Sáng kiến kinh nghiệm Tăng cường kiểm tra nội bộ để đẩy mạnh các hoạt động trong nhà trường

Sáng kiến kinh nghiệm Tăng cường kiểm tra nội bộ để đẩy mạnh các hoạt động trong nhà trường

I - Lí do chọn đề tài :

 Năm học 1998-1999, tôi được UBND Quận Đống Đa điều động về công tác tại trường tiểu học Cát Linh . Dù đã có một số năm làm quản lí , song nhận nhiệm quản lí một trường có các đồng chí Phó Hiệu trưởng dày dạn kinh nghiệm , đội ngũ giáo viên rất quen với nếp quản lí của Ban giám hiệu cũ mà tôi chưa hiểu biết gì họ . Làm thế nào để nhanh chóng nắm bắt được tình hình nhà trường , phát huy những tiềm năng sẵn có của trường và hướng Cát linh đi theo con đường của các trường Tiên Tiến Xuất sắc của Thành phố . Vận dụng những lí luận được trang bị khi theo học các khoá Bồi dưỡng Quản lí giáo dục , tranh thủ sự góp ý của các anh chị có kinh nghiệm quản lí kết hợp với kinh nghiệm bản thân , tôi đã chọn " Tăng cường kiểm tra nội bộ " để đẩy mạnh các hoạt động trong nhà trường .

II - Cơ sở lí luận và thực tiễn để giải quyết đề tài .

1- Cơ sở lí luận :

 Kiểm tra là biện pháp của quản lý, chức năng của quản lý. Kiểm tra phương thức thu nhận thông tin. Đó là một hệ thống quan sát và so sánh xem lao động sư phạm thực tế có phù hợp với kế hoạch, tiêu chuẩn quy tắc đã dự kiến trước hay không. Vạch rõ kết quả tác động của chủ thể đến khách thể, vạch rõ những lệch lạc phạm phải. Kiểm tra có tầm quan trọng đối với hoạt động dạy và học cũng như tất cả các mặt hoạt động của nhà trường. Không kiểm tra nhà trường sẽ suy thoái.

 Qua kiểm tra giáo viên sẽ có trách nhiệm hơn trong công việc được giao. Qua kiểm tra sẽ đánh giá đúng từng giáo viên, khen giáo viên có thành tích, tìm hiểu những nguyên nhân của sự tồn tại, hướng dẫn một số biện pháp giúp giáo viên hoàn thành tốt công việc được giao .

 

doc 8 trang Người đăng minhanh10 Lượt xem 500Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Sáng kiến kinh nghiệm Tăng cường kiểm tra nội bộ để đẩy mạnh các hoạt động trong nhà trường", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Sáng kiến kinh nghiệm  
Tên đề tài:
Tăng cường kiểm tra nội bộ để đẩy mạnh các hoạt động trong nhà trường.
Người thực hiện : Đỗ Quang Hợp.
Trường: Hiệu trưởng trường tiểu học Cát Linh - Đống Đa - Hà Nội  
Hà Nội 2003 - 2004
I - Lí do chọn đề tài : 
       Năm học 1998-1999, tôi được UBND Quận Đống Đa điều động về công tác tại trường tiểu học Cát Linh . Dù đã có một số năm làm quản lí , song nhận nhiệm quản lí một trường có các đồng chí Phó Hiệu trưởng dày dạn kinh nghiệm , đội ngũ giáo viên rất quen với nếp quản lí của Ban giám hiệu cũ mà tôi chưa hiểu biết gì họ . Làm thế nào để nhanh chóng nắm bắt được tình hình nhà trường , phát huy những tiềm năng sẵn có của trường và hướng  Cát linh  đi theo con đường của các trường Tiên Tiến Xuất sắc của Thành phố . Vận dụng những lí luận được trang bị khi theo học các khoá Bồi dưỡng Quản lí giáo dục , tranh thủ sự góp ý của các anh chị có kinh nghiệm quản lí kết hợp với kinh nghiệm bản thân , tôi đã chọn " Tăng cường kiểm tra nội bộ " để đẩy mạnh các hoạt động trong nhà trường . 
II - Cơ sở lí luận và thực tiễn để giải quyết đề tài . 
1- Cơ sở lí luận : 
       Kiểm tra là biện pháp của quản lý, chức năng của quản lý. Kiểm tra phương thức thu  nhận thông tin. Đó là một hệ thống quan sát và so sánh xem lao động sư phạm thực tế có phù hợp với kế hoạch, tiêu chuẩn quy tắc đã dự kiến trước hay không. Vạch rõ kết quả tác động của chủ thể đến khách thể, vạch rõ những lệch lạc phạm phải. Kiểm tra có tầm quan trọng đối với hoạt động dạy và học cũng như tất cả các mặt hoạt động của nhà trường. Không kiểm tra nhà trường sẽ suy thoái. 
       Qua kiểm tra giáo viên sẽ có trách nhiệm hơn trong công việc được giao. Qua kiểm tra sẽ đánh giá đúng từng giáo viên, khen giáo viên có thành tích, tìm hiểu những nguyên nhân của sự  tồn tại, hướng dẫn một số biện pháp giúp giáo viên hoàn thành tốt công việc được giao . 
      2 - Cơ sở thực tiễn : 
          Qua tìm tìm hiểu kết quả các hoạt động của trường tiểu học Cát Linh trong nhiều năm qua , tôi thấy : 
          Trường có một số mặt mạnh : 
          + Trường liên tục là trường tiên tiến cấp Quận . Trường TTXS về TD-TT cấp Thành phố . 
          + Công đoàn vững mạnh - Luôn là chỗ dựa vững chắc để nhà trường triển khai nhiệm vụ năm học . 
          + Công tác Đoàn - Đội tiên tiến cấp Quận . 
          + Trường có nền nếp : Chuyên môn và tổ chức các hoạt động giáo dục . 
        Một số mặt chưa mạnh cần quan tâm : 
          + Giáo viên trẻ ít ,trình độ chuyên môn không đồng đều , tỉ lệ giáo viên đạt trên chuẩn còn thấp . 
          + Đổi mới được phương pháp giảng dạy chưa được đẩy mạnh . 
          + Cơ sở vật chất phục vụ đổi mới phương pháp giảng dạy còn nghèo nàn . ..... 
       Để giải quyết các mặt chưa mạnh đó tôi chọn phương án kiểm tra 
III - Quá trình triển khai thực hiện đề tài : 
        A- Tăng cường Kiểm tra để từng bước nâng cao chất lượng Dạy và Học : 
          +  Để thực hiện tốt mục tiêu đào tạo và giáo dục tiểu học phải đảm bảo cho học sinh nắm vững kỹ năng đọc, viết, tính toán, có hiều biết cần thiết về thiên nhiên, xã hội, con người. 
         +  Hoạt động dạy và học là nhiệm vụ trung tâm của nhà trường. Trẻ em được trở thành con người nhờ có giáo dục, nếu không được học và dạy bảo con người sẽ sống hoang dã , mọi hoạt động đều mang tính bản năng. Trong phạm trù giáo dục thì giáo dục trí tuệ là khâu quan trọng nhất. Nó bao gồm việc tiếp thu tri thức và hình thành thế giới quan khoa học, phát triển các năng lực nhận thức sáng tạo. Trong nhà trường hoạt động dạy và học là con đường quan trọng nhất để giáo dục trí tuệ. 
         + Hoạt động dạy và học tô đậm chức năng xã hội của nhà trường đặc trưng cho nhiệm vụ của nhà trường và là hoạt động trung tâm, là cơ cở khoa học của các hoạt động giáo dục khác.Nhiệm vụ của hoạt động dạy và học là làm cho học sinh nắm vứng tri thức khoa học một cách cơ bản, có những ký năng, ký xảo trong học tập, lao động, trong cuộc sống. Phát triển trí tuệ học sinh trong quá trình nắm tri thức trước hết là phải phát triển tư duy, độc lập sáng tạo, hình thành năng lực nhận thức và hành động của học sinh. Thấy được tầm quan trọng dạy và học, tôi tự nhận thấy mình cần kết hợp với Hiệu phó phụ trách chuyên môn tổ chức quản lý tốt hoạt động dạy và học. 
          Các biện pháp kiểm tra  : 
          1- Kiểm tra việc  thực hiện chương trình nhằm giúp giáo viên : 
      Thực hiện đúng , đủ Chương trình của từng môn học, ở  từng khối lớp . 
      Đảm bảo truyền thụ đủ, đúng nội dung  kiến thức, kĩ năng cơ bản  của từng môn học ở từng khối lớp của từng dạng bài . 
      Có hình thức tổ chức dạy học phù hợp cho từng môn học của từng khối lớp . 
      Giúp giáo viên nắm vững chương trình của từng môn họ của từng khối lớp mà mình phụ trách . 
      Để giáo viên thực hiện tốt chương trình Tôi cùng Ban giám hiệu đã : 
       - Phổ biến đầu năm những biến đổi hoặc những vấn đề mới về chương trình . 
       - Giúp giáo viên lập kế hoạch thực hiện chương trình thông qua tổ nhóm chuyên môn . 
       - Có kế hoạch kiểm tra việc thực hiện chương trình ở các môn học: 
      + Kế hoạch giảng dạy : 1 tháng 2 lần, trước buổi sinh hoạt chuyên môn, BGH kiểm tra việc lên kế hoạch giảng dạy của Khối trưởng có đúng với kế hoạch giảng dạy do Bộ GD-ĐT quy định và chỉ đạo của Phòng GD-ĐT không , sau đó mới cho phổ biến ở tổ . 
      + Chương trình khối, chương trình cá nhân : Tiết 1 hoặc tiết 3 hàng ngày, Giám hiệu trực phải kiểm tra việc thực hiện chương trình , thời khoá biểu của giáo viên bằng hình thức : Quan sát bảng và hoạt động của Giáo viên , học sinh trên lớp . 
      + Dự các buổi sinh hoạt tổ chuyên môn : Phân công để trong 1 tháng , sinh hoạt của 1 tổ chuyên môn có 1 giám hiệu vào dự , cùng xây dựng và giải quyết những vấn đề còn mắc trong chuyên môn của Khối .  
      + Dự giờ thăm lớp : Để chọn giáo viên dạy giỏi các cấp , để kiểm tra việc triển khai chuyên đề, để Thanh tra theo định kì và bồi dưỡng nâng cao khả năng, nghệ thuật giảng dạy cho giáo viên dưới 2 hình thức : Báo trước và đột xuất . 
      2 - Kiểm tra việc soạn bài và chuẩn bị giờ lên lớp của giáo viên nhằm giúp giáo viên : 
      - Thống nhất cách soạn của từng môn học ở từng khối lớp theo : 5 nhiệm vụ của giờ lên lớp. Các dạng bài soạn giờ ôn tập, kiểm tra, thực hành ( soạn mới hay bổ sung ) . Yêu cầu về giáo án của giáo viên mới ra trường, của giáo viên giỏi, của giáo viên cần cố gắng . Chọn câu hỏi phát vấn . Xác định kiến thức trọng tâm của bài cần khắc sâu . Rèn kỹ năng gì? Và đồ dùng dạy học phải chuẩn bị . 
        Để quản lý tốt việc soạn bài và chuẩn bị giờ lên lớp của giáo viên , BGH đã chọn các hình thức kiểm tra : 
-         Kiểm tra đột xuất . 
-         Kiểm tra trước giờ lên lớp . 
          -       Kiểm tra sau dự giờ. 
-         Kiểm tra định kỳ cùng khối trưởng chuyên môn 
-         Kiểm tra chéo trong buổi sinh hoạt chuyên môn 
-         Kiểm tra việc chuẩn bị giờ lên lớp 
-         Đồ dùng trực quan cho giờ dạy 
-         Trang thiết bị cho giờ dạy 
         -        Giờ học ngoài trời ( Địa điểm học, kế hoạch quản lý học sinh ) . 
       Mọi mặt của quá trình dạy học được phản ánh trong giờ lên lớp. 
       Từ 1 giờ lên lớp chúng tôiphát hiện ra nhiều mối liên hệ đến vấn đề học tập của học sinh. Kinh nghiệm dạy và học và tình hình quản lý các bộ phận phục vụ trong trường . ( Thư viện , phòng ĐDDH ) . 
       Qua kiểm tra giờ lên lớp của giáo viên BGH nắm được khả năng tổ chức điều khiển học sinh học tập , truyền thụ kiến thức , phương pháp dạy và học  phù với từng đối tượng của lớp , việc thực hiện đổi mới phương pháp dạy học . việc rèn kỹ năng và hướng dẫn học sinh phương pháp học tập từng bộ môn, cách học ở nhà, cách học ở lớp của từng giáo viên . 
      BGH đã vận dụng  nhiều hình thức dự giờ khác nhau : 
      + Dự giờ các giáo viên khác nhau để kiểm tra chất lượng giảng dạy, học tập của từng giáo viên trong lớp cụ thể. 
      + Dự giờ các giáo viên cùng 1 bộ môn ở các lớp khác nhau để so sánh trình độ của họ, rút ra ưu nhược điểm chính của mỗi người, phát hiện ra những vấn đề cần điều chỉnh trong phương pháp dạy và học môn đó. 
      + Dự giờ theo chuyên đề nắm chắc trình độ của 1 giáo viên hay 1 lớp học sinh nhằm rút kinh nghiệm về 1 nội dung cần tập trung giải quyết. 
      BGH đã thống nhất những việc cần làm khi dự giờ được tiến hành theo 1 quy trình : Chuẩn bị - Dự giờ-phân tích trao đổi - Đánh giá- kiến nghị . 
       + Chuẩn bị : Lập kế hoạch dự giờ, xác định vị trí của bài học trong chương trình, mục đích của bài giảng và dự kiến hoạt động của thầy và trò. Dự kiến nội dung cần quan sát và ước định những tiêu chuẩn đánh giá giờ dự. 
      + Dự giờ : Quan sát diễn biến thực tế của bài lên lớp, thu thập thông tin phục vụ cho mục đích dự giờ. 
          Quá trình quan sát này thực hiện theo tiến trình các tình huống dạy và học , theo các tuyến Thày-Trò-Thiết bị dạy học và phản ánh các sự kiện chính của quá trình lên lớp cùng những nhận xét tức thơì về các sự kiện đó 
      + Phân tích-trao đổi : Chế biến những thông tin có được từ giai đoạn dự giờ trên cơ sở trình độ tư duy sư phạm của từng thành viên trong BGH. Phân tích giờ học không đơn giản là sắp xếp lại các nhận xét vụn vặt về giờ học mà phải khái quát hoá sư phạm nâng những nhận xét này thành nhận định tổng quát hơn và nêu lên những lý lẽ của những nhận định đó bằng cách xác định tất cả các mối liên hệ của những hiện tượng quan sát được với các căn cứ khoa học của tâm lý học và giáo dục học. 
      Công tác tổ chức giờ học xem việc chuẩn bị nề nếp lớp, không khí sư phạm, phân phối thời gian 
     Nội dung của giờ học: 
     Tính khoa học, tính giáo dục, trọng tâm của bài học 
     Phương pháp dạy học : 
     Có phù hợp giữa giữa nội dung dạy học và phương pháp dạy học, việc phát huy tính tích cực độc lập sáng tạo cho học sinh 
     + Đánh giá kết quả giờ học ( mức độ đạt so với mục đích bài giảng ) và chỉ ra đặc điểm lao động của người dạy tổ chức hướng dẫn hoạt động học tập của học sinh . Trình độ kiến thức khả năng giảng dạy, tinh thần trách nhiệm cũng như lao động học tập của học sinh ( kiến thức và kỹ năng, năng lực nhận thức, thái độ học tập) 
     Trong mỗi năm giáo viên phải kiểm tra toàn diện hoặc kiểm tra theo chuyên đề ít nhất 1 lần. Đối với giáo viên dạy yếu kém hoặc g ... 
-         Phụ đạo học sinh kém 
-         Theo dõi học sinh yếu kém 
-         Xây dựng cách học bộ môn 
-         Ngoại khoá thăm quan 
     Chất lượng dạy học 
-         Trình độ kiến thức nghiệp vụ của tổ viên 
-         Chất lượng học tập của tổ viên 
BGH  thống nhất hình thức kiểm tra : 
-          Dự sinh hoạt tổ xem việc thống nhất nội dung sinh hoạt tổ chuyên môn . 
-         Trao đổi, phỏng vấn tổ trưởng, giáo viên . 
-         Xem xét hồ sơ thi đua, chú ý tính hệ thống và tính thống nhất của tài liệu. 
-         Xem giáo án sổ điểm lớp 
-         Nghe báo cáo, dự các buổi rút kinh nghiệm dự giờ 
-         So sánh các hồ sơ 
-         Dự giờ, phiếu phỏng vấn, điểm số khảo sát chất lượng . 
      Thành phần kiểm tra tổ chuyên môn ngoài BGH còn thêm cán bộ cốt cán như CTCĐ, Trưởng ban TTND . Khi kiểm tra xong phải có biên bản kiểm tra . 
B - Kiểm tra Hoạt động ngoài giờ lên lớp để Giáo dục toàn diện . 
       + Để tiến hành giáo dục toàn diện quá trình sư phạm diễn ra trong trường không chỉ ở trong giờ lên lớp truyền thông mà còn ở nhiều dạng hoạt động bổ trợ khác mà được gọi chung là hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp. Nhân cách của trẻ chỉ có thể hình thành và phát triển trong khi trẻ hoạt động. Hoạt động càng phong phú càng đa dạng, đối tượng và phương thức hoạt động càng phong phú và đa dạng thì nhân cách của trẻ càng được phát triển 1 cách đầy đủ, hài hoà toàn vẹn. Tính toàn vẹn của hoạt động là điều kiện để hình thành nhân cách toàn vẹn.  
      + Lên lớp là hình thức dạy học cơ bản, xong không phải là hình thức dạy và học  duy nhất. Bởi vậy nó cần được bổ trợ bởi những hình thức tổ chức hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp. Đặc biệt là đối với các hạot động đạo đức, lao động sản xuất, thể dục thể thao, hoạt động xã hội đoàn thể... 
       + Hình thức tổ chức hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp giữ 1 vị trí hết sức quan trọng. Tổ chức hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp là tao điều kiện cho học sinh được tiếp xúc và hoạt động trong điều kiện môi trường sống thực tế, học sinh được thực hiện các hoạt động đa dạng phong phú trong tập thể, trong và ngoài nhà trường, nhắm gắn lý thuyết với thực tiễn , nhằm củng cố những tri thức đã được học, phát triển tư duy, phát triển nhận thức bồi dưỡng tình cảm, rèn luyện ý thức năng lực làm chủ tập thể, làm chủ thiên nhiên, rèn luyện ý thức tổ chức kỷ luật, rèn luyện các chuẩn mực hành vi và thói quen đạo đức . 
       Nội dung hoạt động ngoài giờ lên lớp : 
       Tổ chức cho học sinh vui chơi giải trí, văn hoá văn nghệ , thể thao ( giáo viên Nhạc kết hợp với Tổng phụ trách dạy múa hát tập thể, thể dục giữa giờ theo nhạc tại sân trường . 
      Tổ chức hoạt động xã hội đoàn thể theo chủ điểm tổ chức của học sinh hoặc theo chương trình phối hợp cuả nhà trường với cộng đồng ( tổ chức sinh hoạt đội kỷ niệm các ngày lễ...) 
      Tổ chức lao động công ích trong hoặc ngoài nhà trường : hàng ngày các lớp đảm bảo vệ sinh lớp học , vệ sinh khu vực theo sự phân công của BGH . 
       Hoạt động tự thiện: Giúp bạn gặp khó khăn, giúp người già tàn tật neo đơn, gia đình thương binh liệt sĩ ( Lập quỹ tình thương bằng tự nguyện dành 1 chút tiền mừng tuổi sau Tết ) 
       Hoạt động phục vụ học tập, thăm quan ngoại khoá theo chủ đề giáo dục : Tham quan Bảo tàng Thông tin, Lễ khuyến học tại Văn miếu- Đền Đô , Công viên Vầng Trăng -Trước khi cho học sinh thăm quan nhà trường nêu rõ mục đích của việc thăm quan tới phụ huynh và học sinh . 
       Kết quả công tác giáo dục ngoài giờ lên lớp qua kiểm tra công tác Đội, công tác Chữ thập đỏ, Thể dục - Thể thao, Y tế học đường  luôn được cấp trên khen. 
C - Kiểm tra và xây dựng cơ sở vật chất - kĩ thuật hỗ trợ cho giáo dục toàn diện . 
      Nâng cao chất lượng giáo dục là một chủ trương của ngành giáo dục nó đòi hỏi một sự chuyển biến thực sự về cơ sở vật chất cho các trường tiểu học. Giáo dục tiểu học và tam lý học lứa tuổi đã chỉ ra rằng thầy giáo tiểo học đào tạo con người không chỉ bằng tri thức, tình cảm hành động của mình mà còn bằng công cụ, phương tiện và công cụ của người thầy giáo chính là cơ sở vật chất, kĩ thuật của nhà trường. Lao động của thầy giáo phải dựa vào cơ sở vật chất kỹ thuật ngày một hoàn thiện mới nâng cao hiêụ suất lao động và hiệu quả giáo dục. 
       Mặt khác cơ sở vật chất và kỹ thuật của nhà trường là những điều kiện vật chất cần thiết giúp cho học sinh nắm vững kiến thức. Hơn thế nữa với những học sinh tiểu học nó là điều kiện quan trọng nhất để hình thành niềm tin khoa học. 
       Trường sở là thành phần cơ bản của môi trường sư phạm, là địa bàn để thực hiện các hoạt động giáo dục cơ bản, nó phải thoả mãn những yêu cầu kỹ thuật tối thiểu trước hết là kích thước phòng học và bàn ghế học sinh , điều kiện ánh sáng và thông gió. Toàn cảnh trường sở của một trường tiểu học phải là một môi trường thuận lợi cho quá trình giáo dục. BGH và toàn thể Hội đồng giáo dục đều nhận thức được  tầm quan trọng của cơ sở vật chất kỹ thuật đối với sự phát triển của nhà trường . 
       Cơ sở vật chất và kỹ thuật của nhà trường  là yếu tố tác động trực tiếp đến quá trình giáo dục học sinh. Đồ dùng dạy học có tiềm năng lớn trong việc nâng cao chất lượng dạy và học , đồng thời giảm được cường độ lao động của thày và trò. 
        Nội dung kiến thức kĩ năng trong chương trình và sách giáo khoa. Tự nó không quyết định chất lượng nhận thức.Phương pháp dạy và học quyết định chất lượng dạy và học , như vậy người thầy giáo và học sinh cùng với đồ dùng quyết định chất lượng dạy và học . Phương pháp dạy của thày, học của trò phụ thuộc rất nhiều vào đồ dùng dạy học. Đồ dùng dạy học đủ và đồng bộ, bản thân chúng chứa đựng những kiến thức, kỹ năng dưới dạng tiềm năng, nó có thể phát huy tác dụng trực tiếp với một số học sinh tiểu học, số học sinh này nhận thức ngay được kiến thức và kỹ năng đó và biểu hiện nhận thức bằng ngôn ngữ. Nhưng với đa số học sinh người giáo viên thông qua năng lực chuyên môn nghiệp vụ của mình hướng dẫn cho số học sinh này. Khai thác khám phá trí thức chứa đựng trong đó dùng dạy học và hướng dẫn học sinh biểu hiện nhận thức bằng ngôn ngữ của chính nó. 
       Đồ dùng dạy học đầy đủ, đồng bộ và được sử dụng tốt là phương pháp tối ưu nâng cao chất lượng dạy của thày và học của trò. Điều này đặc biệt quan trọng với việc dạy và học tiểu học, do những đặc điểm tâm lý và trình độ nhận thức của học sinh tiểu học. Sử dụng đồ dùng dạy và học có hiệu qủa sẽ là đòn bẩy xoay chuyển dạy học tiểu học. Tạo nền móng vững chắc cho giáo dục phổ thông. 
      Để sử dụng hiệu quả cơ sở vật chất , một trong những biện pháp tốt nhất chúng tôi chọn là phải tổ chức kiểm tra : 
      Kiểm tra thường xuyên dưới dạng báo cáo, kiểm kê của giáo viên chủ nhiệm 
      Phòng học : 
+ Các cửa kính còn hay vỡ . 
+ Bàn, ghế còn mất hư hỏng, nêu lý do của sự hư hỏng . 
+ Tranh ảnh đồ dùng của môn phụ trách, còn mất hư hỏng . 
     Kiểm tra cán bộ phụ trách chung về đồ dùng dạy học. 
+ Phân công rõ trách nhiệm 
+ Mỗi tháng kiểm tra đồ dùng dạy học các lớp một lần ( việc bố trí sắp xếp đồ dùng đã khoa học chưa, cái nào dùng rồi cái nào chưa dùng, sửa sang lại đồ dùng hư hỏng, có sổ theo dõi sử dụng ) 
+ Cán bộ quản lý mỗi tháng có kế hoạch kiểm tra người phụ trách đồ dùng dạy học 
      Cuối tháng có nhận xét trong buổi họp hội đồng sư phạm và đánh giá thi đua khen thưởng những cá nhân giáo viên thường xuyên sử dụng đồ dùng dạy và học . 
Kết quả : 
       Trước đây giáo viên ít sử dụng đồ dùng dạy và học đến nay đã sử dụng thường xuyên có nề nếp đồ dùng dạy học.  
IV - Tự đánh giá kết quả thực hiện :  : 
      Do tổ chức kiểm tra nội bộ thường xuyên nên nhà trường luôn thực hiện đầy đủ và đúng chương trình của từng môn học do bộ quy định.      
       Giáo viên lên lớp 100% có giáo án soạn đủ bài đúng quy định và nhiều giáo án đã thể hiện được sự đầu tư của giáo viên. Nhà trường đã đổi mới phương pháp dạy học theo chuyên đề từng năm ở từng môn học. Sinh hoạt tổ nhóm chuyên môn được tiến hành thường xuyên và có nề nếp thể hiện tính hiệu quả cao. 
        Do thường xuyên dự giờ lên lớp và đặc biệt đối với giá viên mới ra trường và giáo viên có chuyên môn còn yếu nên trình độ chuyên môn của giáo viên được nâng lên rõ rệt. Đến nay không còn giáo viên dạy yếu kém.Đội ngũ giáo giỏi ngày một tăng. Bên cạnh việc dự giờ lên lớp nhà trường tổ chức nghiêm túc các đợt khảo sát chất lượng định kỳ. Qua đó đánh giá đúng chất lượng của học sinh và chất lượng dạy của giáo viên. Sau kiểm tra có nhận xét trong hội đồng sư phạm nhà trường. Vì vậy giáo viên nào cũng có ý thức dạy tốt. Qua các đợt kiểm tra đột xuất của Phòng cũng như của Sở giáo dục trường đều được đánh giá là trường có nề nếp tốt. Chất lượng dạy và học của trường ngày một khẳng định đi lên. 
       Qua kiểm tra , tôi đã nhanh chóng nắm được tình hình nhà trường một cách toàn diện , giúp tôi cùng BGH và Tập thể cán bộ giáo viên trong trường xây dựng được kế hoạch phát triển phù hợp với trường Tiểu học Cát Linh . 
Bài học : 
       Để nắm chắc tình hình nhà trường và có kế hoạch chỉ đạo phù hợp, người Hiệu trưởng  cần làm tốt công tác kiểm tra nội bộ trường học . Muốn vậy phải xây dựng tốt lịch kiểm tra ( Thời gian, đối tượng, nội dung , các lực lượng tham gia ) . Phải sử dụng cả hai hình thức kiểm tra : Kiểm tra định kỳ và kiểm tra đột xuất . Sau kiểm tra có đánh giá công khai và khách quan trong Hội đồng sư phạm 
Kết luận : 
         Sau gần 3 năm cùng các đồng chí trong Ban giám hiệu kiên trì vận dụng những lí luận được trang bị ở các lớp quản lí Giáo dục vào thực tiễn của trường tiểu học Cát Linh , chúng tôi đã thu được một số kết quả bước đầu đáng phấn khởi . Năm học 1999-2000 , nhà trường đã được công nhận là trường TTXS cấp Quận . Trường giữ được danh hiệu TTXS về TD-TT cấp Thành phố năm thứ 8 . 
       Năm học 2000-2001 : Trường vẫn tiếp tục duy trì nếp " Kiểm tra nội bộ " đề đẩy mạnh hoạt động giáo dục toàn diện . Qua kiểm tra toàn diện của Phòng GD-ĐT , 10 chỉ tiêu thi đua của ngành Giáo dục - Đào tạo Đống Đa đề ra trường đều được xếp loại Tốt . 
       Tôi rất mong được Hội đồng xét duyệt sáng kiến kinh nghiệm các cấp góp ý để công tác " Kiểm tra nội bộ " của trường tôi ngày một hoàn chỉnh hơn . 
       Tôi xin chân thành cảm ơn !     
                                                                    Tháng 4 năm 2001 . 

Tài liệu đính kèm:

  • docSang kien kinh nghiem tieu hoc.doc