếu tố thẩm mĩ và gắn liền với phương pháp. Do đó có thể khẳng định đồ dùng trực quan có vịt trí vô cùng quan trọng trong việc dạy học Mĩ thuật.
Đồ dùng trực quan trong giảng dạy Mĩ thuật chứa đựng một lượng kiến thức lớn và mang yếu tố thẩm mĩ nên việc sử dụng đồ dùng trực quan có liên quan trực tiếp, mang ý nghĩa quyết định đến hiệu quả của tiết dạy.
2. Cơ sở thực tiễn.
Qua quá trình giảng dạy ở trường THCS Hạnh Lâm, bản thân tôi đã nhận thấy được tầm quan trọng của đồ dùng trực quan đối với bộ môn là rất cần thiết. Việc chuẩn bị chưa đầy đủ đồ dùng dạy học nói chung và đồ dùng trực quan nói riêng sẽ làm cho tiết học kém phần hứng thú, không phát huy tối đa được tính tích cực của học sinh và không thể phát triển được nhiều cho học sinh khả năng quan sát, phân tích, khả năng cảm thụ thẩm mĩ. Ngược lại, nếu chuẩn bị một cách đầy đủ sẽ làm cho tíêt học trở nên hứng thú, phát huy được tính tích cực của học sinh, khả năng quan sát tư duy sáng tạo của từng học sinh thông qua các bài tập thực hành sẽ đạt được hiểu quả cao.
Tuy nhiên, qua thực tế giảng dạy tại trường, bản thân tôI đã nhân thấy rằng đồ dùng trực quan và vấn đề sử dụng đồ dùng trực quan trong giảng dạy Mĩ thuật còn gặp rất nhiều bất cập và khó khăn. Vì vậy, việc tìm ra một số yêu cầu và biện pháp nhằm nâng cao chất lượng của đồ dùng trực quan và cách sử dụng thích hợp là việc cần thiết.
II. Nhiệm vụ của đề tài:
Tổng hợp các cơ sở lí luận về vai trò và vị trí của đồ dùng trực quan trong giảng dạy Mĩ thuật.
Tìm hiểu thực trạng việc sử dụng đồ dùng trực quan trong dạy học môn Mĩ thuật tại trường THCS Hạnh Lâm
Rút ra kết luận và đề xuất các giảI pháp nâng cao hiệu quả sử dụng đồ dùng trực quan để nâng cao kết quả học tập.
III. Phương pháp tiến hành
Tham khảo tài liệu, phân tích, tổng hợp các vấn đề liên quan
Điều tra thực tiễn
Dạy thực nghiệm và nghiên cứu kết quả
IV. Cơ sở và thời gian nghiên cứu đề tài
Tại trường THCS Hạnh Lâm
Thời gian: từ ngày 15/9/2007 đến 20/02/2008
II. Nội dung
1. Cơ sở lí luận về vai trò và vị trí của đồ dùng trực quan trong giảng dạy Mĩ thuật.
	Mĩ dục(giáo dục cái đẹp) là một mặt quan trọng đang được nền giáo dục nước ta quan tâm. Thực hiện nhiệm vụ mĩ dục phải thông qua nhiều hoạt động, nhiều môn học, trong đó Mĩ thuật có một vị trí quan trọng- là cơ sở của giáo dục thẩm mĩ. Môn Mĩ thuật chỉ ra những quan điểm, những tiêu chuẩn của cái đẹp. Vì vậy đã từ lâu môn Mĩ thuật đã trở thành môn học chính thức trong chương trình giảng dạy ở trường phổ thông. nó gắn bó chặt chẽ với các môn học khác để tạo ra chất lượng đào tạo.
Mĩ thuật là một môn học đọc lập như tất cả các môn học khác trong chương trình, nó giáo dục cho học sinh ý thức học tập, bồi dưỡng tình cảm, làm cho học sinh thêm yêu cuộc sống, lạc quan hơn. Từ đó, tác động tích cực đến ý thức học tập của các em ở các môn học khác, cũng như đến sự hình thành nhân cách của các em.
Có thể khẳng định môn Mĩ thuật là một môn học quan trọng, độc lập và gắn bó, liên qian đến các môn học khác. Do đó môn Mĩ thuật cần phải được đầu tư để nâng cao hiệu quả giảng dạy trong trường phổ thông. Nội dung chương trình mĩ thuật ở trường THCS bao gồm 4 phân môn: Vẽ theo mẫu, Vẽ trang trí, Vẽ trang và Thường thức mĩ thuật. Tổng số tiết học của mỗi khối là 35 tiết. Cả 4 phân môn này có sự gắn kết chặt chẽ với nhau, bổ sung cho nhau về những yếu tố: Bố cục, hình khối, mảng, màu sắc
Phân môn Vẽ theo mẫu: có nhiệm vụ nhằm giúp học sinh biết cách quan sát, so sánh, phân tích tổng hợp để nắm được cấu trúc, tỉ lệ, màu sắc, chất liệu của sự vật và biết thể hiện đối tượng trên mặt phẳng, tương quan giữa các vật mẫu trong cùng một mẫu vẽ.
Phân môn Vẽ trang trí: giúp học sinh nắm được các yếu tố tạo nên vẻ đẹp của trang trí, hoạ tiết, hình mảng, màu sắc, bố cục. Cảm nhận được vẻ đẹp của nghệ thuật trang trí qua nhịp điệu của đường nét và hoạ tiết, qua sự phong phú của hình mảng, sự cân đối của bố cục và sự hài hoà của màu sắc. Kích thích óc sáng tạo cho học sinh để các em có thể tạo ra một số sản phẩm trangt rí phục vụ cho học tập và sinh hoạt như: Trang trí góc học tập, báo tường
Phân môn Vẽ tranh: giúp học sinh biết cách thể hiện những suy nghĩ của mình về một đề tài bằng ngôn ngữ hội hoạ: hình mảng, đường nét, bố cục, màu sắc. Bồi dưỡng cho các em khả năng nhận thức nghệ thuật, nâng cao trình độ thẩm mĩ, bồi dưỡng cho học sinh tình yêu thiên nhiên đất nước, con người Nội dung của phân môn Vẽ tranh rất phong phú. Do đó, giáo viên cần hướng học sinh chọn những đề tài phù hợp với khả năng của các em.
Phân môn Thường thức Mĩ thuật: giúp học sinh tìm hiểu một số vấn đề về Mĩ thuật, tạo điều kiện cho các em tiếp xúc, thưởng thức vẻ đẹp của một số tác phẩm tiêu biểu về: kiến trúc, điêu khắc, hội hoạ của Việt Nam và thế giới qua các thời kì khác nhau, bồi dưỡng tình cảm cho học sinh để các em biết yêu quý, có ý thức giữ gìn những thành quả lao động.
Từ những nhiệm vụ cụ thể nêu trên đã cho chúng ta thấy việc sử dụng đồ dùng trực quan trong giảng dạy bộ môn Mĩ thuật là rất quan trọng, tất cả các đồ dùng khi được sử dụng phải nhằm mục đích huy động các giác quan của học sinh tham gia vào các quá trình nhận thức.
Đồ dùng trực quan phải gắn liền với phương pháp trực quan. Khi giảng dạy, giáo viên cần có đồ dùng trực quan để minh họa cho lí thuyết. Học sinh nghe giảng đồng thời được nhìn thấy mẫu trực tiếp. Dạy học có trực quan thì học sinh sẽ lĩnh hội tri thức được rõ ràng, nhanh và giờ học sẽ trở nên hấp dẫn, sinh động hơn. Vì thế trong bất cứ môn học nào cũng cần phải có đò dùng trực quan, sự tiếp thu từ trực quan sinh động bao giờ cũng mang lại hiệu quả cao hơn.
ở môn Mĩ thuật, đồ dùng dạy học là những gì cụ thể và đồng thời được hình tượng hoá bằng ngôn ngữ tạo hình( Bố cục, đường nét, đậm nhạt, hình khối, màu sắc) một cách cô đọng và xúc tích các kiến thức, kĩ năng nên giúp cho học sinh nhận thức được dễ dàng, nhanh chóng, nhớ lâu vì tiếp thu tri thức qua cái đẹp cụ thể bao giờ cũng nhẹ nhàng, thoải mái và hấp dẫn hơn.
Đối với bộ môn Mĩ thuật thì thực hành là chủ yếu vì học sinh ttự tạo ra cái đẹp theo ý mình từ sự gợi ý của giáo viên nên bài nào cũng cần phải có đồ dùng trực quan để học sinh tham khảo và lấy cảm hứng khi vẽ. Riêng Vẽ theo mẫu, trong suốt quá trình vẽ, học sinh phải làm việc trực tiếp với mẫu.
Mĩ thuật là môn học trực quan, vì đối tượng của Mĩ thuật thường là những gì ta có thể nhìn thấy, sờ được. Dạy Mĩ thuật cũng có nghĩa là dạy trên đồ dùng dạy học. Vì thực chất đó là tri thức khoa học của bộ môn. Đồ dùng trực quan trong giảng dạy Mĩ thuật phải cung cấp đủ kiến thức, kĩ năng theo mục tiêu của từng bài học.
Đối với phân môn Vẽ theo mẫu thì đồ dùng trực quan giúp học sinh nắm được và thể hiện ược đặc điểm của mẫu vật theo đúng quy trình. Đồ dùng trực quan của phân môn Vẽ trang trí giúp cho học sinh tạo ra được những hoạ tiết mới và phù hợp với hình thức trang trí. ở phân môn Vẽ tranh thì đồ dùng trực quan giúp học sinh biết ược một số nội dung của đề tài, chọn nội dung và thể hiện được một bức tranh với nội dung đã chọn. Còn đồ dùng trực quan trong môn Thường thức mĩ thuật giúp học sinh hiểu được đặc điểm của hoạt động mĩ thuật qua từng thời kì trong nước cũng như trên thế giới.
Đồ dùng trực quan trong giảng dạy Mĩ thuật ngoài việc cung cấp kiến thức, kĩ năng còn mang tính định hướng, cách thể hiện và gợi cảm hứng sáng tạo cho học sinh nhờ sự phong phú và yếu tố sáng tạo thể hiện trên đồ dùng.
Có thể nói phương pháp trực quan là phương pháp thường trực trong việc giảng dạy môn Mĩ thuật, nó gắn liền với đồ dùng trực quan. Do đó, đồ dùng trực quan trong dạy học Mĩ thuật có ý nghĩa quyết định nhất đối với hiệu quả của tiết dạy.
2. Thực trạng của việc sử dụng đồ dùng trực quan trong dạy học môn Mĩ thuật tại trường THCS Hạnh Lâm
Là một trường THCS nằm ở địa bàn xã vùng cao đặc biệt khó khăn, phần lớn học sinh ở rải rác nhiều nơi khác nhau, đa số là con em lao động nghèo, đời sống kinh tế còn nhiều khó khăn, dẫn đến việc quan tâm, kết hợp, hỗ trợ giáo dục với nhà trường còn nhiều hạn chế. Nhận thức của học sinh không đều đặn, dẫn đến việc tiếp thu kiến thức còn thiếu đồng bộ. Mặt khác, học sinh đang trong độ tuổi phát triển và thay đổi mạnh mẽ về mặt tâm sinh lí. Thêm vào đó là cơ sở vật chất của nhà trường, đồ dùng dạy học phục vụ cho việc giảng dạy bộ môn Mĩ thuật chưa đầy đủ nên gặp không ít những khó khăn. Hơn nữa, bộ môn Mĩ thuật mới được đưa vào giảng dạy nên chưa có phòng học riêng, đồ dùng chưa đáp ứng kịp thời. Khó khăn nhất là những tiết dạy vẽ theo mẫu, giáo viê ... một tranh)
+ Nội dung tranh vẽ gì?
+ Bố cục hợp lí chưa?
+ Hình ảnh chính là những hình ảnh nào? Hình ảnh phụ là gì?
+ Màu sắc thuộc gam màu gì? Màu sắc giữa hình ảnh chính và hình ảnh phụ ra sao?
Sau khi học sinh phân tích, giáo viên củng cố và giới thiệu thêm cho học sinh một số nội dung khác của đề tài bộ đội( giáo viên chỉ gợi ý nhanh)
ở hoạt động “Hướng dẫn cách vẽ”, giáo viên gợi ý cho học sinh nhớ lại và nêu quy trình các bước vẽ tranh, giáo viên giảI thích và lưu ý học sinh theo từng bước. 
Sau khi thực hiện xong, bản thân đã tiến hành so sánh kết quả đạt được ở 2 lớp như sau:
Lớp
Giỏi %
Khá %
Trung bình %
Yếu %
6A
8.9
33.3
40
17.8
6B
8.9
26.7
35.5
28.9
Để kiểm tra và đối chứng sự ảnh hưởng và vai trò của đồ dùng trực quan trong việc giảng dạy ở một số phân môn khác, bản thân đã tiến hành thực nghiệm cụ thể ở Bài 15: Vẽ theo mẫu: Mẫu có dạng hình trụ và hình cầu (Tiết 1- Vẽ hình) ở hai lớp 6A và 6B( Mặt bằng chung năng khiếu mĩ thuật ở hai lớp là như nhau)
Tiết thứ nhất: Được thực hiện tại lớp 6A vào ngày 03/12/2007
Giáo viên thực hiện đầy đủ 5 bước lên lớp, cung cấp đầy đủ nội dung bài học, sử dụng một số phương pháp như: Trực quan, đàm thoại, luyện tập và làm việc theo nhóm.
Đồ dùng trực quan giáo viên sử dụng là: mẫu vẽ(Gồm 4 mẫu vẽ dạng hình trụ và hình cầu), bộ ĐDDH MT6, hình vẽ minh hoạ cách đặt mẫu( cách sắp xếp bố cục bài vẽ), hình minh hoạ các bước tiến hành vẽ mẫu dạng hình trụ và hình cầu, bài vẽ hoàn chỉnh của giáo viên và bài vẽ của các học sinh lớp trước.
Giáo viên sử dụng đồ dùng trực quan hợp lí theo từng nội dung bài học
* Cách khai thác: Đồ dùng trực quan cho hoạt động quan sát là mẫu vẽ thực, giáo viên hướng dẫn học sinh cách đặt mẫu dựa trên mẫu thật, kết hợp với hình minh hoạ cách đặt mẫu, đồng thời giới thiệu cho học sinh một số khung hình chung và một số bố cục bài vẽ hợp lí hay chưa hợp lí để học sinh quan sát và tự phát hiện. Dựa trên mẫu thật, giáo viên hướng dẫn để học sinh quan sát và thảo luận theo nhóm (3 nhóm với 3 mẫu vẽ) về các nội dung: Đặc điểm cấu tạo của mẫu, hình dáng, tỉ lệ, chất liệu, độ đậm nhạt của từng vật mẫu.
Đồ dùng trực quan cho hoạt động hướng dẫn cách vẽ là hình minh hoạ các bước tiến hành, kết hợp với việc phân tích cụ thể dựa trên mẫu thật. Hướng dẫn học sinh khi vẽ phảI vẽ từ bao quát đến chi tiết và luôn nhìn mẫu để so sánh lỉ lệ, nắm được đặc điểm để vẽ hình cho giống với mẫu.
ở phần “Hướng dẫn học sinh thực hành”: Giáo viên phân học sinh thành 3 nhóm với 3 mẫu vẽ, bao quát hướng dẫn học sinh làm bài(Trước khi thực hành cho học sinh quan sát một số bài vẽ của giáo viên và của học sinh lớp trước để các em tự rút kinh nghiệm cho bài vẽ của mình).
* Tiết thứ hai: Được thực hiện tại lớp 6B vào ngày 12/12/2007
Giáo viên cũng thực hiện đầy đủ 5 bước lên lớp, cung cấp đầy đủ nội dung bài học, sử dụng một số phương pháp như: trực quan, đàm thoại, luyện tập. Đồ dùng trực quan là mẫu vẽ (một mẫu), tranh có sẵn trong bộ ĐDDH MT6.
Cách sử dụng đồ dùng theo từng nội dung của bài học. Giáo viên hướng dẫn học sinh quan sát ở mẫu vật thật đặt trên bàn giáo viên thông qua cách đặt mẫu trực tiếp để học sinh nhận xét từng cách( không kèm hình vẽ minh hoạ cách đặt mẫu). Giáo viên giới thiệu cho học sinh một số khung hình chung dựa theo cách đặt mẫu. Đặt câu hỏi để học sinh tìm hiểu về đặc điểm cấu tạo, hình dáng, tỉ lệ, tương quan đậm nhạt giữa các vật mẫu
ở hoạt động hướng dẫn cách vẽ: Giáo viên nhắc lại các bước tiến hành của một bài vẽ theo mẫu (Giáo viên giải thích và làm mẫu nhanh trên bảng) để học sinh quan sát.
ở hoạt động hướng dẫn học sinh thực hành: Giáo viên đặt một mẫu có dạng hình trụ và hình cầu lên bàn giáo viên để học sinh cả lớp quan sát. Giáo viên bao quát hướng dẫn học sinh thực hành( Trước khi thực hành, giáo viên không cho học sinh tham khảo các bài mẫu giáo viên tự làm và bài vẽ sưu tầm của học sinh lớp trước).
Sau khi thực hiện xong, đã tiến hành so sánh kết quả đạt được ở hai lớp như sau:
Lớp
Giỏi %
Khá %
Trung bình %
Yếu %
6A
7.8
35.6
43.0
13.6
6B
5.6
30.6
35.6
28.2
Thông qua hai bảng thống kê so sánh kết quả thu được qua quá trình thực nghiệm, chúng ta có thể khẳng định rằng đồ dùng trực quan ảnh hưởng rất nhiều đến kết quả học tập của học sinh. Vì vây, việc chuẩn bị đồ dùng trực quan sẽ trở nên cần thiết và bắt buộc phải có, nhằm để nâng cao chất lượng dạy- học của bộ môn Mĩ thuật.
3. Một số yêu cầu và giải pháp nâng cao hiệu quả sử dụng đồ dùng trực quan để nâng cao kết quả học tập.
đồ dùng trực quan đưa ra cho học sinh học tập ngoài yêu cầu là đối tượng cho học sinh quan sát, phù hợp với nội dung bài giảng còn yêu cầu là đẹp để thu hút sự chú ý của học sinh tạo nên không khí nghệ thuật trong giờ học, làm cho các em yêu thích bởi vẻ đẹp về hình dáng, màu sắc, phong phú về nội dung, làm phấn chấn tinh thần học tập của các em. Điều đó góp phần không nhỏ vào việc giáo dục và phát triển khả năng cảm thụ thẩm mĩ cho học sinh.
Đồ dùng trực quan khi đưa ra không được tuỳ tiện, cần chuẩn bị chu đáo trước theo yêu cầu của giờ học, phù hợp với mục đích- yêu cầu của bài học về kiến thức, kĩ năng, giáo dục, phát triển và đảm bảo yếu tố thẩm mĩ. Mộu vẽ cần lau sạch sẽ, không sứt mẻ. Tranh minh họa cần được vẽ to, vừa phải để học sinh có thể nhìn rõ, có màu sắc tươi vui, sáng sủa, hài hoà.
Đối với tất cả mọi đồ dùng trực quan, giáo viên cần gợi ý để học sinh phân tích tất cả các yếu tố trên đồ dùng trực quan cùng một lúc để phát huy tính tích cực, chủ động và phát triển tư duy của học sinh. Sau đó, giáo viên củng cố, tổng kết lại, nhấn mạnh những điểm thể hiện nội dung trọng tâm của bài học.
Khi sử dụng đồ dùng trực quan, giáo viên luôn luôn cần phải có sự so sánh, đối chiếu làm rõ nội dung. Ví dụ: so sánh về đường nét, về hình vẽ, về màu sắc, cùng một đề tài có nhiều cách thể hiện, cũng có thể thể hiện bằng nhiều gam màu sắc nhau. Đồ dùng trực quan phải được trình bày một cách trình tự, rõ ràng và khoa học.
- Đối với tiết vẽ theo mẫu: Giáo viên phải chuẩn bị mẫu vẽ phù hợp với bài học, bài vẽ minh hoạ của giáo viên, hình minh hoạ, cách sắp xếp mẫu, hình minh hoạ các bước vẽ, bài vẽ của học sinh lớp trước. Giáo viên cho học sinh tự đặt mẫu, hướng dẫn học sinh quan sát, nhận xét dựa trên mẫu thực đã chuẩn bị. Giáo viên làm mẫu lên bảng theo các bước của mình minh hoạ. Gợi ý cho học sinh phân tích tất cả các đặc điểm của mẫu một lúc rồi củng cố lại để ít tốn thời gian.
Giáo viên cần chú ý đến ánh sáng khi đặt mẫu, chỉ để ánh sáng chiếu vào từ một phía (Có thể dùng rèm để điều chỉnh ánh sáng)
- Đối với tiết Vẽ trang trí: Giáo viên cần chuẩn bị bài vẽ trang trí của giáo viên theo nội dung bài học. Những đồ dùng trong cuộc sống, có ứng dụng loại trang trí của bài học, hình minh hoạ các bước vẽ, hình vẽ một số hoạ tiết, bài vẽ của học sinh lớp trướng có hình, màu phong phú.
- Đối với tiết Vẽ tranh: Giáo viên chuẩn bị tranh vẽ của giáo viên hoặc phiên bản tranh của các họa sĩ có nội dung phù hợp với đề tài (nhiều nội dung khác nhau, gam màu khác nhau), hình minh hoạ bố cục, hình minh hoạ các bước vẽ, bài vẽ của học sinh lớp trước.
- Đối với tiết Thường thức mĩ thuật: Giáo viên cần chuẩn bị tranh ảnh phù hợp với nội dung bài học, gợi ý và yêu cầu học sinh sưu tầm tranh ảnh.
Phần III: Kết luận
Trước hết có thể khẳng định đồ dùng trực quan thể hiện được đặc điểm của môn học vì môn Mĩ thuật là môn học trực quan. Nếu như ở các môn học khác, đồ dùng trực quan chỉ dùng để minh hoạ cho một hoặc một số yếu tố nào đó trong bài học thì ở môn học Mĩ thuật, đồ dùng trực quan phải chưa đựng tất cả kiến thức của bài học và mang yếu tố thẩm mĩ.
Hầu hết các phân môn Mĩ thuật đều hướng đến mục tiêu là phát triển khả năng quan sát, óc tư duy, sáng tạo của học sinh. Vì thế, trong tiết học Mĩ thuật cần phảI có đồ dùng trực quan để học sinh quan sát, từ đó học sinh mới tư duy, tưởng tượng và thể hiện được sự sáng tạo của mình. Đồ dùng trực quan giúp học sinh nắm được đặc điểm mẫu, định hướng cho các em lựa chọn nội dung, hình tượng
Trong tiết dạy Mĩ thuật, giáo viên chỉ có thể chuyển tải hết kiến thức của bài học đến cho học sinh qua đồ dùng trực quan. Vì đồ dùng trực quan chứa đựng và thể hiện kiến thức của bài học. Nếu không có đồ dùng trực quan thì học sinh không thể quan sát, đồng thời rất khó khăn trong việc phát huy tính tích cực của học sinh, phát triển khả năng tư duy và khả năng cảm thụ thẩm mĩ của học sinh.
Mặt khác việc chuẩn bị đồ dùng trực quan là không quá khó khăn và vì nó còn liên quan trực tiếp đến chất lượng học tập của học sinh cho nen việc làm và sử dụng đồ dùng trực quan theo đúng yêu cầu của một việc làm cần thiết để góp phần nâng cao chất lượng học tập bộ môn nói riêng và chất lượng giáo dục cả nước nói chung.
Sự ảnh hưởng của đồ dùng trực quan có thể thu được hiệu quả một cách nhanh chóng thông qua phần thực hành của học sinh và có thể áp dụng rộng rãI cho việc giảng dạy bộ môn Mĩ thuật ở các cấp học.
* Một số đề xuất và kiến nghị:
- Nhà trường hỗ trợ về kinh phí cho giáo viên chuyên trách trong công việc làm đồ dùng trực quan.
- Dành riêng một phòng cho việc dạy học môn Mĩ thuật. Giáo viên cần chú ý đến chiều hướng của ánh sáng khi đặt mẫu( ánh sáng một chiều)
- giáo viên có thể thu những bài vẽ khá của học sinh để dùng làm đồ dùng trực quan cho cả 3 phân môn: Vẽ theo mẫu, Vẽ trang trí, Vẽ tranh.
- Trong điều kiện chưa có phòng riêng cho tiết vẽ theo mẫu, có thể tạm thời khắc phục bằng cách chia thời khoá biểu vào đầu giờ hoặc sau giờ ra chơi để có thời gian cho học sinh sắp xếp bàn ghế theo 4 nhóm, chừa lại khoảng giữa của lớp học. Từ đó, giáo viên có vị trí đặt mẫu từ 3 đến 4 mẫu: ở phí trên 1 mẫu, giữa từ 2-3 mẫu.
- Giáo viên cần phải tích cực hơn nữa trong việc chuẩn bị cho tiết dạy và trtong giờ lên lớp. Đối với tất cả mọi đồ dùng trực quan, giáo viên cần gợi ý để học sinh phân tích tất cả các yếu tố trên đồ dùng trực quan cùng một lúc để phát huy tính tích cực, chủ động và phát triển tư duy của học sinh, sau đó giáo viên củng cố, tổng kết lại, nhấn mạnh những điểm thể hiện nội dung trọng tâm của bài học.
Hạnh Lâm, tháng 2 năm 2008
Người thực hiện
Trần Khắc Đại
Phòng GD & Đào tạo Huyện Thanh Chương
Trường THCS Hạnh Lâm
Sáng Kiến Kinh Nghiệm
Đề tài:Sử dung đồ dùng trực quan trong giảng dạy mỹ thuật
Họ và tên: Trần Khắc Đại
GV trường THCS Hạnh Lâm
Tháng 03 năm 2008

Tài liệu đính kèm:

  • docsang_kien_kinh_nghiem_su_dung_do_dung_truc_quan_trong_giang.doc