Tiểu luận Tầm quan trọng của nghệ thuật múa đối với sự phát triển nhân cách con người nói chung và học sinh Tiểu học nói riêng

Tiểu luận Tầm quan trọng của nghệ thuật múa đối với sự phát triển nhân cách con người nói chung và học sinh Tiểu học nói riêng

Nghệ thuật múa là một môn có tính thẫm mĩ cao,lĩnh vực khoa học nghệ thuật có tính logic về quy luật cấu trúc, là một môn nghệ thuật có đặc thù riêng biệt. Ngôn ngữ là ngôn ngữ hì, hình tượng hành động, động tác, điệu bộ chuyển động trong âm nhạc, trong không gian và thời gian.

 Khâu sáng tác đến dàn dựng hoàn toàn hướng đến sự thể hiện nghệ thuật múa bằng hoạt động hình thể của diễn viên bằng động tác, dáng dấp tư thế cử chỉ và tình cảm, cảm xúc của diễn viên .

 Nghệ thuật múa với trẻ là một thế giới diệu kì không ngừng chuyển động đầy niềm vui gợi cho trẻ khả năng cảm thụ, lĩnh hội hiểu cái đẹp vươn tới cái đẹp.

Khi trẻ múa không những cảm nhận trực tiếp cái đẹp mà cảm nhận tính chất tình cảm của động tác múa maf trẻ còn thấy đẹp về hình thể của bản thân của bạn bè.Qua đó trẻ có thể điều chỉnh hành vi của mình về bước đi, dáng đứng, nụ cười trong sinh hoạt hằng ngày.

Hoạt động nghệ thuật múa ảnh hưởng đến sự hoàn thiện cơ thể của trẻ những phản ứng vận động tri giác, xúc giác, thính giác, thị giác, các cơ khớp thay đổi nhịp tim mạch, sự tuần máu, hô hấp.

Nội dung nghệ thuật múa luôn phản ánh, ca ngợi hướng tới cái đẹp, cái thiện, ý chí nghị lực, lòng dũng cảm tình yêu thương, biết phân biệt cái hay cái dỡ.Sự cảm nhận cảm thụ nhanh nhạy trong các chức năng cơ thể cũng đã tiếp nhận có chiết suất, có sang lộc, có sang lọc, nó gắn chặt với sự phát triển của trẻ.

 

doc 8 trang Người đăng lilyphan99 Ngày đăng 15/01/2022 Lượt xem 1650Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Tiểu luận Tầm quan trọng của nghệ thuật múa đối với sự phát triển nhân cách con người nói chung và học sinh Tiểu học nói riêng", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
 BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC ĐỒNG THÁP
KHOA TIỂU HỌC MẦM NON
—–™˜–˜
BÀI TIỂU LUẬN
TẦM QUAN TRỌNG CỦA NGHỆ THUẬT MÚA ĐỐI VỚI SỰ PHÁT TRIỂN NHÂN CÁCH CON NGƯỜI NÓI CHUNG VÀ HỌC SINH TIỂU HỌC NÓI RIÊNG
GIẢNG VIÊN HƯỚNG DẪN: VÕ THỊ LAN
SINH VIÊN THỰC HIỆN: NGÔ THỊ THẮM
LỚP : ĐHGDTH09
 Mở đầu
 Nghệ thuật múa là một môn có tính thẫm mĩ cao,lĩnh vực khoa học nghệ thuật có tính logic về quy luật cấu trúc, là một môn nghệ thuật có đặc thù riêng biệt. Ngôn ngữ là ngôn ngữ hì, hình tượng hành động, động tác, điệu bộ chuyển động trong âm nhạc, trong không gian và thời gian.
 Khâu sáng tác đến dàn dựng hoàn toàn hướng đến sự thể hiện nghệ thuật múa bằng hoạt động hình thể của diễn viên bằng động tác, dáng dấp tư thế cử chỉ và tình cảm, cảm xúc của diễn viên .
 Nghệ thuật múa với trẻ là một thế giới diệu kì không ngừng chuyển động đầy niềm vui gợi cho trẻ khả năng cảm thụ, lĩnh hội hiểu cái đẹp vươn tới cái đẹp.
Khi trẻ múa không những cảm nhận trực tiếp cái đẹp mà cảm nhận tính chất tình cảm của động tác múa maf trẻ còn thấy đẹp về hình thể của bản thân của bạn bè.Qua đó trẻ có thể điều chỉnh hành vi của mình về bước đi, dáng đứng, nụ cười trong sinh hoạt hằng ngày.
Hoạt động nghệ thuật múa ảnh hưởng đến sự hoàn thiện cơ thể của trẻ những phản ứng vận động tri giác, xúc giác, thính giác, thị giác, các cơ khớp thay đổi nhịp tim mạch, sự tuần máu, hô hấp.
Nội dung nghệ thuật múa luôn phản ánh, ca ngợi hướng tới cái đẹp, cái thiện, ý chí nghị lực, lòng dũng cảm tình yêu thương, biết phân biệt cái hay cái dỡ.Sự cảm nhận cảm thụ nhanh nhạy trong các chức năng cơ thể cũng đã tiếp nhận có chiết suất, có sang lộc, có sang lọc, nó gắn chặt với sự phát triển của trẻ.
 Nội dung
 I. Sơ lược nguồn gốc, sự hình thành và quá trình phát triển của nghệ thuật múa
 I.1. Nguồn gốc nghệ thuật múa:
 - Nghệ thuật múa là loại hình nghệ thuật có sớm nhất có loài người, nó tồn tại và phát triển theo tiến trình lịch sử.văn hóa và sự phát triển trí tuệ của con người.
Nguồn gốc nghệ thuật múa được lý giải bằng các truyền thuyết, thần thoại, những học thuyết trong đó: học thuyết lao động có sáng tạo là cơ bản quyết định, là cách lý giải thiết phục, có thực tiễn chứng minh. [ Do lao động mà nghệ thuật múa ra đời.Nghệ thuật múa nảy sinh trong các môi trường: môi trường văn hóa xã hội, môi trường tự nhiên, Mọi sự biến của các môi trường đều ảnh hưởng đến nghệ thuật múa.
 I.1.2. Các thời kì phát triển của nghệ thuật múa.
- Nghệ thuật múa thời nguyên thủy: hình thức múa dân gian không có âm nhạc mà chỉ là tiếng reo hò, tĩnh lặng hoặc tiếng hú, tiếng hét để nhảy múa.
- Nghệ thuật múa thời kỳ bộ lạc, bộ tộc: hình thành tầng lớp xã hội nên nghệ thuật múa chia ra làm hai hình thái: dân gian và tín ngưỡng.
- Nghệ thuật múa thời kì nhà nước: xã hội loài người có bước đột phá lớn là hình thành nhà nước đánh dấu thời kì văn minh lễ nghi, đậm đà bản sắc dân tộc.Hình thành 4 hình thái nghệ thuật: dân gian, tín ngưỡng, cung đình, tôn giáo.
 I.2. Định nghĩa nghệ thuật múa 
- Nghệ thuật múa phản ánh các hiện tượng của cuộc sống con người thông qua ngôn ngữ đặc trưng của nó là động tác điệu bộ, hình dáng chuyển động trên các đội hình, được hòa quyện trong tiết tấu, giai điệu âm nhạc. 
 II. Tầm quan trọng của nghệ thuật múa đối với sự phát triển nhân cách con người nói chung và học sinh tiểu học nói riêng: 
 - Giáo dục nghệ thuật múa có chức năng thẩm mỹ, định hướng con người tới chân- thiện- mỹ với những giá trị truyền thống của dân tộc, hình thành nhân cách chủ động, linh hoạt, trân trọng cái tốt, cái đẹp trong cuộc sống hàng ngày.           
- Sử dụng các loại hình nghệ thuật múa, giáo dục tính nhân văn, vì cộng đồng, hoàn thiện bản thân và trở thành người có tài năng, đem lại lợi ích cho xã hội.
- Loại hình nghệ thuật múa trong môi trường giáo dục học đường là sự cần thiết đối với tuổi thiếu niên, nhi đồng. Âm nhạc, hội họa, múa, diễn kịchđóng góp tích cực đào tạo con người toàn diện bối cảnh Việt Nam cần nguồn nhân lực vừa có tài vừa có đạo đức nghề nghiệp, do đó nghệ thuật là cơ sở tạo nhân cách biểu lộ qua ứng xử trong sinh hoạt. Sự hiểu biết đa dạng kích thích mạnh mẽ ý thức nên làm điều tốt đẹp cho mọi người, tránh điều xấu xa có hại đến bản thân, xã hội. Khi tham gia trực tiếp vào hoạt động nghệ thuật múa, các em sẽ tự điều chỉnh hành vi, tìm đến lẽ phải, chân lý, rút ra những bài học về lối sống có văn hóa, từ đó phẩm chất cá nhân: tính cách, năng lực được bộc lộ và sớm hình thành. Có thể thấy, nghệ thuật múa không chỉ trong giờ học mà còn diễn ra mọi lúc mọi nơi, như hoạt động vui chơi theo nhóm, trong tập thể với bạn bè cùng lứa, qua đó tính tích cực, sáng tạo của trẻ em sớm phát triển. Nói tóm lại, để hình thành nhân cách tốt, ngay từ khi cắp sách tới trường, môi trường giáo dục trong đó giáo dục nghệ thuật múa đóng vai trò quan trọng sự trưởng thành của trẻ em.
- Song song với các môn tự nhiên, xã hội, học nghệ thuật múa giúp các em tăng cường thụ cảm về thế giới nội tâm, đời sống tinh thần phong phú, nhanh chóng phát triển, mở mang trí tuệ.Nghê thuật giúp tay chân của học sinh mềm dẻo hơn, nhanh nhẹn. Âm nhạc vang lên, đem lại giá trị ý nghĩa trong mối liên hệ giữa lời ca và mối quan hệ xã hội, hình ảnh trong nghệ thuật luôn hiện lên vẻ đẹp hướng đến chân- thiện- mỹ đầy xúc cảm. Đó chính là giá trị mà nghệ thuật có được, giống như ống kính vạn hoa kích thích khả năng tưởng tượng đầy ước mơ và hoài bão. Trong cuốn sách The child’s conception of the world(xuất bản năm 1929 ở Luân đôn), tác giả JeanPiaget đưa ra lý thuyết về sự phát triển các nguyên nhân của suy nghĩ logic ở trẻ em. Ông cho rằng mọi sinh vật đều cố gắng để đạt tới trạng thái cân bằng với môi trường sống của mình, thăng bằng giữa yếu tố nhận thức bản thân với sự vật, hiện tượng xã hội đang diễn ra. Nghệ thuật múa chứa đựng hàm số tạo đà phát triển trí tuệ theo các hướng:
- Tư duy được tổ chức thúc đẩy sáng tạo đạt tới sự thăng bằng giữa cá nhân với cộng đồng.
- Cảm thụ nghệ thuật tốt giúp trí tuệ hình thành phản ứng chuỗi giai đoạn, có thể đạt tới khả năng dự đoán trước, tổng hợp thành ý nghĩa, năng lực bản thân.          
Nghệ thuật múa đóng vai trò đặc biệt trong giáo dục, bởi sự tác động và ảnh hưởng lớn đến quá trình hình thành nhân cách, phát triển trí tuệ mỗi con người, đặc biệt đối với lứa tuổi thiếu niên, nhi đồng.Xét cho cùng, nghệ thuật là chìa khóa phát huy cao độ phẩm chất cá nhân nhìn từ góc độ xã hội, triết học duy vật biện chứng chỉ rõ nguồn gốc sự phát triển con người tồn tại trong quá trình sinh sống của trẻ em, mọi tác động bên ngoài đều bị khúc xạ bởi cái bên trong của đứa trẻ. Giai đoạn từ nhi đồng (tiểu học), thiếu niên (trung học cơ sở) là sự tiếp nối từ ấu thơ, mẫu giáo, đồng thời là giai đoạn kế tiếp tuổi thanh niên, trung niên, tuổi già. Sự phát triển trí tuệ không đi theo con đường bằng phẳng mà có những bước nhảy vọt theo tiến trình phát triển ngày càng cao trong tư duy. Cái bên trong chính là sự nhận thức, tư duy minh mẫn, khỏe mạnh về tinh thần cùng thể chất. Để đạt tới sự hài hòa, phát triển đồng đều, nghệ thuật là cầu nối, công cụ hữu hiệu giúp trẻ em phát triển nhanh trí lực, tâm lực, thể lực, có đời sống lành mạnh, trở thành người có ích cho xã hội, là nguồn nhân lực tương lai trong công cuộc CNH-HĐH ở Việt Nam. Trong giai đoạn hiện nay, chính sách phát triển con người toàn diện đòi hỏi sự nghiệp giáo dục cần cải cách nhanh hơn, phù hợp với tình hình thực tế của đất nước. 
 III. Lời kết 
 -Nghệ thuật múa là tấm gương phản ánh trung thực đời sống xã hội loài người, do đó dạy học nghệ thuật trong tiểu học, có tính cấp thiết, không thể thiếu, bởi yêu cầu phát triển toàn diện con người Việt Nam đầu thế kỷ XXI. Nghệ thuật không chỉ là bài dạy và học trên lớp, mà mục đích cao cả nhất là hướng tới sự phát triển toàn diện trí- đức- thể- mỹ. Với chức năng vai trò đặc thù, các loại hình nghệ thuật đang đóng góp tích cực vào quá trình hình thành con người mới ở Việt Nam, nguồn nhân lực bền vững vừa kế thừa truyền thống phẩm chất ưu việt chân thành, mộc mạc, giản dịnhưng đầy dũng cảm, thông minh trong thời đại Hồ Chí Minh.   

Tài liệu đính kèm:

  • doctam quan trong cua mua trong truong tieu hoc.doc