Sáng kiến kinh nghiệm về giảng dạy học sinh có hoàn cảnh khó khăn

Sáng kiến kinh nghiệm về giảng dạy học sinh có hoàn cảnh khó khăn

Điểm trường kinh 2 thuộc trường TH Biển Bạch Đông là điểm trường năm ở vùng nông thôn sâu ,kênh rạch, sông ngòi chằng chịt,phương tiện đi lại chủ yếu bằng xuồng, ghe ,đời sống của đa số các hộ nông dân còn nghèo,cuộc sống khó khăn, trình độ văn hoá thấp.Từ đó việc quan tâm dạy dỗ học hành của con em họ còn nhiều hạn chế. Hơn thế nữa điểm trường chưa có các lớp học mầm non, chỉ có lớp học chương trình 36 buổi mở trong hè,số học sinh tham giahọc lớp này rất thấp. Chính vì thế khi giáo viên nhận lớp đầu cấp ( lớp 1) gặp rất nhiều khó khăn nhất là đối với các em lần đầu tiên đến trường còn bỡ ngỡ , rụt rè, có em mẹ phải vào lớp ngồi cùng với em trong giờ học nên chất lượng học tập của các em còn rất thấp và hạn chế ngay ở giữa học kì 1.

Với những kinh nghiệm và tâm huyết với nghề,bản thân sau nhiều năm liền gắn bó với học sinh lớp Một và tôi đã tìm ra cách khắc phục những khó khăn đó mà tôi xem như là một cải tiến kinh nghiệm có tên là”Phương pháp giảng dạy học sinh vùng khó khăn”.

Có thể cải tiến kinh nghiệm của tôi còn nhiều hạn chế, cách diễn đạt,viết câu , từ, cụm từ có thể chưa sát hợp và hoàn hảo tôi rất mong được sự đóng góp của của BLĐ nhà trường và hội đồng khoa học nhà trường, ngành đóng góp nhiệt tình để cải tiến kinh nghiệm của tôi được hoàn chỉnh và được áp dụng cho những năm tiếp theo .

 

doc 6 trang Người đăng minhduong20 Lượt xem 638Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Sáng kiến kinh nghiệm về giảng dạy học sinh có hoàn cảnh khó khăn", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Trường TH Biển Bạch Đông CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM 
Lớp 1A6 Độc Lập – Tự Do – Hạnh phúc 
GVCN: Lê Thị Thảo cõd
ĐỀ TÀI 
SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM VỀ
GIẢNG DẠY HỌC SINH CÓ HOÀN CẢNH KHÓ KHĂN
Điểm trường kinh 2 thuộc trường TH Biển Bạch Đông là điểm trường năm ở vùng nông thôn sâu ,kênh rạch, sông ngòi chằng chịt,phương tiện đi lại chủ yếu bằng xuồng, ghe ,đời sống của đa số các hộ nông dân còn nghèo,cuộc sống khó khăn, trình độ văn hoá thấp.Từ đó việc quan tâm dạy dỗ học hành của con em họ còn nhiều hạn chế. Hơn thế nữa điểm trường chưa có các lớp học mầm non, chỉ có lớp học chương trình 36 buổi mở trong hè,số học sinh tham giahọc lớp này rất thấp. Chính vì thế khi giáo viên nhận lớp đầu cấp ( lớp 1) gặp rất nhiều khó khăn nhất là đối với các em lần đầu tiên đến trường còn bỡ ngỡ , rụt rè, có em mẹ phải vào lớp ngồi cùng với em trong giờ học nên chất lượng học tập của các em còn rất thấp và hạn chế ngay ở giữa học kì 1.
Với những kinh nghiệm và tâm huyết với nghề,bản thân sau nhiều năm liền gắn bó với học sinh lớp Một và tôi đã tìm ra cách khắc phục những khó khăn đó mà tôi xem như là một cải tiến kinh nghiệm có tên là”Phương pháp giảng dạy học sinh vùng khó khăn”.
Có thể cải tiến kinh nghiệm của tôi còn nhiều hạn chế, cách diễn đạt,viết câu , từ, cụm từ có thể chưa sát hợp và hoàn hảo tôi rất mong được sự đóng góp của của BLĐ nhà trường và hội đồng khoa học nhà trường, ngành đóng góp nhiệt tình để cải tiến kinh nghiệm của tôi được hoàn chỉnh và được áp dụng cho những năm tiếp theo .
Tôi xin chân thành cảm ơn.
I / ĐẶT VẤN ĐỀ :
Năm học 2008-2009 là năm học thứ hai toàn ngành giáo dục thực hiện cuộc vận động”Hai không”với 04 nội dung”Nói không với vi phạm đạo đức nhà giáo và học sinh ngồi nhầm lớp”
Đầu năm học bản thân tôi được Ban lãnh đạo trường TH Biển Bạch Đông phân công dạy lớp 1A6 điểm thuộc trường kinh 2. Lớp học có 18 em học sinh đay là số liệu tuyển đầu năm . Tình hình của lớp có những thuận lợi và khó khăn sau:
Thuận lợi :
Đặc điểm học sinh:
Tổng số học sinh: 18/8 nữ
Trong đó: Học sinh học lớp 36 buổi trong hèlà 12 em chiếm 66,6 %
Độ tuổi học sinh tương đối đông đều:
Học sinh học đúng độ tuổi là :14 em chiếm 77,8%.
Học sinh lớn tuổi là:2 em chiếm 11,1 %.
Học sinh thiếu tuổi là: 2 em , chiếm 11,1%( gia đình làm giấy khai sinh tăng tuổi để nhập học).
-Đồ dùng học tập tương đối đầy đủ và có phương tiện đến trường.
2. Cơ sở vật chất.
Cơ sở vật chất được nhà trường trang bị đầy đủ đáp ứng việc dạy và học của giáo viên và học sinh . Đặc biệt trong học được trang bị 1 bảng chống láo . Đây là đồ dùng rất cần thiết và quan trọng cho giáo viên và học sinh .
Bên cạnh những thuận lợi có những khó khăn .
+ Khó khăn :
Số học sinh chưa qua các lớp mẫu giáo rất cao chiếm 40,91% 
Nguyên nhân học sinh chưa qua các lớ mẫu giáo là không có giáo viên mẫu giáo lớp học chỉ mở được trong hè (Lớp 36 buổi ) . Hơn nữa thời gian này các bậc phụ huynh học sinh vào mùa làm ruộng , không có xuồng , ghe để đưa đón con em mình đến trường .
Số học sinh đến lớp thì tỉ lệ học sinh chuyên can chưa cao , vì thế các em rất khó tiếp thu bài những kiến thức mới và rất bỡ ngỡ với trường lớp .
Do đặc điểm địa bàn địa bàn dân cư rộng ,sống rải rác ở các kênh rạch , phương tiện đi lại bằng đường thuỷ nên việc học tập của các em phụ thuộc vào việc đưa rước của ngưới lớn . Đa số học sinh ở cách xa trường trên 4km .
Phòng học do xây dựng gần 20 năm nên không đáp ứng được nhu cầu dạy và học trong mùa mưa vì đã xuống cấp , mái thì dột , không có điện nên những lúc trời mưa to gió lớn lớp phải ngừng học .
Một số học sinh đến lớp thiếu sách vở và đồ dùng học tập do cha mẹ đi làm ăn xa, kinh tế khó khăn , ít quan tâm đến việc học hành của con cái .
II / NHỮNG BIỆN PHÁP CỤ THỂ:“ Giảng dạy học sinh có hoàn cảnh khó khăn”
Trước những khó khăn khách quan và chủ quan ở trên , để đạt được mục tiêu năm 2008 – 2009 . Giáo viên chủ nhiệm căn cứ vào tình hình thực tế của lớp đề ra những phương pháp và tổ chức thực hiện như sau :
1 . Phân loại đối tượng học sinh :
Căn cứ vào thực trạng của lớp bản thân tôi tìm ra những phương pháp , hình thức , tổ chức học tập phù hợp với học sinh .
Đối tượng học sinh đã qua các lơpù mẫu giáo .
Đối tượng học sinh chưa qua các lơpù mẫu giáo .
Đối tượng học sinh thiếu sự quan tâm của gia đình .
Học sinh nhút nhát , e dè khi đến lớp .
Đối tượng học sinh thiếu sách giáo khoa và đồ dùng cần thiết .
Biện pháp khắc phục :
 Đối với đối tượng học sinh đã học qua chương trình mẫu giáo thực hiện như sau:
Giáo viên ôn lại các trò chơi và kiến thức đã học của chương trình mẫu giáo sau đó tổ chức cho các em thực hiện trước lớp9có khuyến khích động viên những em làm đúng để gây hứng thú học tập và tổ chức các trò chơi theo từng nhóm để các em gần gũi kết bạn .
 Đối với đối tượng học sinh chưa học qua chương trình mẫu giáo thực hiện như sau:
Trước hết giáo viên phải tạo sự gần gũi thân thiện, cần thiết cho các em , bản thân học sinh và cô giáo, với các bạn nhằm giúp các em mạnh dạn khi bước vào lớp.
Khi các em đã có các mối quan hệ bạn bè, giáo viên chọn thời gian thích hợp giúp các em tiếp cận với kiến thức. Làm quen với các chữ cái, chữ số. Tuy nhiên số lượng chữ cái, chữ số phải đảm bảo tính vừa sức phù hợp với từng đối tượng học sinh.
VD: Giáo viên đưa ra một số chữ cái đã được làm quen, tập nhận biết số lượng bằng cách đếm ngón tay.Sau đó giáo viên kiểm tra sự nhận biết của học sinh kể cả lúc các em đang vui chơi: Đưa câu hỏi nhỏ em thử đếm xem có mấy bạn đang chơi cùng
Bên cạnh đó GV đưa ra nhiều câu hỏi nhỏ, gợi mở HS tìm ý kiến đúng cho bài.
Trong quá trình giảng dạy giáo viên cần quan tâm nhiều đến đối tượng này vì các em chưa thích ứng với sinh hoạt tập thể.
 Đối với đối tượng học sinh thiếu sự quan tâm của gia đình: Sau khi tìm hiểu vànắm bắt được tình hình cụ thể của từng em, giáo viên gặp trực tiếp phụ huynh HS để trao đổi , động viên gia đình, kết hợp với nhà trường giáo dục tốt hơn. Thường xuyên liên lạc với phụ huynh HS để có thông tin hai chiều về việc học tập và rèn luyện của các em.
 Đối tượng HS thiếu sách giáo khoa và đồ dùng cần thiết. Sau khi đã thống kê được số lượng HS thiếu sách giáo khoa, giáo viên báo cáo lên Ban giám hiệu nhà trường đăng kí mượn sách và đồ dùng học tập của HS từ thư viện . Vận động HS gom sách cũ tặng lại cho những bạn có hoàn cảnh đặc biệt khó khăn.
 Đối tượng học sinh có biểu tượng nhút nhát , rụt rè .
Gioá viên vần kết hợp hài hoà tổ chức các trò chơi giữa hai nhóm đối tượng học sinh đó là nhóm học sinh đã học qua chương trình mẫu giáo và nhóm đối tượng này : Tổ chức cho các em tham gia các trò chơi học tập tạo tâm lý hứng thú bên cạnh đó giáo viên ân cần , trò chuyện , gần gũi thân thiết với các em .
Tuyên dương những em mạnh dạn phát biểu ý kiến , có những biểu hiện tốt trong học tập .
Như vậy , những phương pháp hình thức dạy theo trẻ có hoàn cảnh khó khăn là: 
Giúp học sinh làm quen với trường,lớp , bạn bè , tự tin trong học tập . Luôn quan tâm đặc biệt đến từng đối tượng ( học sinh chậm phát triển ) .
Phối hợp với phụ huynh học sinh .
Tạo điều kiện tốt , giúp các em mạnh dạn trong học tập và tự tin trước đám đông .
Quá trình đổi mới phương pháp dạy học được thực hiện với việc người dạy đóng vai trò chủ đạo tổ chức quá trình học tập, thúc đẩy phát huy vai trò tích cực của người học một cách hợp quy luật. Giáo viên làm chủ lớp học, thiết lập bầu không khí thân thiện, tích cực , chủ động giải quyết mọi tình huống ,bảo đảm tình huống sư phạm.
Các phương pháp này phải được thực hiện trong suốt quá trình dạy học và theo dõi phát hiện điều chỉnh kịp thời , phát huy tích cực , tính hiệu quả của các phương pháp trên .
III / SAU THỜI GIAN THỰC HIỆN CÁC PHƯƠNG PHÁP : “ Giảng dạy học sinh có hoàn cảnh khó khăn” đã đem lại kết quả như sau :
Đến học kỳ I không có học sinh bỏ học , không có học sinh rụt rè , nhút nhát . Đa số các em điều chủ động trong học tập , hào hứng trong khi phát biểu xây dựng bìa .
Tỉ lệ học sinh yêú 3 em chiếm 16,6%.
Đến cuối năm học số lượng học sinh của lớp có 18 em .
Số lượng học sinh lên lớp đạt 95%.
Số học sinh yếu 1 em chiếm 5%.
Tỉ lệ học sinh khá giỏi đạt 14 em chiếm 70% .
Trên nay là toàn bộ nội dung sáng kiến kinh nghiệm , giảng dạy học sinh có hoàn cảnh khó khăn . Tuy đã được áp dụng thực hiện có kết quả tương đối khả quan nhưng không tránh khỏi những hạn chế .
Tôi rất mong được sự đóng góp nhiệt tình của Hội đồng khoa học nhà trường đẻõ sáng kiến kinh nghiệm hoàn thiện hơn và được áp dụng rộng rãi trong nhà trường .
Biển Bạch Đông , ngày 30 tháng 3 năm 2009
 Người viết CTSKKN
 Lê Thị Thảo

Tài liệu đính kèm:

  • docDE TAI (THAO).doc