Đạo đức
VƯỢT KHÓ TRONG HỌC TẬP
I/ Mục tiêu:
- Học bài này học sinh có khả năng nhận thức đựơc mỗi người đều có thể gặp khó khăn trong cuộc sống và trong học tập, cần phải có quyết tâm và tìm cách vượt qua khó khăn.
- Biết xác định khó khăn trong học tập của bản thân và khắc phục, biết quan tâm chia sẽ, giúp đỡ những bạn có hoàn cảnh khó khăn.
- Quý trọng và học tập những tấm gương biết vượt khó trong cuộc sống và trong học tập.
II/ Đồ dùng dạy học.
1/ Bài cũ:
- Gọi 1 học sinh kể 1 câu chuyện về trung thực trong học tập.
- Nêu nội dung bài học.
- GV nhận xét, ghi điểm
2 / Bài mới:
Thứ hai ngày 10 tháng 09 năm 2008 Tiết1: Đạo đức Vượt khó trong học tập I/ Mục tiêu: - Học bài này học sinh có khả năng nhận thức đựơc mỗi người đều có thể gặp khó khăn trong cuộc sống và trong học tập, cần phải có quyết tâm và tìm cách vượt qua khó khăn. - Biết xác định khó khăn trong học tập của bản thân và khắc phục, biết quan tâm chia sẽ, giúp đỡ những bạn có hoàn cảnh khó khăn. - Quý trọng và học tập những tấm gương biết vượt khó trong cuộc sống và trong học tập. II/ Đồ dùng dạy học. 1/ Bài cũ: - Gọi 1 học sinh kể 1 câu chuyện về trung thực trong học tập. - Nêu nội dung bài học. - GV nhận xét, ghi điểm 2 / Bài mới: a/ Giới thiệu bài – Ghi bảng – Học sinh nhắc lại. b/ Tìm hiểu bài. Hoạt động1: Kể chuyện một học sinh nghèo vượt khó. - GV kể chuyện – Học sinh theo dõi. - Mời 1 -2 học sinh kể tóm tắt lại câu chuyện. Hoạt động2: Thảo luận nhóm. H: Thảo đã gặp những khó khăn gì trong học tập và trong cuộc sống hàng ngày? - Trong hoàn cảnh khó khăn như vậy, bằng cách nào Thảo vẫn học tập? - Học sinh thảo luận nhóm đôi. - Đại diện từng nhóm trình bày kết quả - GV ghi tóm tắt lên bảng. - Cả lớp trao đổi, đánh giá các cách giải quyết. - GV kết luận về cách giải quyết tốt nhất: Bạn Thảo đã gặp rất nhiều khó khăn trong học tập và trong cuộc sống, song Thảo biết cách khắc phục, vượt qua, vươn lên học giỏi, chúng ta cần học tập tinh thần vượt khó của bạn. Hoạt động3: Thảo luận nhóm đôi. H: Nếu trong hoàn cảnh khó khăn như bạn Thảo, em sẽ làm gì? - Đại diện từng nhóm báo cáo kết quả - GV ghi bảng tóm tắt, nội dung học sinh nêu. - Học sinh cùng GV nhận xét, kết luận kết quả hay nhất. Hoạt động 4: Làm việc cá nhân ( BT 1 SGK ) - Học sinh làm bài tập1. - GV yêu cầu học sinh nêu cách sẽ chọn và giải thích lý do. - GV treo nội dung BT1 lên bảng – Học sinh lên bảng đánh dấu nội dung mình chọn ( đáp án: a, b,d ). - Học sinh cùng học sinh nhận xét , bổ sung. H: Qua bài học này, chúng ta có thể rút ra được điều gì? - Học sinh phát biểu – Bài học ghi nhớ trong SGK. - Gọi học sinh đọc ghi nhớ. 3/ Củng cố – Dặn dò: - Về nhà học bài. chuẩn bị bài tập 3, 4 trong SGK; Thực hiện các hoạt động ở “ Thực hành “ trong SGK. - Nhận xét tiết học. * Rút kinh nghiệm: ................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................. Tiết 2: Tập đọc Thư thăm bạn I/ Mục tiêu: - Biết đọc lá thư lưa loát, giọng đọc thể hiện sự thông cảm với người bạn bất hạnh bị trận lũ lụt cướp mất ba. - Hiểu được tình cảm của người viết thư, muốn chia sẽ đau buồn cùng bạn, nắm được tác dụng của phần mở đầu và phần kết thúc bức thư. II/ Đồ dùng dạy học: - Tranh minh họa bài học. - Bảng phụ viết câu, đoạn thư cần hướng dẫn đọc. III/ Hoạt động dạy học: 1/ Bài cũ : - Gọi 2 học sinh đọc thuộc hai bài thơ: Truyện cổ nước mình. - Nêu đại ý bài. - Em hiểu hai dòng thơ cuối bài như thế nào? - GV nhận xét ghi điểm 2/ Bài mới: a/ Giới thiệu bài – Ghi bảng – Học sinh nhắc lại.( Kết hợp nhìn tranh minh hoạ ) * Luyện đọc: - Học sinh đọc nối tiếp từng đoạn ( Đọc 2 –3 lượt. ) Đoạn 1: Từ đầu ... Chia buồn với bạn. Đoạn 2: tiếp theo .... Những người bạn mới như mình. Đoạn 3: Phần còn lại. - GV hướng dẫn đọc: Đọc bức thư có nội dung chia buồn, với giọng quá lo lắng, chân thành. Nhấn giọng các từ ngữ: Xúc động , chia buồn, tự hào, xã thân, vượt qua, ủng hộ. - Học sinh luyện đọc theo cặp - Hai học sinh khá đọc cả bài. - GV đọc diễn cảm bức thư, cả lớp theo dõi. * Tìm hiểu bài: - Học sinh đọc thầm 6 dòng đầu. H: Bạn Lương có biết bạn Hồng từ trước không? Đ : Không, Lương chỉ biết Hồng đi đọc báo Thiếu niên Tiền phong H: Bạn Lương viết thư cho bạn Hồng để làm gì? Đ: Bạn Lương viết thư cho bạn Hồng để chia buồn với Hồng. - Học sinh đọc đoạn còn lại. H: Tìm những câu cho thấy bạn Lương rát thông cảm với Hồng. Đ: Hồng đọc báo .... Ba của Hồng bị hy sinh trong trận lũ vừa rồi... H: Tìm những câu cho thấy bạn Lương biết cách an ủi bạn Hồng. Đ:...Chắc là Hồng cũng tự hào...nước lũ” , “ mình tin rằng....nỗi đau này” ;” Bên cạnh Hồng còn có má, có cô bác và những người bạn mới như mình”. - Học sinh đọc lại những dòng mở đầu và kết thúc bức thư. H: Nêu tác dụng của những dòng mở đầu và kết thúc bức thư? Đ: Những dòng mở đầu : Nêu rỏ địa điểm, thời gian viết thư, lời chào hỏi người nhận thư. Những dòng cuối: Ghi lời chúc hoặc lời nhắn nhủ, cảm ơn , hứa hẹn, ký tên và ghi rỏ họ tên người viết thư. * Hướng dẫn đọc diẽn cảm: - GV treo bảng phụ có nội dung đoạn văn cần luyện đọc - Ba học sinh đọc nối tiếp nhau, đọc 3 đoạn của bức thư. - GV hướng dẫn học sinh đọc với giọng phù hợp với nội dung từng đoạn. - GV hướng dẫn cả lớp luyện đọc và thi đọc diễn cảm 1 –2 đoạn thư theo hướng dẫn ( GV đọc mẫu) - Học sinh luyện đọc diễn cảm theo cặp – Học sinh thì đọc diẽn cảm trước lớp. 3/Củng cố – Dặn dò: H: Bức thư cho em biết điều gì về tình cảm của bạn Lương với bạn Hồng? Đ: Tình cảm của Lương thương bạn, chia sẽ đau buồn cùng bạn, khi bạn gặp đau thưong, mất mát trong cuộc sống. ( GV ghi nội dung lên bảng ). H: Em đã lbao giờ àm việc gì để giúp đỡ những người có hoàn cảnh khó khăn chưa? - Dặn về nhà học bài – Chuẩn bị bài sau. - Nhận xét tiết học. * Rút kinh nghiệm: ................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................. ------------------o0o---------------------- Tiết3: Toán Triệu và lớp triệu ( tt ) I/ Mục tiêu: Giúp học sinh - Biết đọc viết các số đến lớp triệu. - Củng cố thêm về hàng và lớp, cách dùng bảng thống kê số liệu. - Giáo dục học sinh tính toán cẩn thận khi làm bài tập. II/ Đồ dùng dạy học: - Bảng phụ kẻ sẳn các hàng, các lớp ( như SGK ) , bài tập 4. III/ Hoạt động dạy học. 1. Bài cũ: - Gọi học sinh lên bảng làm bài tập 3. VBT/13 - Gv chấm 1 số VBT của học sinh - Gv nh. xét , ghi điểm 2. Bài mới: a. Giới thiệu bài – ghi bảng – HS nhắc lại b. GV hướng dẫn HS đọc và viết số - GV treo bảng phụ đã chuẩn bị. Yêu cầu HS lên bảng viết số342157413vào bảng phụ. - Yêu cầu HS đọc số 342157413. GVhướng dẫn theo dõi HS yếu: GV: Ta đọc từ trái sang phải. Tại mỗi lớp ta dựa vào cách đọc số có 3 chữ sốvà thêm tên lớp đó - GV dọc – HS đọc - GV nêu cách đọc số: + Ta tách từng lớp + Tại mỗi lớp, dựa vào cách đọc sốcó 3 chữ số để đọc và thêm tên lớp đó. c. Thực hành. Bài 1: - GV cho HS viết số tương ứng vào vở 32.000.000 834.291.712 32.516.000 308.250.705 32.516.497 500.209.037 - GV cùng học sinh nhận xét, bổ sung. Bài2: - Gọi học sinh đọc các số. - GV có thể thêm một số khác, ghi bảng, gọi học sinh đọc. Bài3: - GV đọc các số theo đề bài - Ba học sinh lên bảng viết, ở lớp viết vào vở - Học sinh cùng giáo viên nhận xét, ghi điểm. Bài4: GV treo bảng phụ có kẻ bài tập 4 SGK trang 15 - Yêu cầu học sinh làm bài tạp theo cặp – một học sinh hỏi – Học sinh khác trả lời. - GV nêu câu hỏi – Học sinh trả lời. - Học sinh cùng GV nhận xét bổ sung 3/ Củng cố – Dặn dò: - Về nhà làm bài tập. Chuẩn bị bài học sau. - Nhận xét tiết học. * Rút kinh nghiệm: ................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................. ------------------o0o---------------------- Tiết 5: Kỹ thuật Khâu thường I/ Mục tiêu: - Học sinh biết cách cầm vải, cầm kim, lên kim, xuống kim khi khâu và đăc điểm mũi khâu, đường khâu thường. - Biết cách khâu và khâu được các mũi khâu thường theo đường vạch dấu. - Rèn luyện tính kiên trì, sự khéo léo của đôi tay. II/ Đồ dùng dạy học: Vải , kim, thước, kéo. III/ Hoạt động dạy học chủ yếu: 1/ Bài cũ: H1: Thế nào là khâu thường ? H2: Khi khâu đến cuối đường vạch dấu ta cần phải làm gì? GV nhận xét. 2/ Bài mới: a/ Giới thiệu bài – Ghi bảng – Học sinh nhắc lại: b/ Thực hành: Hoạt động 1: Học sinh thực hành khâu thường - Gọi học sinh về kỹ thuật khâu thường ( ghi nhớ ). - Yêu cầu 1 đến 2 học sinh lên bảng khâu 1 vài mũi khâu thường để kiểm tra các thao tác cầm vải, cầm kim, vạch dấu đường khâu và khâu các mũi khâu theo đưòng vạch dấu. - GV sử tranh qui trình để nhăc lại kỹ thuật khâu mũi thường theo các bước: Bước 1: Vạch dấu đường khâu Bước 2 : Khâu các mũi khâu thường theo đường dấu. - GV nhắc lại cách kết thúc đường khâu. - Học sinh thực hành khâu mũi thường trên vải – GV quan sát, uốn nắn những thao tác chưa đúng hoặc chỉ dẫn thêm cho học sinh còn lúng túng. Hoạt động 2: Đánh giá kết quả học tập của học sinh. - Học sinh trưng bày sản ph ... c sinh hát kết hợp các động tác phụ hoạ. - GV hướng dẫn học sinh cả lớp hát kết hợp với các động tác phụ hoạ. - GV gọi học sinh hát cá nhân có động tác phụ hoạ. - Nhận xét, tuyên dương. * Hoạt động 3 - GV giới thiệu cho học sinh viết các nốt: Đô , mi , son , la , trên khuôn nhạc và tập đọc đúng cao độ. - Hướng dẫn học sinh vỗ tay theo bài tập tiết tấu – Thay thế bằng các âm tượng thanh - GV theo dõi hương dẫn, sửa sai. 3/ Củng cố – Dặn dò: - Cả lớp hát lại bài: “ Em yêu hoà bình” phối hợp với động tác phụ hoạ. - Về nhà tập hát. Chuẩn bị bài sau. - Nhận xét tiết học. * Rút kinh nghiệm: .................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................. --------------------0O0--------------------- Tiết 4: Tập làm văn Viết thư I/ Mục tiêu: - Học sinh nắm chắc hơn mục đích của việc viết thư, nội dung cơ bản và kết cấu thông thường của một bức thư. - Biết vận dụng kiến thức để viết những bức thư thăm hỏi, trao đổi thông tin. - Giáo dục học sinh biết quan tâm đến bạn bè. II/ Đồ dùng dạy học : Bảng phụ viết đề văn ( Phần luyện tập ) III/ Đoạt động dạy học chủ yếu. 1/ Bài cũ: - Kể lại lời nói, ý nghĩ của nhân vật. - Gọi 2 học sinh nêu lại phần ghi nhớ. - GV nhận xét, ghi điểm. 2/ Bài mới: a/ Giới thiệu bài – Ghi bảng – Học sinh nhắc lại: b/ Phần nhận xét: - Một học sinh đọc lại bài thư thăm bạn H: Bạn Lương viết thư cho bạn Hồng để làm gì? Đ:.... để chia buồn Hồng vì gia đìng Hồng vừa bị trận lụt, gây đau thương, mất mát lớn. H: Người ta viết thư để làm gì? Đ:... để thăm hỏi, thông báo tin tức cho nhau, trao đổi ý kiến,chia vui, chia buồn, bày tỏ tình cảm với nhau. H: Để thực hiện mục đích trên, một bức thư cần có những nội dung gì? Đ: + Nêu lý do mục đích viết thư. + Thăm hỏi tình hình của người nhận thư. + Thông báo tình hình của người viết thư. + Nêu ý kiến cần traođổi hoặc bày tỏ tình cảm với người nhận thư. H: Qua bức thư đã đọc , em thấy một bức thư thường mở đầu và kết thúc như thế nào? Đ: + Đầu thư : Ghi địa điểm, thời gian viết thư / lời thư gởi. + Cuối thư : Ghi lời chúc , lời cảm ơn hứa hẹn của người viết thư/ chữ ký và tên hoặc họ tên của người viết thư. c/ Phần ghi nhớ: 2, 3 học sinh đọc phần ghi nhớ – Cả lớp đọc thầm lại. d/ Phần luyện tập: * Tìm hiểu bài: - Một học sinh đọc đề bài- cả lớp đọc thầm- Tự xác định yêu cầu của đề bài. - GV gạch chân những từ ngữ quan trọng trong đề bài đã viết sẵn lên bảng phụ. H: - Đề bài yêu cầu em viết thư cho ai? ( một bạn ở trường khác ) - Đề bài xác định mục đích viết thư để làm gì? ( Hỏi thăm và kể cho bạn nghe tình hình ở lớp, ở trường em hiện nay) H: Thư viết cho bạn cùng tuổi, cần từ xưng hô như thế nào? ( Xưng hô gần gũi, thân mật:bạn, cậu, mình, tớ ) H: Cần thăm bạn, hỏi bạn những gì? ( Sức khoẻ, việc học hành ở trường mới, tình hình gia đình, sở thích của bạn, đá bóng, chơi cầu) H: Cần kể cho bạn những gì về tình hình ở lớp, ở trường hiện nay ? ( Tình hình học tập, sinh hoạt vui chơi, văn nghệ , thể thao, cô giáo , bạn bè) H: Nên chúc bạn , hứa hẹn điều gì? ( Chúc bạn khoẻ, học giỏi, hẹn gặp lại ). *Học sinh thục hành viết thư - Yêu cầu học sinh viết ra nháp những ý cần viết trong lá thư. - Học sinh dựa vào dàn ý trình bày miệng lá thư – GV nhận xét - Học sinh viết thư vào VBT – GV theo dõi hướng dẫn - Một vài học sinh đọc lá thư – GV chấm, chữa 2, 3 bài. 3/ Củng cố – Dặn dò: - GV khen gợi những em học tốt. - Về nhà viết bức thư hoàn chỉnh. Chuẩn bị bài sau. - Nhận xét tiết học. * Rút kinh nghiệm: .................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................. --------------------0O0--------------------- Tiết 5: An toàn giao thông Vạch kẻ đường, cọc tiêu và rào chắn ( T1) I/ Mục tiêu: - Học sinh hiểu ý nghĩa, tác dụng của vạch kẻ đường, cọc tiêu và rào chắn trong giao thông. - Học sinh nhận biết được các loại cọc tiêu, rào chắn, vạch kẻ đường và xác định đúng nơi có vạch kẻ đường, cọc tiêu, rào chắn. Biết thực hành đúng qui định. - Giáo dục học sinh khi đi đường luôn biết quan sát đến mọi tín hiệu giao thông để chấp hành đúng luật giao thông đường bộ đảm bảo an toàn giao thông. II/ Đồ dùng dạy học: - Các biển báo hiệu đã học ( bài 1 ). - Bảy phong bì dày, trong mỗi phong bì là hình một biển báo hiệu ở bài 1. III/ Hoạt động dạy học chủ yếu: 1/ Bài cũ: - GV chọn 3 biển báo trong số 23 biển báo đã học và yêu cầu học sinh nêu tên biển báo và ý nghĩa của biển báo đó. - GV nhận xét. 2/ Bài mới: a/ Giới thiệu bài – Ghi bảng – Học sinh nhắc lại: b/ Tìm hiểu bài: Hoạt động 1: Trò chơi * Trò chơi 1 : Hộp thư chạy - GV giới thiệu trò chơi và cách chơi – GV điều khiển cuộc chơi: + Cô có một tập phong bì có các thư có nội dung là các lệnh truyền đi cho các trạm giao thông. + Quan ca cho lớp hát lần lượt các bài hát vui – Học sinh vừa hát vừa chuyền tay tập phong bì. Khi có lệnh: “ dừng !” Tất cả phải dừng hát và dừng chuyền tay. Học sinh có tập phong bì trong tay, rút chọn 1 bì và đọc tên của biển báo và nói điều phải làm theo nội dung hiệu lệnh của biển báo. Cuộc chơi tiếp tục đến hết phong bì. * Trò chơi 2: Đi tìm biển báo hiệu giao thông. - GV treo 1 số bảng tên biển báo đã học ( bài 1 ) lên bảng, trên bàn GV đặt những biển báo đã học, chia lớp thành ba nhóm. Lần lượt ba em đại diện cho ba nhóm lên tìm tên biển báo đặt đúng chổ có tên biển báo đó và giải thích biển báo này thuộc nhóm biển báo nào. Khi gặp biển báo này người đi đường phải thực hiện theo hiệu lệnh hay chỉ dẫn như thế nào? - Học sinh cùng GV nhận xét, bổ sung. Hoạt động 2: Tìm hiểu vạch kẻ đường. H: Những ai đã nhìn thấy vạch kẻ trên đường? H: E m nào có thể mô tả các loại vạch kẻ trên đường em đã nhìn thấy ( vị trí , hình dạng , màu sắc ). H: Em nào biết, người ta kẻ vạch trên đườngđể làm gì? ( Để phân chia làm đường, làn xe, hướng đi, vị trí dừng lại ) - GV giải thích các dạng vạch kẻ, ý nghĩa 1 số vạch kẻ đường học sinh cần biết. - GV đưa 1 số dạng vạch kẻ đường, yêu cầu học sinh nêu lại. - Yêu cầu học sinh tự vẽ các loại vạch theo sách học sinh. - Liên hệ giáo dục học sinh. Hoạt động 3: Tìm hiểu về cọc tiêu, rào chắn. * Cọc tiêu: GV đưa tranh cọc tiêu trên đường – Giải thích từ cọc tiêu. - GV giới thiệu các dạng cọc tiêu hiện đang có trên đường ( tranh to ) H: Cọc tiêu có tác dụng gì trong giao thông. Đ: Cọc tiêu cắm ở các đoạn đường nguy hiểm để người đi đường biết giới hạn của đường, hướng đi của đường. * Rào chắn: - GV cho ví dụ hoặc học sinh cho ví dụ. GV: Rào chắn là để ngăn không cho người và xe qua lại, có hai loại rào chắn + Rào chắn cố định ( ở những nơi đường thất hẹp, đường cấm, đường cụt ) +Rào chắn di động ( có thể nâng lên hạ xuống, đẩy ra, đẩy vào, đóng mở được. 3/ Củng cố – Dặn dò: - GV giáo dục học sinh. Về nhà học bài. Chuẩn bị bài sau. - Nhận xét tiết học. * Rút kinh nghiệm: .................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................. --------------------0O0--------------------- Tiết 6: Sinh hoạt Sinh hoạt lớp tuần 03 I/ Mục tiêu : - Học sinh thấy được những ưu điểm, tồn tại trong tuần qua - Cố gắng phát huy những ưu điểm và khắc phục những tồn tại - Giáo dục học sinh ý thức tốt trong mục hoạt động II/Chuẩn bị : - Nội dung sinh hoạt - Tư đánh giá bản thân mình III/Các hoạt động dạy học trên lớp . 1/ Nhận xét tuần qua: * ưu điểm: Các em đã ổn định , nề nếp, ra vào lớp đúng giờ giấc. Đi học đúng giờ, ăn mặc gọn gàng, sạch sẽ. Chuẩn bị bài và làm bài tập đày đủ khi đến lớp Tham gia lao động dọn vệ sinh, trường lớp sạch sẽ. Đã có ý thức tốt trong học tập , hăng hái phát biểu xây dựng bài. Tham gia trực nhật đúng theo sự phân công. Các em ngoan, lễ phép. * Tồn tại: Vẫn còn 1số em chưa mang đủ đồ dùng học tập 2/ Kế hoạch tuần tới: Đi học chuyên cần đúng giờ. Tập trung học tập tốt hơn nữa Đoàn kết giúp đỡ nhau trong học tập Giữ gìn sách vở sạch sẽ. Bổ sung đầy đủ dụng cụ học tập Rèn chữ viết đẹp hơn. Giữ gìn vệ sinh , tác phong thật tốt khi đi học. Tham gia lao động theo sự phân công , nghiêm túc đầy đủ. 3/ Lớp sinh hoạt văn nghệ.
Tài liệu đính kèm: