Sáng kiến kinh nghiệm Xây dựng mối quan hệ giữa giáo viên TPTĐ với Ban lãnh đạo nhà trường

Sáng kiến kinh nghiệm Xây dựng mối quan hệ giữa giáo viên TPTĐ với Ban lãnh đạo nhà trường

 Điều lệ Đội nêu rõ tính chất của Đội TNTP Hồ Chí Minh là:

 Tổ chức của thiếu nhi Việt Nam do Chủ Tịch Hồ Chí Minh và Đảng Cộng sản Việt Nam sáng lập, Đoàn TNCS Hồ Chí Minh phụ trách Nội dung này khẳng định thiếu nhi Việt Nam có một tổ chức đại diện cho mình và của mình, có tính quần chúng và tính cách mạng, đi theo con đường của Bác kính yêu và sự nghiệp đấu tranh, xây dựng và bảo vệ Tổ quốc của dân tộc .

 Hiện nay đất nước đang tiến hành sự nghiệp đổi mới toàn diện và sâu sắc, với mục tiêu tổng quát của chiến lược phát triển kinh tế xã hội Việt Nam từ năm 2001-2020 theo Nghị Quyết TW2 (khoáVIII) đã khẳng định: Đưa đất nước ta ra khỏi tình trạng kém phát triển , nâng cao đời sống vật chất tinh thần cho nhân dân , tạo nền tảng đến năm 2020 nước ta cơ bản đã trở thành một nước công nghiệp theo hướng hiện đại hoá. Để tiến hành sự nghiệp đổi mới đó thì chúng ta phải hết sức coi trọng con người, nhân tố con người được đặt vào vị trí trung tâm của chiến lược kinh tế xã hội, xây dựng đất nước. Muốn vậy phải phát triển giáo dục Coi giáo dục là quốc sách hàng đầu mà Đầu tư cho giáo dục là đầu tư cho con người. Như vậy con người được đặt ở trung tâm chiến lược, trong đó lớp thiếu niên, nhi đồng hôm nay sẽ là những công dân , những người làm chủ tương lai đất nước sau này.

 

doc 20 trang Người đăng minhduong20 Lượt xem 804Lượt tải 2 Download
Bạn đang xem tài liệu "Sáng kiến kinh nghiệm Xây dựng mối quan hệ giữa giáo viên TPTĐ với Ban lãnh đạo nhà trường", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Mục lục
A-Phần mở đầu:
I, Lí do chọn đề tài
II,Mục đích, nhiệm vụ nghiên cứu
III, Đối tượng, phạm vi, phương pháp, tài liệu và thời gian nghiên cứu
 1, Đối tượng nghiên cứu
 2, Phương pháp nghiên cứu 
 3, Phạm vi nghiên cứu
 4, Tài liệu nghiên cứu
 5, Thời gian nghiên cứu
B- Phần nội dung
I, Khảo sát tình hình thực tế
II, Vai trò của TPTĐ trong việc xây dựng các mối quan hệ trong và ngoài nhà trường
 1, Xây dựng mối quan hệ giữa TPTĐ với Ban chỉ huy Liên chi đội:
 2, Mối quan hệ giữa TPTĐ với chi đoàn giáo viên, các anh chị phụ trách trong nhà trường
 3, Xây dựng mối quan hệ giữa giáo viên tổng phụ trách đội với hội cha mẹ học sinh
 4, Xây dựng mối quan hệ giữa giáo viên TPTĐ với Ban lãnh đạo nhà trường
C- Phần kết luận và một số đề xuất 
A- Đặt vấn đề:
 i - Lý do chọn đề tài :
 Điều lệ Đội nêu rõ tính chất của Đội TNTP Hồ Chí Minh là: 
 Tổ chức của thiếu nhi Việt Nam do Chủ Tịch Hồ Chí Minh và Đảng Cộng sản Việt Nam sáng lập, Đoàn TNCS Hồ Chí Minh phụ trách Nội dung này khẳng định thiếu nhi Việt Nam có một tổ chức đại diện cho mình và của mình, có tính quần chúng và tính cách mạng, đi theo con đường của Bác kính yêu và sự nghiệp đấu tranh, xây dựng và bảo vệ Tổ quốc của dân tộc . 
 Hiện nay đất nước đang tiến hành sự nghiệp đổi mới toàn diện và sâu sắc, với mục tiêu tổng quát của chiến lược phát triển kinh tế xã hội Việt Nam từ năm 2001-2020 theo Nghị Quyết TW2 (khoáVIII) đã khẳng định: Đưa đất nước ta ra khỏi tình trạng kém phát triển , nâng cao đời sống vật chất tinh thần cho nhân dân , tạo nền tảng đến năm 2020 nước ta cơ bản đã trở thành một nước công nghiệp theo hướng hiện đại hoá. Để tiến hành sự nghiệp đổi mới đó thì chúng ta phải hết sức coi trọng con người, nhân tố con người được đặt vào vị trí trung tâm của chiến lược kinh tế xã hội, xây dựng đất nước. Muốn vậy phải phát triển giáo dục Coi giáo dục là quốc sách hàng đầu mà Đầu tư cho giáo dục là đầu tư cho con người. Như vậy con người được đặt ở trung tâm chiến lược, trong đó lớp thiếu niên, nhi đồng hôm nay sẽ là những công dân , những người làm chủ tương lai đất nước sau này.
 Đáp ứng yêu cầu về con người, mục tiêu giáo dục đào tạo nói chung và giáo dục học sinh TH nói riêng có nhiệm vụ đào tạo ra những con người có tính tự chủ, năng động, sáng tạo, có kiến thức văn hoá, đặc biệt phải có lòng nhân ái yêu đất nước, yêu CNXH. Trong đó giáo dục là nền tảng nhằm giúp học sinh hình thành những cơ sở ban đầu cho sự phát triển đúng đắn, lâu dài về đạo đức, trí tuệ, thẩm mỹ và các kỹ năng cơ bản để học tiếp lên trung học cụ sụỷ.
 Để đạt được mục tiêu trên, chúng ta phải giáo dục cho HS trong một môi trường đồng bộ nghĩa là phải có sự phối kết hợp chặt chẽ giữa các lực lượng giáo dục trong nhà trường, trong đó nhà trường giữ vai trò chủ đạo. Trong số các lực lượng giáo dục cần đặc biệt chú ý đến tổ chức Đội TNTPHCM vì nó có vị trí rất quan trọng, Đội là thành phần hỗ trợ tích cực với nhà trường và cùng nhà trường thực hiện nội dung , mục đích giáo dục. Đội là tổ chức nòng cốt trong các phong trào thiếu nhi, là thể hiện vai trò chủ động tập hợp thiếu nhi vào các hoạt động do Đội tổ chức. Nhiều năm nay, các phong trào của Đội thực sự đã thu hút đông đảo các thế hệ thiếu nhi tham gia và đã trở thành truyền thống của Đội như: Phong trào nghìn việc tốt, Công tác Trần Quốc Toản, phong trào Kế hoạch nhỏ .... Hoạt động đội còn là cầu nối giữa nhà trường và xã hội, góp phần thực hiện nguyên lý giáo dục của Đảng.
 Những năm gần đây được sự lãnh đạo của Đảng, sự dìu dắt của Đoàn TNCSHCM phong trào thiếu nhi của cả nước ngày càng phát triển mạnh mẽ, hoạt động Đội đã thực sự trở thành nơi hội tụ của thiếu niên, nhi đồng trong nhà trường, xứng đáng là lực lượng tích cực, góp phần rất lớn vào sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc.
 Đứng trước thực tế đó đòi hỏi người giáo viên Tổng phụ trách đội phải phấn đấu không ngừng để hoạt động Đội trở thành môi trường lành mạnh có tác dụng giáo dục sâu rộng đến HS. Đặc biệt Tổng phụ trách Đội phải nhạy bén, thông minh, linh hoạt tổ chức các hoạt động trong nhà trường. Song, một mình giáo viên Tổng phụ trách đội (TPTĐ) không thể làm hết được công việc này, mà TPTĐ phải biết phối kết hợp, tranh thủ sự hỗ trợ ở mọi điều kiện, mọi lực lượng giáo dục trong nhà trường. Phải biết tuyên truyền và thu hút, lôi cuốn các lực lượng cùng tham gia giáo dục các em học sinh, cùng tổ chức các hoạt động vui chơi cho các em.
 Tổ chức các hoạt động Đội trong nhà trường nếu thiếu sự phối kết hợp đó thì TPTĐ sẽ gặp rất nhiều khó khăn, điều đó sẽ kìm hãm cả quá trình giáo dục và tự giáo dục trong các em thiếu niên, nhi đồng làm ảnh hưởng không ít đến chất lượng giáo dục trong nhà trường. Như vậy mối quan hệ của TPTĐ với các lực lượng giáo dục trong nhà trường là một yếu tố quyết định đến chất lượng giáo dục.
 Thực tế cho thấy, ở một số trường TH hiện nay việc kết hợp giữa các lực lượng giáo dục với TPTĐ không được thực hiện thường xuyên, đều đặn, công việc này chưa được các nhà trường quan tâm chú trọng, nhiều trường còn có quan niệm và nhận thức chưa đầy đủ về vai trò, vị trí của tổ chức Đội cũng như TPTĐ. Điều đó ảnh hưởng không ít đến phong trào hoạt động của Đội và giáo dục thanh thiếu niên trong nhà trường dẫn đến chất lượng giáo dục toàn diện không được nâng cao.
 Xuất phát từ những lí do trên, tôi thấy TPTĐ có một vai trò quan trọng trong việc xây dựng các mối quan hệ mật thiết giữa hoạt động Đội với các hoạt động giáo dục trong và ngoài nhà trường, đặc biệt là xây dựng mối quan hệ giữa TPTĐ với Ban giám hiệu nhà trường, Công đoàn, Đoàn thanh niên, Hội phụ huynh. Vì vậy, tôi đã chọn đề tài này để nghiên cứu, mạnh dạn đưa những vấn đề này cho anh chị em đồng nghiệp tham khảo giúp đỡ tôi làm tốt hơn công việc này.
 II- Đối tượng, phạm vi, phương pháp, tài liệu 
và thời gian nghiên cứu.
 1, Đối tượng nghiên cứu: 
 Liên đội trường TH Tõn Phỳ
 2, Phương pháp nghiên cứu :
 - Lập kế hoạch nghiên cứu
 - Chia giai đoạn nghiên cứu
 - Soạn thảo nội dung
 - Kiểm tra, giám sát những việc đã làm được trên thực tế, từ đó rút ra bài học kinh nghiệm
 3, Phạm vi nghiên cứu : 
 Vai trò của TPTĐ với những mối quan hệ giáo dục trong và ngoài nhà trường 
 4, Thời gian nghiên cứu:
 Năm học 2012-2013: 
 + Năm 2012- 2013: Xây dựng mối quan hệ giữa TPTĐ với Ban chỉ huy Liên Đội, với GV chủ nhiệm, Đoàn thanh niên, Hội cha mẹ HS 
 + Năm 2013-2014: Vai trò của TPTĐ và xây dựng mối quan hệ giữa TPTĐ với Ban giám hiệu 
 5, Tài liệu nghiên cứu:
 - Tìm hiểu qua sách báo
 - Tìm hiểu tình hình một số trường trong Thị xã
Tìm hiểu thực ở nhà trường và địa bàn dân cư
Cẩm nang cho người phụ trách đội TNTP Hồ Chí Minh .
Người TPTĐ cần biết .
 B- Nội dung nghiên cứu
 Đội TNTP Hồ Chí Minh là một tổ chức thống nhất trong cả nước. Hệ thống tổ chức của Đội được thành lập ở các trường học và trên địa bàn dân cư từ cấp Phường xã đến Trung ương do Ban chấp hành Đoàn cùng cấp lập ra để giúp Đoàn phụ trách Đội. Đội thiếu niên, nhi đồng là chủ nhân tương lai của đất nước, tuổi thiếu niên là giai đoạn phát triển đặc biệt của một đời người, ở lứa tuổi này, người ta nói Ngã đường dẫn tới tài năng, nhưng cũng là ngã đường dẫn tới tội lỗi. Đứng trước mặt các em bây giờ là hai ngã đường khác nhau: một là có thể hư hỏng nếu các em không được quan tâm giáo dục đến nơi, đến chốn; hai là thế giới mới sẽ được mở rộng trước các em nếu được nhà trường , gia đình và xã hội quan tâm giáo dục đúng đắn. 
 Chính vì vậy, nhà trường hiện nay có trách nhiệm hết sức nặng 
nề nhưng cũng rất vẻ vang nhằm giúp học sinh hình thành những cơ sở b
ban đầu cho sự phát triển đúng đắn lâu dài về đạo đức, trí tuệ, thẩm mỹ và các kỹ năng cơ bản để học tiếp lên THCS . 
 Để thực hiện và đạt được kết quả tốt trọng trách này nhà trường phải dựa vào nhiều con đường, nhiều mối quan hệ biện chứng với nhau nhưng đóng vai trò hơn cả là hoạt động Đội thiếu niên trong nhà trường. Vậy làm thế nào để đưa hoạt động Đội và phong trào thanh thiếu niên vào hoạt động trong nhà trường một cách có hiệu quả nhất. Đó quả là một vấn đề hết sức khó khăn đối với những giáo viên TPTĐ. Do đó người TPTĐ phải biết xây dựng những mối quan hệ giáo dục trong và ngoài nhà trường nhằm thu hút đông đảo các lực lượng giáo dục xung quanh mình như: Cán bộ Liên chi đội , chi đoàn giáo viên, các anh chị phụ trách, Hội cha mẹ học sinh, các ban ngành trên địa bàn dân cư, đặc biệt TPTĐ phải lấy được lòng tin và biết tranh thủ sự giúp đỡ, ủng hộ, chỉ đạo và tạo mọi điều kiện thuận lợi của các 
Số LĐ	 LĐ đã thực hiện LĐ có thực hiện LĐ thựchiện chưa tốt 
 31	 23 - 74,2% 5 – 16,1% 3 -0,97%
cấp lãnh đạo trong nhà trường. Tất cả các mối quan hệ này là sự quyết
định thành công hay thất bại các hoạt động của Liên đội trong suốt năm học. 
 I. Khảo sát tình hình của các Liên đội :
 Từ tình hình thực tế, tôi đã tiến hành khảo sát các Liên đội trong Thị Di Linh , sau khi khảo sát tôi đã thu được kết quả sau: 
 Nhìn vào kết quả khảo sát tôi thấy chỉ có 1/2 số các Liên đội hoàn thành tốt công tác đội trong nhà trường, còn lại 1/2 các Liên đội chỉ hoàn thành công tác đội ở mức trung bình trong đó số ít Liên đội còn chưa quan tâm đến hoạt động Đội trong nhà trường. Sở dĩ như vậy là do một số TPTĐ chưa làm hết vai trò trách nhiệm của mình do đó lãnh đạo nhà trường coi hoạt động Đội là không cần thiết, cũng có trường do nhận thức của số ít các đồng chí trong Ban giám hiệu chưa đúng về vai trò và chức năng của hoạt động Đội nên ít quan tâm đến. Cũng có Liên đội lại coi trọng việc nâng cao chất lượng giáo dục văn hoá nên đã tự ý cắt bỏ những hoạt động của Đội phải có trong nhà trường như: Sinh hoạt báo đội hay các cuộc thi, vui chơi giải trí của các em sợ làm ảnh hưởng tới học tập . 
 Riêng đối với trường TH Tõn Phỳ, hoạt động Đội trong nhà trường đã thực sự được coi trọng và là một hoạt động không thể thiếu trong suốt những năm học qua . Do đó Liên đội luôn được lãnh đạo nhà trường tạo mọi điều kiện thuận lợi cả về kinh phí lẫn thời gian cho các hoạt động của Đội. Năm học Liên đội luôn hoàn thành xuất sắc mọi nhiệm vụ được giao và được tặng nhiều bằng khen, cờ thi đua của các cấp .
 2, Vai trò của TPTĐ trong nhà trường: ( Qúa trình nghiên cứu trong năm học 2012-2013
 - Vai trò của TPTĐ đặc biệt quan trọng trong nhà trường , vị trí vai trò của TPTĐ gắn chặt với vị trí vai trò của tổ chức Đội, thực tiễn những năm vừa qua ... g tác Đội vào kế hoạch chung của nhà trường. Chính mối quan hệ này phản ánh sự thống nhất mục tiêu của các lực lượng giáo dục trong nhà trường
 Giáo viên TPTĐ có trách nhiệm tham mưu cho cấp Uỷ, Ban giám hiệu để bố trí sắp xếp những giáo viên có năng lực, nhiệt tình vừa có thể làm chủ nhiệm lớp vừa có thể đảm nhận vai trò người phụ trách chi đội. 
 TPTĐ có nhiệm vụ đề xuất với nhà trường về mức đầu tư kinh phí , cơ sở vất chất cần thiết cho các hoạt động Đội theo kế hoạch đã duyệt để tạo điều kiện thuận lợi cho các hoạt động đội đạt được kết quả cao .
 TPTĐ với tư cách là một thành viên chỉ đạo tổ chức các hoạt động Đội trong nhà trường và là một thành viên trong hội đồng sư phạm , vì vậy rất cần sự đồng tình ủng hộ của thành viên trong hội đồng nhà trường với công tác của Liên đội, khơi dậy được ý thức tình nguyện , tự giác đồng thời cũng là trách nhiệm của mỗi giáo viên trong việc chăm sóc , bảo vệ giáo dục thiếu nhi hướng tới mục tiêu hình thành và phát triển nhân cách toàn diện cho HS.
Tóm lại :
 Qua nghiên cứu và tìm hiểu thực trạng tôi thấy rằng :
 Người TPTĐ có một vai trò vô cùng quan trọng trong việc thiết lập các mối quan hệ trong và ngoài nhà trường nhằm thúc đẩy phong trào hoạt động Đoàn Đội ngày một đi lên . Nhưng vấn đề cốt lõi để làm nên sự thành công của GV- TPTĐ cũng như mọi hoạt động của Liên Đội trong nhà trường thì đòi hỏi nhận thức của. Hiệu trưởng về vị trí vai trò của tổ chức Đội trong nhà trường và năng lực của người GV – TPTĐ quyết định đến sự thành công hay thất bại của một Liên Đội . Nếu như Hiệu trưởng có nhận thức đúng đắn vị trí vai trò của Đội TNTP thì họ sẽ quan tâm chỉ đạo một cách sâu sát các hoạt động trong nhà trường ,chủ động lên kế hoạch tổ chức các hoạt động để TPTĐ thực hiện . Và ngược lại nếu như Hiệu trưởng mà nhận thức chưa đầy đủ về tổ chức ĐTNTP trong nhà trường thì hoạt động trong đơn vị đó gặp rất nhiều khó khăn và bản thân người TPTĐ đó cũng không thể hoàn thành tốt nhiệm vụ của mình . 
 Bên cạnh đó , thì trình độ và năng lực của TPTĐ cũng là yếu tố ảnh hưởng rất lớn đến những mối quan hệ trong và ngoài nhà trường , nếu như người TPTĐ có năng lực thực sự cộng với sự năng động, nhiệt tình và nhiều kinh nghiệm thì không những được Hiệu trưởng ủng hộ mà còn tranh thủ được nhiều sự giúp đỡ của các mối quan hệ xung quanh mình để tổ chức được nhiều các hoạt động bổ ích cho các em học sinh . Vì vậy , bản thân TPTĐ phải cố gắng học tập hết mình để biết tổ chức các hoạt động tập thể, làm thế nào để thu hút đông đảo lực lượng học sinh tham ra , tạo không khí thoải mái khi các em đến trường , có như thế chúng ta mới tranh thủ được mọi điều kiện tốt nhất của Ban giám hiệu nhà trường , các mối quan hệ xung quanh chúng ta để mọi người đều thấy được tầm quan trọng của công tác Đội trong nhà trường . Nếu ai chưa làm được điều này thì chưa thực sự yêu nghề , yêu trẻ và có trách với công việc được giao.
 Kết quả đạt được
 Trong năm học gần đây, tôi đặc biệt quan tâm , chú trọng xây dựng mối quan hệ giữa các lực lượng giáo dục trong và ngoài nhà trường, đồng thời được sự tin tưởng tuyệt đối của Cấp Uỷ , Ban giám hiệu nhà trường tạo mọi điều kiện thuận lợi nhất cho tôi hoạt động nên trong năm học gần đây , đặc biệt là từ năm học 2012 - 2013 và năm học 2013 - 2014 tôi đã đưa hoạt động Đoàn Đội của Liên Đội trường TH Taõn Phuự đứng trong tốp khối trường học và luôn hoàn thành xuất sắc mọi nhiệm vụ được giao .
 Cụ thể là : Trong năm học này, Liên đội đã duy trì tốt hoạt động của đội cờ đỏ, do đó mọi nề nếp của nhà trường cũng như của Liên Đội được duy trì tốt. Phong trào nói lời hay làm việc tốt , phong trào hoa điểm 10 cùng nở, phong trào đọc và làm theo báo Đội được duy trì trong suốt năm học , việc học sinh vi phạm kỷ luật , vô lễ đã giảm nhiều so với các năm học trước . Song song với phong trào trên, các phong trào lớn trong năm đạt được nhiều kết quả tốt như : Phong trào nuôi lợn tiết kiệm đã duy trì trong nhiều năm nay và ngày càng thu hút đông đảo các em tham gia, toàn Liên đội đã có 08 con lợn / 08 chi đội và hàng trăm lợn cá nhân , mô hình này đã được Thị Đoàn đánh giá rất cao . Số tiền nuôi lợn của các cá nhân và tập thể đã sử dụng vào việc mua quà tặng cho các bạn học sinh có hoàn cảnh khó khăn ở liên, chi đội . Ngoài ra hàng năm cứ vào tháng 12 tháng vì người nghèo, Liên đội lại tổ chức thành buổi lễ quyên góp giúp học sinh nghèo đối với tất cả giáo viên và học sinh trong nhà trường , phong trào này đã trở thành thường xuyên đối với Liên Đội , tất cả số tiền thu được trong buổi quyên góp được mua thành quần áo và quà tết trao tặng những học sinh có hoàn cảnh khó khăn . Đây là nguồn động viên to lớn giúp các em vươn lên trong học tập , song cái được lớn hơn ở đây là các em được sống trong sự yêu thương , đùm bọc của thầy cô và bạn bè . Hàng năm vào dịp 22 /12 Liên Đội lại đấu mối với Uỷ ban Phường tặng quà những gia đình chính sách .
 Trong các phong trào lớn do TW Đoàn và Thị đoàn phát động, Liên đội đã kết hợp các lực lượng giáo dục và chỉ đạo chặt chẽ mọi hoạt động đạt kết quả tốt, cụ thể là: Các cuộc thi như phòng chống ma tuý , cuộc thi UPU , cuộc thi Tìm hiểu 83 năm truyền thống vẻ vang của Đoàn ....được ban chỉ đạo hướng dẫn tỷ mỉ được chấm chọn kỹ lưỡng và tổ chức trao giải cho các tập thể và cá nhân đạt thành tích xuất sắc nên thu được chất lượng và hiệu quả cao , có 100% các em tham dự . 
 Phong trào xây dựng quỹ kế hoạch nhỏ được các em nhiệt tình hưởng ứng và hoàn thành tốt chỉ tiêu của Thị Đoàn đề ra. 
 Song song với các phong trào trên là phong trào hoạt động của Đội theo chủ đề của tuần , tháng, cũng được Liên đội tổ chức thường xuyên, đây là sân chơi thu hút đông đảo các đội viên và các lực lượng giáo dục cùng tham gia như cuộc thi 
Theo chủ đề của tháng", " về nguồn" ," Thi vẽ tranh" , thi thể dục thể thao, văn hoá, văn nghệ.....
 Cũng trong năm qua, Liên đội đã kết hợp với Đoàn xaừ tổ chức nhiều hoạt động vui chơi bổ ích cho các em các dịp hè , tết nguyên đán, tết trung thu, tết thiếu nhi ....
 Từ những kết quả trên, năm học 2012 -2013 Liên đội đã đạt được những danh danh hiệu sau đây :
 - 05/ 08 đạt lớp tiên tiến xuất sắc 
- Liên đội được TW Đoàn tặng cờ và bằng khen 
 - TPTĐ được nhận kỷ niệm chương của Đoàn trao tặng 
Phấn đấu có 06 / 08 lớp đạt tiên tiến xuất sắc 
- Tổng PTĐ và Hiệu trưởng được Đoàn tặng bằng khen .
C- Kết luận và đề xuất
 1. Kết luận :
 Hoạt động Đội có một vị trí quan trọng trong nhà trường TH, nó đã góp phần tích cực trong việc giáo dục nhân cách, đạo đức cho học sinh , tạo hứng thú trong học tập cho các em mỗi khi đến trường . Có thể khẳng định rằng, hoạt động đội là lực lượng giáo dục không thể thiếu được trong và ngoài nhà trường do đó vai trò của TPTĐ rất quan trọng , giáo viên TPTĐ phải biết tranh thủ sự giúp đỡ của các lực lượng giáo dục vào các hoạt động Đội.
 -Trong khi tổ chức các hoạt động của Đội thì người TPTĐ phải xác định rõ những nhiệm vụ chính của mình , không những chủ động lên kế hoạch mà còn chủ động phối kết hợp với các lực lượng giáo dục , với các tổ chức giáo dục trong và ngoài nhà trường tạo mọi điều kiện thuận lợi để tổ chức tốt các hoạt động của Đội .
 - Việc TPTĐ ở các trường chưa được chuyên trách mà phải kiêm nhiệm là một trong những yếu tố có ảnh hưởng không nhỏ đến chất lượng hoạt động Đội trong nhà trường .
 - Nhìn chung sự phối kết hợp giữa GVTPTĐ với các lực lượng giáo dục có nhiều Liên Đội chưa duy trì thường xuyên , do đó phong trào hoạt động Đội của nhiều Liên đội chưa thu được những kết quả như mong muốn , nếu như TPTĐ linh hoạt và năng động hơn trong hoạt động thì chất lượng giáo dục toàn diện học sinh trong các nhà trường sẽ ngày một nâng cao . 
 - Đội là cánh tay đắc lực của Đoàn TNCSHCM và là lực lượng nòng cốt trong các phong trào thanh thiếu nhi, giúp các em học và vui chơi, thực hiện quyền và bổn phận của mình . Mọi hoạt của đội đều nâng cao tri thức nâng cao sự hiểu biết để các em có thể lĩnh hội hết cái hay cái đẹp của cuộc sống để trở thành con người toàn diện có đủ đức , đủ tài để xây dựng đất nước. 
 2 . Một số ý kiến đề xuất :
 Từ kết quả nghiên cứu trên, để góp phần nâng cao hiệu quả phối hợp giữa TPTĐ và các lực lượng giáo dục trong công tác giáo dục toàn diện cho học sinh , tôi xin đưa ra một số ý kiến đề xuất sau :
 - Người TPTĐ phải xác định được vị trí vai trò của mình trong công tác giáo dục học sinh , thông qua các hoạt động của Đội nhằm thu hút đông đảo các em tham ra , tạo ra sân chơi thực sự bổ ích cho các em .
 - Giữa TPTĐ và các mối quan hệ giáo dục phải được duy trì thường xuyên trong suốt năm học .
 - Tổng phụ trách Đội phải lên kế hoạch từ đầu năm và cụ thể từng tháng , từng tuần theo chủ đề , chủ điểm một cách cụ thể để trình Ban giám hiệu , xin ý kiến chỉ đạo .
 - Hiệu trưởng cùng với chi bộ, BCH chi đoàn tìm chọn ra một TPTĐ có đủ năng lực và phẩm chất cần thiết để lãnh đạo hoạt động Đội trong nhà trường và tạo mọi điều kiện để họ được thường xuyên bồi dưỡng năng lực công tác Đội để họ có thể làm tốt nhiệm vụ của mình .
 - Mỗi trường học cần bố trí một GV - TPTĐ chuyên trách và được đào tạo về nghiệp vụ công tác Đội . Có như vậy họ mới làm tốt nhiệm vụ được giao .
 - Hiệu trưởng cần tạo mọi điều kiện tốt nhất về nhân lực , vật lực , tài lực cho TPTĐ trong việc tổ chức các hoạt động của Đội .
 - Hiệu trưởng phải có những hiểu biết nhất định về tổ chức Đội cũng như nghiệp vụ công tác Đội để có thể là chỗ dựa vững chắc cho TPTĐ trong quá trình công tác .
 - Trên đây là một số ý kiến đề xuất mang tính cá nhân nhằm góp phần nâng cao hiệu quả công tác Đội trong nhà trường , mong muốn cuối cùng là nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện cho học sinh nhằm đáp ứng yêu cầu của đất nước là đào tạo ra thế hệ trẻ thành những người lao động mới “ Vừa hồng, vừa chuyên .
 Trên đây là kinh nghiệm của tôi về vai trò của TPTĐ trong việc xây dựng mối quan hệ giữa các lực lượng giáo dục trong và ngoài nhà trường , tôi đã áp kinh nghiệm này trong suốt những năm học qua và nó đã mang lại hiệu quả cao trong công tác Đội ở trường . Tôi hi vọng rằng với kinh nghiệm nhỏ này nó sẽ góp phần tháo gỡ những vướng mắc cho giáo viên TPTĐ trong việc tổ chức các hoạt động Đội trong nhà trường và góp phần không nhỏ cho giáo viên tổng phụ trách Đội thúc đẩy phong trào hoạt động Đội ngày một vững mạnh hơn . 
 Ngày 10 tháng 04 năm 2013
 TPT
 Đoàn Văn Trịnh

Tài liệu đính kèm:

  • docSang kien kinh nghiem cua TPT Doi.doc