Tham luận về công tác bồi dưỡng học sinh, đổi mới phương pháp dạy học và sinh hoạt chuyên môn

Tham luận về công tác bồi dưỡng học sinh, đổi mới phương pháp dạy học và sinh hoạt chuyên môn

Kính thưa đoàn chủ tịch!

 Kính thưa các vị đại biểu! Kính thưa Hội nghị!

 Thông qua bản phương hướng nhiệm vụ năm học 2009- 2010 mà Đ/c Hiệu trưởng vừa thông qua trước Hội nghị, tôi hoàn toàn nhất trí. Được sự phân công của đoàn Chủ tịch, tôi xin tham luận thêm cho bản phương hướng nhiệm vụ năm học của nhà trường về công tác BD và phụ đạo HS, Đổi mới PPDH và SHCM như sau:

 Thứ nhất: Về công tác BD và phụ đạo HS.

 Kính thưa các vị đại biểu! Kính thưa Hội nghị!

 Xuất phát từ luận điểm “Con người được GD tốt và biết tự giáo dục; là động lực và mục tiêu của sự phát triển bền vững”. Điều này khẳng định, GD không chỉ phụ thuộc vào yếu tố nhà trường mà cần có sự đồng lòng của cả xã hội. Trong những năm qua, với cuộc vận động “Học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh”; thực hiện cuộc vận động 2 không với 4 nội dung và cuộc vận động: “Mỗi thầy, cô giáo là một tấm gương đạo đức, tự học và sáng tạo” đặc biệt với phong trào: “Xây dựng trường học thân thiện, học sinh tích cực”. Năm học này với chủ đề : Đổi mới công tác quản lí và nâng cao chất lượng GD”.

 Được sự quan tâm của các cấp uỷ chính quyền địa phương, sự chỉ đạo cụ thể và thiết thực của chi uỷ Chi bộ, BGH nhà trường, nên chất lượng GD đã có chuyển biến đáng phấn khởi. Việc phát hiện bồi dưỡng và phụ đạo HS đã luôn được thực hiện ở tất cả các khối lớp. Nhưng để nâng cao hiệu quả hơn nữa nội dung này theo tôi cần tập trung thực hiện triệt để các biện pháp sau:

 - Phát hiện phân loại đối tượng HS, chia lớp thành từng nhóm học tập theo từng nhóm trình độ, bố trí lại chỗ ngồi cho HS để thuận tiện trong việc rèn khả năng học tập cho từng HS. Giáo viên cần lựa chọn, điều chỉnh nội dung dạy học trên lớp cho phù hợp để có sự phân hoá nội dung, phù hợp với nhận thức của từng đối tượng đối tượng.

 - GV xây dựng kế hoạch, chương trình, tài liệu cụ thể, phải được dựa trên yêu cầu cơ bản về chuẩn kiến thức và kỹ năng của chương trình Tiểu học hiện hành, trên cơ sở đó hệ thống hoá, phát triển, mở rộng và nâng cao phù hợp với trình độ nhận thức của học sinh.

 

doc 3 trang Người đăng haiphuong68 Lượt xem 673Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Tham luận về công tác bồi dưỡng học sinh, đổi mới phương pháp dạy học và sinh hoạt chuyên môn", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tham luận về công tác BDHS, Đổi mới PPDH và SHCM
 Kính thưa đoàn chủ tịch!
 Kính thưa các vị đại biểu! Kính thưa Hội nghị!
 Thông qua bản phương hướng nhiệm vụ năm học 2009- 2010 mà Đ/c Hiệu trưởng vừa thông qua trước Hội nghị, tôi hoàn toàn nhất trí. Được sự phân công của đoàn Chủ tịch, tôi xin tham luận thêm cho bản phương hướng nhiệm vụ năm học của nhà trường về công tác BD và phụ đạo HS, Đổi mới PPDH và SHCM như sau:
 Thứ nhất: Về công tác BD và phụ đạo HS.
 Kính thưa các vị đại biểu! Kính thưa Hội nghị!
 Xuất phát từ luận điểm “Con người được GD tốt và biết tự giáo dục; là động lực và mục tiêu của sự phát triển bền vững”. Điều này khẳng định, GD không chỉ phụ thuộc vào yếu tố nhà trường mà cần có sự đồng lòng của cả xã hội. Trong những năm qua, với cuộc vận động “Học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh”; thực hiện cuộc vận động 2 không với 4 nội dung và cuộc vận động: “Mỗi thầy, cô giáo là một tấm gương đạo đức, tự học và sáng tạo” đặc biệt với phong trào: “Xây dựng trường học thân thiện, học sinh tích cực”. Năm học này với chủ đề : Đổi mới công tác quản lí và nâng cao chất lượng GD”.
 Được sự quan tâm của các cấp uỷ chính quyền địa phương, sự chỉ đạo cụ thể và thiết thực của chi uỷ Chi bộ, BGH nhà trường, nên chất lượng GD đã có chuyển biến đáng phấn khởi. Việc phát hiện bồi dưỡng và phụ đạo HS đã luôn được thực hiện ở tất cả các khối lớp. Nhưng để nâng cao hiệu quả hơn nữa nội dung này theo tôi cần tập trung thực hiện triệt để các biện pháp sau:
 - Phát hiện phân loại đối tượng HS, chia lớp thành từng nhóm học tập theo từng nhóm trình độ, bố trí lại chỗ ngồi cho HS để thuận tiện trong việc rèn khả năng học tập cho từng HS. Giáo viên cần lựa chọn, điều chỉnh nội dung dạy học trên lớp cho phù hợp để có sự phân hoá nội dung, phù hợp với nhận thức của từng đối tượng đối tượng.
 - GV xây dựng kế hoạch, chương trình, tài liệu cụ thể, phải được dựa trên yêu cầu cơ bản về chuẩn kiến thức và kỹ năng của chương trình Tiểu học hiện hành, trên cơ sở đó hệ thống hoá, phát triển, mở rộng và nâng cao phù hợp với trình độ nhận thức của học sinh.
 + Đối với HS đại trà: - Tìm hiểu tâm tư nguyện vọng và hoàn cảnh sống của HS.
 - Phát hiện những lỗ hổng về kiến thức của HS các học sing đặc biệt là HS yếu kém. 
 - Kích thích nhu cầu hoạ tập của HS bằng việc XD hệ thống kiến thức của từng bài phù hợp với nhận thức của từng HS, xây dựng hệ thống câu hỏi dẫn dắt, gợi mở cho HS đi từ dễ đến khó giúp HS dần tiếp thu bài học hiệu quả. Linh hoạt các hình thức tổ chức dạy học, để các em học yếu hay nhút nhát mạnh dạn bày tỏ ý kiến dần phát huy tính tích cực chủ động và tự tin trong học tập. 
 - Thường xuyên gần gũi HS uốn nắn và chỉ ra các sai sót kịp thời. 
 - Khích lệ và động viên kịp thời khi HS có dấu hiệu tiến bộ.
 + Đối với HS khá giỏi:
 - Trong quá trình bồi dưỡng cần bồi dưỡng theo các chuyên đề chuyên biệt, hình
thành rõ các kiến thức và kĩ năng cho từng nhóm và từng mảng kiến thức cụ thể trong từng chuyên đề chuyên biệt, để khai thác vốn tri thức, kinh nghiệm mà các em tích luỹ được từ đó hình thành kỹ năng thực hiện các chuyên đề chuyên biệt được đưa ra.
 - Có các yêu cầu cần đạt cụ thể tới từng học sinh khi tiếp cận, làm quen và thực hiện các chuyên đề chuyên biệt đó.
 - Thường xuyên kiểm tra mức độ nhận thức của HS khi thực hiện xong các chuyên đề chuyên biệt để có những điều chỉnh và yêu cầu mới bổ sung cho các em.
 - Khi xây dựng kế hoạch hoạt động cho các chuyên đề cần xây dựng kết hợp giữa tính khoa học và tính thực tiễn.
 Thứ hai: Vấn đề ĐMPPDH và nâng cao chất lượng các buổi SHCM:
 1) Trước hết là vấn đề ĐMPPDH:
 ĐMPPDH chính là ĐMPP và các hình thức tổ chức dạy học cũ bằng PP và các hình thức tổ chức dạy học mới trên cơ sở kế thừa và phát huy các PP và hình thức tổ chức dạy học cũ một cách linh hoạt nhằm phát huy tối đa tính tích cực, chủ động, sáng tạo năng lực của người học trong việc lĩnh hội tri thức hoặc tự lĩnh hội tri thức mới dựa trên cái vốn có của bản thân và cái mới trong bài học vừa học để ghi nhớ và phát triển cái vừa tiếp nhận.
 Để ĐMPPDH thành công thì trước hết:
 a) Về phía GV:
 - Tự mỗi GV phải có nhu cầu đổi mới.
 - Phải được tiến hành đồng bộ ở tất cả các GV và tất cả các khối lớp một cách thường xuyên liên tục, có đánh giá tổng kết rút kinh nghiệm.
 - Mỗi GV phải biết kết hợp một cách nhuần nhuyễn và sáng tạo các PPDH khác nhau để làm sao đạt được mục tiêu bài dạy và phù hợp với nhận thức của các đối
tượng HS và phù hợp với điều kiện thực tiễn của lớp học.
 - Tổ chức các hoạt động đa dạng phong phú trong từng tiết dạy như: Làm sao HS phải được trao đổi, thảo luận để giải quyết nhiệm vụ bằng các hình thức cá nhân, nhóm; HS được đóng vai, được tham gia vào trò chơi học tập, đóng kịch diễn xuất,... HS phải có nhiều cơ hội được thực hành, thực tập, được thể hiện, được phát biểu trước lớp, và hình thành các kĩ năng chuyên biệt.
 - Phát huy và phát triển khả năng tự học, tự chiếm lĩnh kiến thức của HS bằng cách hướng dẫn HS cách tự học, cách đọc sách, cách lấy thông tin, phân tích và hiểu
thông tin, cách quan sát các hiện tượng xung quanh, cách quan sát các vật thực gần gũi.
 - Mỗi giáo viên phải thường xuyên nghiên cứu tìm tòi cách thức tổ chức các hoạt động học tập cho học sinh trong từng tiết học nhằm đạt được mục tiêu bài dạy cụ thể như: Đưa ra hệ thống câu hỏi hướng dẫn HS tìm ra kết quả phải linh hoạt và phù hợp, ngắn gọn, rõ ràng và dễ hiểu; khi nào thì tổ chức cho học sinh hoạt động nhóm khi nào thì để các em độc lập làm việc.
 - Luôn kiểm tra đánh giá kiến thức và kỹ năng đạt được của HS, luôn khen thưởng khích lệ HS trong các giờ học; tạo môi trường học tập nhẹ nhàng thân thiện.
 - Thường xuyên dự giờ, mạnh dạn thực hiện các tiết chuyên đề, thao giảng để đúc rút các kinh nghiệm giảng dạy, khám phá và học tập cái mới cái hay trong PP truyền đạt của đồng nghiệp đồng thời để đồng nghiệp chỉ ra những yếu điểm và thiếu sót trong PPDH của mình.
 - Khi dự giờ đồng nghiệp phải mạnh dạn đề xuất những phương án tổ chức tiết dạy,
phân tích cái được cái chưa được của đồng nghiệp,
 - Dần dần ứng dụng công nghệ TT trong các tiết dạy,(đã dạy chuyên đề tại 2 lớp 1 để phụ huynh dự)
 - Tích cực sưu tầm tài liệu, sách tham khảo phục vụ cho giảng dạy,
 b) Về phía công tác quản lý - CSVC, trang thiết bị dạy và học:
 - Phòng học đạt tiêu chuẩn về ánh sáng, độ rộng, độ thoáng, bàn ghế hợp chuẩn để dễ dàng tổ chức các hoạt động học tập như hoạt động nhóm, trò chơi,.biên chế lớp học không quá đông,.
 - Tăng cường đủ SGK, SGV, tài liệu tham khảo khác phục vụ cho việc dạy của GV và việc học của HS.
 - Cung cấp đủ các đồ dùng dạy - học.
 - BGH cần phát động và khuyến khích động viên mỗi sự sáng tạo của GV, tạo cơ chế hoạt động để GV có thể áp dụng những sáng kiến của mình vào thực tiễn. Tạo điều kiện để GV nâng cao trình độ, bồi dưỡng chuyên môn nghiệp vụ.
 2) Về công tác sinh hoạt chuyên môn cần:
 - Tổ chức có chất lượng và hiệu của các buổi sinh hoạt chuyên môn dựa trên cơ sở GV ở các khối lớp cần bàn bạc, trao đổi, thảo luận đi đến thống nhất phương pháp và hình thức tổ chức dạy - học cho từng hoạt động của từng bài cụ thể trước khi tiến hành bài dạy ấy trên lớp trước một tuần. 
 - Trao đổi những kinh nghiệm về tổ chức các hình thức dạy học, vận dụng đổi mới phương pháp giảng dạy, chỉ ra những ưu điểm và nhược điểm cần khắc phục khi sử dụng phương pháp tổ chức dạy học kém hiệu quả không thực sự lôi cuốn người học, không kích thích và phát huy được tính tích cực, chủ động và sáng tạo của người học.
 - Trao đổi về các biện pháp, cách thức sử dụng đồ dùng và các thiết bị dạy học trong giờ dạy như thế nào để đạt hiệu quả, khi nào thì đưa ra khi nào thì thôi sử dụng.
 - Trao đổi kinh nghiệm về các biện pháp giáo dục HS, công tác chủ nhiệm lớp, công tác BDHS giỏi và HS có năng khiếu chuyên biệt, phụ đạo HS yếu kém, HS khuyết tật, HS có hoàn cảnh khó khăn, HS cá biệt,
 - Trong các buổi sinh hoạt này cần trao đổi và chỉ ra được các vấn đề đã được thảo luận khi vận dụng đã đạt được những thành công nào, gặp những khó khăn vướng mắc gì khi triển khai thực hiện., Sau đó tiến hành khắc phục tiếp trong giảng dạy rồi tổng kết tổng kết rút kinh nghiệm.
 Trên đây là một số ý kiên tham luận của tôi cho bản phương hướng nhiệm vụ, chắc chắn những ý kiến của tôi không tránh khỏi những thiếu sót và hạn chế mong các đồng chí và các đại biểu cho ý kiến nhận xét, bổ sung để bản tham luận của tôi được hoàn thiện hơn.
 Cuối cùng tôi xin kính chúc các vị đại biểu mạnh khoẻ hạnh phúc! Chúc Hội nghị thành công tốt đẹp! Xin trân trọng cảm ơn!

Tài liệu đính kèm:

  • docTham luan BDHSG.doc