Tham luận: Nâng cao chất lượng học tập của học sinh

Tham luận: Nâng cao chất lượng học tập của học sinh

1/ Tăng cường kiểm tra miệng

* Kiểm tra miệng giúp giáo viên đánh giá chính xác mức độ nắm và vận dụng kiến thức của học sinh qua những thông tin phản hồi, để có điều chỉnh thích hợp về phương pháp giảng dạy, đồng thời đây là điều kiện tốt để học sinh được ôn tập kiến thức đã học , và thúc đẩy học sinh chuẩn bị tư thế sẵn sàng khi đến lớp .

- Chỉ cho điểm khi thấy các câu hỏi và câu trả lời đủ để đánh giá kết quả học tập của học sinh. Nếu thấy chưa đủ thì chỉ đưa ra một lời nhận xét hay lời khen , tránh cho điểm một cách miễn cưỡng

- Giáo viên cần thông báo nội dung câu hỏi sẽ kiểm tra miệng vào cuối tiết học trước, để học sinh định hướng việc ôn tập kĩ các kiến thức trọng tâm

 

doc 2 trang Người đăng hoaithu33 Lượt xem 3320Lượt tải 2 Download
Bạn đang xem tài liệu "Tham luận: Nâng cao chất lượng học tập của học sinh", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tham Luận : NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG HỌC TẬP CỦA HỌC SINH 
Kính thưa –quí vị đại biểu, thưa toàn thể hội nghị 
Để đạt được mục tiêu giáo dục và thực hiện thắng lợi nhiệm vụ năm học . việc nâng cao chất lượng dạy học là một yêu cầu cấp thiết nhưng lâu dài, đòi hỏi người làm công tác giáo dục phải có những cải tiến phương pháp giảng dạy một cách tích cực ,cho phù hợp với thực tế nhà trường và đối tượng học sinh ...
 Đươc sự góp ý xây dựng của tất cả các thành viên trong tổ chuyên môn khối 4 , chúng tôi đã có một thời gian vận dụng vào thực tế giảng dạy và bước đầu mang lại những kết quả rõ rệt ...
 Hôm nay trước Hội nghị CBCC năm học 2010 – 2011 trường Tiểu học Đinh Bộ lĩnh .Thay mặt các thàng viên trong tổ Tôi xin trình bày những giải pháp nâng cao chất lượng học tập của học sinh 
1/ Tăng cường kiểm tra miệng 
* Kiểm tra miệng giúp giáo viên đánh giá chính xác mức độ nắm và vận dụng kiến thức của học sinh qua những thông tin phản hồi, để có điều chỉnh thích hợp về phương pháp giảng dạy, đồng thời đây là điều kiện tốt để học sinh được ôn tập kiến thức đã học , và thúc đẩy học sinh chuẩn bị tư thế sẵn sàng khi đến lớp .
- Chỉ cho điểm khi thấy các câu hỏi và câu trả lời đủ để đánh giá kết quả học tập của học sinh. Nếu thấy chưa đủ thì chỉ đưa ra một lời nhận xét hay lời khen , tránh cho điểm một cách miễn cưỡng 
- Giáo viên cần thông báo nội dung câu hỏi sẽ kiểm tra miệng vào cuối tiết học trước, để học sinh định hướng việc ôn tập kĩ các kiến thức trọng tâm 
2/ Khuyến khích động viên sự nổ lực của học sinh 
*Gv cần tỏ ra quan tâm gần gũi , giúp các em nhận ra sự quan tâm đặc biệt của GV mà phấn đấu vươn lên để khỏi phụ lòng 
* Tạo thật nhiều điều kiện để nhiều đối tượng được thể hiện mình trước tập thể bằng cách ưu tiên cho trả lời câu hỏi .
- Trường hợp HS không trả lời được hoặc trả lời sai thì không chê bai hay dùng hình phạt ...mà cần giúp đỡ tìm ra những sai sót, và cách sửa chữa , hãy tỏ ra rằng hạn chế đó là không cơ bản, là tạm thời và dễ dàng khắc phục được 
- Nếu học sinh giải quyết được vấn đề , GV cần có lời khen ngợi , biểu dương , cố tìm những tiến bộ dù rất nhỏ để khuyến khích, và cho rằng em rất giỏi , và khẳng định em có khả năng học tập tốt . 
- Nên đánh giá cao những thành công , cho đó là kết quả của sự nổ lực... qua đó tạo cho các em có niềm tin vào bản thân, tin rằng chúng có thể đạt được kết quả cao hơn, dẫn tới tâm lý phấn khởi, thấy mình lớn mạnh hơn trong lóp học và càng nổ lực hơn trong học tập.
 3/Động viên phụ huynh chuẩn bị điều kiện tốt cho cho việc học tập của học sinh 
* Trong cuộc họp phụ huynh đầu năm – Giáo viên động viên phụ huynh, ngoài việc chuẩn bị đầy đủ dụng cụ học tập, chăm lo nhắc nhỡ , còn chú trọng dành riêng cho con em một góc học tập độc lập ( có thể gồm 1 bàn , 1 đèn học, nhưng phải ở 1 góc riêng) cho các em tự trang trí sắp xếp bàn học , cho rằng đó là không gian riêng của mình ,sẽ thêm yêu thích không gian riêng này, mà càng có nhiều thời gian ở đó để học tập, và ít bị phân tán vì những ảnh hưởng bên ngoài
*GV cần dành thời gian đến thăm phụ huynh trao đổi tình hình học tập của từng HS để phụ huynh thấy được cần phải có trách nhiệm nhắc nhỡ việc học ở nhà của con em , cũng lên kế hoạch thời gian học tập ở nhà để giúp các em có một thói quen học tập tốt.
4/ Phân nhóm bạn học tập 
 *Ngay từ đầu năm học , GV phân những học sinh giỏi , giúp đỡ các bạn học yếu hơn để cùng nhau tiến bộ - chú ý các bạn cùng nhóm phải gần nhà nhau , chỗ ngồi ở lớp gần nhau để thuận lợi việc trao đổi 
* Gv theo dõi sự tiến bộ của từng cá nhân và kịp thời tuyên dương các nhóm hoạt động hiệu quả để động viên khuyến khích tạo cho các em có động cơ học tập tốt.
5/ Tổ chức phụ đạo , bồi dưỡng 
* Xây dựng 1 lớp phụ đạo gồm các đối tượng học sinh yếu trong toàn khối 4 
*Hằng tuần tổ chức phụ đạọ ( không thu tiền ở HS) vào chiều thứ 7 do các giáo viên trong tổ luân phiên dạy theo chương trình đã được thống nhất ở tổ . 
 Trên đây là một số giải pháp mà trong năm qua tổ chúng tôi đã áp dụng và bước đầu cũng đã đem lại một kết quả nhất định cụ thể tỉ lệ học sinh lên lớp thẳng đạt 97%, không có học sinh lưu ban ,có 3 học sinh đạt HS giỏi cấp huyện , đồng thời các chỉ tiêu khác về học tập cũng đã nâng lên một cách rõ rệt. 
 Tuy nhiên trong trong tham luân này không tránh khỏi những hạn chế nhất định , rất mong quý vị đại biểu, quý thầy cô đóng góp những ý kiến sâu sắc hơn . Nhằm tìm ra biện pháp, giải pháp tối ưu nhất góp phần thực hiện thắng lợi các nhiệm vụ của nhà trường đề ra.
 Cuối cùng xin kính chúc quý vị đại biểu , quý thầy cô sức khỏe
 Chúc hội nghị thành công tốt đẹp.
 Xin trân trọng cảm Ơn.

Tài liệu đính kèm:

  • doctham luan nang cao chat luong day hoc.doc