Thiết kế bài dạy các môn học khối 4 - Tuần 2 năm 2008

Thiết kế bài dạy các môn học khối 4 - Tuần 2 năm 2008

Thứ hai ngày 03 tháng 09 năm 2008

 Tiết 2

Đạo đức

TRUNG THỰC TRONG HỌC TẬP ( tt )

I/ Mục tiêu :

- Học xong bài, học sinh có khả năng nhận thức được trong học tập, giá trị trung thực nói chung và trong học tập nói riêng.

- Biết trung thực trong học tập.

- Biết ủng hộ những hành vi trung thực và phê phán những hành vi thiếu trung thực trong học tập.

II/ Đồ dùng học tập:

- SGK, mẩu chuyện, tấm gương về trung thực trong học tập

III/ Hoạt động dạy học:

 1/ Bài cũ:

 - Gọi 1 học sinh nêu bài học.

 - Một học sinh kể mẩu chuyện, tám gương về trung thực trong học tập ( đã sưu tầm ).

 HS và GV nhận xét , ghi điểm.

 

doc 48 trang Người đăng thuthuy90 Lượt xem 682Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Thiết kế bài dạy các môn học khối 4 - Tuần 2 năm 2008", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Kế hoạch dạy học tuần 02 
 năm học 2008-2009
Thứ hai ngày 03 tháng 09 năm 2008
 Tiết 2 
Đạo đức
Trung thực trong học tập ( tt )
I/ Mục tiêu :
- Học xong bài, học sinh có khả năng nhận thức được trong học tập, giá trị trung thực nói chung và trong học tập nói riêng.
- Biết trung thực trong học tập.
- Biết ủng hộ những hành vi trung thực và phê phán những hành vi thiếu trung thực trong học tập.
II/ Đồ dùng học tập:
- SGK, mẩu chuyện, tấm gương về trung thực trong học tập
III/ Hoạt động dạy học:
 1/ Bài cũ: 
 - Gọi 1 học sinh nêu bài học.
 - Một học sinh kể mẩu chuyện, tám gương về trung thực trong học tập ( đã sưu tầm ).
	 HS và GV nhận xét , ghi điểm.
 2/ Bài mới:
 a/ Giới thiệu bài – Ghi bảng – Học nhắc lại.
 b/ Luyện tập:
Hoạt động 1: Thảo luận nhóm ( BT 3, SGK ).
- GV giao nhiệm vụ thảo luận nhóm.
- Đại diện các nhóm trình bày.
- Cả lớp trao đổi, nhận xét bổ sung.
- GV kết luận về cách ứng xử đúng trong mỗi tình huống:
	+ Chịu nhận điểm kém, rồi quyết tâm học để gở lại.
	+ Báo lại cho cô giáo biết để chữa lại điểm cho đúng.
	+ Nói bạn thông cảm,vì bài làm như vậy là không trung thực trong htập
Hoạt động 2: Trình bày tư liệu đã sưu tầm được ( BT4 , SGK ).
* GV yêu cầu 1 vài học sinh trình bày.
* Thảo luận lớp: Em nghĩ gì về những mẩu chuyện, tấm gương đó?
* Học sinh trình bày – GVkết luận:
 Xung quanh chúng ta có nhiều tấm gương về trung thực trong học tập, chúng ta cần học tập các bạn đó.
Hoạt động 3: Trình bày tiểu phẩm(BT 5, SGK ).
* GV mời các nhóm trình bày tiểu phẩm đã được chuẩn bị.
* Thảo luận chung cả lớp.
H: - Em có suy nghĩ gì tiểu phẩm vừa xem?
 - Nếu em ở tình huống đó, em có hành động như vậy không? vì sao?
* GV nhận xét chung.
* Hoạt động tiếp nối:
 Học sinh thực hiện các nội dung ở mục “ thực hành trong SGK “.
3/ Cũng cố - Dặn dò:
- GV liên hệ giáo dục học sinh.
- Về nhà học bài , chuẩn bị bài sau.
- Nhận xét tiết học.
 * Rút kinh nghiệm:
.............................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................
Tiết 3 Tập đọc 
 dế mèn bênh vực kẻ yếu
I/ Mục tiêu:
- Đọc đúng bảng chữ cái, đọc thành tiếng, đọc đúng, đọc lưu loát toàn bài, biết ngắt nghỉ đúng, biết thể hiện ngữ điệu phù hợp với cảnh tượng, tình huống biến chuyển của truyện, phù hợp với lời nói và suy nghỉ của nhân vật Dế Mèn.
- Hiểu được nội dung của bài: Ca nghợi Dế Mèn có tấm lòng nghĩa hiệp, ghét áp bức bất công, bênh vực chị nhà trò yếu đuối, bất hạnh.
- Giáo dục học sinh giúp đỡ những người yếu đuối gặp khó khăn.
II/ Đồ dùng dạy học.
- SGK, ghi bảng phụ viết câu, đoạn văn hướng dẫn học sinh đọc.
III/ Hoạt động dạy - học.
1/ Bài cũ:
- Gọi học sinh đọc thuộc bài thơ: Mẹ ốm.
 H : Những chi tiết nào trong bài thơ bộc lộ tình yêu thương sâu sắc của bạn nhỏ đối với mẹ?
 H : Nêu đại ý bài.
 - GV nhận xét ghi điểm.
2/ Bài mới:
a/ Giới thiệu bài : GV Ghi bảng – học sinh nhắc lại .
b/ Hướng dẫn đọc và tìm hiểu bài:
* Hướng dẫn đọc:
 - HS tiếp nối nhau đọc từng đoạn:
 Đoạn 1: Bốn dòng đầu ( Trên địa mai phục của bọn nhện ).
 Đoạn 2: Sáu dòng tiếp theo ( Dế Mèn ra oai với bọn nhện ).
 Đoạn 3:Phần còn lại ( Kết cục câu chuyện ).
- HS đọc – GV kết hợp sữa sai.
- HS luyện đọc theo cặp.
- 1, 2 HS đọc cả bài.
- GV đọc diễn cảm toàn bài.
* Tìm hiểu bài:
 - HS hoạt động theo nhóm đọc thầm đoạn 1.
 H: Trận địa mai phục của bọn nhện đáng sợ như thế nào?
 Đ: Bọn nhện dăng tơ kín ngang đường, bố trí nhện gộc canh gác, tất cả nhà nhện núp kín trong các hang đá với dáng hung dữ.
 - HS đọc đoạn 2:
 H: Dế Mền đã làm cách nào để bọn nhện phải sợ?
 Đ: Đầu tiên Dế Mền chủ động hỏi, lời lẽ rất oai, giọng thách thử của một kẻ mạnh muốn nói chuyện với tên chóp bu, dùng các từ xưng hô: ai, bọn này , ta.
 - Khi nhện cái xuất hiện, Dế Mèn quay phắt lưng, phóng càng đạp phang phách.
 - HS đọc đoạn 3:
- HS đọc câu hỏi 4 ( SGK ) – Chọn danh hiệu thích hợp cho Dế mèn? 
- GV giúp HS đi tới kết luận: Các danh hiệu đều ghi nhận những phẩm chất đáng ca ngợi những mỗi danh hiệu vẫn có nét nghĩa riêng.
	+ Võ sĩ: Người sống bằng nghề võ.
	+Tráng sĩ: Người có sức mạnh và chí khí mạnh mẽ, đi chiến đấu đấu cho một sự nghiệp cao cả.
	+ Chiến sĩ: Người lính , người chiến đấu trong một đội ngũ.
	+ Hiệp sĩ: Người có sức mạnh và lòng hòa hiệp, sẵn sàng làm việc nghĩa.
	+ Dũng sĩ: Người có sức mạnh, dũng cảm đương đầu với khó khăn, nguy hiểm
	+ Anh hùng: Người lập được công trạng lớn đối với dân, với đất nước.
GV: Các danh hiệu trên đều có thể đặt cho Dế Mèn song thích hợp nhất với hành động của Dế mèn trong bài này là danh hiệu hiệp sĩ.
* Hướng dẫn đọc diễn cảm:
 - HS đọc tiếp nối 3 đoạn của bài – GV nhận xét.
 - GV hướng dẫn cách đọc bài văn ( giọng đọc ).
 - GV hướng dẫn HS đọc diễn cảm đoạn: “Từ trong hóc đá  các vòng vây đi không?” 
 - Chú ý nhấn giọng các từ: Cong chân , đanh đá, nặc nộ, quay phắt , phóng càng, co rúm , thét , đòi, tí tẹo nợ, kéo bè kéo cánh, yếu ớt , đáng xấu hổ, phá hết.
 - GV đọc mẫu đoạn văn.
 - HS luyện đọc diễn cảm theo cặp.
 - Một vài HS thi đọc diễn cảm trước lớp – GV sữa chữa, uốn nắn.
3/ Cũng cố - Dặn dò.
 - Qua đoạn trích em học tập những đức tính gì đáng quí ?
 - GV giáo dục HS
 - Về nhà học bài, chuẩn bị bài sau.
 - Nhận xét tiết học.
 * Rút kinh nghiệm:
................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................... 
 Tiết 4 Toán
Các số có sáu chữ số
 I/ Mục tiêu : Giúp học sinh
- Ôn lai quan hệ giữa đơn vị các hàng liền kề.
- Biết viết và đọc các số có sáu chữ số. HS yếu làm được bài tập 1,2.
- Giáo dục học sinh tính cẩn thận khi làm bài tập
II/ Chuẩn bị đồ dùng dạy học:
 - Phóng tobảng ( Trang 8 – sgk) , 
 - Các tấm ghi các chữ số 1 ; 2; 3 ;...; 9
III/ Hoạt động dạy học:
 1/ Bài cũ: gọi hs lên bảng làm BT4 sgk/ 67- GV kiểm tra vbt ở dưới lớp
 GV nhận xét ghi điểm.
 2/ Bài mới :
 a/ Giới thiệu bài : Ghi bảng – HS nhắc lại
 b/ Ôn tập :
 * Ôn về các hàng đơn vị , chục , trăm, nghìn , chục nghìn.
 - HS nêu quan hệ giữa đơn vị các hàng liền kề
 10 đơn vị = 1chục
 10 chục = 1 trăm
 10 trăm = 1nghìn
 10 nghìn = 1 chục nghìn
 * Hàng trăm nghìn.
 GV giới thiệu : 10 chục nghìn = 1 trăm nghìn
 1 trăm nghìn viết là 100.000
 * Viết và đọc các số có sáu chữ số.
 - GV cho hs quan sát bảng có viết các hàng từ đơn vị đến trăm nghìn.
 - Sau đó GV gắn các thẻ số 100.000 ; 10.000 ;  10 ; 1 lên các cột tương ứng trên bảng.
 H: Có bao nhiêu trăm nghìn? ( Có bốn trăm nghìn )
 Có mấy chục nghìn ? ( Có ba chục nghìn )
 Có mấy nghìn ? ( Có hai nghìn )
 Có mấy trăm ? ( Có năm trăm )
 Có mấy chục ? ( Có mộtchục )
 Có mấy đơn vị ? ( Có sáu đơn vị )
 - GV gọi học sinh lên bảng viết số trăm nghìn, số chục nghìn, số nghìn, số trăm, số chục, số đơn vị vào bảng số.
 - GV: Dựa vào cách viết các số có năm chữ số, bạn nào có thể viết số có 4 trăm nghìn, 3 chục nghìn, 2 nghìn, 5 trăm, 1 chục, 6 đơn vị ( HS lên bảng viết – lớp viết vào nháp ).
 - GV nhận xét và hỏi: số 432516 có mấy chữ số? ( có 6 chữ số ).
 H: Khi viết số này, chúng ta viết từ đâu?
 Đ: Từ trái sang phải, ta viết thứ tự từ hàng cao đến hàng thấp.
 GV: Gọi học sinh đọc số 432516 và học sinh nêu cách đọc
 GV cho ví dụ số: 12357 ; 312357 ; 81759; 381759 và gọi học sinh đọc các số đó.
 * Luyện tập:
 Bài 1: 
 - GV gắn các thẻ ghi số vào bảng các hàng chữ số có các chữ số 523453.
 - GV nhận xét và cho ví dụ thêm: 432241 ; 543232.
 Bài 2:
 - GV yêu cầu học sinh tự làm bài – Hướng dẫn học sinh yếu. 
 - GV: Gọi 2 học sinh lên bảng: 1 học sinh đọc các số trong bài cho học sinh kia viết số.
 - HS nhận xét, GV nhận xét – sữa sai.
 Bài 3:
 - GV viết các số lên bảng- sau đó chỉ số bất kỳ và gọi học sinh đọc số.
 - Học sinh lần lượt đọc số – mỗi học sinh đọc từ 3 đến 4 số.
 - GV nhận xét.
 Bài 4:
 - GV tổ chức cho học sinh thi viết chính tả toán.
 - GV đọc từng số trong bài – yêu cầu học sinh viết số theo lời đọc
 - Một học sinh lên bảng làm. HS cả lớp làm vào VBT.
 - GV sữa bài tập và yêu cầu học sinh đổi chéo vở và để kiểm tra bài của nhau.
3/ Cũng cố - Dặn dò:
 - Dặn học sinh về nhà làm bài tập
 - Chuẩn bị bài sau.
 - Nhận xét tiết học.
* Rút kinh nghiệm:
................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................... 
Tiết 5: Kỹ thuật 
 cắt vải theo đường vạch dấu
I / Mục tiêu :
- HS biết cách vạch dấu trên vải và cắt vải theo đường vạch dấu.
- Vạch được đường dấu trên vải và cắt được vải theo đường vạch dấu đúng qui trình, đúng kỹ thuật.
- Giáo dục HS ý thức an toàn lao động.
II/ Đồ dùng dạy học:
 - 1 mảnh vải đã được vạch dấu đường thẳng, đườ ... m triệu, ba trăm triệuchín trăm triệu.
Bài 2: Học sinh quan sát mẫu, sau đó học sinh tự làm bài bằng bút chì vào SGK.
Học sinh trình bày – GV, học sinh nhận xét.
Bài3: Gọi mỗi học sinh lên bảng làm 1 ý
 Đọc rồi viết số đó , rồi đếm chữ số 0
 Học sinh, GV nhận xét bổ sung.
Bài 4: 
- GV cho học sinh nêu yêu cầu bài tập
- GV treo bảng phụ có kẻ bảng sẵn
- Gọi học sinh phân tích mẫu 1 bài – GV theo dõi – hướng dẫn.
- Gọi học sinh lần lượt làm các bài còn lại.
- Học sinh, GV nhận xét – Ghi điểm.
3/ Cũng cố – Dặn dò.
H: - Một triệu có tất cả mấy số 0?
 	- Lớp triệu gồm có những hàng nào?
- Dặn về nhà làm bài tập, chuẩn bị bài sau
 - Nhận xét tuết học.
* Rút kinh nghiệm:
............................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................. .....................................................................
Tiết 4: Âm nhạc
Học hát : Em yêu hòa bình
I/ Mục tiêu:
Học sinh hát đúng và thuộc bài: Em yêu hòa bình.
Qua bài, giáo dục các em lòng yêu hòa bình, yêu quê hương đất nước.
II/ Đồ dùng dạy học: Phong cảnh quê hương đất nước, bảng phụ.
III/ Hoạt động dạy học:
1/ Bài cũ: GV kẻ khuông nhạc lên bảng phụ.
Gọi 2 học sinh ghi tên và vị trí 7 nốt nhạc trên khuông.
Viết một số tên nốt và hình nốt nhạc trên khuông.
GV nhận xét và ghi điểm.
2/ Bài mới:
a/ Giới thiệu bài – Ghi bảng – Học sinh nhắc lại (GV dùngtranh giới thiệu bài).
b/ Tập hát:
* Nội dung 1:
 + Hoạt động 1:
 Gọi 1, 2 học sinh đọc lời ca rõ ràng, diễn cảm bài hát trong SGK.
 + Hoạt động 2:
 Vỗ tay theo hình tiết tấu sau: GV hướng dẫn, treo bảng phụ.
 24♪ ♪♪ ♪♪ ♪♪ ♪
* Nội dung2:
 + Hoạt động1:
 Dạy hát từng câu: Phân chia như sau:
 Câu hát 1: Em yêu hòa bình ... Viêt Nam
 Câu hát 2: Yêu từng gốc đa.... đường làng
 Câu hát 3: Em yêu xóm làng... khôn lớn
 Câu hát 4: Những mái trường .... lời ca
 Câu hát 5: Em yêu dòng sông ..... xanh thắm
 Câu hát 6: Dòng nước êm trôi.... phù xa
 Câu hát 7: Em yêu cánh đồng.... hương lúa
 Câu hát 8: Giữa đám mây vàng... bay xa
- GV hát từng câu – học sinh hát – Gv theo dõi sữa sai.
Hướng dẫn học sinh chú ý chổ luyến hai nốt nhạc ở các chữ: Tre, đường, yêu, xóm, rã, lắng , cánh, thơm, hương, có.
Lưu ý chổ đảo phách ( GV treo bảng phụ ).
 ♪ ♪ ♪ ♪ ♪ ♪ ♪ 
 dòng sông hai bên bờ xanh thắm
 + Hoạt động 2: Cả lớp hát kết hợp gõ đệm theo nhịp 2 và theo tiết tấu lời ca.
3/ Cũng cố – Dặn dò:
GV chia lớp thành 4 nhóm. Mỗi nhóm hát 1 câu từ câu 1 đến câu 4 rồi tất cả cùng hát từ câu 5 cho đến hết bài.
Dặn về nhà tập hát. Chuẩn bị bài.
Nhẫnét tiết học.
* Rút kinh nghiệm:
............................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................. .....................................................................
 Tiết 5: Tập làm văn
Tả ngoại hình của nhân vật trong
bài văn kể chuyện.
I/ Mục tiêu:
- Giúp học sinh biết: Trong bài văn kể chuyện , việc tả ngoại của hình nhân vật là cần thiết để thể hiện tính cách nhân vật.
- Biết dựa vào đặc điểm ngoại hình để xác định tính cách nhân vật và ý nghĩa của truyện khi đọc truyện, tìm hiểu truyện . Bước đầu biết lựa chọn chi tiết tiêu biểu để tả ngoại hình nhân vật trong bài văn kể chuyện.
- Giáo dục học sinh yêu thích môn học
II/ Đồ dùng dạy học.
- Bài tập 1 viết vào giấy khổ to ( 3 đến 4 tờ ).
- Bảng phụ viết đoạn văn của Vũ Cao.
III/ Hoạt động dạy học.
1/ Bài cũ: 
- HS 1: Nêu phần ghi nhớ.
- HS2 : Tính cách của nhân vật thường biêủ hiện qua những phương diện nào? (  qua hình dáng, hành động, lời nói và ý nghĩa của nhân vật ).
- GV kiểm tra vở bài tập ở dưới lớp, nhận xét ghi điểm.
2/ Bài mới.
a/ Giới thiệu bài - Ghi bảng – Học sinh nhắc lại
b/ Tìm hiểu bài.
* Nhận xét:
- GV yêu cầu 3 học sinh đọc nối tiếp bài tập 1, 2.
- Cả lớp đọc thầm đoạn văn, từng em ghi vắn tắt vào vở theo yêu cầu của bài tập, sau đó suy nghĩ trao đổi với các bạn để trả lời câu hỏi 2( trả lời miệng ).
ý 1: Chị nhà Trò có nghững đặc điểm ngoại hình như sau:
+ Sức vóc : Gầy yếu, bự những phấn như mới lọt.
+ Cánh: Mỏng như cánh bướm non; Ngắn chùn chùn, rất yếu; Chưa quen mở.
+ Trang phục: Mặc áo thân dài, đôi chổ chấm điểm vàng.
ý 2: Ngoại hình của chị nhà Trò thể hiện tính cách yếu đuối, thân phận tội nghiệp, đáng thương , dễ bị bắt nạt.
c/ Ghi nhớ:
- Gọi 3 – 4 học sinh đọc ghi nhớ – Cả lớp đọc thầm lại.
- GV nêu 1 số ví dụ.
d/ Luyện tập:
Bài tập 1:
- Gọi học sinh đọc nội dung bài tập – Cả lớp đọc thầm đoạn văn.
- GV yêu cầu học sinh dùng bút chì gạch trong VBT những chi tiết miêu tả hình dáng chú bé liên lạc.
H: Các chi tiết ấy nói lên điều gì về chú bé?
- GV treo bảng phụ viết nội dung đoạn văn. Một học sinh lên bảng gạch dưới những chi tiết miêu tả, trả lời câu hỏi.
Đ: - Chi tiết: Nguời gầy , tóc húi ngắn, hai túi áo trể xuống tận đùi, quần ngắn tới gần đầu ngối, đôi bắp chân nhỏ luôn luôn động đậy, đôi mắt sáng và xếch.
Các chi tiết ấy nói lên: 
+ Thân hình gầy gò, bộ áo cánh nâu, chiếc quần dài chỉ đến đầu gối cho thấy chú bé là con cua một gia đình nông dân nghèo, quen chịu đựng vất vả.
+ Hai túi áo trể xuống như đã tận phải đựng nhiều thứ quá nặng, có thể cho thấy chú bé rất hiếu động đã từng đựng nhiều thứ đồ chơi nặng của trẻ nông thôn trong túi áo, cũng có thể có cả lựu đạn trong khi đi liên lạc.
+ Bắp chân luôn động đậy, đôi mắt sáng và xếch cho biết chú rất nhanh nhẹn, hiếu động, thông minh, gan dạ.
Bài2: Học sinh đọc đề bài – Học sinh nêu yêu cầu đề bài.
- Từng cặp học sinh trao đổi, thực hiện yêu cầu của bài.
- Học sinh thi kể – GV cùng học sinh nhận xét.
3/ Cũng cố – Dặn dò.
H: Muốn tả ngoại hình của nhân vật, cần chú ý tả những gì? ( ..hình dáng,vóc người, khuôn mặt, đầu tóc, trang phục, cử chỉ.)
- Về nhà làm bài tập.
- Nhận xét tiết học.
* Rút kinh nghiệm:
............................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................. .....................................................................
Tiết 5: An toàn giao thông
Biển báo hiệu giao thông đường bộ 
I/ Mục tiêu:
- Học sinh nhớ được nội của 23 biển báo hiệu( 12 biển báo mới và 11 biển báo đã học )
- Học sinh tuân theo các chỉ dẫn của biển báo hiệu giao thông trên đường đi một cách thành thạo
- Giáo dục học sinh khi đi đường có ý thức chú ý đến biển báo và tuân theo luật ATGT.
II/ Đồ dùng dạy học:
- 23 biển báo đã học.
III/ Hoạt động dạy học
1/ Bài cũ.
- Gọi học sinh nêu đặc điểm và ý nghĩa của biển báo mà em đã gặp trên đường từ nhà đến trường.
- Nhận xét , ghi điểm.
2/ Bài mới:
a/ Giới thiệu bài – Ghi bảng - Học sinh nhắc lại.
b/ Tiến hành.
* Trò chơi biển báo 
- Chia lớp thành 5 nhóm – GV chia 23 biển báo lên bảng.
- GV yêu cầu cả lớp quan sát trong vòng một phút. Học sinh phải quan sát và nhớ biển báo nào tên là gì?
- Sau một phút, mỗi nhóm 1 em lên gắn tên biển, gắn xong về chổ, em thứ hai lên gắn tiếp tên của biển khác, lần lượt cho đến hết.
- Gv hỏi lần lượt từ nhóm 1 đến nhóm 5.
- GV chỉ bất kỳ biển báo và gọi 1 học sinh trong mỗi nhóm đọc tên của biển báo hiệu đó, nói ý nghĩa tác dụng của biển báo đó. Học sinh trong nhóm có thể nhắc bạn trả lời.
- Nhóm nào gắn tên đúng và trả lời đúng đựoc khen.
- GVnhận xét biểu dương nhóm trả lời nhanh,đúng nhất.
3/ Cũng cố – Dặn dò.
- GV tóm tắt lại một lần cho học sinh rõ. Biển báo hiệu gồm có 5 nhóm biển báo: Nhóm biển báo cấm, nhóm báo hiệu lệnh, nhóm biển báo nguy hiểm, nhóm biển báo chỉ dẫn và nhóm biển phụ. Mỗi nhóm có nhiều biển báo, mỗi biển báo có nội dung riêng.
- Dặn học sinh: Đi đường thực hiện theo biển, thấy có biển báo mới không biết nội dung ghi lại, đến lớp cùng thảo luận.
- Nhận xét tiết học.
 Sinh hoạt lớp tuần 02
I/ Mục tiêu :
 - Đánh giá tình hình hoạt động tuần 2 và đề ra phương hướng tuần tới 
- Rèn thói quen tự đánh giá bản thân của từng cá nhân .
- Giáo dục HS đoàn kết, biết thương yêu giúp đỡ bạn ,thực hiện tốt nội quy trường lớp .
II/Chuẩn bị :
- Nội dung sinh hoạt 
- Tư đánh giá bản thân mình 
III/Các hoạt động dạy học trên lớp .
 1/ Nhận xét tuần qua:
 * ưu điểm: 
	Các em đã thực hiện tương đối tốt nội qui trường lớp.
	Đi học đúng giờ, ăn mặc gọn gàng, sạch sẽ.
	Chuẩn bị dụng cụ học tập tương đối tốt.
	Tham gia lao động dọn vệ sinh, trường lớp sạch sẽ.
	Đã có ý thức tốt trong học tập , hăng hái phát biểu xây dựng bài.
	Tham gia trực nhật đúng theo sự phân công.
	Các em ngoan, lễ phép.
 * Tồn tại: Vẫn còn 1số em chưa mang đủ đồ dùng học tập
 2/ Kế hoạch tuần tới:
	Đi học chuyên cần đúng giời, ra vào lớp đúng nội qui.
	Ôn bài thật tốt chuẩn bị thi khảo sát đầu năm
 Đoàn kết giúp đỡ nhau trong học tập
 Tích cực hơn nữa trong học tập
	Giữ gìn sách vở sạch sẽ.
	Bổ sung đầy đủ dụng cụ học tập
	Rèn chữ viết đẹp hơn.
	Giữ gìn vệ sinh , tác phong thật tốt khi đi học.
	Tham gia lao động theo sự phân công , nghiêm túc đầy đủ.
 3/ Lớp sinh hoạt văn nghệ.

Tài liệu đính kèm:

  • docTUAN 02 LOP 4doc.doc