Thiết kế bài dạy các môn lớp 4 - Trường Tiểu học Ngô Quyền - Tuần 25

Thiết kế bài dạy các môn lớp 4 - Trường Tiểu học Ngô Quyền - Tuần 25

Tập đọc (tiết 49)

KHUẤT PHỤC TÊN CƯỚP BIỂN

I. MỤC TIÊU :

1. Kiến thức: Hiểu ý nghĩa truyện : Ca ngợi hành động dũng cảm của bác sĩ Ly trong cuộc đối đầu với tên cướp biển hung hãn . Ca ngợi sức mạnh chính nghĩa chiến thắng sự hung ác , bạo ngược .

2. Kĩ năng: Đọc trôi chảy , lưu loát toàn bài . Biết đọc diễn cảm bài văn với giọng kể khoan thai nhưng dõng dạc , phù hợp với diễn biến truyện ; đọc phân biệt lời các nhân vật .

 3. Thái độ: Giáo dục HS yêu thích chính nghĩa .

II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC :

 - Tranh minh họa bài đọc SGK .

 - Bảng phụ ghi câu , đoạn văn cần hướng dẫn luyện đọc .

III. HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC :

 1. Khởi động : (1) Hát .

 2. Bài cũ : (3) Đoàn thuyền đánh cá .

 - Kiểm tra 2 em đọc thuộc lòng bài Đoàn thuyền đánh cá , trả lời các câu hỏi SGK .

 3. Bài mới : (27) Khuất phục tên cướp biển .

 a) Giới thiệu bài :

 - Giới thiệu chủ điểm Những người quả cảm , tranh minh họa chủ điểm . Gợi ý để HS nhận ra các nhân vật anh hùng trong tranh .

 - Dùng tranh minh họa giới thiệu : Các em quan sát tranh sẽ thấy hai hình ảnh trái ngược – Tên cướp biển hung hãn , dữ tợn nhưng cụp mặt xuống , ở thế thua . Ong bác sĩ vẻ mặt hiền từ nhưng nhiêm nghị , cương quyết , đang ở thế thắng . Vì sao có cảnh tượng này , đọc truyện các em sẽ hiểu rõ .

 

doc 36 trang Người đăng thuthuy90 Lượt xem 604Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Thiết kế bài dạy các môn lớp 4 - Trường Tiểu học Ngô Quyền - Tuần 25", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Thứ . . . . . . . ngày . . . tháng . . . năm . . . . . . . . 
Tập đọc (tiết 49)
KHUẤT PHỤC TÊN CƯỚP BIỂN
I. MỤC TIÊU :
1. Kiến thức: Hiểu ý nghĩa truyện : Ca ngợi hành động dũng cảm của bác sĩ Ly trong cuộc đối đầu với tên cướp biển hung hãn . Ca ngợi sức mạnh chính nghĩa chiến thắng sự hung ác , bạo ngược .
2. Kĩ năng: Đọc trôi chảy , lưu loát toàn bài . Biết đọc diễn cảm bài văn với giọng kể khoan thai nhưng dõng dạc , phù hợp với diễn biến truyện ; đọc phân biệt lời các nhân vật .
	3. Thái độ: Giáo dục HS yêu thích chính nghĩa .
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC :
	- Tranh minh họa bài đọc SGK .
	- Bảng phụ ghi câu , đoạn văn cần hướng dẫn luyện đọc .
III. HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC :
 1. Khởi động : (1’) Hát .
 2. Bài cũ : (3’) Đoàn thuyền đánh cá .
	- Kiểm tra 2 em đọc thuộc lòng bài Đoàn thuyền đánh cá , trả lời các câu hỏi SGK .
 3. Bài mới : (27’) Khuất phục tên cướp biển .
 a) Giới thiệu bài :
	- Giới thiệu chủ điểm Những người quả cảm , tranh minh họa chủ điểm . Gợi ý để HS nhận ra các nhân vật anh hùng trong tranh .
	- Dùng tranh minh họa giới thiệu : Các em quan sát tranh sẽ thấy hai hình ảnh trái ngược – Tên cướp biển hung hãn , dữ tợn nhưng cụp mặt xuống , ở thế thua . Oâng bác sĩ vẻ mặt hiền từ nhưng nhiêm nghị , cương quyết , đang ở thế thắng . Vì sao có cảnh tượng này , đọc truyện các em sẽ hiểu rõ .
 b) Các hoạt động : 
Hoạt động 1 : Luyện đọc .
MT : Giúp HS đọc đúng toàn bài .
PP : Làm mẫu , giảng giải , thực hành .
- Có thể chia bài thành 3 đoạn :
+ Đoạn 1 : 3 dòng đầu .
+ Đoạn 2 : Tiếp theo  phiên toàn sắp tới .
+ Đoạn 3 : Phần còn lại .
- Đọc diễn cảm toàn bài .
Hoạt động lớp , nhóm đôi .
- Tiếp nối nhau đọc 3 đoạn của bài . Đọc 2 , 3 lượt .
- Đọc phần chú giải để hiểu nghĩa các từ khó trong bài .
- Luyện đọc theo cặp .
- Vài em đọc cả bài .
Hoạt động 2 : Tìm hiểu bài .
MT : Giúp HS cảm thụ cả bài .
PP : Đàm thoại , giảng giải , thực hành .
- Tính hung hãn của tên cướp biển được thể hiện qua những chi tiết nào ?
- Lời nói , cử chỉ của bác sĩ Ly cho thấy ông là người như thế nào ?
- Cặp câu nào trong bài khắc họa hai hình ảnh đối nghịch nhau của bác sĩ Ly và tên cướp biển ?
- Vì sao bác sĩ Ly khuất phục được tên cướp biển hung hãn ? Chọn ý trả lời đúng trong 3 ý đã cho .
- Truyện đọc trên giúp em hiểu ra điều gì ?
Hoạt động nhóm .
- Đọc thầm , đọc lướt , trao đổi , thảo luận các câu hỏi cuối bài .
- Đập tay xuống bàn quát mọi người im ; Có câm mồm không ? ; Rút soạt dao ra , lăm lăm chực đâm bác sĩ Ly .
- Nhân hậu , điềm đạm nhưng cũng rất cứng rắn , dũng cảm ; dám đối đầu chống cái xấu , cái ác ; bất chấp nguy hiểm .
- Một đằng thì đức độ  Một đằng thì nanh ác  
- Vì bác sĩ bình tĩnh và cương quyết bảo vệ lẽ phải .
- Tự phát biểu .
Hoạt động 3 : Hướng dẫn đọc diễn cảm .
MT : Giúp HS đọc diễn cảm toàn bài .
PP : Làm mẫu , giảng giải , thực hành .
- Hướng dẫn HS tìm giọng đọc phù hợp với truyện .
- Hướng dẫn cả lớp luyện đọc diễn cảm đoạn : Chúa tàu trừng mắt  sắp tới . 
+ Đọc mẫu đoạn văn .
+ Sửa chữa , uốn nắn .
Hoạt động lớp , nhóm đôi .
- Một tốp 3 em đọc truyện theo cách phân vai .
+ Luyện đọc diễn cảm theo cặp .
+ Thi đọc diễn cảm trước lớp .
 4. Củng cố : (3’)
	- Nêu lại ý nghĩa của bài . 
	- Giáo dục HS yêu thích chính nghĩa .
 5. Dặn dò : (1’)
	- Nhận xét tiết học .
	- Yêu cầu HS về nhà kể lại chuyện trên cho người thân nghe .
v Rút kinh nghiệm:
Thứ . . . . . . . ngày . . . tháng . . . năm . . . . . . . . 
Chính tả (tiết 25)
KHUẤT PHỤC TÊN CƯỚP BIỂN
I. MỤC TIÊU : 
	1. Kiến thức: Hiểu nội dung bài Khuất phục tên cướp biển .
2. Kĩ năng: Nghe – viết đúng chính tả , trình bày đúng một đoạn bài Khuất phục tên cướp biển . Luyện viết đúng những tiếng có âm đầu và vần dễ sai .
	3. Thái độ: Có ý thức viết đúng , viết đẹp Tiếng Việt .
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC :
	- 3 , 4 tờ phiếu khổ to viết sẵn nội dung BT2a hay b .
III. HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC :
 1. Khởi động : (1’) Hát .
 2. Bài cũ : (3’) Họa sĩ Tô Ngọc Vân .
	- 1 em đọc nội dung BT2a tiết trước cho 2 bạn viết trên bảng lớp , cả lớp viết ở nháp .
 3. Bài mới : (27’) Khuất phục tên cướp biển .
 a) Giới thiệu bài :
	- Nêu mục đích , yêu cầu cần đạt của tiết học .
 b) Các hoạt động :
Hoạt động 1 : Hướng dẫn HS nghe – viết 
MT : Giúp HS nghe để viết đúng chính tả 
PP : Đàm thoại , trực quan , thực hành .
- Đọc đoạn văn cần viết .
- Nhắc HS chú ý cách trình bày lời đối thoại , những từ ngữ dễ viết sai  
- Đọc cho HS viết .
- Chấm , chữa bài . 
- Nêu nhận xét chung .
Hoạt động lớp , cá nhân .
- Cả lớp theo dõi .
- Đọc thầm lại đoạn văn .
- Gấp SGK , viết bài vào vở .
- Từng cặp đổi vở , soát lỗi cho nhau .
Hoạt động 2 : Hướng dẫn HS làm bài tập chính tả .
MT : Giúp HS làm đúng các bài tập .
PP : Động não , đàm thoại , thực hành .
- Bài 2 : ( lựa chọn )
+ Nêu yêu cầu BT .
+ Lưu ý HS : Tiếng điền vào phải phù hợp với nghĩa của câu , phải viết đúng chính tả . Muốn tìm được tiếng thích hợp , em cần dựa vào nội dung của câu , dựa vào nghĩa các từ đứng trước hoặc sau ô trống .
+ Dán 3 , 4 tờ phiếu viết nội dung BT ở bảng , mời các nhóm lên bảng thi tiếp sức .
Hoạt động lớp , nhóm .
- Đọc thầm nội dung đoạn văn , trao đổi nhóm .
- Đại diện nhóm đọc lại đoạn văn , giải đố sau khi đã điền tiếng , vần hoàn chỉnh 
- Cả lớp bình chọn nhóm thắng cuộc , chốt lại lời giải .
 4. Củng cố : (3’)
	- Chấm bài , nhận xét .
	- Giáo dục HS có ý thức viết đúng , viết đẹp tiếng Việt .
 5. Dặn dò : (1’)
	- Nhận xét tiết học . 
	- Nhắc HS ghi nhớ cách viết những từ ngữ vừa được ôn luyện trong bài .
v Rút kinh nghiệm:
Thứ . . . . . . . ngày . . . tháng . . . năm . . . . . . . . 
Luyện từ và câu (tiết 49)
CHỦ NGỮ TRONG CÂU KỂ AI LÀ GÌ ?
I. MỤC TIÊU :
1. Kiến thức: Nắm ý nghĩa , cấu tạo của CN trong câu kể Ai là gì ? 
	2. Kĩ năng: Xác định được CN trong câu kể Ai là gì ? . Tạo được câu kể Ai là gì ? từ CN đã cho .
	3. Thái độ: Giáo dục HS có ý thức dùng đúng câu tiếng Việt .
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC :
	- 4 băng giấy , mỗi băng viết 1 câu kể Ai là gì ? trong đoạn văn , thơ phần Nhận xét .
	- 3 , 4 tờ phiếu viết nội dung 4 câu văn ở BT1 phần Luyện tập .
	- Bảng lớp viết các VN ở cột B / BT2 phần Luyện tập ; 4 mảnh bìa viết các từ ở cột A .
III. HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC : 
 1. Khởi động : (1’) Hát .
 2. Bài cũ : (5’) Vị ngữ trong câu kể Ai là gì ?
	- GV viết ở bảng một vài câu , mời 2 em lên bảng tìm câu kể Ai là gì ? , xác định VN trong câu .
 3. Bài mới : (27’) Câu kể Ai là gì ? 
 a) Giới thiệu bài : 
	Trong tiết LTVC trước , các em đã học về VN trong câu kể Ai là gì ? . Bài học hôm nay sẽ giúp các em tìm hiểu bộ phận CN trong kiểu câu này .
 b) Các hoạt động : 
Hoạt động 1 : Nhận xét .
MT : Giúp HS nắm ý nghĩa , cấu tạo của CN trong câu kể Ai là gì ? 
PP : Trực quan , đàm thoại , giảng giải .
- Dán 4 băng giấy viết 4 câu kể Ai là gì ? , mời 4 em lên bảng gạch dưới CN trong mỗi câu .
- Hỏi : CN trong các câu trên do những từ ngữ thế nào tạo thành ?
Hoạt động lớp .
- 1 em đọc nội dung BT .
- Cả lớp đọc thầm các câu văn , thơ , làm bài vào vở , lần lượt thực hiện từng yêu cầu SGK .
- Phát biểu ý kiến .
- Do danh từ hoặc cụm danh từ tạo thành 
Hoạt động 2 : Ghi nhớ .
MT : Giúp HS rút ra được ghi nhớ .
PP : Trực quan , đàm thoại , giảng giải .
Hoạt động lớp .
- 3 , 4 em đọc nội dung phần Ghi nhớ .
Hoạt động 3 : Luyện tập .
MT : Giúp HS làm được các bài tập .
PP : Trực quan , đàm thoại , thực hành .
- Bài 1 : 
+ Phát phiếu cho một số em .
+ Kết luận bằng cách mời những em làm bài trên phiếu có lời giải đúng dán bài ở bảng lớp , trình bày kết quả .
- Bài 2 : 
+ Nói : Để làm đúng BT , các em thử ghép lần lượt từng từ ngữ ở cột A với các từ ngữ ở cột B sao cho tạo ra được những câu kể Ai là gì ? thích hợp về nội dung .
+ Chốt lại lời giải đúng bằng cách mời 1 em lên bảng gắn những mảnh bìa viết các từ ngữ ở cột A với các từ ngữ ở cột B tao thành câu hoàn chỉnh .
- Bài 3 : 
+ Gợi ý : Các từ ngữ cho sẵn là CN của câu kể Ai là gì ? . Các em hãy tìm những từ ngữ thích hợp đóng vai trò làm VN trong câu . Cần đặt câu hỏi là gì ? là ai ? để tìm VN của câu .
Hoạt động lớp .
- Đọc yêu cầu BT , lần lượt thực hiện từng yêu cầu SGK .
- Phát biểu ý kiến .
- Đọc yêu cầu BT .
- Suy nghĩ , phát biểu ý kiến .
- 2 em đọc lại kết quả bài làm .
- Đọc yêu cầu BT .
- Suy nghĩ , tiếp nối nhau đặt câu cho mỗi VN .
- Cả lớp nhận xét .
 4. Củng cố : (3’)
	- Nêu lại ghi nhớ SGK .
	- Giáo dục HS có ý thức dùng đúng câu tiếng Việt .
 5. Dặn dò : (1’)
	- Nhận xét tiết học .
	- Yêu cầu HS về nhà viết lại vào vở các câu văn ở BT3 .
v Rút kinh nghiệm:
Thứ . . . . . . . ngày . . . tháng . . . năm . . . . . . . . 
Kể chuyện (tiết 25)
NHỮNG CHÚ BÉ KHÔNG CHẾT
I. MỤC TIÊU :
1. Kiến thức: Hiểu truyện : Những chú bé không chết .
2. Kĩ năng: Dựa vào lời kể của GV và tranh minh họa , kể lại được truyện đã nghe ; có thể phối hợp lời kể với điệu bộ , nét mặt . Hiểu nội dung truyện , trao đổi với các bạn về ý nghĩa truyện ( Ca ngợi tinh thần dũng cảm , sự hi sinh ... ät có nhiệt độ cao , thấp . Nêu được nhiệt độ bình thường của cơ thể người ; hơi nước đang sôi ; nước đá đang tan . Biết sử dụng từ nhiệt độ trong diễn tả sự nóng , lạnh . Biết đọc và sử dụng nhiệt kế .
	3. Thái độ: Giáo dục HS yêu thích tìm hiểu khoa học .
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC :
	- Chuẩn bị chung : Một số loại nhiệt kế , phích nước sôi , một ít nước đá .
	- Chuẩn bị theo nhóm : Nhiệt kế , 3 chiếc cốc .
III. HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC : 
 1. Khởi động : (1’) Hát . 
 2. Bài cũ : (3’) Aùnh sáng và việc bảo vệ đôi mắt .
	- Nêu lại ghi nhớ bài học trước .
 3. Bài mới : (27’) Nóng , lạnh và nhiệt độ .
 a) Giới thiệu bài : 
- Nêu mục đích , yêu cầu cần đạt của tiết học .
 b) Các hoạt động : 
Hoạt động 1 : Tìm hiểu về sự truyền nhiệt .
MT : Giúp HS nêu được ví dụ về các vật có nhiệt độ cao , thấp . Biết sử dụng từ nhiệt độ trong diễn tả sự nóng , lạnh .
PP : Trực quan , giảng giải , đàm thoại .
- Lưu ý : Một vật có thể là vật nóng so với vật này nhưng là vật lạnh so với vật khác .
- Cho HS biết : Người ta dùng khái niệm nhiệt độ để diễn tả mức độ nóng , lạnh của các vật .
Hoạt động lớp .
- Kể tên một số vật nóng , vật lạnh thường gặp hàng ngày .
- Trình bày trước lớp .
- Quan sát hình 1 và trả lời câu hỏi .
- Tìm và nêu các ví dụ về các vật có nhiệt độ bằng nhau ; vật này có nhiệt độ cao hơn vật kia ; vật có nhiệt độ cao nhất trong các vật  
Hoạt động 2 : Thực hành sử dụng nhiệt kế .
MT : Giúp HS biết sử dụng nhiệt kế để đo nhiệt độ trong những trường hợp đơn giản .
PP : Trực quan , đàm thoại , thực hành .
- Giới thiệu 2 loại nhiệt kế . Mô tả sơ lược cấu tạo nhiệt kế và hướng dẫn cách đọc nó .
Hoạt động lớp , nhóm .
- Vài em lên thực hành đọc . Khi đọc , cần nhìn mức chất lỏng trong ống theo phương vuông góc với ống nhiệt kế .
- Thực hành đo nhiệt độ : Sử dụng nhiệt kế đo nhiệt độ của các cốc nước . Sử dụng nhiệt kế y tế để đo nhiệt độ cơ thể .
 4. Củng cố : (3’)
	- Nêu ghi nhớ SGK . 
	- Giáo dục HS yêu thích tìm hiểu khoa học .
 5. Dặn dò : (1’)
	- Nhận xét tiết học .
	- Học thuộc ghi nhớ ở nhà .
v Rút kinh nghiệm:
Thứ . . . . . . . ngày . . . tháng . . . năm . . . . . . . . 
Lịch sử (tiết 21)
TRỊNH – NGUYỄN PHÂN TRANH
I. MỤC TIÊU : 
	1. Kiến thức: Giúp HS biết : Từ thế kỉ XVI , triều đình nhà Lê suy thoái . Đất nước từ đây bị chia cắt thành Nam triều và Bắc triều , tiếp đó là Đàng Trong và Đàng Ngoài . Nhân dân bị đẩy lùi vào những cuộc chiến tranh phi nghĩa , cuộc sống ngày càng khổ cực , không bình yên .
	2. Kĩ năng: Trình bày được các sự kiện của bài học .
	3. Thái độ: Tỏ thái độ không chấp nhận việc đất nước bị chia cắt .
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC :
	- Bản đồ VN thế kỉ XVI – XVII .
	- Phiếu học tập .
III. HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC : 
 1. Khởi động : (1’) Hát . 
 2. Bài cũ : (3’) Oân tập .
	- Nêu lại một số sự kiện đã ôn tập tiết trước .
 3. Bài mới : (27’) Trịnh – Nguyễn phân tranh .
 a) Giới thiệu bài : 
Nêu mục đích , yêu cầu cần đạt của tiết học .
 b) Các hoạt động :
Hoạt động 1 : 
MT : Giúp HS nắm sự suy thoái của nhà Lê dẫn đến việc chia cắt của đất nước .
PP : Giảng giải , trực quan , đàm thoại .
- Dựa vào SGK và tài liệu tham khảo để mô tả sự suy sụp của triều đình nhà Lê từ đầu thế kỉ XVI .
- Giơí thiệu nhân vật lịch sử Mạc Đăng Dung và sự phân chia Nam Triều , Bắc Triều .
Hoạt động lớp .
- Lắng nghe , nêu lại .
- Lắng nghe , nêu lại .
Hoạt động 2 : 
MT : Giúp HS nắm về cuộc chiến tranh Nam Triều , Bắc Triều .
PP : Giảng giải , đàm thoại , trực quan .
Hoạt động lớp .
- Trả lời các câu hỏi qua Phiếu học tập :
+ Năm 1592 , nước ta có sự kiện gì ?
+ Sau năm 1592 , tình hình nước ta như thế nào ?
+ Kết quả cuộc chiến tranh Trịnh – Nguyễn ra sao ?
- Vài em lên bảng trình bày cuọc chiến tranh Trịnh – Nguyễn .
Hoạt động 3 : 
MT : Giúp HS nắm hậu quả của cuộc chiến Nam – Bắc Triều .
PP : Giảng giải , đàm thoại , trực quan .
Hoạt động lớp .
- Thảo luận các câu hỏi : 
+ Chiến tranh Nam Triều và Bắc Triều cũng như chiến tranh Trịnh – Nguyễn diễn ra vì mục đích gì ?
+ Cuộc chiến tranh này gây ra hậu quả gì ?
- Trao đổi đi đến kết luận :
+ Vì quyền lợi , các dòng họ cầm quyền đã đánh giết lẫn nhau .
+ Nhân dân lao động cực khổ , đất nước bị chia cắt .
 4. Củng cố : (3’)
	- Nêu ghi nhớ SGK .
	- Giáo dục HS tỏ thái độ không chấp nhận việc đất nước bị chia cắt .
 5. Dặn dò : (1’)
	- Nhận xét tiết học .
	- Học thuộc ghi nhớ ở nhà .
v Rút kinh nghiệm:
Thứ . . . . . . . ngày . . . tháng . . . năm . . . . . . . . 
Địa lí (tiết 22)
THÀNH PHỐ CẦN THƠ
I. MỤC TIÊU :
	1. Kiến thức: Giúp HS biết những đặc điểm tiêu biểu của thành phố Cần Thơ . Vị trí địa lí của Cần Thơ có nhiều thuận lợi cho phát triển kinh tế .
	2. Kĩ năng: Chỉ được vị trí của thành phố Cần Thơ trên bản đồ VN . Nêu được những dẫn chứng thể hiện Cần Thơ là một trung tâm kinh tế ,văn hóa , khoa học của đồng bằng Nam Bộ .
	3. Thái độ: Tự hào đất nước ta giàu đẹp .
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC :
	- Các bản đồ : hành chính , giao thông VN .
	- Bản đồ Cần Thơ .
	- Tranh , ảnh về Cần Thơ .
III. HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC : 
 1. Khởi động : (1’) Hát . 
 2. Bài cũ : (3’) Thành phố Hồ Chí Minh .
	- Nêu lại ghi nhớ bài học trước .
 3. Bài mới : (27’) Thành phố Cần Thơ .
 a) Giới thiệu bài : 
- Nêu mục đích , yêu cầu cần đạt của tiết học .
 b) Các hoạt động :
Hoạt động 1 : Trung tâm ở đồng bằng sông Cửu Long .
MT : Giúp HS xác định được vị trí Cần Thơ trên bản đồ VN .
PP : Trực quan , đàm thoại , giảng giải .
- Treo bản đồ VN ở bảng .
Hoạt động lớp , nhóm đôi .
- Dựa vào bản đồ , trả lời câu hỏi mục I SGK .
- Lên chỉ bản đồ và nói về vị trí của Cần Thơ .
Hoạt động 2 : Trung tâm kinh tế , văn hóa , khoa học của đồng bằng sông Cửu Long .
MT : Giúp HS nắm các đặc điểm về kinh tế , văn hóa , khoa học của Cần Thơ .
PP : Trực quan , đàm thoại , giảng giải .
- Giúp HS hoàn thiện câu trả lời .
- Phân tích thêm về ý nghĩa vị trí địa lí của Cần Thơ , điều kiên thuận lợi cho Cần Thơ phát triển kinh tế .
Hoạt động lớp , nhóm .
- Các nhóm dựa vào tranh , ảnh , bản đồ , SGK , thảo luận theo gợi ý :
+ Tìm những dẫn chứng thể hiện Cần Thơ là trung tâm kinh tế , văn hóa , khoa học , du lịch .
+ Giải thích vì sao Cần Thơ là thành phố trẻ nhưng lại nhanh chóng trở thành trung tâm kinh tế , văn hóa , khoa học của đồng bằng sông Cửu Long .
- Các nhóm trao đổi kết quả trước lớp .
 4. Củng cố : (3’)
	- Nêu ghi nhớ SGK .
	- Giáo dục HS tự hào về đất nước ta giàu đẹp .
 5. Dặn dò : (1’)
	- Nhận xét tiết học .
	- Học thuộc ghi nhớ ở nhà .
v Rút kinh nghiệm:
Thứ . . . . . . . ngày . . . tháng . . . năm . . . . . . . . 
Đạo đức (tiết 25)
TÍCH CỰC THAM GIA CÁC HOẠT ĐỘNG NHÂN ĐẠO
I. MỤC TIÊU :
1. Kiến thức: Hiểu : Thế nào là hoạt động nhân đạo . Vì sao cần tích cực tham gia các hoạt động nhân đạo .
2. Kĩ năng: Tích cực tham gia một số hoạt động nhân đạo ở lớp , ở trường , ở địa phương phù hợp với khả năng .
3. Thái độ: Biết thông cảm với những người gặp khó khăn , hoạn nạn .
II. TÀI LIỆU VÀ PHƯƠNG TIỆN :
	- SGK .
	- Phiếu điều tra theo mẫu .
	- Mỗi HS có 3 tấm bìa : xanh , đỏ , trắng .
III. HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC :
 1. Khởi động : (1’) Hát . 
 2. Bài cũ : (3’) Giữ gìn các công trình công cộng (tt) .
	- Nêu lại ghi nhớ bài học trước .
 3. Bài mới : (27’) Tích cực tham gia các hoạt động nhân đạo .
 a) Giới thiệu bài : 
	Nêu mục đích , yêu cầu cần đạt của tiết học .
 b) Các hoạt động : 
Hoạt động 1 : Thảo luận thông tin trang 37 SGK .
MT : Giúp HS có ý kiến qua những thông tin SGK .
PP : Giảng giải , đàm thoại , trực quan .
- Kết luận : Trẻ em và nhân dân ở các vùng bị thiên tai hoặc có ciến tranh đã phải chịu nhiều khókhăn , thiệt thòi . Chúng ta cần cảm thông , chia sẻ với họ , quyên góp tiền của để giúp đỡ họ . Đó là một hoạt động nhân đạo .
Hoạt động lớp, nhóm .
- Đọc thông tin và thảo luận câu hỏi 1 , 2 
- Đại diện các nhóm trình bày .
- Cả lớp trao đổi , tranh luận .
+ Làm rõ , bổ sung ý kiến về thực trạng các công trình và nguyên nhân .
+ Bàn cách bảo vệ , giữ gìn chúng sao cho thích hợp .
Hoạt động 2 : Thảo luận BT1 / SGK .
MT : Giúp HS bày tỏ ý kiến của mình qua BT1 .
PP : Thực hành , đàm thoại , giảng giải .
- Kết luận :
+ Việc làm trong các tình huống a , c là đúng .
+ Việc làm trong tình huống b là sai vì không xuất phát từ tấm lòng cảm thông ,mong muốn chia sẻ với người tàn tật mà chỉ để lấy thành tích cho bản thân .
Hoạt động nhóm đôi .
- Các nhóm thảo luận .
- Đại diện các nhóm trình bày ý kiến trước lớp .
- Cả lớp nhận xét , bổ sung .
Hoạt động 2 : Bày tỏ ý kiến qua BT3 / SGK .
MT : Giúp HS bày tỏ ý kiến của mình qua BT3 .
PP : Thực hành , đàm thoại , giảng giải .
- Cách tiến hành tương tự như hoạt động 3 , tiết 1 , bài 3 .
- Kết luận : Ý kiến a , d là đúng . Ý kiến b , c là sai .
Hoạt động nhóm .
 4. Củng cố : (3’)
	- Nêu ghi nhớ SGK .
	- Giáo dục HS biết thông cảm với những người gặp khó khăn , hoạn nạn .
 5. Dặn dò : (1’)
	- Nhận xét tiết học .
- Sưu tầm các thông tin , truyện , tấm gương , ca dao , tục ngữ  về các hoạt động nhân đạo .
v Rút kinh nghiệm:

Tài liệu đính kèm:

  • docTuan 25.doc