Thiết kế bài dạy các môn lớp 4 - Trường tiểu học An Phú A - Tuần 9: Lịch sử, đạo đức, chính tả

Thiết kế bài dạy các môn lớp 4 - Trường tiểu học An Phú A - Tuần 9: Lịch sử, đạo đức, chính tả

LỊCH SỬ

TIẾT 9 : ĐINH BỘ LĨNH DẸP LOẠN 12 SỨ QUÂN

I.MỤC ĐÍCH - YÊU CẦU:

1.Kiến thức:

- HS thấy được đây là thời kì của buổi đầu dựng nước, nhân dân ta phải đấu tranh trong nội bộ dân tộc & đấu tranh chống giặc ngoại xâm để củng cố nền độc lập dân tộc, thống nhất đất nước.

- HS biết sau khi Ngô Quyền mất, đất nước rơi vào cảnh loạn lạc, nền kinh tế bị kìm hãm bởi chiến tranh liên miên.

- Đinh Bộ Lĩnh đã có công thống nhất đất nước, lập nên nhà Đinh.

2.Kĩ năng:

- HS nắm được sự ra đời của đất nước Đại Cồ Việt & tên tuổi, sự nghiệp của Đinh Bộ Lĩnh.

3.Thái độ:

- Tự hào về truyền thống dựng nước & giữ nước của dân tộc.

II.CHUẨN BỊ:

- GV: Tranh về quê hương đất nước

- Bảng so sánh tình hình đất nước trước & sau khi được thống nhất

 

doc 14 trang Người đăng thuthuy90 Lượt xem 881Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Thiết kế bài dạy các môn lớp 4 - Trường tiểu học An Phú A - Tuần 9: Lịch sử, đạo đức, chính tả", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
hy
LỊCH SỬ
TIẾT 9 : ĐINH BỘ LĨNH DẸP LOẠN 12 SỨ QUÂN
I.MỤC ĐÍCH - YÊU CẦU:
1.Kiến thức: 
HS thấy được đây là thời kì của buổi đầu dựng nước, nhân dân ta phải đấu tranh trong nội bộ dân tộc & đấu tranh chống giặc ngoại xâm để củng cố nền độc lập dân tộc, thống nhất đất nước.
HS biết sau khi Ngô Quyền mất, đất nước rơi vào cảnh loạn lạc, nền kinh tế bị kìm hãm bởi chiến tranh liên miên.
Đinh Bộ Lĩnh đã có công thống nhất đất nước, lập nên nhà Đinh.
2.Kĩ năng:
HS nắm được sự ra đời của đất nước Đại Cồ Việt & tên tuổi, sự nghiệp của Đinh Bộ Lĩnh.
3.Thái độ:
Tự hào về truyền thống dựng nước & giữ nước của dân tộc.
II.CHUẨN BỊ:
GV: Tranh về quê hương đất nước 
Bảng so sánh tình hình đất nước trước & sau khi được thống nhất
 	Thời gian
Các mặt
Trước khi thống nhất
Sau khi thống nhất
Lãnh thổ
Triều đình
Đời sống của nhân dân
Bị chia thành 12 xứ
Lục đục
Làng mạc, đồng ruộng bị tàn phá, đổ máu vô ích
Đất nước quy về một mối
Được tổ chức lại quy củ 
Đồng ruộng trở lại xanh tươi, ngược xuôi buôn bán, khắp nơi chùa tháp được xây dựng
III.CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC CHỦ YẾU
TG
HOẠT ĐỘNG CỦA GV
HOẠT ĐỘNG CỦA HS
1’
5’
2’
8’
10’
3’
2’
Khởi động: 
Bài cũ: Ôn tập.
Nêu diễn biến, ý nghĩa của khởi nghĩa Hai Bà Trưng?
 Nêu kết quả, ý nghĩa của chiến thắng Bạch Đằng?
 GV nhận xét- ghi điểm
Bài mới: 
GV giới thiệu: 
Người nào đã giúp nhân dân ta giành được độc lập sau hơn 1000 năm bị quân Nam Hán đô hộ? 
Ngô Vương lên làm vua 6 năm thì mất, quân thù tiếp tục lăm le bờ cõi, trong nước thì rối ren, ai cũng muốn được nắm quyền nhưng không đủ tài. Vậy ai sẽ là người đứng lên củng cố nền độc lập của nước nhà & thống nhất đất nước? Chúng ta sẽ cùng nhau tìm hiểu qua bài: Đinh Bộ Lĩnh dẹp loạn 12 sứ quân.
Hoạt động1: Hoạt động cả lớp
- GV đặt câu hỏi:
+ Đinh Bộ Lĩnh là người như thế nào? 
+Ông đã có công gì?
+ Sau khi thống nhất đất nước, Đinh Bộ Lĩnh đã làm gì? 
GV giải thích các từ
+ Hoàng: là Hoàng đế, có ý nói ngang hàng với Hoàng đế Trung Hoa
+ Đại Cồ Việt: nước Việt lớn
+ Thái Bình: yên ổn, không có loạn lạc & chiến tranh.
Hoạt động 2: Hoạt động nhóm
- GV phát phiếu học tập cho các nhóm
GV yêu cầu các nhóm lập bảng so sánh tình hình đất nước trước & sau khi được thống nhất
Củng cố 
GV cho HS thi đua kể các chuyện về Đinh Bộ Lĩnh mà các em sưu tầm được.
GV chốt: Buổi đầu độc lập của dân tộc ta là một thời kì khó khăn. Với tấm lòng yêu nước, thương dân cao độ, Đinh Bộ Lĩnh đã có công lớn thống nhất đất nước, đưa lại nền thái bình cho toàn dân. Tên tuổi của nhà nước Đại Cồ Việt từ lâu là niềm tự hào dân tộc của các thế hệ người Việt Nam trong lịch sử đấu tranh bảo vệ & xây dựng đất nước.
Dặn dò: 
- Chuẩn bị bài: Cuộc kháng chiến chống quân Tống lần thứ nhất (981).
Hát
2HS lên bảng nêu
HS cả lớp theo dõi nhận xét.
Ngô Quyền
HS nhắc lại tựa.
HS đọc thầm SGK trả lời câu hỏi.
+ Đinh Bộ Lĩnh sinh ra & lớn lên ở Hoa Lư, Gia Viễn, Ninh Bình, là người có tài, mưu lược, có chí lớn.
+ Lớn lên gặp buổi loạn lạc, Đinh Bộ Lĩnh đã xây dựng lực lượng, đem quân đi dẹp loạn 12 sứ quân. Năm 968, ông đã thống nhất được giang sơn.
Lên ngôi vua lấy hiệu là Đinh Tiên Hoàng, đóng đô ở Hoa Lư, đặt tên nước là Đại Cồ Việt, niên hiệu Thái Bình
HS các nhóm thảo luận điền vào phiếu học tập.
Đại diện nhóm thông báo kết quả làm việc của nhóm
HS thi đua kể chuyện
 HS nhận xét tiết học
ĐẠO ĐỨC
TIẾT 9 : TIẾT KIỆM THỜI GIỜ (Tiết 1)
I.MỤC ĐÍCH - YÊU CẦU:
Học xong bài này, HS có khả năng:
1.Kiến thức: 
HS hiểu được:
Thời giờ là cái quý nhất, cần phải tiết kiệm.
2.Kĩ năng:
HS biết cách tiết kiệm thời giờ.
3. Thái độ:
Biết quý trọng và sử dụng thời giờ một cách tiết kiệm.
II.CHUẨN BỊ:
SGK
Mỗi HS có 3 tấm bìa màu xanh, đỏ, trắng
Các truyện, tấm gương về tiết kiệm thời giờ.
III.CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC CHỦ YẾU	
TG
HOẠT ĐỘNG CỦA GV
HOẠT ĐỘNG CỦA HS
1’
5 ‘
1’
10’
10’
5’
2’
1’
Khởi động: 
Bài cũ: Tiết kiệm thời giờ.
 - Thế nào là tiết kiệm thời giờ?
- Yêu cầu HS nêu lại ghi nhớ.
GV nhận xét- tuyên dương
3. Bài mới: 
GV giới thiệu bài - ghi tựa bài
Hoạt động1: Kể chuyện 
GV kể chuyện Một phút 
- GV hướng dẫn HS đọc phân vai
Yêu cầu HS thảo luận 3 câu hỏi trong SGK.
+ Mi-chi-a có thói quen sử dụng thời giờ như thế nào?
+ Chuyện gì xảy ra với Mi-chi-a trong cuộc thi trượt tuyết?
+ Sau chuyện đó, Mi-chi-a đã hiểu ra điều gì?
GV kết luận:Mỗi phút đều đáng quý. Chúng ta phải biết tiết kiệm thời giờ.
Hoạt động 2: Thảo luận nhóm (bài tập 2)
GV chia nhóm & giao nhiệm vụ cho mỗi nhóm thảo luận về một tình huống.
a/HS đến phòng thi muộn. 
b/Hành khách đến muộn giờ tàu chạy, máy bay cất cánh?
c/Người bệnh được đưa đến bệnh viện cấp cứu chậm 
Hoạt động 3: Bày tỏ thái độ (bài tập 3)
GV yêu cầu HS thống nhất lại cách bày tỏ thái độ thông qua các tấm bìa màu
GV lần lượt nêu từng ý kiến trong bài tập 3
GV đề nghị HS giải thích về lí do lựa chọn của mình
 GV kết luận:
GV yêu cầu HS đọc ghi nhớ.
4. Củng cố 
- Vì sao cần phải tiết kiệm thời giờ?
- Em đã tiết kiệm thời giờ như thế nào?
Nhận xét tiết học
5. Dặn dò: 
Tự liên hệ việc sử dụng thời giờ của bản thân (bài tập 4)
Lập thời gian biểu hằng ngày của bản thân (bài tập 6)
Viết, vẽ, sưu tầm các truyện, các tấm gương, ca dao, tục ngữ về tiết kiệm thời giờ (bài tập 5).
Hát 
HS nêu
HS nhận xét
HS nhắc lại tựa.
HS nghe kể
HS đọc phân vai 1 lần.
 HS Thảo luận lớp- trả lời câu hỏi.
+ Bao giờ em cũng trễ hơn người khác. Ai bảo gì em đều nói “Một phút nữa”
+ Trong cuộc thi trượt tuyết Vich-to về đích trước 1 phút chiếm giải nhất, còn em đạt giải nhì.
+ Trong cuộc sống một phút cũng làm nên nhiều việc quan trọng.
 2HS đọc ghi nhớ bài.
Các nhóm thảo luận
Đại diện nhóm trình bày. Các nhóm khác chất vấn, bổ sung ý kiến
+ HS đến phòng thi muộn có thể không được vào thi hoặc ảnh hưởng xấu đến kết quả thi.
+ Hành khách đến muộn có thể bị nhỡ tàu, nhỡ máy bay.
+ Người bệnh được đưa đến bệnh viện cấp cứu chậm có thể bị nguy hiểm đến tính mạng.
HS bày tỏ thái độ đánh giá theo các phiếu màu (như đã quy ước)
HS giải thích
Cả lớp trao đổi, thảo luận
 - Ý kiến đúng: a, c, d.
Ý kiến sai: b ; đ ; e.
Vài HS đọc
+ Cần phải tiết kiệm thời giờ để làm được nhiều việc có ích.
 HS tự trả lời.
 HS nhận xét tiết học
 Ngày soạn:20/10
 Ngày dạy :23/10.
CHÍNH TẢ
TIẾT 9 : THỢ RÈN (Nghe – Viết)
PHÂN BIỆT l / n, uôn / uông 
I.MỤC ĐÍCH - YÊU CẦU:
1.Kiến thức: 
- Nghe – viết đúng chính tả, trình bày đúng bài thơ Thợ rèn 
2.Kĩ năng:
 - Làm đúng các bài tập phân biệt những tiếng có phụ âm đầu l/n hoặc vần uôn/uông 
3. Thái độ:
 - Trình bày bài cẩn thận, sạch sẽ.
 - Có ý thức rèn chữ viết đẹp.
II.CHUẨN BỊ:
Tranh minh hoạ
Phiếu khổ to viết nội dung BT2b
III.CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC CHỦ YẾU	
TG
HOẠT ĐỘNG CỦA GV
HOẠT ĐỘNG CỦA HS
1’
5’
1’
15’
10’
3’
1. Khởi động: 
2. Bài cũ: 
 - GV mời 1 HS đọc cho các bạn viết các từ bắt đầu bằng l / n hoặc có vần uôn / uông 
 - GV nhận xét & ghi điểm
3. Bài mới: 
Giới thiệu bài 
Bài tập đọc Thưa chuyện với mẹ đã cho các em biết ý muốn được học nghề rèn của anh Cương, quang cảnh hấp dẫn của lò rèn. Trong giờ chính tả hôm nay, các em sẽ nghe – viết bài thơ Thợ rèn, biết thêm cái hay, cái vui nhộn của nghề này. Giờ học còn giúp các em luyện tập phân biệt các tiếng có âm, vần dễ lẫn (cặp âm đầu l / n hoặc vần có các âm cuối n / ng)
Hoạt động1: HD HS nghe - viết chính tả 
GV đọc đoạn viết chính tả lần 1
GV yêu cầu HS đọc thầm lại đoạn văn cần viết & cho biết: Bài thơ cho các em biết những gì về nghề thợ rèn? 
GV viết bảng những từ HS dễ viết sai & hướng dẫn HS nhận xét
GV yêu cầu HS viết những từ ngữ dễ viết sai vào bảng con
GV đọc từng câu, từng cụm từ 2 lượt cho HS viết
GV đọc toàn bài chính tả 1 lượt
GV chấm bài 1 số HS & yêu cầu từng cặp HS đổi vở soát lỗi cho nhau
GV nhận xét chung
Hoạt động 2: HD HS làm bài tập chính tả 
Bài tập 2b:
GV mời HS đọc yêu cầu của bài tập 2b
GV dán 4 tờ phiếu đã viết nội dung lên bảng, mời HS lên bảng làm thi
GV nhận xét kết quả bài làm của HS, chốt lại lời giải đúng.
4. Củng cố - Dặn dò: 
GV nhận xét tiết học.
Nhắc những HS viết sai chính tả ghi nhớ để không viết sai những từ đã học
Chuẩn bị bài: Ôn tập giữa kì I
Hát 
2 HS viết bảng lớp, cả lớp viết bảng con các từ: rẻ tiền, chế giễu, duyên dáng, giãy giụa, rừng rậm, 
HS nhận xét
HS xem tranh minh hoạ SGK 
HS theo dõi trong SGK
HS đọc thầm lại đoạn văn cần viết & nêu: Nghề thợ rèn tuy vất vả nhưng rất vui.
HS nêu những hiện tượng mình dễ viết sai: quai (búa), quệt, bóng nhẫy
HS luyện viết bảng con
HS nghe – viết
HS soát lại bài
HS đổi vở cho nhau để soát lỗi chính tả
HS đọc yêu cầu của bài tập
Cả lớp đọc thầm đoạn văn, làm bài vào VBT
4 HS lên bảng làm vào phiếu
Từng em đọc lại đoạn văn đã hoàn chỉnh 
+ Uống nước nhớ nguồn.
+ Anh đi anh nhớ quê nhà
Nhớcanh rau muống nhớcàdầm tương.
+ Đố ai lặn xuống vực sâu
Mà đo miệng cá uốn câu cho vừa.
 + Người thanh tiếng nói  ... 
HS quan sát hình 8, 9, 10 kể các công việc cần phải làm trong quá trình sản xuất ra các sản phẩm đồ gỗ?
+Chúng tacần phải bảo vệ rừng,khai thác hợp lí, trồng lại rừng những nơi đã mất. 
 2HS đọc phần ghi nhớ cuối bài.
+ Các hoạt động sản xuất chính của người dân ở Tây Nguyên: trồng cây công nghiệp, chăn nuôi gia súc, khai thác sức nước, khai thác rừng.
HS nhận xét tiết học.
KỂ CHUYỆN
TIẾT 9 : KỂ CHUYỆN ĐƯỢC CHỨNG KIẾN HOẶC THAM GIA 
I.MỤC ĐÍCH - YÊU CẦU:
1. Rèn kĩ năng nói:
HS chọn được một câu chuyện về ước mơ đẹp của mình hoặc của bạn bè, người thân. 
Biết sắp xếp các sự việc thành một câu chuyện.
Biết trao đổi với các bạn về ý nghĩa câu chuyện.
Lời kể tự nhiên, chân thực, có thể kết hợp lời nói với cử chỉ, điệu bộ. 
2.Rèn kĩ năng nghe:
Chăm chú theo dõi bạn kể chuyện. Nhận xét, đánh giá đúng lời kể của bạn.
II.CHUẨN BỊ:
Bảng lớp viết đề bài.
Giấy khổ to viết vắn tắt
+ Ba hướng xây dựng cốt truyện:
Nguyên nhân làm nảy sinh ước mơ đẹp.
Những cố gắng để đạt được ước mơ đó.
Những khó khăn đã vượt qua, ước mơ đạt được.
+ Dàn ý của bài kể chuyện:
Tên câu chuyện
Mở đầu: Giới thiệu ước mơ của em hay bạn bè, người thân.
Diễn biến:
Kết thúc:
III.CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC CHỦ YẾU	
TG
HOẠT ĐỘNG CỦA GV
HOẠT ĐỘNG CỦAHS
1’
5’
1’
3’
10’
12’
3’ 
Khởi động: 
Bài cũ: Kể chuyện đã nghe, đã đọo.
 -Yêu cầu 1 HS kể lại truyện đã nghe, đã đọc nói về ước mơ.
GV nhận xét - ghi điểm
Bài mới: 
Hoạt động1: Giới thiệu bài 
Tuần trước, các em đã kể lại những câu chuyện đã nghe, đã đọc về ước mơ đẹp. Trong tiết học này, các em sẽ kể một câu chuyện về ước mơ đẹp của chính mình hay bạn bè, người thân.GV kiểm tra sự chuẩn bị của HS
GV khen ngợi những HS chuẩn bị bài tốt. GV gắn lên bảng những bức tranh của HS. 
Hoạtđộng 2:HDHS hiểu yêu cầu của đề bài
GV gạch dưới những từ ngữ quan trọng: Kể về một ước mơ đẹp của em hoặc của bạn bè, người thân.
GV nhấn mạnh: Câu chuyện em kể phải là ước mơ có thực, nhân vật trong câu chuyện chính là các em hoặc bạn bè, người thân.
Hoạt động 3: Gợi ý HS kể chuyện
Giúp HS hiểu các hướng xây dựng cốt truyện 
GV mời HS đọc gợi ý 2
GV dán tờ phiếu ghi 3 hướng xây dựng cốt truyện:
+ Nguyên nhân làm nảy sinh ước mơ đẹp.
+ Những cố gắng để đạt được ước mơ đó.
+ Những khó khăn đã vượt qua, ước mơ đạt được
Đặt tên cho câu chuyện 
GV dán bảng tờ giấy đã viết sẵn dàn bài kể chuyện để HS chú ý khi kể
GV nhắc HS: kể câu chuyện em đã chứng kiến, em phải mở đầu câu chuyện ở ngôi thứ nhất (em, tôi)
GV khen ngợi nếu có những HS chuẩn bị tốt dàn ý cho bài kể chuyện trước khi đến lớp 
Hoạt động 4: Thực hành kể chuyện 
a/ Kể chyện theo nhóm
GV đến từng nhóm, nghe HS kể, hướng dẫn, góp ý. 
b/Thi kể chuyện trước lớp
 GV dán lên bảng tiêu chuẩn đánh giá bài kể chuyện
+ Nội dung câu chuyện có mới, có hay không? (HS nào tìm được truyện ngoài SGK được tính thêm điểm ham đọc sách)
+ Cách kể (giọng điệu, cử chỉ)
+ Khả năng hiểu truyện của người kể.
GV viết lần lượt lên bảng tên những HS tham gia thi kể & tên truyện của các em để cả lớp nhớ khi nhận xét, bình chọn
GV cùng cả lớp bình chọn bạn kể chuyện hay nhất, hiểu câu chuyện nhất 
Củng cố - Dặn dò: 
GV nhận xét tiết học, khen ngợi những HS kể hay, nghe bạn chăm chú, nêu nhận xét chính xác
 Kể lại câu chuyện cho người thân nghe.
Chuẩn bị bài: Bàn chân kì diệu .
Hát 
HS lên bảng kể 
HS nhận xét
HS theo dõi 
HS đọc đề bài & gợi ý 1
HS nêu những từ ngữ quan trọng 
3 HS tiếp nối nhau đọc gợi ý 2.
 Cả lớp theo dõi trong SGK
HS đọc 
HS tiếp nối nhau nói đề tài kể chuyện & hướng xây dựng cốt truyện của mình.
HS đọc gợi ý 3
HS suy nghĩ, đặt tên cho câu chuyện của mình
HS tiếp nối nhau phát biểu ý kiến.
Từng cặp HS kể chuyện cho nhau nghe 
1HS kể lại toàn bộ câu chuyện 
HS xung phong thi kể trước lớp
Mỗi HS kể chuyện xong đều nói ý nghĩa câu chuyện của mình trước lớp hoặc trao đổi cùng bạn, đặt câu hỏi cho các bạn hoặc trả lời câu hỏi của cô giáo, của các bạn về nhân vật, chi tiết, ý nghĩa câu chuyện. 
HS cùng GV bình chọn bạn kể chuyện hay nhất, hiểu câu chuyện nhất 
HS nhận xét tiết học.
KĨ THUẬT
TIẾT 9 : KHÂU ĐỘT THƯA(TIẾT 2)
.MỤC TIÊU :
1. Kiến thức:
-HS biết cách khâu đột thưa và ứng dụng của khâu đột thưa. 
 2.Kĩ năng: 
-HS khâu được các mũi khâu đột thưa theo đường vạch dấu.
3. Thái độ:
 -Rèn luyện thói quen làm việc kiên trì, cẩn thận .
ĐỒ DÙNG DẠY HỌC : 
Giáo viên :
-Tranh quy trình khâu mũi khâu đột thưa ; Mẫu đường khâu đột thưa ;
-Vật liệu và dụng cụ như : 1 mảnh vải trắng kích thước 20 cm x 30 cm ; 
-Chỉ; Kim Kéo, thước , phấn vạch .
Học sinh : -1 số mẫu vật liệu và dụng cụ như GV .
HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC :
TG
HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN 
HOẠT ĐỘNG CỦA HỌC SINH 
1’
5’
1’
12’
10’
4’
1’
Khởi động:
Bài cũ: Khâu đột thưa(1)
Yêu cầu HS nêu lại quy trình khâu đột thưa.
 GV nhận xét- tuyên dương
Bài mới:
1.Giới thiệu bài:
Bài “Khâu đột thưa” (tiết 2)
2.Phát triển:
*Hoạt động 1:HS thực hành khâu đột thưa
Nhận xét và nêu lại các bước thực hiện:Vạch dấu; khâu theo đường dấu nhớ quy tắc”lùi 1 tiến 3”.
-Hướng dẫn thêm những lưu ý khi thực hiện.
-Quan sát giúp đỡ những HS yếu.
Hoạt động 2:Đánh giá kết quả 
-Tổ chức cho HS trưng bày sản phẩm.
-Nêu các tiêu chuẩn đánh giá để HS tự đánh giá và nhận xét bạn.
Củng cố:
-Nhận xét chung, tuyên dương những sản phẩm đẹp.
Dặn dò:
-Nhận xét tiết học và chuẩn bị bài sau
Hát 
2 HS nêu quy trình. 
- HS cả lớp theo dõi nhận xét.
- HS thực hành theo hướng dẫn củaGV.
Trưng bày sản phẩm và nhận xét lẫn nhau.
THỂ DỤC
TIẾT 17:ĐỘNG TÁC CHÂN- TRÒ CHƠI “ NHANH LÊN BẠN ƠI”
I-MỤC TIÊU:
-Ôn tập hai động tác vươn thở và tay. Yêu cầu thực hiện động tác tương đối chính xác.
-Học động tác chân. Yêu cầu thực hiện cơ bản đúng động tác.
-Trò chơi “Nhanh lên bạn ơi “. Yêu cầu tham gia trò chơi nhiệt tình, chủ động.
II-ĐỊA ĐIỂM, PHƯƠNG TIỆN:
-Địa điểm: sân trường sạch sẽ.
-Phương tiện: còi.
III-NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP LÊN LỚP:
HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN
ĐL
HĐ CỦA HỌC SINH
1. Phần mở đầu:
Giáo viên phổ biến nội dung, yêu cầu bài học, chấn chỉnh trang phục tập luyện. 
Trò chơi: Tự chọn. 
2. Phần cơ bản: 
a. Bài thể dục phát triển chung. 
Động tác vươn thở : 
Ôn động tác tay: 
Ôn động tác vươn thở và động tác tay
Lần đầu GV điều khiển, các lần sau GV do tổ trưởng điều khiển. GV quan sát, nhận xét, sửa chữa sai sót cho HS. 
Học động tác chân: 5 lần, mỗi lần 8 nhịp. 
Lần 1: GV hô nhịp cho cả lớp tập.
Lần 2: Lớp trưởng vừa tập vừa hô nhịp cho cả lớp tập. 
Lần 3: Cán sự hô nhịp cho cả lớp tập. GV quan sát sửa sai cho HS.
b. Trò chơi vận động
Trò chơi: Nhanh lên bạn ơi. GV cho HS tập hợp theo đội hình chơi, nêu trò chơi, giải thích luật chơi, rồi cho HS làm mẫu cách chơi. Tiếp theo cho cả lớp cùng chơi. GV quan sát, nhận xét biểu dương HS hoàn thành vai chơi của mình. 
3. Phần kết thúc: 
Đứng tại chỗ làm động tác thả lỏng. 
Đứng tại chỗ vỗ tay theo nhịp. 
GV củng cố, hệ thống bài.
GV nhận xét, đánh giá tiết học. 
6 –10’
1-2’
3-4’
18-22’ 
13-15’
3 lần.
3 lần.
2L8N
5 - 7’
4 – 6’ 
1 - 2’
1 - 2’
1 - 2’
1 - 2’
HS tập hợp thành 4 hàng dọc
HS chơi trò chơi theo ý thích. 
HS thực hành 
Nhóm trưởng điều khiển.
* * * *
* * * *
* * * *
* * * *
 (x)
HS chơi theo dội hình vòng tròn.
HS thực hiệntheo đội hìnhhàng ngang.
* * * * * * * * * *
* * * * * * * * * *
(x)
THỂ DỤC
TIẾT 18: ĐỘNG TÁC LƯNG-BỤNG
TRÒ CHƠI “CON CÓC LÀ CẬU ÔNG TRỜI”
I- MỤC TIÊU:
-Ôn động tác vươn thở, tay và chân. Yêu cầu thực hiện động tác tương đối đúng.
-Học động tác lưng-bụng. Yêu cầu thực hiện độnh tác cơ bản đúng.
-Trò chơi “Con cóc là cậu Ông Trời”. 
 - Yêu cầu biết cách chơi và tham gia trò chơi nhiệt tình chủ động.
II- ĐỊA ĐIỂM, PHƯƠNG TIỆN:
-Địa điểm: sân trường sạch sẽ.
-Phương tiện: còi.
III- NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP LÊN LỚP:
HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN
ĐL
HĐ CỦA HỌC SINH
1. Phần mở đầu: 
Giáo viên phổ biến nội dung, yêu cầu bài học, chấn chỉnh trang phục tập luyện. 
Trò chơi: Làm theo hiệu lệnh. 
2. Phần cơ bản: 
a. Bài thể dục phát triển chung. 
Ôn động tác vươn thở, tay và chân: 2 lần mỗi lần 8 nhịp.
Lần đầu GV điều khiển, các lần sau tổ trưởng điều khiển. GV quan sát, nhận xét, sửa chữa sai sót cho HS. 
Học động tác lưng bụng: 
Khi tập động tác lưng bụng, lúc đầu yêu cầu thẳng chân, thân chưa cần gập sâu mà qua mỗi buổi tập, GV yêu cầu HS gập sâu hơn một chút. 
b. Trò chơi vận động
Trò chơi: Con Cóc làcậu ông trời . GV nêu trò chơi, giải thích luật chơi. Tiếp theo cho cả lớp cùng chơi. 
GV quan sát, nhận xét biểu dương HS hoàn thành vai chơi của mình. 
3. Phần kết thúc: 
Đứng tại chỗ thả lỏng, sau đó hát và vỗ tay theo nhịp. 
GV củng cố, hệ thống bài.
GV nhận xét, đánh giá tiết học. 
6 –10’
1-2’
3-4’
18-22’ 
13-15’
5 - 7’
4 – 6’ 
2 - 3’
1-2’
1-2’
HS tập hợp thành 4 hàng dọc 
HS chơi trò chơi. 
HS thực hành 
Nhóm trưởng điều khiển
* * * *
* * * *
* * * *
 (x)
HS chơi theo đội hình hàng ngang.
HS tập hợp thành 2 hàng ngang.
* * * * * * * * * *
* * * * * * * * * *
 (x)

Tài liệu đính kèm:

  • docT9 - lich su dao duc chính ta dia li.doc