Trải qua hàng nghìn năm phát triển cùng với sự phát triển của dân tộc, Tiếng Việt ngày càng được hoàn thiện. Với sự ra đời của chữ Nôm rồi chữ Quốc Ngữ. Tiếng Việt ngày càng khẳng định địa vị của nó, trường tồn và phát triển cho đến ngày nay.
Trong lĩnh vực nhà trường, từ năm 1945, Tiếng Việt được dùng làm ngôn ngữ chính thức trong giảng dạy, học tập và nghiên cứu. Là phương tiện để tiến hành các hoạt động giáo dục tư tưởng, đạo đức, lối sống, tình cảm,
Dạy học tiếng là một phân môn của bộ môn Tiếng Việt. Đây là phân môn có ảnh hưởng hầu khắp đến các môn học khác ở bậc Tiểu học. Ở cấp Tiểu học, việc dạy học tiếng nhằm mục tiêu rèn luyện cho học sinh khả năng phát âm đúng chuẩn, khắc phục những sai lệch do ảnh hưởng của các vùng phương ngữ và đặc trưng dân tộc. Qua đó tạo cho các em học sinh kỹ năng giao tiếp tốt, đặc biệt là kỹ năng nói, kỹ năng đọc.
MỞ ĐẦU I. LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI: 1. Cơ sở lý luận: Trải qua hàng nghìn năm phát triển cùng với sự phát triển của dân tộc, Tiếng Việt ngày càng được hoàn thiện. Với sự ra đời của chữ Nôm rồi chữ Quốc Ngữ. Tiếng Việt ngày càng khẳng định địa vị của nó, trường tồn và phát triển cho đến ngày nay. Trong lĩnh vực nhà trường, từ năm 1945, Tiếng Việt được dùng làm ngôn ngữ chính thức trong giảng dạy, học tập và nghiên cứu. Là phương tiện để tiến hành các hoạt động giáo dục tư tưởng, đạo đức, lối sống, tình cảm, Dạy học tiếng là một phân môn của bộ môn Tiếng Việt. Đây là phân môn có ảnh hưởng hầu khắp đến các môn học khác ở bậc Tiểu học. Ở cấp Tiểu học, việc dạy học tiếng nhằm mục tiêu rèn luyện cho học sinh khả năng phát âm đúng chuẩn, khắc phục những sai lệch do ảnh hưởng của các vùng phương ngữ và đặc trưng dân tộc. Qua đó tạo cho các em học sinh kỹ năng giao tiếp tốt, đặc biệt là kỹ năng nói, kỹ năng đọc. 2. Cơ sở thực tiễn: Trường Tiểu học Nguyễn Du nằm trên địa bàn xã vùng 3, với nhiều thành phần dân tộc và dân cư đến từ nhiều vùng miền khác nhau cùng sinh sống, đặc biệt là dân cư đến từ miền Bắc. Do ảnh hưởng của văn hoá vùng miền ( vùng phương ngữ ) nên học sinh trong trường gặp nhiều khó khăn trong việc học tiếng. Bản thân là một giáo viên trực tiếp tham gia vào quá trình dạy học. Tôi luôn mong muốn không ngừng nâng cao chất lượng dạy và học, trong đó có dạy học tiếng cho học sinh, giúp các em có một khả năng phát âm chuẩn. Trên cơ sở đó giúp các em học tập tốt hơn, luôn yêu mến bộ môn Tiếng Việt, góp phần vào việc giữ gìn sự trong sáng của Tiếng Việt. Xuất phát từ mong muốn đó, tôi đã chọn, nghiên cứu và thực hiện đề tài: “ Tìm hiểu hiện tượng lệch chuẩn phụ âm đầu trong phương ngữ Bắc và biện pháp khắc phục” nhằm xác định được thực trạng, nguyên nhân sai lệch trong phát âm Tiếng Việt của học sinh. Qua đó đưa ra một số biện pháp khắc phục những sai lệch khi phát âm phụ âm đầu trong ngôn ngữ Tiếng Việt, tạo cho các em hứng thú và đạt kết quả cao trong học tập. II. MỤC ĐÍCH NGHIÊN CỨU: Bám sát mục tiêu, nhiệm vụ năm học của ngành đề ra. Đó là thực hiện đổi mới phương pháp dạy học và nâng cao chất lương giáo dục. Mỗi cán bộ giáo viên phải luôn tìm tòi sáng tạo trong các hoạt động giáo dục, nhằm đưa chủ trương đường lối chỉ đạo của ngành đi vào thực tiễn. Ảnh tư liệu Giống như tất cả những môn học khác ở bậc tiểu học, môn Tiếng Việt cũng có nhiều cách tiếp cận và phương pháp giảng dạy riêng. Những phương pháp rèn luyện đa dạng, sao cho phù hợp với từng lứa tuổi cũng như từng đối tượng học sinh. Bên cạnh đó còn có những biện pháp nhằm khắc phục những sai lệch về ngôn ngữ vùng miền nhằm khắc phục sự phát âm lệch chuẩn giúp các em học sinh có một cách tiếp cận tốt nhất đối với môn học, gây hứng thú học tập cho các em. Thực hiện điều này không ngoài mục têu giúp các em học sinh có sự phát triển toàn diện về tri thức và nhân cách, thêm yêu truyền thống, yêu ngôn ngữ dân tộc Việt nam. Tìm hiểu thực trạng và nguyên nhân sai lệch ngữ âm (phụ âm đầu) của học sinh đến từ vùng phương ngữ Bắc của trường Tiểu học Nguyễn Du. Đề xuất một số biện pháp rèn luyện nhằm khắc phục những sai lệch về phát âm do ảnh hưởng của ngôn ngữ vùng miền, nhằm nâng cao chất lượng giáo dục huyện nhà nói chung và trường Tiểu học Nguyễn Du nói riêng. Là một giáo viên làm công tác giảng dạy, tôi luôn luôn trau dồi kiến thức chuyên môn, tu dưỡng đạo đức lối sống. Luôn tìm tòi học hỏi, bổ sung nhiều kiến thức chuyên môn để truyền thụ nội dung bài học cho học sinh một cách dễ hiểu, dễ tiếp thu nhất. Tạo cho các em hứng thú học tập và yêu thích bộ môn Tiếng Việt hơn. III. ĐỐI TƯỢNG VÀ PHẠM VI NGHIÊN CỨU: 1. Đối tượng nghiên cứu: Thực trạng, nguyên nhân và một số biện pháp rèn luyện sự lệch chuẩn trong phương ngữ Bắc Học sinh trường Tiểu học Nguyễn Du. 2. Phạm vi nghiên cứu: Nghiên cứu về sự sai lệch trong phát âm các phụ âm đầu ( tr/ch; l/n; s/x; r/d ) của học sinh trường Tiểu học Nguyễn Du – xã Đăk Wil – Cư Jút – Đăk Nông. IV. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU: 1. Thu thập tài liệu: Thu thập các bài học có liên quan trong sách giáo khoa Tiếng Việt lớp 3 và lớp 4. Thu thập các bài viết của học sinh. Đọc một số tài liệu khác có liên quan. 2. Phương pháp nghiên cứu: Khảo sát thực tế phát âm của các học sinh đến từ vùng phương ngữ Bắc trong lớp. Tổng hợp số liệu. Phân tích số liệu thu thập. Mô tả và đưa ra các mẫu rèn luyện. THỰC TRẠNG ĐỀ TÀI I. NGHIÊN CỨU TÌNH HÌNH: Qua quá trình quan sát tình hình cơ sở vật chất của nhà trường, tôi thấy cơ sở vật chất trong nhà trường còn nhiều thiếu thốn, đồ dùng bổ trợ cho việc dạy và học còn nhiều hạn chế. Học sinh chủ yếu là con em nông dân, cuộc sống gia đình còn nhiều khó khặn thiếu thốn. Phụ huynh chưa có điều kiện để quan tam tốt đến việc học tập, rèn luyện của con em mình. Học sinh ngoài giờ lên lớp còn phải giúp bố mẹ làm nhiều công việc nhà nên quỹ thời gian giành cho học tập còn ít. Quan hệ giao tiếp của học sinh diễn ra một cách tự nhiên và chịu ảnh hưởng nhiều của quan hệ giao tiếp mang tính địa phương ( phương ngữ ) của bố mẹ các em. II. THỰC TRẠNG TÌNH HÌNH: Hiện tượng lệch chuẩn là hiện tượng tạo âm sai vị trí cấu âm và phương thức cấu âm trong quá trình phát âm, làm cho âm thanh phát ra không đúng với hình thức con chữ. Thực trạng tình hình phát âm lệch chuẩn của học sinh đến từ vùng phương ngữ Bắc là hiện tượng phát âm lệch chuẩn phụ âm đầu (tr/ch; l/n; s/x; r/d). Trong năm học 2009 – 2010 lớp 3A2 do tôi chủ nhiệm có tổng số học sinh là 25, trong đó học sinh đến từ vùng phương ngữ Bắc là 18 học sinh và học sinh phát âm lệch chuẩn, viết sai phụ âm đầu là 16 học sinh (chiếm 64% tống số học sinh trong lớp). Trong năm học 2010 – 2011 lớp 4A2 do tôi chủ nhiệm có tổng số học sinh là 34 em, trong đó có 22 học sinh phát âm lệch chuẩn và viết sai phụ âm đầu (chiếm 64,7% tổng số học sinh trong lớp). Hiện tượng lệch chuẩn xảy ra phổ biến nhất khi học sinh học phân môn Tập đọc và phân môn Chính tả. Dưới đây là một số mẫu lệch chuẩn phổ biến mà tôi khảo sát và thu thập được: 1. Mẫu 1: Sai lệch tr ch Ví dụ: Từ đúng Học sinh phát âm sai Tài liệu trâm bầu châm bầu SGKTV3-T1-tr17 ánh trăng ánh chăng SGKTV3-T1-tr146 gieo trồng gieo chồng SGKTV4-T1-tr46 trộm cắp chộm cắp SGKTV4-T1-tr85 trống trường chống chường SGKTV3-T1-tr35 2. Mẫu 2: sai lệch l n Ví dụ: Từ đúng Học sinh phát âm sai Tài liệu run lẩy bẩy run nẩy bẩy SGKTV4-T1-tr30 lò rèn nò rèn SGKTV4-T1-tr85 kim loại kim noại SGKTV4-T1-tr126 lắm lần nắm nần SGKTV3-T1-tr51 lấp lánh nấp nánh SGKTV3-T1-tr130 3. Mẫu 3: Sai lệch s x Ví dụ: Từ đúng Học sinh phát âm sai Tài liệu sôi nổi xôi nổi SGKTV3-T1-tr62 cạo sạch cạo xạch SGKTV3-T1-tr185 sung sướng xung xướng SGKTV4-T1-tr91 làm sao làm xao SGKTV4-T1-tr81 san sát xan xát SGKTV3-T1-tr130 4.Mẫu 4: Sai lêch r d Ví dụ: Từ đúng Học sinh phát âm sai Tài liệu ăn rồi ăn dồi SGKTV4-T1-tr139 núi rừng núi dừng SGKTV4-T1-tr66 hàng rào hàng dào SGKTV3-T1-tr39 ra khỏi da khỏi SGKTV3-T1-tr39 run run dun dun SGKTV4-T1-tr81 III. NGUYÊN NHÂN CỦA SỰ LỆCH CHUẨN: Từ thực tế phát âm của học sinh, tôi xác định một số nguyên nhân chủ yếu sau dẫn đến hiện tượng phát âm lệch chuẩn sau: 1. Trong quá trình phát âm, học sinh vận động các cơ quan phát âm của mình sai vị trí cấu âm và phương thức cấu âm. Ví dụ: khi phát âm phụ âm “tr” ta có mô hình sau: Vị trí cấu âm Phương thức cấu âm Đầu lưỡi Lợi Tắc Vô thanh tr Nhưng khi học sinh phát âm sai ta lại có mô hình sau: Vị trí cấu âm Phương thức cấu âm Mặt lưỡi Tắc Vô thanh ch 2. Những phụ âm có gần vị trí cấu âm hoặc phương thức cấu âm sẽ đồng hoá lẫn nhau theo quy luật âm khó phát âm sẽ chuyển thành âm dễ phát âm theo thói quen phát âm của người dân ở vùng phương ngữ Bắc. Ví dụ: Phụ âm “s” và phụ âm “x” giống nhau về phương thức cấu âm và gần nhau về vị trí cấu âm, khi phát âm học sinh sẽ đồng nhất hai phụ âm này thành một phụ âm la “x” để giảm bớt độ khó (độ cong của lưỡi). Ta có sơ đồ sau: Vị trí cấu âm Phương thức cấu âm Đầu lưỡi Răng Lợi Xát Vô thanh x s Trên đây là hai nguyên nhân cơ bản dẫn đến sự sai lệch trong phát âm phụ âm đầu của học sinh thuộc vùng phương ngữ Bắc. GIẢI PHÁP Dựa trên cở sở nghiên cứu nguyên nhân của sự phát âm lệch chuẩn của học sinh, tôi xin đưa ra một số giải pháp sau: I. CHUẨN BỊ TƯ TƯỞNG, TÌNH CẢM ĐỐI VỚI MÔN HỌC: Việc chuẩn bị tư tưởng tình cảm đối với môn học cho học sinh là việc đầu tên không thể thiếu trong quá trình giáo dục học sinh, đặc biệt là học sinh Tiểu học. Để thực hiện điều đó, tôi luôn nêu ra những tấm gương các anh chị phát thanh viên của các đài truyền thanh truyền hình trung ương, những người dẫn chương trình nổi tiếng, những thầy cô giáo có giọng đọc hay trong nhà trường hay các bạn có giọng đọc tốt trong lớp, Tôi luôn khích lệ, động viên các em để các em có ý thức rèn luyện tốt trong và ngoài giờ học. Tạo cho các em ý thức tự giác – tự rèn luyện để ngày càng hoàn thiện bản thân trong học tập cũng như trong cuộc sống hằng ngày. Giúp các em cảm nhận rằng “Mỗi ngày đến trường là một ngày vui”. Trong ảnh: Góc bài làm mẫu(Ảnh tư liệu) II. ĐƯA RA CÁC MẪU RÈN LUYỆN: Các mẫu rèn luyện tôi tiến hành rèn luyện cho học sinh theo mức độ tăng dần, từ dễ đến khó đối với mỗi mẫu. 1. Mẫu 1: Rèn luyện phụ âm “tr”: + Mức độ 1: tra tấn, trừng phạt, trình bày, trượt dốc, trinh sát, trẻ em, trình tự, trĩu nặng, trồng cây, trên đời, trốn tìm, mây trôi, mua trống, mượn trâu, đến trường, + Mức độ 2: trơn tru, trần trụi, tròn tròn, trong trắng, trầm trọng, tròn trùng trục, trúc tra trúc trắc, trục trà trục trặc, + Mức độ 3: tranh chấp, chẻ tre, chăn trâu, chiến trận, chạy trốn, chậm trễ, chiến tranh, chân trời, + Mức độ 4: đám trẻ chăn trâu, buổi chiều chơi chiến trận, chơi trò chọi trâu trong trận chiến, chúng chạy theo triền đê cho trâu trở về chuồng. Trâu đi chậm chạp, trông bụng no tròn. 2. Mẫu 2: Rèn luyện phụ âm “s” : + Mức độ 1: sầm uất, sắp đặt, sai trái, sang trọng, chim sẻ, hoa sen, đàn sếu, bước sang, bên sông, bờ suối, búp sen, + Mức độ 2: so sánh, sục sôi, sắt son, sung sức, sẵn sàng, sừng sững, sạch sành sanh, + Mức độ 3: sâu xa, sản xuất, xấu số, xác suất, xương sườn, say xe, sang xuân, xuống suối, xa sông, + Mức độ 4: sáng dậy sớm, xem lại bài học, soát lại bài tập, sửa soạn sách vở, sắp xếp mọi thứ, dọn nhà sạch sẽ, xách cặp sang nhà hàng xóm rủ bạn Sương tới trường. Trường không xa, gồm hai dãy nhà xinh xắn, song song, tường xây sơn màu xanh. Trên sân in bóng cây xoài cao. Học sinh xúm xít nô đùa. 3.Mẫu 3: Rèn âm “r” : + Mức độ 1: ra về, rách nát, rám nắng, rẻo cao, ru ngủ, rời ngôi, rễ ngô, râm bụt, ruột bầu, ra bắn, + Mức độ 2: rộn ràng, rầm rộ, rẻ rúm, rệu rã, rung rinh, rảnh rỗi, ríu ra ríu rít, rủ rỉ rù rì, + Mức độ 3: ra xa, rừng xanh, rặng xoan, rắn xanh, rừng xoài, xanh rờn, xong rồi, + Mức độ 4: rõ dài, ruột dưa, gió reo, da rắn, dời ra, 4.Mẫu 4: Rèn phụ âm “l” : + Mức độ 1: làm nông, lưng trời, lòng sông, lướt thướt, nâng lên, nấu lại, ăn liền, mùa lạnh, mới lấy, mua lại, mới lên, + Mức độ 2: lúng liếng, lanh lợi, lăm le, lập loè, lẫm liệt, long lanh, lửng lơ, làm lụng, lẫy lừng, lơ lơ láo láo, lúc la lúc lắc, + Mức độ 3: làm nũng, làng nước, lực nâng, lá non, lúa nếp, nóng lòng, lên nương, năng lượng, + Mức độ 4: Một loạt đạn nổ long trời lở đất. Nó nói nó không bao giờ lý luận như vậy nữa. Lúa nếp là lúa nếp làng, lúa lên lớp lớp lòng nàng lâng lâng. Trên đây là 4 mẫu rèn luyện cơ bản mà tôi tiến hành rèn luyện cho học sinh. Bắt đầu từ mức độ 1, khi học sinh đã hoàn thành mức độ này thì chuyển sang mức độ 2. Cứ tiếp tục như vậy, đến khi hoàn thành mức độ 4 thì khả năng phát âm đúng của học sinh sẽ được cải thiện một cách đáng kể. III. TIẾN HÀNH RÈN LUYỆN: Trong chương trình môn Tiếng Việt ở bậc Tiểu học không có phân môn Rèn luyện ngôn ngữ riêng lẻ, mà nó chỉ được kết hợp cùng với các phân môn khác như: Chính tả, Tập đọc, Luyện từ và câu. Dựa vào đặc trưng đó nên khi tiến hành rèn luyện cho học sinh thì tôi cũng kết hợp với nội dung các bài tập của phân môn Chính tả, phân môn Luyện từ và câu hay trong phần luyện đọc của phân môn tập đọc. Khi tổ chức rèn luyện, tôi tiến hành kết hợp rèn luyện kỹ năng đọc đúng với kỹ năng viết đúng theo tiêu chí “hình thức gắn liền với nội dung” nhằm giúp các em nắm vững kiến thức vừa lĩnh hội. Quá trình rèn luyện đó được tiến hành xuyên suốt trong tất cả các phân môn và trong cả năm học với nhiều hình thức tổ chức khác nhau, nhằm phát huy tính chủ động, sáng tạo của học sinh và không gây cho các em cảm giác nặng nề trong học tập. các hình thức dạy học cụ thể như là: giáo viên đọc mẫu cho học sinh đọc theo, học sinh tự rèn luyện theo cặp sau đó giáo viên điều chỉnh, học sinh thi đua đọc đúng giữa các cá nhân, thi đua giữa các nhóm,Kết hợp với các phương pháp dạy học: trực quan, thảo luận nhóm, giảng giải, đàm thoại, thuyết trình, Ví dụ như: + Dùng phương pháp thảo luận nhóm trong việc tìm từ theo yêu cầu bài tập. Trong ảnh: Học sinh đang thảo luận nhóm. + Dùng phương pháp trực quan giúp các em có hình tượng về từ và ghi nhớ từ đó một cách chính xác. Hình 1 Ảnh tư liệu Hình 2 Nhìn vào hình 1, học sinh sẽ có biểu tượng về cây tre ( bắt đầu bằng phụ âm tr, học sinh phát âm /tr/ ). Nhìn vào hình 2, học sinh sẽ có biểu tượng về cây chuối (bắt đầu bằng phụ âm ch, học sinh phát âm / ch / ). Khi tiến hành các mẫu rèn luyện trong giờ học, kết hợp với làm mẫu, tôi luôn hướng dẫn các em sử dụng các cơ quan phát âm vào quá trình cấu âm sao cho đúng vị trí cấu âm(độ cong của lưỡi, vị trí của đầu lưỡi đối với răng – lợi, độ mở của khoang miệng,) lúc đó các em sẽ phát âm được đúng chuẩn. Ví dụ: Khi phát âm phụ âm “tr”. Tôi hướng dẫn học sinh vận động đầu lưỡi cong, chạm vào phần lợi, sau đó bật lưỡi – đẩy luồng hơi đi ra sẽ tạo thành âm “tr”. Sau khi phát âm được âm “tr” thì tôi cho học sinh đọc một số từ của mức độ 1(tra tấn, trừng phạt,), sau đó sang mức độ 2(trơn tru, trần trụi,), sang mức độ 3(tranh chấp, chẻ tre,) và cuối cùng là mức độ 4(đám trẻ chăn trâu, buổi chiều chơi chiến trận,). Tôi thường vận dụng các mẫu rèn luyện trong các tiết Tập đọc: Trong ảnh: học sinh đang đọc bài Vận dụng một số trò chơi tìm từ theo yêu cầu trong tiết Luyện từ và vâu: Trong ảnh: Học sinh đang thi tìm từ Bên cạnh đó trong các tiết chính tả, tôi có lồng ghép một số bài tập tự soạn dưới dạng tìm từ - đặt câu. Đối với dạng bài tập này, tôi thường cho học sinh thảo luận nhóm để làm bài: Trong ảnh: Học sinh đang thảo luận nhóm IV. LỜI NÓI CỦA GIÁO VIÊN: Khi đi học, học sinh sẽ luôn suy nghĩ rằng thầy cô là tấm gương mẫu mực để các em noi theo. Vì lẽ đó, là một giáo viên đướng trên bục giảng phải luôn rèn luyện tư tưởng, đạo đức, lối sống; trau dồi chuyên môn nghiệp vụ để có khả năng truyền tải nội dung kiến thức đến học sinh một cách đầy đủ nhất, đơn giản dễ hiểu nhất. Cùng với đó, tôi luôn tâm niệm ngôn ngữ lời nói của mình phải là chuẩn mực. Sự phát âm đúng chuẩn của giáo viên là điều kiện không thể thiếu trong quá trình dạy học tiếng cho học sinh. Đó sẽ là ngọn đuốc sáng trên con đường đi đến thành công của các em học sinh. Giáo viên luôn có cử chỉ, lời nói động viên học sinh đúng lúc, kịp thời. Tạo có mối quan hệ gần gũi, biết lắng nghe ý kiến của các em sẽ là động lực giúp các em có ý chí vươn lên trong học tập, rèn luyện. KẾT QUẢ Qua 2 năm tiến hành rèn luyện cho học sinh lớp 3 và lớp 4 trong trường, tôi thấy sự tiến bộ của học sinh là rất đáng kể. Trong các tiết học thuộc môn Tiếng Việt, khả năng đọc đúng của các em tiến bộ rõ rệt. Trên cơ sở đọc đúng, học sinh viết chính tả cũng không còn mắc những lỗi sai về phụ âm đầu như là đầu năm học. Trong ảnh: học sinh chữa bài tập chính tả Chất lượng giáo dục cũng được nâng lên một cách rõ rệt. Số học sinh đọc sai, viết sai đã giảm mạnh qua từng thời điểm. Điều đó được thể hiện rõ ở bảng số liệu sau: Lớp TSHS Đầu năm học Giữa năm học Cuối năm học TS % TS % TS % 3A2 25 18 64 10 40 2 8 4A2 34 22 64,7 15 41 Bảng số liệu học sinh đọc, viết sai phụ âm đầu của lớp 3A2 và 4A2 Một kết quả nữa cũng rất có ý nghĩa. Đó là học sinh rất thích học môn Tiếng Việt. Thông qua các hoạt đông học tập như thảo luận nhóm, trò chơi học tập, Giúp các em có những giờ học sôi nổi, hào hứng; tạo cho các em sự tự tin, chủ động trong việc lĩnh hội kiến thức, hướng việc dạy học theo đúng chủ trương là lấy học sinh làm trung tâm mà ngành đã đề ra. Trong ảnh: Học sinh thể hiện niềm vui sau khi hoàn tất phần thảo luận nhóm( ảnh tư liệu) KẾT LUẬN VÀ ĐỀ XUẤT Từ thực tế phát âm sai phụ âm đầu của học sinh lớp 3A2 và 4A2 trong nhà trường đến từ vùng phương ngữ Bắc. Tôi đã khảo sát và đưa ra một số giải pháp khắc phục như: chuẩn bị tư tưởng, tình cảm đối với môn học cho học sinh; đưa ra các mẫu rèn luyện theo mức độ tăng dần từ dễ đến khó; tiến hành rèn luyện cho các em qua các tiết học và cuối cùng, tôi luôn chuẩn bị cho bản thân một vốn kiến thức vững vàng, xứng đáng là tấm gương sáng đối với các em học sinh. Nội dung đề tài là “Tìm hiểu hiện tượng lệch chuẩn phụ âm đầu trong phương ngữ Bắc và biện pháp khắc phục”. Trên cơ sở nội dung đó thì việc nghiên cứu chỉ tập trung vào những đối tượng học sinh đến từ vùng phương ngữ Bắc. Giải pháp của đề tài cũng chỉ có thể tiến hành đối với những học sinh phát âm sai và viết sai phụ âm đầu trong Tiếng Việt do bị ảnh hưởng của ngôn ngữ vùng miền Bắc(vùng phương ngữ). Trên đây là nộ dung tìm hiểu về hiện tượng lệch chuẩn ngữ âm khi phát âm phụ âm đầu trong Tiếng Việt của học sinh thuộc vùng phương ngữ Bắc – trường Tiểu học Nguyễn Du. Thông qua quá trình giảng dạy ở trường, kết hợp với sự nghiên cứu một số tài liệu chuyên ngành, tôi đã nêu ra một số vấn đề trong phạm vi đề tài. Những vấn đề đó không ngoài mục tiêu nhằm nâng cao chất lượng dạy và học trong nhà trường, đáp ứng những yêu cầu mới trong sự nghiệp giáo dục trong giai đoạn hiện nay. Trong quá trình thực hiện đề tài, không thể tránh khỏi một số hạn chế, sai sót. Tôi kính mong hội đồng xét duyệt xem xét và có ý kiến phản hồi để bản thân tôi khắc phục những hạn chế đó. Để tôi làm tốt hơn nữa trong sự nghiệp “trồng người” cao quý, nâng cao hơn nữa chất lượng dạy học, xứng đáng là người thầy mẫu mực để các em học sinh noi theo. Xin chân thành cảm ơn! TÀI LIỆU THAM KHẢO Bộ GD&ĐT,“Tiếng Việt 3”, Nhà xuất bản Giáo dục, H.2007. Bộ GD&ĐT, “Tiếng Việt 4”, Nhà xuất bản Giáo dục, H.2007. Nguyễn Việt Bắc(chủ biên), “Rèn luyện nghiệp vụ sư phạm thường xuyên”, Nhà xuất bản Giáo dục, H.2006. Bộ GD&ĐT, “Rèn luyện kỹ năng sử dụng Tiếng Việt và mở rông vốn từ Hán Việt”, Nhà xuất bản Giáo dục. 2002. Lê A, “Thực hành Tiếng Việt”, Đại học Sư phạm và Tổng hợp Huế, 1995. Mai Ngọc Chữ - Vũ Đức Nhiệu - Hoàng Trọng Phiến, “Cơ sở ngôn ngữ học và Tiếng Việt”, Nhà xuất bản Giáo dục, 1992. Vương Hữu Lễ - Hoàng Dũng, “Ngữ âm Tiếng Việt”, Nhà xuất bản Giáo dục, 1995. Carl Rogers( Cao Đình Quát dịch), “Phương pháp dạy và học hiệu quả”, Nhà xuất bản Trẻ, 2001. MỤC LỤC Trang A.MỞ ĐẦU 1 I. Lý do chọn đề tài 1 II. Mục đích nghiên cứu 1 III. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 2 IV. Phương pháp nghiên cứu 2 B. THỰC TRẠNG ĐỀ TÀI 4 I. Nghiên cứu tình hình 4 II. Thực trạng tình hình 4 III. Nguyên nhân 5 C. GIẢI PHÁP 7 I. Chuẩn bị tư tưởng, tình cảm cho học sinh 7 II. Đưa ra các mẫu rèn luyện 7 III. Tiến hành rèn luyện 9 IV. Lời nói của giáo viên. 11 D. KẾT QUẢ 13 E. KẾT LUẬN VÀ ĐỀ XUẤT 15 G. TÀI LIỆU THAM KHẢO 16
Tài liệu đính kèm: