TIẾT 26: Luyện tập
I. MỤC TIÊU :
- Củng cố những kiến thức đã học về hai loại biểu đồ .
- Rèn kĩ năng đọc , phân tích và xử lí số liệu trên hai loại biểu đồ . Thực hành lập biểu đồ .
- Cẩn thận , chính xác khi thực hiện các bài tập .
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC :
- Bảng phụ có vẽ sẵn biểu đồ của bài 3 .
III. HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC :
. *. Bài mới : (27) Luyện tập .
a) Giới thiệu bài : Ghi tựa bài ở bảng .
b) Các hoạt động :
NS:19/09/2008 TUẦN 6 ND: 22/09/2008 TIẾT 26: Luyện tập I. MỤC TIÊU : - Củng cố những kiến thức đã học về hai loại biểu đồ . - Rèn kĩ năng đọc , phân tích và xử lí số liệu trên hai loại biểu đồ . Thực hành lập biểu đồ . - Cẩn thận , chính xác khi thực hiện các bài tập . II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC : - Bảng phụ có vẽ sẵn biểu đồ của bài 3 . III. HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC : . *. Bài mới : (27’) Luyện tập . a) Giới thiệu bài : Ghi tựa bài ở bảng . b) Các hoạt động : Thời gian Hoạt động của thầy Hoạt động của trò 13’ Hoạt động 1 : Củng cố về cách đọc , phân tích , xử lí số liệu trên biểu đồ . MT : Giúp HS làm được các bài tập PP : Trực quan , đàm thoại , thực hành . - Bài 1 : + Hỏi thêm : @ Cả 4 tuần , cửa hàng bán được bao nhiêu mét vải hoa ? @ Tuần 2 bán được nhiều hơn tuần 1 bao nhiêu mét vải hoa ? - Bài 2 : + Hỏi thêm : Số ngày mưa của tháng 7 nhiều hơn số ngày mưa trung bình của ba tháng là mấy ngày ? Hoạt động lớp, cá nhân - Đọc và tìm hiểu yêu cầu của bài toán . - Một số em trả lời . - Tìm hiểu yêu cầu bài toán , so sánh với biểu đồ cột trong tiết trước để nắm được yêu cầu về kĩ năng của bài này . - HS làm bài vào vở, 1 em làm bảng phụ - Trình bày bài làm, lớp nhận xét 14’ Hoạt động 2 : Củng cố thực hành lập biểu đồ . MT : Giúp HS làm được các bài tập PP : Trực quan , đàm thoại , thực hành . - Bài 3 : - GV theo dõi hướng dẫn HS vẽ biểu đồ - Chấm bài một số em Hoạt động cá nhân . - Đọc nội dung bài tập - Làm bài ca ùnhân vào tập - Nhận xét và chữa bài . 4. Củng cố : (3’) - Nêu lại những nội dung vừa luyện tập . Rút kinh nghiệm: NS: 20/09/2008 TUẦN 6 ND: 22/09/2008 BÀI 11: Nỗi dằn vặt của An-đrây-ca I. MỤC TIÊU : - Đọc trơn toàn bài . Biết đọc diễn cảm bài văn với giọng trầm , buồn , xúc động , thể hiện sự ân hận , dằn vặt của An-đrây-ca trước cái chết của ông . Đọc phân biệt lời nhân vật với lời người kể chuyện . - Hiểu nghĩa các từ ngữ trong bài . Hiểu nội dung câu chuyện : Nỗi dằn vặt của An-đrây-ca thể hiện tình cảm yêu thương và ý thức trách nhiệm với người thân , lòng trung thực , sự nghiêm khắc với lỗi lầm của bản thân . - Có ý thức trách nhiệm với những người thân . II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC : - Tranh minh họa bài đọc trong SGK . - Bảng phu ïviết đoạn cần hướng dẫn HS đọc . III. HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC : 1. Bài cũ : (3’) Gà Trống và Cáo . - 2 em đọc thuộc lòng bài Gà Trống và Cáo , nhận xét tính cách 2 nhân vật này . 2. Bài mới : (27’) Nỗi dằn vặt của An-đrây-ca . a) Giới thiệu bài : Câu chuyện Nỗi dằn vặt của An-đrây-ca sẽ cho các em biết An-đrây-ca có phẩm chất rất đáng quý mà không phải ai cũng có . Đó là phẩm chất gì ? Bài học này sẽ giúp các em hiểu điều đó . b) Các hoạt động : Thời gian Hoạt động của thầy Hoạt động của trò 11’ Hoạt động 1 : Luyện đọc . MT : Giúp HS đọc đúng bài văn . PP : Làm mẫu , giảng giải , thực hành . - Hướng dẫn phân đoạn : 2 đoạn . + Đoạn 1 : Từ đầu mang về nhà + Đoạn 2 : Phần còn lại . - GV kết hợp sửa sai, hướng dẫn HS ngắt hơi, giải nghĩa từ - Đọc diễn cảm toàn bài. Hoạt động lớp , nhóm đôi . - 1 HS đọc toàn bài - Tiếp nối nhau đọc từng đoạn . Đọc 2 – 3 lượt . - Luyện đọc theo cặp . - 1, 2 em đọc cả bài . 9’ Hoạt động 2 : Tìm hiểu bài . MT : Giúp HS cảm thụ bài văn . PP : Đàm thoại , giảng giải , thực hành . - Khi câu chuyện xảy ra , An-đrây-ca mấy tuổi , hoàn cảnh gia đình em lúc đó thế nào ? - Mẹ bảo An-đrây-ca đi mua thuốc cho ông , thái độ của em thế nào ? - An-đrây-ca đã làm gì trên đường đi mua thuốc cho ông ? - Chuyện gì xảy ra khi An-đrây-ca mang thuốc về nhà ? - An-đrây-ca tự dằn vặt mình như thế nào ? - Câu chuyện cho thấy An-đrây-ca là một cậu bé như thế nào ? - GV chốt ý, ghi ND bài Hoạt động lớp . - Đọc thầm , đọc lướt , trao đổi trả lời các câu hỏi cuối bài . - Đọc đoạn 1 . - An-đrây-ca lúc đó 9 tuổi , em sống cùng ông và mẹ , ông đang ốm rất nặng . - An-đrây-ca nhanh nhẹn đi ngay . - An-đrây ca được các bạn đang chơi đá bóng rủ nhập cuộc . Mải chơi nên quên lời mẹ dặn . Mãi sau em mới nhớ ra , chạy đến cửa hàng mua thuốc mang về . - Đọc đoạn 2 . - An-đrây-ca hoảng hốt thấy mẹ đang khóc nấc lên . Ông đã qua đời. - An-đrây-ca òa khóc ; cho rằng chỉ vì mình mải chơi bóng , mua thuốc về chậm mà ông chết ; kể hết mọi chuyện cho mẹ nghe ; cả đêm nức nở dưới gốc cây táo do ông trồng ; vẫn tự dằn vặt mình khi đã lớn . - An-đrây-ca rất yêu thương ông , không tha thứ cho mình vì ông sắp mất mà còn mải chơi bóng , mang thuốc về nhà muộn . An-đrây-ca rất có ý thức trách nhiệm , trung thực và nghiêm khắc với lỗi lầm của bản thân 6’ Hoạt động 3 : Hướng dẫn đọc diễn cảm . MT : Giúp HS đọc diễn cảm bài văn . PP : Làm mẫu , giảng giải , thực hành . - Hướng dẫn cả lớp luyện đọc diễn cảm 1 đoạn tiêu biểu trong bài : Bước vào phòng ra khỏi nhà . + Đọc mẫu đoạn văn . + Sửa chữa , uốn nắn . Hoạt động lớp , nhóm đôi . - 2 em đọc tiếp nối nhau 2 đoạn của bài, HS nêu giọng đọc của bài + Luyện đọc diễn cảm theo cặp . + Vài tốp ( tốp 4 em ) thi đọc diễn cảm theo lối phân vai trước lớp . 4. Củng cố : (3’) - Yêu cầu HS : + Đặt lại tên cho truyện theo ý nghĩa của nó . ( Chú bé trung thực / Chú bé giàu tình cảm / Tự trách mình / Nghiêm khắc với lỗi lầm của bản thân / ) + Nói lời an ủi của em với An-đrây-ca . ( Bạn đừng ân hận nữa , ông bạn chắc rất hiểu tấm lòng của bạn ) 5. Dặn dò : (1’) - Nhận xét tiết học . - Tiếp tục về nhà luyện đọc truyện trên theo lối phân vai . v Rút kinh nghiệm: .. Đạo đức (tiết 6) BIẾT BÀY TỎ Ý KIẾN (tt) I. MỤC TIÊU : - Nhận thức được : Các em có quyền có ý kiến , có quyền trình bày ý kiến của mình về những vấn đề có liên quan đến trẻ em . - Biết thực hiện quyền tham gia ý kiến của mình trong cuộc sống ở gia đình , nhà trường . - Biết tôn trọng ý kiến của những người khác . II. TÀI LIỆU VÀ PHƯƠNG TIỆN : - SGK . - Vài bức tranh hoặc đồ vật dùng cho việc Khởi động . - Mỗi em chuẩn bị 3 tấm bìa nhỏ màu đỏ , xanh và trắng . - Một mi-cro không dây để chơi trò chơi Phóng viên . - Một số đồ dùng để hóa trang diễn tiểu phẩm . III. HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC : 1. Khởi động : (1’) Hát . 2. Bài cũ : (3’) Biết bày tỏ ý kiến . - Nêu lại ghi nhớ bài học trước . 3. Bài mới : (27’) Biết bày tỏ ý kiến (tt) . a) Giới thiệu bài : - Nêu mục đích , yêu cầu tiết học . b) Các hoạt động : Thời gian Hoạt động của thầy Hoạt động của trò 10’ Hoạt động 1 : Tiểu phẩm Một buổi tối trong gia đình bạn Hoa . MT : Giúp HS rút ra được kết luận xác đáng qua tiểu phẩm được xem . PP : Động não , đàm thoại , thực hành . - Kết luận : Mỗi gia đình có những vấn đề , những khó khăn riêng . Là con cái , các em nên cùng bố mẹ tìm cách giải quyết , tháo gỡ , nhất là những vấn đề có liên quan đến mình . Ý kiến các em sẽ được bố mẹ lắng nghe và tôn trọng . Đồng thời các em cũng cần phải biết bày tỏ ý kiến một cách rõ ràng , lễ độ . Hoạt động lớp . - Xem tiểu phẩm do một số bạn đóng : + Các nhân vật : Hoa , bố Hoa , mẹ Hoa . + Nội dung : Cảnh buổi tối trong gia đình bạn Hoa . - Thảo luận : + Em có nhận xét gì về ý kiến của mẹ Hoa , bố Hoa về việc học của Hoa ? + Hoa đã có ý kiến giúp đỡ gia đình thế nào ? Ý kiến đó có phù hợp không ? + Nếu là Hoa , em sẽ giải quyết như thế nào ? 8’ Hoạt động 2 : Trò chơi Phóng viên . MT : Giúp HS hiểu được : Mỗi người đều có quyền có những suy nghĩ riêng , quyền được bày tỏ ý kiến của mình . PP : Động não , đàm thoại , thực hành . - Kết luận : Mỗi người đều có quyền có những suy nghĩ riêng và có quyền bày tỏ ý kiến của mình . Hoạt động lớp . - Một số em xung phong đóng vai phóng viên để phỏng vấn các bạn trong lớp theo những câu hỏi trong BT3 . 8’ Hoạt động 3 : HS trình bày các bài viết , tranh vẽ . MT : Giúp HS trình bày được các bài viết , tranh vẽ đã sưu tầm được . PP : Trực quan , thực hành , giảng giải . - Kết luận chung : + Trẻ em có quyền có ý kiến và trình bày ý kiến về những vấn đề có liên quan đến mình . + Ý kiến của trẻ cần được tôn trọng . Tuy nhiên , không phải ý kiến nào của trẻ cũng phải được thực hiện mà chỉ có những ý kiến phù hợp với điều kiện hoàn cảnh gia đình , đất nước và có lợi cho sự phát triển của trẻ . + Trẻ em cũng cần biết lắng nghe và tôn trọng ý kiến của người khác . Hoạt động lớp . - Một số em trình bày . 4. Củng cố : (3’) - Nêu lại ghi nhớ SGK . 5. Dặn dò : (1’) - Thảo luận nhóm về các vấn đề cần giải quyết của tổ , của lớp , của trường . - Tham gia ý kiến với cha mẹ , anh chị về những vấn đề có liên quan đến bản thân em , gia đình em . v Rút kinh nghiệm: NS:20/09/2008 TUẦN 6 ND: 23/09/2008 Bài 11: Danh từ chung và danh từ riêng I. MỤC TIÊU : - Nhận biết được danh từ chung và danh từ riêng dựa trên dấu hiệu về ý nghĩa khái quát của chúng . Nắm được quy tắc viết hoa danh từ riêng và bước đầu vận dụng quy tắc đó vào thực tế . - Tìm được các danh từ chung , danh từ riêng có trong đoạn văn . Viết hoa đúng quy tắc các danh từ riêng . - Giáo dục HS yêu thích vẻ phong ph ... ng dẫn làm mẫu theo tranh 1 : + Cả lớp quan sát tranh 1 , đọc gợi ý dưới tranh , suy nghĩ , trả lời các câu hỏi theo gợi ý a , b . + Nhận xét , chốt lại bằng cách giới thiệu bảng đã trả lời câu hỏi . - GV theo dõi giúp đỡ HS làm bài - Dán bảng các phiếu về nội dung chính của từng đoạn văn . Hoạt động lớp , cá nhân , nhóm đôi . - 1 em đọc nội dung BT2 , cả lớp đọc thầm . + Phát biểu ý kiến . + Vài em giỏi nhìn bảng phụ , tập xây dựng đoạn văn + Lớp nhận xét . - Thực hành phát triển ý , xây dựng đoạn văn KC : + Làm việc cá nhân , quan sát lần lượt từng tranh 2 , 3, 4 , 5 , 6 , suy nghĩ , tìm ý cho các đoạn văn . + Phát biểu ý kiến về từng tranh . - Kể chuyện theo cặp , phát triển ý , xây dựng từng đoạn văn . - Đại diện các nhóm thi kể từng đoạn , kể toàn truyện. Nêu ý nghĩa câu chuyện. 3. Củng cố : (3’) - Yêu cầu 1 , 2 em nhắc lại cách phát triển câu chuyện trong bài học : ( + Quan sát tranh , đọc gợi ý trong tranh để nắm cốt truyện . + Phát triển ý dưới mõi tranh thành một đoạn truyện bằng cách cụ thể hóa hành động , lời nói , ngoại hình của nhân vật . + Liên kết các đoạn thành câu chuyện hoàn chỉnh. ) 4. Dặn dò : (1’) - Nhận xét tiết học , biểu dương những em xây dựng tốt đoạn văn . - Khuyến khích HS về nhà viết lại câu chuyện đã kể ở lớp . v Rút kinh nghiệm: .. NS: 23/09/2008 TUẦN 6 ND: 26/09/2008 Tiết 30: Phép trừ I. MỤC TIÊU : - Giúp HS củng cố về : cách thực hiện phép trừ , kĩ năng làm tính trừ . - Làm các phép tính trừ thành thạo . - Cẩn thận , chính xác khi thực hiện các bài tập . II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC : - Phấn màu, bảng phụ III. HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC : * Bài mới : (30’) Phép trừ . a) Giới thiệu bài : Ghi tựa bài ở bảng . b) Các hoạt động : Thời gian Hoạt động của thầy Hoạt động của trò 8’ Hoạt động 1 : Củng cố cách thực hiện phép trừ . MT : Giúp HS nắm lại cách thực hiện phép tính trừ . PP : Trực quan , đàm thoại , giảng giải . - Tổ chức các hoạt động tương tự tiết Phép cộng bài trước . - Hỏi : Muốn thực hiện phép trừ , ta làm thế nào ? Hoạt động lớp . - Muốn thực hiện phép trừ , ta làm như sau : + Đặt tính : Viết số trừ dưới số bị trừ sao cho các chữ số ở cùng một hàng viết thẳng cột với nhau , viết dấu trừ và kẻ gạch ngang . + Tính : Trừ theo thứ tự từ phải sang trái . - Vài em nêu lại như trên . 22’ Hoạt động 2 : Thực hành . MT : Giúp HS làm được các bài tập. PP : Trực quan , đàm thoại , thực hành . - Bài 1 - Bài 2: - Bài 3 : - GV yêu cầu HS phân tích đề bài, vẽ sơ đồ lên bảng - Bài 4 : - GV theo dõi HS làm bài, chấm tập một số HS - Nhận xét chung Hoạt động cá nhân . - Tự làm bài vào vở . - 4 HS lên bảng chữa bài, nêu lại cách tính. - HS làm bài vào vở, 1 em làm bảng phụ. - 1 HS đọc đề bài - Tự làm bài rồi chữa bài . GIẢI Độ dài đường xe lửa Nha Trang - TPHCM là : 1730 – 1315 = 415 (km) Đáp số : 415 km - Tự làm bài, 1 em làm bảng phụ. GIẢI Số cây năm ngoái trồng được là : 214 800 – 80 600 = 134 200 (cây) Cả hai năm trồng được là ; 214 800 + 134 200 = 349 000 (cây) Đáp số : 349 000 cây * Củng cố : (3’) - Nêu lại cách thực hiện phép tính trừ . v Rút kinh nghiệm: .. Địa lí (tiết 5) TÂY NGUYÊN I. MỤC TIÊU : - HS biết : Vị trí các cao nguyên ở Tây Nguyên trên bản đồ địa lí tự nhiên VN - Trình bày được một số đặc điểm của Tây Nguyên . Dựa vào lược đồ , bản đồ , bảng số liệu , tranh ảnh để tìm ra kiến thức . - Tự hào đất nước ta giàu đẹp . II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC : - Bản đồ Địa lí tự nhiên VN . - Tranh , ảnh và tư liệu về các cao nguyên ở Tây Nguyên . III. HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC : 1. Khởi động : (1’) Hát . 2. Bài cũ : (3’) Trung du Bắc Bộ . - Nêu lại ghi nhớ bài học trước . 3. Bài mới : (27’) Tây Nguyên . a) Giới thiệu bài : Ghi tựa bài ở bảng . b) Các hoạt động : Thời gian Hoạt động của thầy Hoạt động của trò 8’ Hoạt động 1 : MT : Giúp HS nắm vị trí và đặc điểm địa hình của vùng Tây Nguyên . PP : Trực quan , đàm thoại , giảng giải . - Chỉ vị trí của Tây Nguyên trên bản đồ và nói : Tây Nguyên là vùng đất cao , rộng lớn , gồm các cao nguyên xếp tầng cao thấp khác nhau . Hoạt động lớp . - Chỉ vị trí các cao nguyên trên lược đồ hình 1 SGK và đọc tên các cao nguyên đó theo hướng từ Bắc xuống Nam . - 1 em lên bảng chỉ trên bản đồ và cũng đọc tên các cao nguyên theo thứ tự trên . - Dựa vào bảng số liệu ở mục 1 , xếp các cao nguyên theo thứ tự từ thấp đến cao . 12’ Hoạt động 2 : MT : Giúp HS nắm các đặc điểm tiêu biểu của các cao nguyên . PP : Trực quan , đàm thoại , giảng giải . - Chia lớp thành 4 nhóm , phát cho mỗi nhóm một số tranh , ảnh và tư liệu về một cao nguyên . - Sửa chữa , bổ sung các nhóm hoàn thiện phần trình bày . Hoạt động nhóm . - Các nhóm thảo luận : Trình bày một số đặc điểm tiêu biểu của cao nguyên mà nhóm mình được phân công . - Đại diện các nhóm trình bày kết quả trước lớp , kết hợp với việc minh họa tranh , ảnh : + Đắc Lắc là cao nguyên thấp nhất vùng Tây Nguyên , bề mặt khá bằng phẳng , nhiều sông suối và đồng cỏ ; đây là nơi đất đai phì nhiêu nhất , đông dân nhất . + Kon Tum là cao nguyên rộng lớn , bề mặt khá bằng phẳng , có chỗ giống như đồng bằng . Trước đây , toàn vùng được phủ rừng rậm nhiệt đới nhưng hiện nay rừng còn rất ít , chủ yếu là các loại cỏ . + Di Linh là cao nguyên gồm những đồi lượn sóng dọc theo những dòng sông , bề mặt tương đối bằng phẳng được phủ một lớp đất đỏ ba dan dày tuy không phì nhiêu bằng Đắc Lắc . Mùa khô ở đây không khắc nghiệt lắm , vẫn có mưa ngay cả trong những tháng hạn nhất nên cao nguyên lúc nào cũng có màu xanh . + Lâm Viên là cao nguyên có địa hình phức tạp , nhiều núi cao , thung lũng sâu , sông và suối có nhiều thác ghềnh . Ở đây có khí hậu mát quanh năm . 6’ Hoạt động 3 : MT : Giúp HS nắm đặc điểm về khí hậu ở Tây Nguyên . PP : Trực quan , đàm thoại , giảng giải . - Sửa chữa , giúp HS hoàn thiện câu trả lời . Hoạt động cá nhân . - Dựa vào mục 2 và bảng số liệu SGK , từng em trả lời các câu hỏi sau : + Ở Buôn Ma Thuột có mùa mưa vào những tháng nào ? + Khí hậu Tây Nguyên có mấy mùa ? Kể ra . + Mô tả cảnh mùa mưa và mùa khô ở Tây Nguyên . 4. Củng cố : (3’) - Trình bày lại những đặc điểm tiêu biểu về vị trí , địa hình và khí hậu của Tây Nguyên . 5. Dặn dò : (1’) - Học thuộc ghi nhớ ở nhà . v Rút kinh nghiệm: Lịch sử (tiết 4) KHỞI NGHĨA HAI BÀ TRƯNG ( Năm 40 ) I. MỤC TIÊU : - HS biết : Vì sao Hai Bà Trưng phất cờ khởi nghĩa . Đây là cuộc khởi nghĩa thắng lợi đầu tiên sau hơn 200 năm nước ta bị các triều đại phong kiến phương Bắc đô hộ . - Tường thuật được trên lược đồ diễn biến cuộc khởi nghĩa . - Tự hào truyền thống chống ngoại xâm của dân tộc ta . II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC : - Hình SGK phóng to . - Phiếu học tập . - Lược đồ khởi nghĩa Hai Bà Trưng phóng to . III. HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC : 1. Khởi động : (1’) Hát . 2. Bài cũ : (3’) Nước ta dưới ách đô hộ của các triều đại phong kiến phương Bắc . - Nêu lại ghi nhớ bài học trước . 3. Bài mới : (27’) Khởi nghĩa Hai Bà Trưng ( Năm 40 ) . a) Giới thiệu bài : Ghi tựa bài ở bảng . b) Các hoạt động : Thời gian Hoạt động của thầy Hoạt động của trò 10’ Hoạt động 1 : MT : Giúp HS nắm nguyên nhân nổ ra cuộc khởi nghĩa của Hai Bà Trưng . PP : Động não , đàm thoại , giảng giải . - Giải thích khái niệm “ quận Giao Chỉ ” : Thời nhà Hán đô hộ nước ta , vùng đất Bắc Bộ và Bắc Trung Bộ chúng đặt là quận Giao Chỉ . - Đưa ra vấn đề thảo luận : Khi tìm nguyên nhân của cuộc khởi nghĩa Hai Bà Trưng , có hai ý kiến : + Do nhân dân ta căm thù quân xâm lược , đặc biệt là Thái thú Tô Định . + Do Thi Sách , chồng của bà Trưng Trắc , bị Tô Định giết hại . Theo em , ý kiến nào đúng ? Tại sao ? - Hướng dẫn kết luận : Việc Thi Sách bị giết hại chỉ là cái cớ để cuộc khởi nghĩa nổ ra , nguyên nhân sâu xa là do lòng yêu nước , căm thù giặc của Hai Bà . Hoạt động nhóm . - Các nhóm thảo luận rồi báo cáo kết quả làm việc trước lớp . 9’ Hoạt động 2 : MT : Giúp HS kể lại được diễn biến cuộc khởi nghĩa . PP : Thực hành , đàm thoại , giảng giải . - Phát phiếu học tập cho HS . - Giải thích : Cuộc khởi nghĩa Hai Bà Trưng diễn ra trên phạm vi rất rộng , lược đồ chỉ phản ánh khu vực chính nổ ra khởi nghĩa . Hoạt động cá nhân . - Dựa vào lược đồ và nội dung bài để trình bày lại diễn biến chính của cuộc khởi nghĩa . - Vài em lên bảng trình bày lại diễn biến chính của cuộc khởi nghĩa trên lược đồ . 7’ Hoạt động 3 : MT : Giúp HS nêu được ý nghĩa cuộc khởi nghĩa . PP : Động não , đàm thoại , giảng giải . - Đặt vấn đề : Khởi nghĩa Hai Bà Trưng thắng lợi có ý nghĩa gì ? - Tổ chức cho HS thảo luận để đi đến thống nhất : Sau hơn 200 năm bị phong kiến nước ngoài đô hộ , lần đầu tiên nhân dân ta giành được độc lập . Sự kiện đó chứng tỏ nhân dân ta vẫn duy trì và phát huy được truyền thống bất khuất chống giặc ngoại xâm . Hoạt động lớp . 4. Củng cố : (3’) - Giáo dục HS tự hào truyền thống đấu tranh chống ngoại xâm của dân tộc . 5. Dặn dò : (1’) - Học thuộc ghi nhớ ở nhà . v Rút kinh nghiệm:
Tài liệu đính kèm: