Giáo án Lớp 4 - Tuần 14 - Năm học 2011-2012 (Chuẩn kiến thức kỹ năng 3 cột)

Giáo án Lớp 4 - Tuần 14 - Năm học 2011-2012 (Chuẩn kiến thức kỹ năng 3 cột)

I. Mục tiêu:

1. Đọc đúng các tiếng có âm, vần dễ lẫn như: Đất Nung, lầu son, kị sĩ, đoảng, thủy tinh Đọc đúng toàn bài, giọng đọc phù hợp với nội dung, ngắt nghỉ sau mỗi dấu câu. Bước đầu biết đọc nhấn giọng ở những từ gợi tả, gợi cảmvà phân biệt lời người kể với lời nhân vật( Chàng kỵ sĩ, ông hòn dấm và chú bé Đất).

2. Hiểu các từ ngữ trong bài: Kị sĩ, tía, son, đoảng, chái bếp, hòn rấm

3. Hiểu nội dung câu chuyện: Chú bé Đất cam đảm, muốn trở thành người lớn khoẻ mạnh làm được nhiều việc có ích đã dám nung mình trong lửa đỏ.

4. GD HS biết vượt qua mọi khó khăn, học tập chú bé Đất trong câu chuyện.

II. Đồ dùng dạy - học:

- GV: Tranh minh hoạ trong SGK, bảng phụ ghi đoạn cần luyện đọc.

- HS: Sách vở môn học

 

doc 34 trang Người đăng dtquynh Lượt xem 1020Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án Lớp 4 - Tuần 14 - Năm học 2011-2012 (Chuẩn kiến thức kỹ năng 3 cột)", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
TUẦN 14
Ngày soạn: 16/11/2011 THỨ 2 Ngày giảng: 28/11/2011
TIẾT 1: SINH HOẠT ĐẦU TUẦN
LỚP TRỰC TUẦN NHẬN XÉT
=======================================
TIẾT 2: TẬP ĐỌC
CHÚ ĐẤT NUNG
I. Mục tiêu:
1. Đọc đúng các tiếng có âm, vần dễ lẫn như: Đất Nung, lầu son, kị sĩ, đoảng, thủy tinhĐọc đúng toàn bài, giọng đọc phù hợp với nội dung, ngắt nghỉ sau mỗi dấu câu. Bước đầu biết đọc nhấn giọng ở những từ gợi tả, gợi cảmvà phân biệt lời người kể với lời nhân vật( Chàng kỵ sĩ, ông hòn dấm và chú bé Đất).
2. Hiểu các từ ngữ trong bài: Kị sĩ, tía, son, đoảng, chái bếp, hòn rấm
3. Hiểu nội dung câu chuyện: Chú bé Đất cam đảm, muốn trở thành người lớn khoẻ mạnh làm được nhiều việc có ích đã dám nung mình trong lửa đỏ.
4. GD HS biết vượt qua mọi khó khăn, học tập chú bé Đất trong câu chuyện.
II. Đồ dùng dạy - học:
- GV: Tranh minh hoạ trong SGK, bảng phụ ghi đoạn cần luyện đọc.
- HS: Sách vở môn học
III. Các hoạt động dạy – học chủ yếu:
Hoạt động dạy
TG
Hoạt động học
1. Ổn định tổ chức: 
2. Kiểm tra bài cũ: 
- Đọc bài: “ Văn hay chữ tốt” và trả lời câu hỏi:
- Nhận xét – ghi điểm.
3. Dạy bài mới: 
a, Giới thiệu bài: Ghi bảng
b, Nội dung: 
* Luyện đọc: 
- Đọc toàn bài.
- Chia đoạn: bài chia làm 3 đoạn
- Đọc nối tiếp đoạn – GV kết hợp sửa cách phát âm cho HS.
- Đọc từ khó.
- Đọc nối tiếp đoạn lần 2.
- Nêu chú giải
- Luyện đọc theo cặp.
- Đọc mẫu toàn bài.
* Tìm hiểu bài:
- Đọc bài và trả lời câu hỏi:
+ Cu Chắt có những đồ chơi nào?
+ Những đồ chơi của cu Chắt có gì khác nhau?
Kị sĩ: Chàng trai cưỡi ngựa.
Lầu son: Nhà đẹp dành riêng cho những người giàu có
+ Chú bé Đất đi đâu và gặp chuyện gì?
+ Vì sao chú bé Đất quyết định trở thành chú Đất Nung?
+ Chi tiết “ nung trong lửa” tượng trưng cho điều gì?
+ Câu chuyện nói lên điều gì?
- Ghi nội dung lên bảng
*Luyện đọc diễn cảm: 
- HD giọng đọc.
- Đọc phân vai cả bài.
- Hướng dẫn HS luyện đọc một đoạn trong bài.
+ Luyện đọc theo cặp.
+ Tổ chức cho HS thi đọc diễn cảm.
- Nhận xét, ghi điểm.
4. Củng cố – dặn dò: 
- Nhắc lại ND bài.
- Qua câu chuyện các em học tập được điều gì từ chú bé đất
- Nhận xét giờ học.
- Dặn HS về đọc bài và chuẩn bị bài sau: “ Chú Đất Nung – phần 2”
1’
4’
1’
12’
10’
9’
3’
- Hát đầu giờ.
- 3 HS thực hiện yêu cầu
- Ghi đầu bài vào vở
- HS đánh dấu từng đoạn
- 3 HS đọc nối tiếp đoạn lần 1.
- Luyện đọc từ khó: CN-ĐT
- 3 HS đọc nối tiếp đoạn lần 2.
- Nêu chú giải SGK.
- HS luyện đọc theo cặp.
- HS lắng nghe.
- Đọc thầm bài và trả lời câu hỏi.
+ Có một chàng kị sĩ cưỡi ngựa, một nàng công chúa ngồi trong lầu son và một chú bé bằng đất.
+ Chàng kị sĩ cưỡi ngựa Tía rất bảnh, nàng công chúa xinh đẹp là những món quà em được tặng trong dịp tết trung thu. Chúng được làm bằng bột màu rất sặc sỡ và đẹp còn chú bé đất là đồ chơi em tự nặn bằng đất sét khi đi chăn trâu.
+ Chú đi ra cành đồng, mới đến chái bếp, gặp trời mưa chú bị ngấm nước và bị lạnh. Chú chui vào bếp sưởi ấm, lúc đầu thấy khoan khoái, lúc sau thấy nóng rát cả chân tay.
+ Vì chú sợ ông Hòn Rấm chê chú nhát, vì chú muốn được sông pha làm nhiều việc có ích.
+ Tượng trưng cho: gian khổ và thử thách mà con người vượt qua để trở nên cứng rắn và hữu ích.
* Chú bé Đất can đảm, muốn trở thành người khoẻ mạnh làm được nhiều việc có ích đã dám nung mình cho lửa đỏ.
- Ghi vào vở nhắc lại nội dung
- 3 HS đọc phân vai, cả lớp theo dõi cách đọc.
- HS theo dõi tìm cách đọc hay
+ HS luyện đọc theo cặp.
+ 3, 4 HS thi đọc diễn cảm, cả lớp bình chọn bạn đọc hay nhất
- 2, 3 HSnhắc lại.
- Trả lời
- Lắng nghe - Ghi nhớ
========================================
TIẾT 3: TOÁN
CHIA MỘT TỔNG CHO MỘT SỐ (T76)
I. Mục tiêu:
1. Nhận biết tính chất một tổng chia cho một số và một hiệu chia cho một số. Biết chia một tổng cho một số. 
2. Bước đầu biết vận dụng tính chất chia một tổng cho một số trong thực hành tính. 
3. Giáo dục HS lòng say mê và yêu thích môn học.
II. Đồ dùng dạy - học:
- GV: Bảng phụ, Sgk.
- HS: Vở ghi, Sgk.
III. Các hoạt động dạy – học: 
Hoạt động dạy
TG
Hoạt động học
1. Ổn định tổ chức: 
2. Kiểm tra bài cũ: 
- Đặt tính rồi tính : 
 342 x 250
 543 x 207
- Nhận xét, ghi điểm
3. Bài mới: 
a, Giới thiệu bài: Ghi bảng
b, Nội dung:
*Ví dụ: 
* So sánh giá trị của hai biểu thức: 
- Tính giá trị của hai biểu thức:
 (35+21) : 7 và 35 : 7 + 21 : 7 
+ Giá trị của hai biểu thức như thế nào với nhau ?
- Ta có thể viết: 
 (35+21) : 7 = 35: 7 +21: 7
* Rút ra kết luận về một tổng chia cho một số.
 + Biểu thức: (35+21) : 7 có dạng như thế nào ?
 + Nhận xét gì về dạng của biểu thức 35 : 7 + 21 : 7 ?
 + Nêu từng thương trong phép chia này ?
 + 35 và 21 là gì trong biểu thức (35 + 21) : 7 ? 
 + Còn 7 là gì trong biểu thức (35+21) : 7 ?
- Vậy: (35+21) : 7 = 35:7 +21:7
=> Tính chất : 
*Luyện tập: 
Bài 1: (HĐCN)
a, Tính bằng hai cách:
- Làm bài cá nhân
b, Tính bằng hai cách(theo mẫu)
- HD mẫu: ...
- Làm bài cá nhân.
- Nx, ghi điểm.
Bài 2: Tính bằng hai cách theo mẫu:(HĐCN)
- Làm bài cá nhân.
- Nx, ghi điểm.
4. Củng cố – dặn dò: 
- Nêu lại tính chất chia một tổng cho một số ?
- Nhận xét giờ học 
- Tổng kết giờ học.
- Về nhà học bài làm bài 3 và chuẩn bị bài sau. 
1’
4’
1’
14’
15’
8’
7’
3’
- HS hát chuyển tiết
- 2 học sinh lên bảng làm, HS lớp thực hiên vào giấy nháp
- Học sinh nghe.
- 1 học sinh lên bảng, cả lớp làm vào nháp.
 (35 + 21) : 7 = 56 : 7 =8
 35 : 7 + 21: 7 = 5 + 2 = 8
- Bằng nhau.
- Đọc.
+ Một tổng chia cho một số.
+ Biểu thức là tổng của hai thương
+ Thương thứ nhất là 35 : 7; thương thứ hai là 21 : 7
+ Là các số hạng của tổng (35+21) 
+ 7 là số chia
- Nghe, nêu lại tính chất.
- Đọc y/c.
- 2 HS nối tiếp làm bảng, lớp làm vở.
C1: ( 15 + 35) : 5 = 50 : 5 = 10
C2: ( 15 + 35) : 5 = 15 :5 + 35 :5
 = 3 + 7 = 10
- Đọc y/c.
- Làm bài vào vở, 2 HS lên trình bày.
C1: 18 : 6 + 24 : 6 = 3 + 4 = 7
C2: 18 : 6 + 24 : 6 = (18 + 24) : 6
 = 42 : 6 = 7
- Nx, chữa bài.
- Đọc y/c.
- 1HS lên bảng, cả lớp làm vào vở.
a. C1: (27 – 18) : 3 = 9 : 3 = 3
 C2: (27 – 18) : 3 = 27:3 – 18:3
 = 9 – 6 = 3
b. 
- Nx, chữa bài
- HS nêu lại.
+ 2, 3 HS nhắc lại
- Lắng nghe, ghi nhớ. 
======================================
TIẾT 4: KĨ THUẬT
Bài 7: THÊU MÓC XÍCH (Tiết 2)
I. Mục tiêu: 
1. Củng cố quy trình thêu móc xích. Hoàn thành sản phẩm thêu móc xích tại lớp.
2. Rèn cho Hs kĩ năng thêu móc xích, các mũi thêu tạo thành những vòng chỉ móc nối tiếp tương đối đều nhau.
3. HS yêu thích môn học và quý trọng sản phẩm do mình làm ra.
II. Đồ dùng dạy - học:
- GV: Quy trình thêu, mẫu thêu, kim, chỉ.
- HS: Đồ dùng học tập.
III. Các hoạt động dạy - học chủ yếu :
Hoạt động dạy
TG
Hoạt động học
1. Ổn định tổ chức: 
2. Kiểm tra bài cũ: 
+ Thế nào là thêu móc xích ?
- Nhận xét, đánh giá.
3. Bài mới: 
a, Giới thiệu bài: Ghi bảng
b, Nội dung: 
*Hoạt động 3: Thực hành thêu móc xích
- Nhắc lại phần ghi nhớ
- Nêu các bước thêu móc xích
- Kiểm tra sự chuẩn bị của HS?
*Hoạt động 4: Đánh giá kết quả thực hành của HS
- Tổ chức cho HS trình bày sản phẩm
- Nhận xét, đánh giá.
4. Củng cố - dặn dò: 
- Nêu lại các bước thêu móc xích?
- Nhận xét tiết học
- Về thêu lại cho đẹp, chuẩn bị bài sau.
1’
4’
1’
21’
5’
3’
- Hát chuyển tiết.
- 2, 3 HS thực hiện yêu cầu
- Lắng nghe
- Nhắc lại phần ghi nhớ
- Bước 1 : Vạch dấu đường thêu
- Bước 2 : Thêu móc xích theo đường vạch dấu.
- Để các vật liệu chuẩn bị cho tiết thực hành lên bàn.
- Thực hành thêu móc xích chú ý thêu đúng kĩ thuật
- Trưng bày sản phẩm theo tổ
- Các tiêu chuẩn đánh giá
+ Thêu đúng kĩ thuật
+ Các vòng chỉ của mũi thêumóc xích móc vào nhau như chuỗi mắt xích và tương đối bằng nhau.
+ Đường thêu phẳng không dúm
+ Hoàn thành sản phẩm đúng thời gian quy định
- Dựa vào các tiêu chuẩn trên tự đánh giá của bạn và của mình
- Nhận xét đánh giá
- Trả lời.
- Lắng nghe, ghi nhớ.
========================================
TIẾT 5: ĐẠO ĐỨC
Bài 7: BIẾT ƠN THẦY GIÁO CÔ GIÁO (Tiết 1)
I. Mục tiêu:
1. Biết được công lao của thầy giáo cô giáo
2. Nêu được những việc cần làm thể hiện sự biết ơn đối với thầy giáo, cô giáo
3. Có ý thức, vâng lời và lễ phép với thầy, cô giáo.
II. Đồ dùng dạy - học:
- GV: Giáo án, hình vẽ.
- HS: Sách vở, đồ dùng học tập.
III. Các hoạt động dạy - học - chủ yếu:
Hoạt động dạy
TG
Hoạt động học
1. Ổn định tổ chức: 
2. Kiểm tra bài cũ: 
- Đọc bài học.
- N.xét – đánh giá.
3. Dạy bài mới: 
a, Giới thiệu bài: Ghi bảng
b, Nội dung: 
*Hoạt động 1: Xử lý tình huống.
- Đọc sgk.
+ Hãy đoán xem các bạn nhỏ trong tình huống sẽ làm gì?
+ Nếu em là các bạn, em sẽ làm gì? - Đóng vai, xử lý tình huống.
+ Tại sao nhóm em lại chọn cách giải quyết đó.
+ Vì sao phải biết ơn, kính trọng thầy cô giáo?.
g Bài học: (sgk)
*Hoạt động 2: Thế nào là biết ơn thầy cô?
- Quan sát tranh.
+ Tranh vẽ 1, 2, 4 thể hiện lòng kính trọng, biết ơn thầy cô hay không?
+ Tranh 3 có thể hiện...
+ Nêu những việc làm thể hiện sự biết ơn, kính trọng thầy cô giáo?
*Hoạt động 3: Hoạt động nào đúng?
- Nêu tình huống và y/c HS trả lời:
+ Lan và Minh thấy cô giáo thì tránh đi chỗ khác vì ngại?
+ Giờ của cô giáo chủ nhiệm thì học tốt, giờ phụ thì mặc kệ vì không phải là cô giáo chủ nhiệm?
+ Gặp hai thầy cô, Nam chỉ chào thầy giáo của mình?
+ Giúp đỡ con cô giáo học bài.
Giảng: Việc chào hỏi lễ phép, học tập chăm chỉ cũng là sự biết ơn các thầy cô giáo, giúp dỡ thầy cô những việc nhỏ cũng thể hiện sự biết ơn, không nên xa lánh thầy cô, không nên ngại tiếp xúc với thầy cô.
*Hoạt động 4: Liên hệ
+ Em có biết ơn thầy cô giáo không?
+ Em đã làm gì để thể hiện lòng kính trọng và biết ơn thầy, cô giáo?
4. Củng cố - dặn dò: 
 + Em đã làm gì để thể hiện lòng kính trọng và biết ơn thầy, cô giáo?
- Đọc ghi nhớ.
- Nhận xét giờ học.
- Chuẩn bị bài sau, học thuộc lòng ghi nhớ. Tìm những câu thơ, câu ca dao nói về lòng biết ơn thầy giáo cô giáo.
1’
3’
1’
11
6’
6’
3’
3’
- Hát chuyển tiết
- 2 HS đọc.
- 1 HS đọc, cả lớp theo dõi.
+ Các bạn sẽ đến thăm bé Dịu nhà cô giáo.
+ Em sẽ rủ các bạn đến thăm...
- Tìm cách xử lý và đóng vai thể hiện cách giải quyết.
- 2 nhóm đóng vai...
+ Vì phải biết nhớ ơn thầy cô giáo.
+ Vì thầy cô đã không quản khó nhọc tận tình dạy dỗ chỉ bảo các em nên người. Nên chúng ta cần phải kính trọng và biết ơn thầy cô.
- 2, 3 HS nhắc lại bài học.
- HS quan sát tranh.
+ HS trả lời th ... ÂN Ở
ĐỒNG BẮC BỘ
(Tích hợp môi trường: Bộ phận)
I. Mục tiêu: 
1.HS biết: Một số đặc điểm tiêu biểu về hoạt động trồng trọt và chăn nuôi của người dân ở ĐBBB. Biết các công việc phải làm trong quá trình sản xuất lúa gạo, có mùa động lạnh.
- Xác lập mối quan hệ giữa thiên nhiên, dân cư với hoạt động sản xuất.
2. Trình bày một số đặc điểm tiêu biểu về hoạt động trồng trọt và chăn nuôi của người dân ở ĐBBB (vựa lúa lớn thứ hai của đất nước là nơi nuôi nhiều lợn,gia cầm,trồng nhiều loại rau xứ lạnh)
- Nêu được các công việc phải làm trong quá trình sản xuất lúa gạo.
- Xác lập được mối quan hệ giữa thiên nhiên,dân cư với hoạt động sản xuất.
3. Tôn trọng,bảo vệ thành quả lao động của người dân
*THMT: Đắp đê ven sông, sử dụng nước để tưới tiêu, trồng cây để ngăn gió.
II. Đồ dùng dạy học:
- GV: Bản đồ nông nghiệp VN. Tranh ảnh về trồng trọt chăn nuôi
- HS: Sách vở môn học.
III. Hoạt động dạy học:
(THMT: Hoạt động 2, 3)
Hoạt động dạy
TG
Hoạt động học
1. Ổn định tổ chức: 
2. Kiểm tra bài cũ: 
+ Nhà ở và làng xóm của người dân ở đồng bằng Bắc Bộ có đặc điểm gì?
- Nhận xét, ghi điểm.
3. Bài mới:
a, Giới thiệu bài: 
b, Nội dung: 
1. Đồng bằng Bắc Bộ - vựa lúa lớn thứ hai của cả nước.
*Hoạt động 1: 
- Treo bản đồ ĐBBB
- Giảng: Vùng đồng bằng Bắc Bộ có nhiều lợi thế đã trở thành vựa lúa lớn thứ hai của cả nước(sau đồng bằng Nam Bộ)
- ĐBBB có những thuận lợi nào để trở thành vựa lúa lớn thứ hai của đất nước?
- Nêu thứ tự các công việc cần phải làm trong quá trình sản xuất lúa gạo từ đó em rút ra nhận xét về việc trồng lúa của người dân?
* KL: Người dân ở đồng bằng Bắc Bộ tần tảo vất vả một nắng hai sương để sản xuất ra lúa gạo, chúng ta cần quý trọng sức lao động của họ.
* Hoạt động 2:
- Làm việc cá nhân.
+ Kể tên các loại cây trồng và vật nuôi thường gặp ở ĐBBB?
+ Ở đây có điều kiện gì thuận lợi để phát triển chăn nuôi lợn, gà, vịt?
*THMT: Đắp đê ven sống, sử dụng nước để tưới tiêu
2. Vùng đồng bằng Bắc Bộ-Vùng trồng nhiều rau xứ lạnh.
*Hoạt động 3: 
- Thảo luận nhóm.
+ Mùa đông của ĐBBB kéo dài bao nhiêu tháng?
+ Vào mùa đông nhiệt độ thường giảm nhanh khi nào?
+ Nhiệt độ thấp về mùa đông có thuận lợi và khó khăn gì cho sản xuất nông nghiệp?
+ Hãy kể tên các loại rau xứ lạnh được trồng ở ĐBBB?
+ Đà Lạt có những loại rau xứ lạnh nào? ở ĐB BB có các loại rau đó không?
+ Khí hậu mùa đông có rất nhiều thuận lợi cho cây trồng và vật nuôi,tuy nhiên nếu rét quá lại ảnh hưởng xấu đến cây trồng vật nuôi. + Kể một số biện pháp bảo vệ cây trồng vật nuôi
*THMT: trồng cây để ngăn gió 
4. Củng cố - dặn dò:
- Đồng bằng Bắc Bộ có những đặc điểm gì?
- Hệ thống lại ND bài
- Về nhà học bài - CB bài sau.
- Nhận xét tiết học
1’
4’
1’
26’
6’
7’
13’
3’
- Hát
- Hs trả lời.
- Lắng nghe.
- HS đọc phần 1 sgk quan sát bản đồ trả lời câu hỏi.
- Quan sát lắng nghe.
+ Có đất phù sa màu mỡ.
+ Có nguồn nước dồi dào.
+ Người dân có kinh nghiệm trồng lúa nước.
+ Làm đất->gieo mạ->nhổ mạ->cấy lúa-> chăm sóc lúa->gặt lúa->tuốt lúa->phơi thóc.
=> Công việc vất vả nhiều công đoạn.
- HS quan sát tranh ảnh và sgk trả lời các câu hỏi.
+ Cây trồng: ngoài lúa gạo còn trồng ngô khoai, lạc, đỗ, cây ăn quả.
+ Vật nuôi: trâu bò, lợn (gia súc) vịt, gà(gia cầm) nuôi đánh bắt cá.
+ Do là vựa lúa thứ hai nên có sẵn nguồn thức ăn lúa gạo và các sản phẩm phụ như ngô khoai làm thức ăn.
- HS thảo luận nhóm đôi .Đại diện nhóm trình bày.
+ Kéo dài từ 3,4 tháng.
+ Khi có các đợt gió mùa đông bắc thổi về.
+ Thuận lợi: trồng thêm cây vụ đông: ngô, khoai tây, su hào, bắp cải, cà rốt, cà chua, xà lách...
+ Khó khăn: nếu rét quá thì lúa và một số loại cây bị chết.
+ Bắp cải, hoa lơ(xúp lơ) xà lách, cà rốt...
+ Đà Lạt có: su hào, súp lơ, xà lách, bắp cải, hành tây, cà rốt... ở ĐBBB cũng có các loại rau đó vào mùa đông.
- Một số biện pháp như.
+ Phủ kín ruộng mạ
+ Sưởi ấm cho gia cầm.
+ Làm chuồng nuôi gia cầm, súc vật vững chắc kín gió.
- 1, 2 HS đọc bài học trong sgk.
====================================
TIẾT 3: TẬP LÀM VĂN:
CẤU TẠO BÀI VĂN MIÊU TẢ ĐỒ VẬT
I. Mục tiêu:
1. Nắm được cấu tạo của bài văn miêu tả đồ vật, các kiểu mở bài, kết bài, trình tự miêu tả trong phần thân bài.( ND ghi nhớ) 
2. Vận dụng được kỹ thuật đã học để viết mở bài, kết bài cho một bài văn miêu tả đồ vật.
3. GD lòng ham học, yêu thích bộ môn. 
II. Đồ dùng dạy - học:
- GV: Giáo án, sgk, 
- HS: Sách vở môn học.
III. Các hoạt động dạy - học chủ yếu:
Hoạt động dạy
TG
Hoạt động học
1.Ổn định tổ chức: 
2. Kiểm tra bài cũ:
-Gọi 1 HS nhắc lại nội dung cần ghi nhớ.
- Nhận xét, đánh giá
3. Dạy bài mới: 
a, Giới thiệu bài: Ghi bảng
b, Nội dung: 
*Nhận xét: 
Bài tập 1: Đọc bài văn 
- Đọc nối tiếp bài “Cái cối tân” và câu hỏi.
- Giảng: “áo cối” (vòng bọc ngoài của thân cối).
- Quan sát tranh hoặc cái cối.
+ Bài văn tả cái gì?
+ Các phần mở bài và kết bài “Cái cối tân” mỗi phần ấy nói điều gì?
+ Các phần mở bài, kết bài đó giống với những cách mở bài, kết bài nào đã học?
+ Phần thân bài tả cái cối theo trình tự nào?
-> GV giảng và chốt lại ý chính: ...
Bài tập 2: Theo em khi tả một đồ vật ta cần tả những gì?
- Đọc y/c của bài.
- Suy nghĩ và trả lời câu hỏi 
- Nx, bổ sung. 
*Ghi nhớ: 
- Đọc phần ghi nhớ (sgk).
*Luyện tập: 
- Đọc nội dung bài tập.
- Các nhóm làm bài.
a) Câu văn tả bao quát cái trống.
b) Tên các bộ phận của cái trống được miêu tả.
c) Những từ ngữ tả hình dáng, âm thanh của trống.
d) HS viết thêm phần mở bài, kết bài cho đoạn thân bài tả cái trống.
- Nối tiếp nhau đọc phần mở bài.
4. Củng cố - dặn dò: 
- Nêu lại bố cục của một bài văn miêu tả đồ vật?
- Dặn HS về nhà học bài, làm bài và chuẩn bị bài sau.
- Nhận xét tiết học.
1’
3’
1’
11’
3’
13’
3’
- Hát đầu giờ.
- HS nhắc lại. 
- Lắng nghe
- Đọc y/c.
- 2 HS đọc, cả lớp đọc thầm.
- HS quan sát.
+ Bài văn tả cái cối xay bằng tre.
+ Giới thiệu cái cối cần tả.
+ Nêu kết thúc bài, tình cảm thân thiết giữa các đồ vật...
+ Giống các kiểu mở bài trực tiếp kết bài mở rộng trong văn kể chuyện
+ Tả theo trình tự từ bộ phận lớn đến bộ phận nhỏ, từ ngoài vào trong, từ phần chính đến phần phụ.
+ Tả công dụng của cái cối.
- Cả lớp đọc thầm y/c bài.
- Suy nghĩ và trả lời câu hỏi.
+ Ta cần tả bao quát toàn bộ đồ vật 
- HS đọc sgk.
- HS 1 đọc đoạn thân bài tả cái trống trường. HS 2 đọc phần câu hỏi.
- Cả lớp đọc thầm đoạn thân bài tả cái trống, suy nghĩ, thảo luận nhóm đôi.
- 4, 5 Hs đọc.
- 1, 2 HS nêu.
-Ghi nhớ.
========================================
TIẾT 4: CHÍNH TẢ: (NGHE –VIẾT)
CHIẾC ÁO BÚP BÊ
I. Mục tiêu: 
1. Nghe viết bài văn ngắn: “Chiếc áo búp bê”. 
- Làm các bài tập, phân biệt s/x hoặc ât/âc. Tìm nhiều tính từ có âm đầu s/x hoặc ât/âc.
2. Nghe viết chính xác, trình bày đúng bài văn ngắn: “Chiếc áo búp bê”. 
- Làm đúng các bài tập, phân biệt s/x hoặc ât/âc. Tìm đúng nhiều tính từ có âm đầu s/x hoặc ât/âc.
3. HS có ý thức rèn chữ, giữ vở cho HS.
II. Đồ dùng dạy - học:
- GV: Bài tập 2a viết sẵn trên bảng lớp, giấy khổ to và bút dạ.
- HS: Sách vở môn học.
III. Các hoạt động dạy - học chủ yếu:
Hoạt động dạy
TG
Hoạt động học
1. Ổn định tổ chức: 
2. Kiểm tra bài cũ: 
- Viết trên bảng lớp: lỏng lẻo, nóng nảy, lung linh... 
- N.xét, ghi điểm cho HS.
3. Dạy bài mới: 
a, Giới thiệu bài : Ghi bảng
b, Nội dung:
*HD nghe, viết chính tả : 
* Tìm hiểu nội dung đoạn văn:
- Đọc đoạn văn.
+ Bạn nhỏ đã khâu cho búp bê một chiếc áo đẹp như thế nào?
+ Bạn nhỏ đối với búp bê ntn?
* HD viết từ khó:
- Tìm từ khó, dễ lẫn.
- Nx, sửa sai.
* Viết chính tả:
- Đọc mẫu toàn bài viết.
- Đọc cho HS viết bài.
- Đọc cho HS soát lỗi.
* Chấm chữa bài:
- Thu bài chấm, nxét.
*HD làm bài tập:
Bài 2a: Điền vào ô trống:
- Tổ chức cho HS chơi trò chơi tiếp sức.
- N.xét, kết luận lời giải đúng.
- Đọc đoạn văn hoàn chỉnh.
Bài 3: Thi tìm các tính từ: (HĐN4)
- Đọc y/c.
- Phát giấy và bút dạ cho HS thảo luận, làm bài.
- Đại diện trình bày.
- N.xét, ghi điểm cho các nhóm.
4. Củng cố - dặn dò: 
+ Tiết học hôm nay các em viết bài gì?
* Hệ thống lại ND
- Dặn HS về viết bài, làm bài tập, chuẩn bị bài sau.
- N.xét giờ học.
1’
4’
1’
20’
7’
3’
3’
- Hát chuyển tiết.
- 2 HS lên bảng làm bài theo y/c.
- HS ghi đầu bài vào vở
- 1 HS đọc, cả lớp theo dõi.
+ Bạn nhỏ khâu cho búp bê một chiếc áo rất đẹp: Cổ cao, tà loe, mép áo nền vải xanh, khuy bấm như hạt cườm.
+ Bạn nhỏ rất yêu thương búp bê.
- HS viết từ khó: phong phú, xa tanh, loe ra, hạt cườm, đính dọc, nhỏ xíu...
- Hs lắng nghe.
- Viết bài vào vở.
- HS lớp đổi chéo vở, kiểm tra bài của nhau.
- 1 HS đọc, cả lớp theo dõi.
- Hs tham gia trò chơi tích cực nhiệt tình.
* Xinh xinh, trong xóm, xúm xít, màn xanh, ngôi sao, khẩu súng, xinh nhỉ, nó sợ.
- 1 HS đọc, cả lớp soát lại.
- 1 HS đọc, cả lớp đọc thầm.
- Nhận phiếu và bút dạ và thảo luận theo nhóm làm bài.
- Trình bày.
+ S: siêng năng, sung sướng, sảng khoái, sáng láng, sáng ngời, sáng suốt, sáng ý, sành sỏi, sát sao.
+ X: Xanh, xa, xấu, xanh biếc, xanh non, xanh mướt, xanh rờn, xa vời, xa xôi, xấu xí, xum xuê...
+ Chiếc áo búp bê.
- Lắng nghe - Ghi nhớ.
=====================================
TIẾT 5: SINH HOẠT 
NHẬN XÉT TUẦN 14
I. Mục tiêu:
- HS nắm được ưu nhược điểm trong tuần của bản thân
- HS có ý thức phấn đấu vươn lên trong học tập
- Giáo dục HS có ý thức phấn đấu liên tục vươn lên.
II. Lên lớp:
1. Tổ chức: Hát
2. Nội dung:
a. Nhận định tình hình chung của lớp
- Nề nếp: Tuần qua lớp đã thực hiện tốt nề nếp đi học đúng giờ, thực hiện tốt các nề nếp do trường lớp đề ra.
- Học tập : Các em chăm học, có ý thức tốt trong học tập, hăng hái phát biểu ý kiến xây dựng bài. Học và làm bài tương đối đầy đủ trước khi đến lớp. Song bên cạnh đó còn một số em chưa có ý thức học bài ở lớp cũng như ở nhà.
- Lao động vệ sinh: Đầu giờ các em đến lớp sớm để lao động, vệ sinh lớp học, sân trường sạch sẽ, gọn gàng
- Đạo đức : Các em ngoan, lễ phép hoà nhã, đoàn kết với bạn bè, có ý thức đạo đức tốt
b. Kết quả:
TD: Chưa, Nam, Xuân, Lâm ,  PB: An, Thắng, Yêu, Minh,
c. Phương hướng:
- Thi đua học tập tốt, rèn luyện tốt. Lập thành tích chào mừng ngày thành lập QĐND Việt Nam 22-12 
- Tham gia mọi hoạt động của trường lớp đề ra.
- Tham gia thi chuyên hiệu: An toàn giao thông.
d. Trò chơi: “Làm theo hiệu lệnh”
- HS tham gia chơi.
- Tuyên dương hs chơi tốt.

Tài liệu đính kèm:

  • docTUẦN 14.doc