TẬP ĐỌC:
KÌ DIỆU RỪNG XANH
I. Mục tiêu:
- Đọc trôi chảy toàn bài. Biết đọc diễn cảm lời văn với giọng tả nhẹ nhàng,
- Cảm nhận vẻ đẹp kì thú của rừng, tình cảm yêu mến, ngưỡng mộ của tác giả đối với vẻ đẹp kì diệu của rừng.
- Học sinh hiểu được lợi ích của rừng xanh: mang lại vẻ đẹp cho cuộc sống, niềm hạnh phúc cho con người.
II. Chuẩn bị:
Bức tranh vẽ rừng khộp, ảnh sưu tầm về các con vật.
III. Các hoạt động:
..................................................ababab0O0ababab........................ Thứ hai, ngày 26 tháng 10 năm 2007 TẬP ĐỌC: KÌ DIỆU RỪNG XANH I. Mục tiêu: Đọc trôi chảy toàn bài. Biết đọc diễn cảm lời văn với giọng tả nhẹ nhàng, - Cảm nhận vẻ đẹp kì thú của rừng, tình cảm yêu mến, ngưỡng mộ của tác giả đối với vẻ đẹp kì diệu của rừng. - Học sinh hiểu được lợi ích của rừng xanh: mang lại vẻ đẹp cho cuộc sống, niềm hạnh phúc cho con người. II. Chuẩn bị: Bức tranh vẽ rừng khộp, ảnh sưu tầm về các con vật. III. Các hoạt động: HOẠT ĐỘNG DẠY HOẠT ĐỘNG HỌC 1. Khởi động: - Hát 2. Bài cũ: HS đọc bài Tiếng đàn Ba-la-lai-ca trên sông Đà 2HS Giáo viên nhận xét , ghiđiểm 3. Giới thiệu bài mới: 4. Phát triển các hoạt động: * Hoạt động 1: Luyện đọc - Hoạt động lớp, cá nhân - 1 học sinh đọc toàn bài Chia đoạn ( 3 đoạn ) Sau lượt đọc vỡ GV kết hợp giúp HS hiểu nghĩa một số từ khó, luyện đọc câu đoạn... - Học sinh đọc lại các từ khó -HS đọc nối tiếp đoạn - Học sinh đọc giải nghĩa ở phần chú giải GV đọc diễn cảm toàn bài -HS luyện đọc nhóm đôi * Hoạt động 2: Tìm hiểu bài - Hoạt động nhóm, lớp - Giáo viên chia nhóm - Giao việc theo nhóm: Câu 1: Những cây nấm rừng đã khiến các bạn trẻ có những liên tưởng thú vị gì? Nhóm 1, 2: - Đọc lướt đoạn 1,trà lời câu hỏi 1 Câu 2; Những muông thú trong rừng đựơc miêu tả như thế nào? Nhóm 3, 4: - Đọc lướt đoạn 2, trả lời câu hỏi 2 Câu 3: Vì sao rừng khộp được gọi là “giang sơn vàng rợi”? Nhóm 5, 6: - Đọc lướt đoạn 3 , trả lời câu hỏi 3 -Câu 4: Nêu cảm nghĩ khi đọc đoạn văn trên? GV chốt ý Nhóm 7, 8: - Đọc lại toàn bài trả lời câu hỏi 4 - Nêu nội dung chính của bài? * Hoạt động 3: Luyện đọc diễn cảm - Hoạt động nhóm, cá nhân , chúng ta cần đọc từng đoạn với giọng như thế nào? . - Học sinh thảo luận nhóm đôi , tìm cách đọc - Mời 1 bạn đọc lại toàn bài. - 1 học sinh đọc lại chọn mỗi dãy 3 bạn, đọc tiếp sức từng đoạn (2 vòng) - Học sinh đọc + mời bạn nhận xét Giáo viên nhận xét, động viên, tuyên dương học sinh * Hoạt động 4: Củng cố HS nắc lại nội dung,xung phong đọc diễn cảm.. Giáo viên nhận xét, tuyên dương 5. Tổng kết - dặn dò: - Dặn dò: Xem lại bài - Chuẩn bị: Trước cổng trời - Nhận xét tiết học ...................................................................... TOÁN: SỐ THẬP PHÂN BẰNG NHAU I. Mục tiêu: - Giúp học sinh nhận biết: viết thêm chữ số 0 vào tận cùng bên phải số thập phân hoặc bỏ chữ số 0 ở tận cùng bên phải số thập phân thì giá trị của số thập phân vẫn không thay đổi. - Rèn học sinh kĩ năng nhận biết, đổi số thập phân bằng nhau nhanh, chính xác. - Giáo dục học sinh yêu thích môn học. II. Chuẩn bị: Phấn màu - Bảng phụ III. Các hoạt động: HOẠT ĐỘNG DẠY HOẠT ĐỘNG HỌC 1. Khởi động: - Hát 2. Bài cũ: - Học sinh sửa bài 2b, c, /42 (SGK). Giáo viên nhận xét, cho điểm - Lớp nhận xét 3. Giới thiệu bài mới: 4. Phát triển các hoạt động: * Hoạt động 1: HDHS nhận biết: viết thêm chữ số 0 vào tận cùng bên ....... - Hoạt động cá nhân - Giáo viên đưa ví dụ: 0,9m ? 0,90m 9dm = 90cm - Nếu thêm chữ số 0 vào bên phải của số thập phân thì có nhận xét gì về hai số thập phân? 9dm = m ; 90cm = m; 9dm = 0,9m ; 90cm = 0,90m 0,9m = 0,90m - Học sinh nêu kết luận (1) - Lần lượt điền dấu > , < , = và điền vào chỗ ... chữ số 0. 0,9 = 0,900 = 0,9000 - Dựa vào ví dụ sau, học sinh tạo số thập phân bằng với số thập phân đã cho. - Học sinh nêu lại kết luận (1) 0,9000 = ......... = ............ 8,750000 = ......... = ............ - Yêu cầu học sinh nêu kết luận 2 - Học sinh nêu lại kết luận (2) * Hoạt động 2: HDHS làm bài tập - Hoạt động lớp Bài 3: Giáo viên gợi ý để học sinh hướng dẫn học sinh. - Yêu cầu học sinh phân tích đề, nêu cách giải, làm bài. - Học sinh đọc yêu cầu đề - Học sinh làm bài sửa bài Giáo viên nhận xét, bổ sung 30 x 5 : 6 = = 5 x 5 = 25 * Hoạt động 3: Củng cố - Hoạt động cá nhân - Học sinh nhắc lại kiến thức vừa học. - Thi đua cá nhân 5. Tổng kết - dặn dò: - Làm bài nhà - Chuẩn bị: “Số thập phân bằng nhau” - Nhận xét tiết học ............................................................................ KHOA HỌC: PHÒNG BỆNH VIÊM GAN A I. Mục tiêu: - Học sinh nhận ra được sự nguy hiểm của bệnh viêm gan A. - Hoc sinh nêu được nguyên nhân, cách lây truyền bệnh viêm gan , cách phòng bệnh viêm gan A. - Có ý thức phòng tránh bệnh viêm gan A. II. Chuẩn bị: Tranh phóng to, thông tin số liệu. III. Các hoạt động: HOẠT ĐỘNG DẠY HOẠT ĐỘNG HỌC 1. Khởi động: - Hát 2. Bài cũ: - Nguyên nhân gây ra bệnh viêm não? - Bệnh viêm não là do 1 loại vi rút gây ra. Giáo viên nhận xét, cho điểm 3. Giới thiệu bài mới: 4. Phát triển các hoạt động: Hoạt động 1: Nêu được nguyên nhân cách lây truyền bệnh viêm gan A Nhận được sự nguy hiểm của bệnh viêm gan A - Hoạt động nhóm, lớp - Giáo viên chia lớp làm 6 nhóm (hoặc nhóm bàn) - Giáo viên phát câu hỏi thảo luận - Giáo viên yêu cầu đọc nội dung thảo luận - Nhóm 1, 3, 5 (Hoặc nhóm bàn). Nhóm trưởng điều khiển các bạn quan sát tranh trang 28. Đọc lời thoại các nhân vật kết hợp thông tin thu thập được. + Nguyên nhân gây ra bệnh viêm gan A là gì? + Do vi rút viêm gan A + Nêu một số dấu hiệu của bệnh viêm gan A? + Sốt nhẹ, đau ở vùng bụng bên phải, chán ăn. + Bệnh viêm gan A lây truyền qua đường nào? + Bệnh lây qua đường tiêu hóa Giáo viên chốt - Nhóm trưởng báo cáo nội dung nhóm mình thảo luận (Giáo viên kẻ khung như SGK, nhóm thảo luận, đại diện nhóm lên dán băng giấy nội dung bài học vào bảng lớp) - Nhóm 2, 4, 6 Giáo viên chốt: (Giáo viên dán băng giấy đã chuẩn bị sẵn nội dung bài học lên bảng lớp) - Nhóm trưởng báo cáo nội dung nhóm mình thảo luận - Lớp nhận xét * Hoạt động 2: Nêu cách phòng bệnh viêm gan A. Có ý thức thực hiện phòng bệnh viêm gan A. - Hoạt động nhóm đôi, cá nhân - Nêu cách phòng bệnh viêm gan A? - Ăn chín, uống sôi, rửa sạch tay trước khi ăn và sau khi đi tiểu tiện. Giáo viên nhận xét chốt... - Lớp nhận xét - Người mắc bệnh viêm gan A , cần lưu ý điều gì? ® Giáo viên dán băng giấy Giáo viên chốt. - Nghỉ ngơi, ăn thức ăn lỏng chứa nhiều chất đạm, vitamin. Không ăn mỡ, thức ăn có chất béo, không uống rượu. * Hoạt động 3: Củng cố - Hoạt động lớp, cá nhân - Giáo viên tổ chức cho học sinh chơi trò chơi giải ô chữ. - 1 học sinh đọc câu hỏi - Học sinh trả lời - Giáo viên điền từ và bảng phụ (giấy bìa lớn). 5. Tổng kết - dặn dò: - Xem lại bài - Chuẩn bị: Phòng tránh HIV/AIDS - Nhận xét tiết học ..................................................................... LUYỆN TỪ VÀ CÂU: MỞ RỘNG VỐN TỪ: THIÊN NHIÊN I. Mục tiêu: - Hiểu nghĩa từ “thiên nhiên” - Tiếp tục mở rộng, hệ thống hóa vốn từ, nắm nghĩa các từ ngữ miêu tả thiên nhiên. - Làm quen với các thành ngữ, tục ngữ mượn các sự vật, hiện tượng thiên nhiên để nói về những vấn đề đời sống, xã hội. - Có ý thức bảo vệ thiên nhiên. II. Chuẩn bị: Bảng phụ ghi bài tập 2 III. Các hoạt động: HOẠT ĐỘNGDẠY HOẠT ĐỘNG HỌC 1. Khởi động: - Hát 2. Bài cũ: “L.từ: Từ nhiều nghĩa” HS làm BT2 1HS - Chấm vở học sinh - Học sinh nhận xét bài của bạn Giáo viên nhận xét, đánh giá 3. Giới thiệu bài mới: 4. Phát triển các hoạt động: * Hoạt động 1: Tìm hiểu nghĩa của từ “thiên nhiên” - Hoạt động nhóm đôi, lớp - Tổ chức cho học sinh thảo luận nhóm đôi (Phiếu học tập) - Thảo luận theo nhóm đôi để trả lời 2 câu hỏi trên (được phép theo dõi SGK). Giáo viên chốt và ghi bảng * Hoạt động 2: Xác định từ chỉ các sự vật, hiện tượng thiên nhiên. - Hoạt động cá nhân + Tổ chức cho học sinh học tập cá nhân + Đọc các thành ngữ, tục ngữ + Nêu yêu cầu của bài ® Gạch dưới bằng bút chì mờ những từ chỉ các sự vật, hiện tượng thiên nhiên có trong các thành ngữ, tục ngữ ở SGK Lớp và giáo viên nhận xét, chốt lại lời giải đúng. + Lớp làm bằng bút chì vào SGK + 1 em lên làm trên bảng phụ + Tìm hiểu nghĩa của các thành ngữ * Hoạt động 3: Mở rộng vốn từ ngữ miêu tả thiên nhiên - Hoạt động nhóm + Chia 7 nhóm ngẫu nhiên + Phát phiếu giao việc cho mỗi nhóm + Tiến hành thảo luận + Quy định thời gian thảo luận (5 phút) + Trình bày (kết hợp tranh ảnh đã tìm được) Tìm và đặt câu với những từ ngữ tả chiều rộng. - Bao la, mênh mông, bát ngát, vô tận, bất tận, khôn cùng... Tìm và đặt câu với những từ ngữ tả chiều dài (xa). - (xa) tít tắp, tít, tít mù khơi... - (dài) dằng dặc, lê thê, lướt thướt... Tìm và đặt câu với những từ ngữ tả chiều cao. - cao vút, cao chót vót, cao ngất, chất ngất, cao vời vợi... Tìm và đặt câu với những từ ngữ tả chiều sâu. - hun hút, thăm thẳm, sâu hoắm, sâu hoăm hoắm ... Tìm và đặt câu với những từ ngữ miêu tả tiếng sóng. - ì ầm, ầm ầm, ầm ào, rì rào, ào ào, ì oạp, lao xao, thì thầm ... Tìm và đặt câu với những từ ngữ miêu tả làn sóng nhẹ. - lăn tăn, dập dềnh, lững lờ, trườn lên, bò lên ... Tìm và đặt câu với những từ ngữ miêu tả đợt sóng mạnh. - cuồn cuộn, trào dâng, ào ạt, cuộn trào, điên cuồng... + Giáo viên theo dõi, nhận xét, đánh giá kết quả làm việc của 7 nhóm. + Từng nhóm dán kết quả tìm từ lên bảng và nối tiếp đặt câu. + Nhóm khác nhận xét, bổ sung * Hoạt động 4: Củng cố - Hoạt động lớp, cá nhân + Tổ chức cho 2 dãy thi tìm những thành ngữ, tục ngữ khác mượn các sự vật, hiện tượng thiên nhiên để nói về những vấn đề của đời sống, xã hội. + Thi theo cá nhân Mẫu : Đất tốt trồng cây rườm rà Những người thanh lịch nói ra dịu dàng + Dãy nào không tìm được trước thì thua cuộc. 5. Tổng kết - dặn dò: - Dặn dò: + Tìm thêm từ ngữ về “Thiên nhiên” + Làm vào vở bài tập 3, 4 + Chuẩn bị: “Luyện tập về từ nhiều nghĩa” - Nhận xét tiết học ................................................................... CHÍNH TẢ( N- V): KỲ DIỆU RỪNG XANH I. Mục tiêu: - Nghe - viết đúng một đoạn của bài “Kì diệu rừng xanh”. - Làm đúng các bài luyện tập đánh dấu thanh ở các tiếng chứa yê, ya. - Giáo dục học sinh ý thức rèn chữ, giữ vở, trung thực. II. Chuẩn bị: Giấy ghi nội dung bài 3 III. Các hoạt động: HOẠT ĐỘNGDẠY HOẠT ĐỘNG HỌC 1. Khởi động: - Hát 2. Bài cũ: - GV đọc cho HS viết những tiếng chứa nguyên âm đôi iê, ia - 3 học sinh viết bảng lớp - Lớp viết nháp Giáo viên nhận xét, ghi điểm 3. Giới ... bảng lớp ® các nhóm còn lại nhận xét. Giáo viên nhận xét, tuyên dương nhóm nhanh, đúng và đẹp. Kết quả như sau: 1-b 4-e 7-g 2-c 5-d 3-a 6-h - Như vậy, hãy cho thầy biết HIV là gì? - Học sinh nêu ® Ghi bảng: - AIDS là gì? - Học sinh nêu ® Giáo viên chốt: AIDS là hội chứng suy giảm miễn dịch của cơ thể (đính bảng). * Hoạt động 2: Tìm hiểu các đường lây truyền và cách phòng tránh HIV / AIDS. - Hoạt động nhóm, cá nhân, lớp - Thảo luận nhóm bàn, quan sát hình 1,2,3,4 trang 31 SGK và trả lời câu hỏi: + HIV lây truyền qua những đường nào? ® Giáo viên gọi đại diện 1 nhóm trình bày. - Học sinh thảo luận nhóm bàn ® Trình bày kết quả thảo luận (1 nhóm, các nhóm khác bổ sung, nhận xét). Giáo viên nhận xét + chốt - Học sinh nhắc lại * Hoạt động 3: Củng cố - Hoạt động lớp - Giáo viên nêu câu hỏi ® nói tiếng “Hết” học sinh trả lời bằng thẻ Đ - S. - Học sinh giơ thẻ Giáo viên nhận xét, tuyên dương 5. Tổng kết - dặn dò: - Học bài - Chuẩn bị: “Thái độ đối với người nhiễm HIV / AIDS. Trẻ em tham gia phòng chống AIDS” - Nhận xét tiết học .............................................................. LUYỆN TIẾNG VIỆT I MỤC TIÊU ; Hệ thống hoá các kiến thức về từ nhiều nghĩa Vận dụng để làm một số bài tập có liên quan. HS có ý thức giữ gìn sự trong sáng của Tiếng Việt II HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC : HOẠT ĐỘNG DẠY HOẠT ĐỘNG HỌC 1 Củng cố lý thuyết; Thế nào là từ nhiều nghĩa ? Cho VD 2 Thực hành : Bài 1 Trong các từ được gạch chân sau đây từ nào là từ đồng âm , từ nào là từ nhiều nghĩa : đi Em đi đá bóng. Cụ Năm ốm nặng đã ra đi tối hôm qua. Chiếc xe đạp cũ kĩ của em đã đi đời rồi. b) Đường Mẹ bảo em mua cân đường Các chị công nhân đang sửa đường(2) Mấy chú thợ điện đang chữa lại đường ( 3)dây điện Vạt Những vạt (1) ngô đã già, quả nào cũng mẩy hạt. Chú Tư lấy dao vạt (2) nhọn đầu chiếc gậy tre. Mẹ bắt vạt áo lau mò hôi. Bài 3: Đặt câu theo yêu cầu : Xuân : mùa xuân tuổi trẻ năm 3 Củng cố - Dặn dò: - Ôn lại các kiến thức về từ nhiều nghĩa - Làm các bài tập ở vở BTTV - Nhận xét tiết học HS nêu , Lấy ví dụ Cả lớp nhận xét , bổ sung HS làm bài cá nhân Gọi một số em lên bảng chữa bài Dự kiến: “Đi” 2 và 3 là từ nhiều nghĩa đường 1,2 : đồng âm đường 1,3 : nhiều nghĩa vạt 1,2 : đồng âm vạt 2, 3 : nhiều nghĩa HS làm bài vào vở , chữa bài SINH HOẠT ĐỘI I/ MỤC TIÊU : - Đánh giá các hoạt động của chi đội tuần qua , đề ra phương hướng hoạt động tuần tới - Sinh hoạt văn nghệ. II/HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC HOẠT ĐỘNG DẠY HOẠT ĐỘNG HỌC 1 . Đánh giá các hoạt đông tuần qua : + Ưu điểm : - Đảm bảo tỉ lệ chuyên cần - Duy trì tốt các hoạt động và nề nếp - Thực hiện vệ sinh lớp và khu vực sạch sẽ + Nhược điểm : Một số chưa tập trung trong nghe giảng bài : Nam , Quang, Một số em còn nói chuyện riêng trong giờ học : Vân , Nhàn Một số vắng học không lý do. Thuỷ 2 . Phương hướng tuần tới: Tiếp tục duy trì các nề nếp Phát động thi đua chào mừng ngày 20 - 11 HS lắng nghe Các tổ tự nêu hình thức kỷ luật đối với cá nhân vi phạm KÝ DUYỆT LỊCH SỬ: XÔ VIẾT NGHỆ TĨNH I. Mục tiêu: Học sinh biết: - Xô Viết Nghệ Tĩnh là đỉnh cao của phong trào CMVN 1930 - 1931. -Rèn kỹ năng thuật lại phong trào XVNT. -Giáo dục học sinh biết ơn những con người đi trước. II. Chuẩn bị: Hình ảnh phong trào Xô Viết Nghệ Tĩnh trong SGK/16 III. Các hoạt động: HOẠT ĐỘNG DẠY HOẠT ĐỘNG HỌC 1. Khởi động: - Hát 2. Bài cũ: Đảng CSVN ra đời Đảng CSVN được thành lập như thế nào? HS trả lời , cả lớp nhận xét 3. Giới thiệu bài mới: 4. Phát triển các hoạt động: * Hoạt động 1: Tìm hiểu cuộc biểu tình ngày 12/9/1930 - Hoạt động cá nhân - Giáo viên tổ chức cho học sinh đọc SGK đoạn “Từ tháng 5 ... hàng trăm người bị thương” - Học sinh đọc SGK + chú ý nhớ các số liệu ngày tháng xảy ra cuộc biểu tình (khoảng 3 - 4 em) Hãy trình này lại cuộc biểu tình ở Hưng Yên (Nghệ An)? GV chốt lại ý chính - Học sinh trình bày theo trí nhớ (3-4 em) ® Giáo viên chốt ý: * Hoạt động 2: Tìm hiểu những chuyển biến mới trong các thôn xã - Hoạt động nhóm, lớp - Giáo viên tiến hành chia lớp thành 4 nhóm (hoặc 6 nhóm) - HS họp thành 4 nhóm - Câu hỏi thảo luận a) Trong thời kì 1930 - 1931, ở các thôn xã của Nghệ Tĩnh đã diễn ra điều gì mới? HS thảo luận , trả lời b) Sau khi nắm chính quyền, đời sống tinh thần của nhân dân diễn ra như thế nào? c) Bọn phong kiến và đế quốc có thái độ như thế nào? d) Hãy nêu kết quả của phong trào Xô Viết Nghệ Tĩnh? ® Giáo viên nhận xét + chốt - Học sinh đọc lại * Hoạt động 3: Củng cố - Hoạt động cá nhân - Trình bày những hiểu biết khác của em về phong trào Xô viết Nghệ Tĩnh? - Học sinh trình bày 5. Tổng kết - dặn dò: - Học bài - Chuẩn bị: Hà Nội vùng đứng lên - Nhận xét tiết học THỂ DỤC: ĐI ĐỀU VÒNG PHẢI, VÒNG TRÁI - ĐỔI CHÂN KHI DI SAI NHỊP- TRÒ CHƠI CHẠY TIẾP SỨC I Mục tiêu: Ôn đi đều vòmg trái, vòng phải,biết đổi chân khi đi sai nhịp, thực hiện động tác ở mức tương đối chính xác. Học trò chơi: chạy tiếp sức theo vòng tròn. Biết cách chơi, tham gia chơi đúng quy định. II Chuẩn bị: Vệ sinh sân bải, kẻ 2 - 4 vòng tròn có bán kính 4 - 5mét III Hoạt động dạy học: Hoạt động dạy hoạt động học Phần mở đầu: GV tập họp lớp phổ biến nhiệm vụ GV hướng dẩn HS ôn bài thể dục phát triển chung. Cho HS chơi trò chơi: Cóc nhảy Phần cơ bản: + Ôn đi đều vòng trái, vòng phải đổi chân khi đi sai nhịp. GV nhận xét tuyên dương + Học trò chơi: chạy tiép sức theo vòng tròn. GV nêu tên trò chơi, hướng dẩn cách chơi, cho HS chơi thử 1- 2 lần Chú ý: đảm bảo an toàn trong luyện tập vui chơi. Phần kết thúc: GV hướng dẩn HS một số động tác thả lỏng, tích cực hít thở sâu. GV hệ thống bài. Về nhà ôn đội hình đội ngũ, ôn đi đều vòng trái vòng phải. Nhận xét tiết học HS chạy chậm theo hàng dọc quanh sân Dậm chân tại chổ theo nhịp 1- 2, 1- 2... HS hoạt động theo hướng dẩn của GV HS luyện tập theo tổ, cả lớp HS hoạt động theo hướng dẩn của GV HS tập các động tác hồi tĩnh theo hướng dẩn của GV ĐỊA LÍ: DÂN SỐ NƯỚC TA I. Mục tiêu: + Nắm đặc điểm số dân và tăng dân số của Việt Nam. + Hiểu: nước ta có dân số đông, gia tăng dân số nhanh và nắm hậu quả do dân số tăng nhanh. + Sử dụng lược đồ, bảng số liệu để nhận biết đặc điểm số dân và sự tăng dân số của nước ta.Nêu những hiệu quả do dân số tăng nhanh. +Ý thức về sự cần thiết của việc sinh ít con trong 1 gia đình. II. Chuẩn bị: Bảng số liệu về dân số các nước ĐNÁ năm 2002. Biểu đồ tăng dân số. III. Các hoạt động: HOẠT ĐỘNG DẠY HOẠT ĐỘNG HỌC 1. Khởi động: 2. Bài cũ: “Ôn tập”. Nhận xét đánh giá. 3. Giới thiệu bài mới: 4. Phát triển các hoạt động: v Hoạt động 1: Dân số nước ta. + Tổ chức cho học sinh quan sát bảng số liệu dân số các nước Đông Nam Á năm 2002 và trả lời: Năm 2002, nước ta có số dân là bao nhiêu? Số dân của nước ta đứng hàng thứ mấy trong các nước ĐNÁ? ® Kết luận v Hoạt động 2: Sự gia tăng dân số ở nước ta. -Cho biết số dân trong từng năm của nước ta. -Nêu nhận xét về sự gia tăng dân số ở nước ta? ® Số dân tăng này tương đương 1 tỉnh có dân số trung bình. v Hoạt động 3: Ảnh hưởng của sự gia tăng dân số nhanh. Dân số tăng nhanh gây hậu quả như thế nào? Þ Trong những năm gần đây, tốc độ tăng dân số ở nước ta đã giảm nhờ thực hiện tốt công tác kế hoạch hóa gia đình. v Hoạt động 4: Củng cố. + Yêu cầu học sinh sáng tác những câu khẩu hiệu hoặc tranh vẽ tuyên truyền, cổ động KHHGĐ. + Nhận xét, đánh giá. 5. Tổng kết - dặn dò: Chuẩn bị: “Các dân tộc, sự phân bố dân cư”. Nhận xét tiết học. + Hát + Nêu những đặc điểm tự nhiên VN. + Nhận xét, bổ sung. + Nghe. Hoạt động cá nhân, lớp. + Học sinh, trả lời và bổ sung. 78,7 triệu người. Thứ ba. + Nghe và lặp lại. Hoạt động nhóm đôi, lớp. + Học sinh quan sát biểu đồ dân số và trả lời. 1980: 53,7 triệu người 1990: 66 triệu người. 2002: 78,7 triệu người. Tăng nhanh bình quân mỗi năm tăng trên 1 triệu người. + Liên hệ dân số địa phương Hoạt động nhóm, lớp. Thiếu ăn Thiếu mặc Thiếu chỗ ở Thiếu sự chăm sóc sức khỏe Thiếu sự học hành Hoạt động nhóm, lớp. + Học sinh thảo luận và tham gia. + Lớp nhận xét. ĐẠO ĐỨC: NHỚ ƠN TỔ TIÊN I. Mục tiêu: -Học sinh biết được ai cũng có tổ tiên, ông bà; biết được trách nhiệm của mỗi người đối với gia đình, dòng họ. -Học sinh biết làm những việc thể hiện lòng biết ơn tổ tiên, ông bà và giữ gìn, phát huy truyền thống tốt đẹp của gia đình, dòng họ. -Biết ơn tổ tiên, ông bà, tự hào về các truyền thống tốt đẹp của gia đình, dòng họ. II. Chuẩn bị: - Giáo viên + học sinh: Các tranh ảnh, bài báo về ngày giỗ Tổ Hùng Vương - Các câu ca dao, tục ngữ, thơ, truyện... về biết ơn tổ tiên. III. Các hoạt động: HOẠT ĐỘNGDẠY HOẠT ĐỘNG HỌC 1. Khởi động: - Hát 2. Bài cũ: Nhớ ơn tổ tiên (tiết 1) - Đọc ghi nhớ - 2 học sinh 3. Giới thiệu bài mới: 4. Phát triển các hoạt động: * Hoạt động 1: Tìm hiểu về ngày giỗ Tổ Hùng Vương - Hoạt động nhóm (chia 2 dãy) 4 nhóm 1/ Các em có biết ngày 10/3 (âm lịch) là ngày gì không? - Ngày giỗ Tổ Hùng Vương - Em biết gì về ngày giỗ Tổ Hùng Vương? Hãy tỏ những hiểu biết của mình bằng cách dán những hình, tranh ảnh đã thu thập được - Nhóm nhận giấy bìa, dán tranh ảnh thu thập được, thông tin về ngày giỗ Tổ Hùng Vương ® Đại diện nhóm lên giới thiệu. - Nhận xét, tuyên dương 2/ Em nghĩ gì khi nghe, đọc các thông tin trên? - Hàng năm, nhân dân ta đều tiến hành giỗ Tổ Hùng Vương vào ngày 10/3 (âm lịch) ở đền Hùng Vương. - Việc nhân dân ta tiến hành giỗ Tổ Hùng Vương vào ngày 10/3 hàng năm thể hiện điều gì? - Lòng biết ơn của nhân dân ta đối với các vua Hùng. * Hoạt động 2: Giới thiệu truyền thống tốt đẹp của gia đình, dòng họ. - Hoạt động lớp 1/ Mời các em lên giới thiệu về truyền thống tốt đẹp của gia đình, dòng họ mình. - Khoảng 5 em 2/ Chúc mừng và hỏi thêm. - Em có tự hào về các truyền thống đó không? Vì sao? - Học sinh trả lời - Em cần làm gì để xứng đáng với các truyền thống tốt đẹp đó? - Nhận xét, bổ sung * Hoạt động 3: Củng cố - Hoạt động lớp - Đọc ghi nhớ - 1 học sinh - Tìm ca dao, tục ngữ, kể chuyện, đọc thơ về chủ đề biết ơn tổ tiên. - Thi đua 2 dãy, dãy nào tìm nhiều hơn ® thắng - Tuyên dương 5. Tổng kết - dặn dò: - Đọc ghi nhớ - Chuẩn bị: “Tình bạn” - Nhận xét tiết học
Tài liệu đính kèm: