Đạo đức
VƯỢT KHÓ TRONG HỌC TẬP (tt)
I.Mục tiêu :
- HS nhận thức được : Mỗi người đều có thể gặp khó khăn trong cuộc sống và trong học tập .Cần phải quyết tâm và tìm cách vượt qua khó khăn
- Rèn kĩ năng và thói quen vượt khó trong học tập ,tự học, tự rèn
- Giáo dục Hs biết quý trọng và học tập những tấm gương biết vượt khó trong học tập
II.Đồ dùng dạy- học :
- Sưu tầm các tấm gương vượt khó trong học tập
- SGK,VBT.
III.Các hoạt động dạy và học :
1.Kiểm tra bài cũ:
- Gọi 2HS lên bảng trả lời các câu hỏi sau
+ Để học tập tốt chúng ta cần phải làm gì ?
+ Vì sao chúng ta cần phải vượt khó trong học tập ?
- Cả lớp bổ sung - GV nhận xét, ghi điểm .
Thứ hai ngày 17 tháng 09 năm 2007 Tiết 2: Đạo đức Vượt khó trong học tập (tt) I.Mục tiêu : - HS nhận thức được : Mỗi người đều có thể gặp khó khăn trong cuộc sống và trong học tập .Cần phải quyết tâm và tìm cách vượt qua khó khăn - Rèn kĩ năng và thói quen vượt khó trong học tập ,tự học, tự rèn - Giáo dục Hs biết quý trọng và học tập những tấm gương biết vượt khó trong học tập II.Đồ dùng dạy- học : - Sưu tầm các tấm gương vượt khó trong học tập - SGK,VBT. III.Các hoạt động dạy và học : 1.Kiểm tra bài cũ: - Gọi 2HS lên bảng trả lời các câu hỏi sau + Để học tập tốt chúng ta cần phải làm gì ? + Vì sao chúng ta cần phải vượt khó trong học tập ? - Cả lớp bổ sung - GV nhận xét, ghi điểm . 2.Bài mới : a. Giới thiệu bài – Ghi bảng – Nhắc lại b.Thực hành . * Hoạt động 1:Thảo luận nhóm (BT2) - GV chia nhóm thảo luận - Các nhóm thảo luận - Các nhóm lên trình bày - cả lớp trao đổi +Bạn Nam cần phải tự học thêm , trao đổi với bạn bè,cô giáo ...để theo kịp các bạn + Nếu em là bạn cùng lớp với Nam em sẽ viết bài giúp bạn, ôn lại bài cho bạn, giảng giải các bài toán, bài học mà ban Nam chưa hiểu - GV kết luận, khen những HS biết vựơt qua khó khăn trong học tập . *Hoạt động 2: Thảo luận nhóm đôi (BT3) - GV giải thích yêu cầu bài tập - HS thảo luận nhóm - Gọi vài em đứng lên trình bày kết quả của nhóm mình VD: Nhà ở xa nhưng em vẫn đi học đúng giờ Em bị đau nhưng vẫn chép bài đầy đủ trước khi đến lớp... - GV kết luận, khuyến khích HS thực hiện những biện pháp khắc phục khó khăn và vượt khó trong học tập . *Hoạt động 3: Làm việc cá nhân (BT4) - GVgiải thích yêu cầu bài tập : Hãy nêu một số khó khăn mà có thể gặp phải trong học tập và những biện pháp để khắc phục những khó khăn đó theo mẫu dưới đây. Những khó khăn có thể gặp phải. Những biện pháp khắc phục. - - - GV mời 1số học sinh trình bày những khó khăn biện pháp khắc phục . - GV ghi tóm tắt lên bảng - HS cả lớp trao đổi , nhận xét . - GV kết luận ,khuyến khích học sinh thực hiện những biện pháp khắc phục khó khăn đã đề ra để học tập tốt . * Kết luận chung Trong cuộc sống , mỗi người đều có những khó khăn riêng . Để học tập tốt , cần cố gắng vượt qua những khó khăn . 3. Củng cố – Dặn dò: - GV nhận xét tiết học - Dặn học sinh về nhà học bài. Chuẩn bị bài sau * Rút kinh nghiệm: ................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................. ------------------o0o---------------------- Tiết 3: Tập đọc Một người chính trực I.Mục tiêu: 1. Đọc: * Đọc thành tiếng : - Đọc đúng các tiếng từ khó : Long xưởng ,di chúc ,tham tri chính sự ,dán nghị đại phu ,tiến cử . - Đọc trôi chảy được toàn bài ,ngắt nghỉ hơi đúng sau các dấu câu, giữa các cụm từ,nhấn giọng ở các từ ngữ gợi tả, gợi cảm - Đọc diễn cảm toàn bài ,thể hiện giọng phù hợp với nội dung ,nhân vật * Đọc hiểu : Hiểu các từ ngữ khó trong bài : Chính trực, di chiếu ,thái tử 2.Hiểu nội dung bài : Ca ngợi chính sự ,thanh liêm ,tấm lòng vì dân vì nước của Tô Hiến Thành vị quan nổi tiếng cương trực thời xưa 3.Giáo dục HS sống trung thực ngay thẳng . II.Đồ dùng dạy - học . - Tranh minh hoạ bài tập đọc - Bảng phụ viết sẵn câu ,đoạn cần luyện đọc . III.Các hoạt động dạy học chủ yếu : 1. Bài cũ : - Gọi 2HS đọc bài người ăn xin và trả lời câu hỏi 2,3 . - GV nhận xét - ghi điểm . 2. Bài mới : a. Giới thiệu bài – Ghi bảng – Học sinh nhắc lại b. Hướng dẫn luyện đọc và tìm hiểu bài * Luyện đọc: - Gọi 1HS đọc cả bài - Gọi HS đọc tiếp nối nhau đọc 3 đoạn (3 lượt ) - Hướng dẫn HS chia đoạn Đoạn 1: Từ đầu ...Lí Lao Công Đoạn 2: Phò tá ...Tô HiếnThành được . Đoạn 3: Phần còn lại . - Gọi hai học sinh đọc toàn bài . GV theo dõi sửa lỗi phát âm - Gọi 2 HS đọc phần chú giải trong SGK - GV đọc mẫu *Tìm hiểu bài : - Gọi HS đọc thầm đoạn 1 . Cả lớp đọc thầm và trả lời câu hỏi H:Tô Hiến Thành làm quan triều nào? Đ:Tô Hiến Thành làm quan dưới triều Lý H: Mọi người đánh giá ông là người thế nào ? Đ: Ông là người nổi tiếng chính trực H: Trong việc lập ngôi vua ,sự chính trực của Tô Hiến Thành được thể hiện như thế nào? Đ:Tô Hiến Thành không chịu nhận vàng bạc đút lót để làm sai di chúcủavua. Ông cứ theo di chúc mà lập thái tử Long Các. H:Đoạn 1 kể gì ? * ý1:Đoạn 1 kể chuyện thái độ chính trực của Tô Hiến Thành trong việc lập ngôi vua - Gọi HS đọc đoạn 2 và trả lời câu hỏi H: Khi Tô HiếnThành ốm nặng , ai thường xuyên chăm sóc ông ? Đ: Quan tham tri chính sự ngày đêm hầu hạ bên giường bệnh H: Còn giám nghị đại phu Trần Trung Tá thì sao ? Đ: Do bận công việc nước nhà mà không đến thăm ông được Đ: Đoạn 2 nói đến ai .? *ý 2.Tô Hiến Thành bị bệnh có V ũ Tán Đường hầu hạ - Gọi HS đọc đoạn 3 và trả lời câu hỏi *ý 3: Kể chuyện Tô Hiến Thành tiến cử người tài giỏi giúp nước . - Gọi 1HS đọc toàn bài ,cả lớp đọc thầm và tìm nội dung chính của bài * Nội dung : Ca ngợi sự chính trực ,tấm lòng vì dân vì nước của vị quan Tô Hiến Thành * Luyện đọc diễn cảm : - Gọi 3HS tiếp nối nhau đọc 3đoạn .Cả lớp theo dõi tìm ra giọng đọc hay - HS đọc phân vai : Một lượt 3 học sinh tham gia thi đọc - GV nhận xét, ghi điểm 3.Củng cố _dặn dò - Gọi HS đọc lại bài và nêu lại nội dung bài . - Nhận xét tiết học - Dặn HS về nhà học bài và chuẩn bị bài sau./. * Rút kinh nghiệm: ................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................. ------------------o0o---------------------- Tiết 4: Toán So sánh và xếp thứ tự các số tự nhiên I.Mục tiêu : Giúp học sinh hệ thống hoá một số hiểu biết ban đầu về : - Cách so sánh 2 số tự nhiên - Đặc điểm về thứ tự của các số tự nhiên - Rèn kĩ năng so sánh và xếp thứ tự các số tự nhiên - HS biết vận dụng những kiến thức đã học vào làm toán . II.Đồ dùng dạy - học - Bảng phụ - SGK, VBT III.Các hoạt động dạy học chủ yếu : 1. Bài cũ - Gọi 2HS lên bảng giải bài tập 3b - Cả lớp theo dõi, nhận xét - GVnhận xét, ghi điểm 2. Bài mới : a. Giới thiệu bài – Ghi bảng – Học sinh nhắc lại b. Tìm hiểu bài * Hoạt động1: So sánh các số tự nhiên - GV ghi ví dụ1 : số 99 và 100 - GV yêu cầu học sinh so sánh: Số 99 < 100 vì số nào có nhiều chữ số hơn, thì số đó lớn hơn. Số nào có ít số hơn thì số đó bé hơn. - GV ghi ví dụ2: So sánh số 29869 và 30 005 - HS so sánh :Số 30 005 > 29869 vì ở hàng chục nghìn có 3 > 2 .Vậy: 30 005 > 29869 hay 29869 < 30005 - GV ghi ví dụ3: So sánh số 2453 và 2453 - HS so sánh: Hai số này bằng nhau :Vì hai số có hàng nghìn bằng nhau , hàng trăm bằng nhau , hàng đơn vị bằng nhau . GV kết luận : Bao giờ cũng so sánh được hai số tự nhiên nghĩa là xác định được số này lớn hơn hoặc bé hơn hoặc bằng số kia . * Hoạt động 2: GV hướng dẫn học sinh rút ra cách so sánh - GV yêu cầu học sinh so sánh: số 8 và 9 - Học sinh so sánh : 9 > 8 hay 8 < 9. H: Từ VD trên em có nhận xét gì ? Đ: Trong dãy số tự nhiên 0,1,2,3,4,5,6,7,8,9,..., Số đứng trước bé hơn số đứng sau (8 8). - GV vẽ tia số cho HS nhận xét : + Trên tia số, số ở gần gốc hơn là số bé hơn ( Chẳng hạn 1 < 5 , 2 < 5...Rõ ràng số 0 là số tự nhiên bé nhất 0 11, 12 >10 ...) - GV ghi lên bảng và yêu cầu HS xếp thứ tự các số tự nhiên từ bé đến lớn và ngược lại với các số sau: 7698,7968,7869,7896. - Các nhóm trình bày kết quả + Xếp theo thứ tự từ bé đến lớn là :7698 < 7869 < 7896 < 7968. + Xếp theo thứ tự từ lớn đến bé là : 7968 >7896 > 7869 > 7698. H: Từ VD trên em có nhận xét gì ? Đ: Bao giờ cũng so sánh được các số tự nhiên, nên bao giờ cũng xếp thứ tự được các số tự nhiên . c. Luyện tập Bài 1. - HS làm VBT - 2HS lên bảng làm . - Nhận xét, ghi điểm 1234 > 999 35784 < 35790 39680 =39000+680 5754 92410. 17600 =17000+600 Bài 2.Viết các số sau theo thứ tự từ bé đên lớn . a/ 8316; 8136; 8361. - Hoạt động theo nhóm đôi - Các nhóm báo cáo kết quả của nhóm mình . - Nhận xét, sửa sai Bài 3. Viết các số theo thứ tự từ lớn đến bé a/ 1942 ; 1798 ; 1952 ; 1984. - GV gọi HS nêu Kết quả , cả lớp theo dõi, sửa sai Củng cố- Dặn dò : H: Muốn so sánh hai số tự nhiên em làm thế nào ? Dặn HS về nhà làm bài tập 2c/22. Nhận xét tiét học ./. * Rút kinh nghiệm: .......................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................... ------------------o0o---------------- ... ......................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................... ------------------------o0o--------------------- Tiết 3: Âm nhạc Bạn ơi lắng nghe I .Mục tiêu: - HS biết hát đúng và thuộc bài hát “bạn ơi lắng nghe” - Biết bài bạn ơi lắng nghe là dân ca của dân tộc Ba na (Tây nguyên ) - Nắm được nội dung câu chuyện “Tiếng hát Đào Thị Huệ” - GD HS yêu thích âm nhạc II .Chuẩn bị: - Chép sẵn bài hát lên bảng phụ - Bản đồ Việt Nam - Nhạc cụ . III.Các hoạt động dạy học chủ yếu 1.Kiểm tra bài cũ - Gọi 3HS hát bài: “ Em yêu hoà bình” - GV nhận xét , ghi điểm 2. Bài mới : a. Học hát: - Nghe cao độ các nốt : đô , mi, son ,la - Cho HS đọc các bài cao độ và bài tập tiết tấu (Đọc tập thể sau đó gọi 1 số em đọc - Giới thiệu bài hát “ bạn ơi lắng nghe” - GV hát mẫu – HS lắng nghe - GV cho HS khởi động giọng trước khi tập hát * Hoạt động1: Dạy hát từng câu + GV Chú ý học sinh: Hát những chỗ nửa cung thật chính xác Lời 1 : Hỡi bạn ơi - (Đô-si -đô ) Tiếng dòng suối - (Đô, si, đô) Vui đùa (Pha , mi ) Trôi xuôi (Pha , mi ) Aò ào ( Si, đô ) Lời 2: Hỡi bạn ơi (Đô, si, đô) Có nhìn thấy (Đô,si,đô) Bay về (Pha, mi ) Lúa reo (Pha, mi ) Rì rào (Si,đô) * Hoạt động 2:Hát kết hợp gõ đệm hoặc vỗ tay theo tiết tấu sau * Hoạt động 3: Hát kết hợp vỗ tay hoặc gõ đệm theo nhịp ,theo phách +Vỗ theo nhịp : Hỡi bạn ơi cùng nhau lắng nghe ... +Vỗ theo phách * * * * b. Kể chuyện âm nhạc - Gọi HS đọc từng đoạn trong câu chuyện tiếng hát Đào Thị Huệ và tìm hiểu nội dung ý nghĩa câu chuyện H: Vì sao nhân dân lại lặp lại đền thờ người con gái có giọng hát hay ấy ? ( Học sinh trả lời , GV nhận xét, bổ xung) 3.Củng cố – Dặn dò - Cả lớp hát lại bài hát 1 lần - Dặn về nhà hát nhiều lần cho thuộc - Nhận xét tiết học * Rút kinh nghiệm: .......................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................... ------------------------o0o--------------------- Tiết 4 . Tập làm văn Luyện tập xây dựng cốt truyện I.Mục tiêu : - Tưởng tượng và tạo lập cốt truyện đơn giản theo gợi ý đã cho sẵn - Kể lại câu chuyện theo cốt truyện một cách hấp dẫn, sinh động - GDHS yêu thích môn học II. Đồ dùng dạy -học - Bảng lớp viết sẵn đề bài 3 câu hỏi gợi ý - Giấy khổ to, bút dạ III Các hoạt động dạy học chủ yếu 1. Kiểm tra bài cũ - Gọi HS trả lời câu hỏi H: Thế nào là cốt truyện ? Cốt truyện thường có những phần nào ? + Gọi 1 HS kể lại chuyện cây khế . - GV nhận xét -ghi điểm 2 .Bài mới a. Giới thiệu bài : b.Hướng dẫn làm bài tập *Tìm hiểu đề bài - Gọi 1 Hs đọc đề bài. - Phân tích đề bài .Gạch chân dưới những từ ngữ : Ba nhân vật : Bà mẹ ốm , người con, bà tiên . H:Muốn xây dựng cốt truyện cần chú ý những điều gì ? TL:Cần chú ý đến lí do xảy ra câu chuyện, diễn biến câu chuyện, kết thúc câu chuyện * Lựa chọn chủ đề và xây dựng cốt truyện - HS chọn chủ đề H : Người mẹ ốm như thế nào ? TL: Người mẹ ốm rất nặng: ốm liệt giường, ốm khó mà qua khỏi H: Người con chăm sóc người mẹ như thế nào? TL: Người con chăm sóc tận tình ... mẹ uống H: Để chữa khỏi bệnh cho mẹ, người con gặp khó khăn gì ? TL: Nhà rất nghèo không có tiền mua thuốc .. H: Bà tiên làm cách nào để thử lòng trung thực của người con ? TL: Bà tiên biến thành cụ già đi đường đánh rơi 1 túi tiền . H: Cậu bé đã làm gì ? TL: Trả lại bà cụ ... có thuốc quý *Kể chuyện theo nhóm - Gọi HS tham gia kể trong nhóm theo tình huống mình chọn dựa theo các câu hỏi gợi ý . - Gọi 3-10 em tập kể cả lớp nhận xét - Gv bổ sung và ghi điểm 3.Củng cố - Dặn dò : -Dặn HS về nhà kể lại câu chuyện cho người thân nghe và chuẩn bị bài sau -Nhận xét tiết học . * Rút kinh nghiệm: .......................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................... ------------------------o0o--------------------- Tiết 5. An toàn giao thông Vạch kẻ đường, cọc tiêu và rào chắn ( tt ) I.Mục tiêu: - Kiến thức : HS hiểu ý nghĩa, tác dụng của vạch kẻ đường , cọc tiêu và rào chắn trong giao thong - Kĩ năng : HS nhận biết đượccác loại cọc tiêu và rào chắn . Biết thực hành theo đúng quy định - Thái độ : Khi đi đưòng luôn biết quan sát đến mọi tín hiệu giao thông để chấp hành đúng luật GTĐB đảm bảo an toàn giao thông . II.Chuẩn bị : Các hình ảnh về vạch kẻ đường , cọc tiêu, rào chắn ,và các biển báo hiệu III.Các hoạt động dạy học chủ yếu : 1.Kiểm tra bài cũ: - Gọi 2HS nêu các vạch kẻ đường , cọc tiêu và rào chắn mà các em được học - Cả lớp theo dõi bạn trả lời,nhận xét và bổ sung - GV nhận xét, ghi điểm Bài mới : a. Giới thiệu bài : Vạch kẻ đường cọc tiêu và rào chắn (tt). b. Tìm hiểu bài * Hoạt động 3: Tìm hiểu cọc tiêu và rào chắn . - Mục tiêu : HS nhận biết được thế nào là cọc tiêu , rào chắn trên đường và tác dụng bảo đảm ATGT của cọc tiêu và rào chắn - Cách tiến hành + Cọc tiêu: - GV đưa tranh ảnh cọc tiêu trên đường và giải thích từ cọc tiêu :Cọc tiêu là cọc cắm ở mép các đoạn đường nguy hiểm để người lái xe biết phạm vi an toàn của đường - GV giới thiệu các dạng cọc tiêu đang có trên đường + Rào chắn : Rào chắn là để ngăn không cho người và xe qua lại. Có hai loại rào chắn : Rào chắn cố định và rào chắn không cố định * Hoạt đông4. Kiểm tra hiểu biết - GV phát phiếu học tập và giải thích qua về nhiệm vụ của học sinh . - Kẻ nối giữa 2 nhóm(1 và 2) sao cho đúng nội dung ( 1) (2) - Vạch kẻ dường - Thường được đặt ở mép các đoạn đường nguy hiểm có tác dụng hướng dẫn cho người sử dụng biết phạm vi nền đường an toàn. - Cọc tiêu - Mục đích không cho người và xe qua lại - Hàng rào chắn - Bao gồm cả các vạch kẻ ,mũi tên ,và các chữ viết trên đường để hướng dẫn các xe cộ đi đúng hướng - Ghi tiếp nội dung vào những khoảng trống : + Vạch kẻ đường có tác dụng gì? ................................................... + Hàng rào chắn có mấy loại ? .......................................... 3.Củng cố - dặn dò : - Nhận xét tiết học - Dặn HS về nhà học bài và chuẩn bị bài sau ./. * Rút kinh nghiệm: .......................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................... -------------------------0O0------------------------- Tiết 6: Sinh hoạt Sinh hoạt lớp tuần 04 I/ Mục tiêu : - Học sinh thấy được những ưu điểm, tồn tại trong tuần qua - Cố gắng phát huy những ưu điểm và khắc phục những tồn tại - Giáo dục học sinh ý thức tốt trong mục hoạt động II/Chuẩn bị : - Nội dung sinh hoạt - Tư đánh giá bản thân mình III/Các hoạt động dạy học trên lớp . 1/ Nhận xét tuần qua: * ưu điểm: Các em đã ổn định , nề nếp Đi học đúng giờ, ăn mặc gọn gàng, sạch sẽ. Chuẩn bị bài và làm bài tập đày đủ khi đến lớp Tham gia lao động dọn vệ sinh, trường lớp sạch sẽ. Có ý thức tốt trong học tập , hăng hái phát biểu xây dựng bài. Tham gia trực nhật đúng theo sự phân công. Các em ngoan, lễ phép. * Tồn tại: Vẫn còn 1số em chưa mang đủ đồ dùng học tập 2/ Kế hoạch tuần tới: Đi học chuyên cần đúng giờ. Tập trung học tập tốt hơn nữa Đoàn kết giúp đỡ nhau trong học tập Giữ gìn sách vở sạch sẽ. Bổ sung đầy đủ dụng cụ học tập Rèn chữ viết đẹp hơn. Giữ gìn vệ sinh , tác phong thật tốt khi đi học. Tham gia lao động theo sự phân công , nghiêm túc đầy đủ. 3/ Lớp sinh hoạt văn nghệ.
Tài liệu đính kèm: