Thiết kế bài dạy các môn lớp 4 - Tuần 13: Khoa, sử, địa

Thiết kế bài dạy các môn lớp 4 - Tuần 13: Khoa, sử, địa

TIẾT 25: NƯỚC BỊ Ô NHIỄM

I.MỤC ĐÍCH – YÊU CẦU:

1. Kiến thức - Kĩ năng:

Sau bài học, HS biết:

- Phân biệt được nước trong và nước đục bằng cách quan sát và thí nghiệm

- Giải thích tại sao nước sông, hồ thường đục và không sạch

- Nêu đặc điểm chính của nước sạch và nước không sạch

2. Thái độ:

- Ham học hỏi, tìm hiểu khoa học, tìm hiểu thế giới xung quanh.

II.ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:

- Hình trang 52, 53 SGK

- Dặn HS chuẩn bị theo nhóm:

 Một chai nước sông hay hồ, ao (hoặc nước đả dùng như rửa tay, giặt khăn lau bảng), một chai nước giếng hoặc nước máy

 Hai chai không

 Hai phễu lọc nước, bông để lọc nước

 Một kính lúp (nếu có)

 

doc 11 trang Người đăng thuthuy90 Lượt xem 713Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Thiết kế bài dạy các môn lớp 4 - Tuần 13: Khoa, sử, địa", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
KHOA HỌC
TIẾT 25: NƯỚC BỊ Ô NHIỄM 
I.MỤC ĐÍCH – YÊU CẦU:
1. Kiến thức - Kĩ năng:
Sau bài học, HS biết:
Phân biệt được nước trong và nước đục bằng cách quan sát và thí nghiệm
Giải thích tại sao nước sông, hồ thường đục và không sạch
Nêu đặc điểm chính của nước sạch và nước không sạch
2. Thái độ:
Ham học hỏi, tìm hiểu khoa học, tìm hiểu thế giới xung quanh.
II.ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:
Hình trang 52, 53 SGK
Dặn HS chuẩn bị theo nhóm:
Một chai nước sông hay hồ, ao (hoặc nước đả dùng như rửa tay, giặt khăn lau bảng), một chai nước giếng hoặc nước máy
Hai chai không
Hai phễu lọc nước, bông để lọc nước
Một kính lúp (nếu có)
III.CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC CHỦ YẾU:
TG
HOẠT ĐỘNG CỦA GV
HOẠT ĐỘNG CỦA HS
1’
5’
1’
12’
12’
5’
Khởi động
Bài cũ: Nước cần cho sự sống
Vai trò của nước đối với sự sống của con người, động vật và thực vật như thế nào?
GV nhận xét- ghi điểm 
Bài mới:
GV giới thiệu bài- Ghi tựa bài
Hoạt động 1: Tìm hiểu về một số đặc điểm của nước trong tự nhiên
Mục tiêu: HS có thể:
Phân biệt được nước trong và nước đục bằng cách quan sát và thí nghiệm
Giải thích tại sao nước sông hồthường đục và không sạch
Cách tiến hành:
GV chia 2 nhóm và đề nghị các nhóm trưởng báo cáo về việc chuẩn bị các đồ dùng để quan sát và làm thí nghiệm
Tiếp theo, GV yêu cầu các em đọc các mục Quan sát và thực hành trang 52 để biết cách làm
GV theo dõi và giúp đỡ :
Tiến trình quan sát và làm thí nghiệm chứng minh: chai nào là mước sông, chai nào là nước giếng
Nếu có kính hiển vi: GV hướng dẫn HS quan sát 1 ít nước hồ, ao để phát hiện những vi sinh vật sống ở đó. Nếu không có kính hiển vi, HS nghiên cứu SGK phần này và thảo luận câu hỏi: bằng mắt thường bạn cũng có thể nhìn thấy những thực vật nào sống ở ao , hồ?
Khi các nhóm làm xong, GV tới kiểm tra kết quả và nhận xét. Nếu có nhóm nào ra kết quả khác, GV yêu cầu các em tìm nguyên nhân xem tiến trình làm việc bị nhầm lẫn ở đâu
GV khen ngợi nhóm thực hiện đúng quy trình của thí nghiệm
Yêu cầu đại diện các nhóm trả lời câu hỏi: tại sao nước sông, hồ, ao hoặc nước đã dùng rồi thì đục hơn nước mưa, nước giếng, nước máy?
Kết luận của GV:
Nước sông, hồ, ao hoặc nước đã dùng rồi thường bị lẫn nhiều đất, cát, đặc biệt nước sông có nhiều phù sa nên chúng thường bị vẩn đục.
Lưu ý: Nước hồ, ao có nhiều loại tảo sinh sống nên thường có màu xanh
Nước mưa giữa trời, nước giếng, nước máy không bị lẫn nhiều đất, cát, bụi nên thường trong
Hoạt động 2: Xác định tiêu chuẩn đánh giá nước bị ô nhiễm và nước sạch
Mục tiêu: HS nêu được đặc điểm chính của nước sạch và nước bị ô nhiễm
Cách tiến hành:
GV yêu cầu các nhóm thảo luận và đưa ra các tiêu chuẩn về nước sạch và nước bị ô nhiễm theo suy nghĩ của các em 
+ Thế nào là nước bị ô nhiễm?
+ Thế nào là nước sạch?
Làm việc theo nhóm
GV yêu cầu HS mở sách trang 52 để đối chiếu xem nhóm mình làm sai, đúng ra sao
GV nhận xét và khen thưởng nhóm có kết quả đúng
Kết luận của GV:
Củng cố – Dặn dò:
GV nhận xét tinh thần, thái độ học tập của HS.
Chuẩn bị bài: Nguyên nhân làm nước bị ô nhiễm
Hát 
HS trả lời
HS nhận xét
HS nhắc lại tựa
Đại diện nhóm báo cáo
HS đọc
Trước hết cả 2 nhóm cùng quan sát 2 chai nước đem theo và đoán xem chai nào chứa nước sông, chai nào chứa nước giếng
Khi cả nhóm đã thống nhất (ví dụ chai nước nào trong hơn là chai nước giếng, chai nước nào đục hơn là chai nước sông), nhóm trưởng đề nghị một bạn viết nhãn và dán vào 2 chai đang chứa 2 loại nước và vào 2 chai chưa có nước
Cả nhóm cùng thảo luận để đưa ra cách giải thích. Ví dụ: nước giếng trong hơn vì chứa ít chất không tan, nước sông đục hơn vì chứa nhiều chất không tan
2 đại diện của nhóm sẽ dùng 2 phễu để lọc nước vào 2 chai đã chuẩn bị nêu trên
Cả nhóm cùng quan sát 2 miếng bông vừa lọc nêu nhận xét:
+ Miếng bông dùng để lọc nước giếng sạch hơn miếng bông dùng để lọc nước sông. 
Cả nhóm rút ra kết luận nước sông đục hơn nước giếng vì nó chứa nhiều chất không tan hơn. Như vậy giả thiết cả nhóm đưa ra trước khi lọc nước là đúng
Rong, rêu và các thực vật sống ở dưới nước khác
Đại diện nhóm trả lời – HS các nhóm khác nhận xét
+ Nước bị ô nhiễm có màu, có chất bẩn, có mùi lạ, có chứa nhiều vi sinh vật gây bệnh, chứa các chất hoà tan có hại cho sức khoẻ.
+ Nước sạch trong suốt, không màu,không mùi,không vị, ít vi sinh vật không gây hại cho sức khoẻ, có chất hoà tan không gây hại.
Nhóm trưởng điều khiển các bạn thảo luận theo hướng dẫn của GV. Kết quả thảo luận nhóm được thư kí ghi lại
Đại diện các nhóm treo kết quả thảo luận của nhóm mình lên bảng*
Tiêu chuẩn ĐG
Nước bị ô nhiễm
Nước sạch
1. Màu
Có màu, vẩn đục
Trong suốt không màu
2. Mùi
Có mùi lạ
Không mùi
3. Vị
Không vị
4.Vi sinh vật
Nhiều quá mức cho phép
Không có hoặc rất ít không đủ gây hại
5.Các chất hoà tan
Chứa nhiều chất hoà tan có hại cho sức khoẻ.
Không có hoặc có các chất khoáng có lợi với tỉ lệ thích hợp.
2HS đọc mục Bạn cần biết trang 53 SGK
HS nhận xét tiết học
KHOA HỌC
TIẾT 26: NGUYÊN NHÂN LÀM NƯỚC BỊ Ô NHIỄM 
I.MỤC ĐÍCH – YÊU CẦU:
1. Kiến thức - Kĩ năng:
Sau bài học, HS biết:
Tìm ra những nguyên nhân làm nước ở sông, hồ, kênh, rạch, biển bị ô nhiễm
Sưu tầm thông tin về nguyên nhân gây ra tình trạng ô nhiễm nước ở địa phương
Nêu tác hại của việc sử dụng nguồn nước bị ô nhiễm đối với sức khoẻ con người
2. Thái độ:
Ham tìm hiểu khoa học, biết áp dụng vào thực tế cuộc sống.
II.ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:
Hình trang 54, 55 SGK
Sưu tầm thông tin về nguyên nhân gây ra tình trạng ô nhiễm nước ở địa phương và tác hại do nguồn nước bị ô nhiễm gây ra
III.CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC CHỦ YẾU:
TG
HOẠT ĐỘNG CỦA GV
HOẠT ĐỘNG CỦA HS
1’
5’
1’
15’
10’
5’
Khởi động
Bài cũ: Nước bị ô nhiễm
Thế nào là nước sạch?
Thế nào là nước bị ô nhiễm?
GV nhận xét – ghi điểm 
Bài mới:
GV giới thiệu bài- Ghi tựa bài
Hoạt động 1: Tìm hiểu một số nguyên nhân làm nước bị ô nhiễm
Mục tiêu: HS có thể:
Phân tích các nguyên nhân làm nước ở sông, hồ, kênh, rạch, biển bị ô nhiễm
Sưu tầm thông tin về nguyên nhân gây ra tình trạng ô nhiễm nước ở địa phương
Cách tiến hành:
- GV yêu cầu HS quan sát các hình, từ hình 1 đến hình 8 trang 54, 55 SGK, tập đặt câu hỏi và trả lời cho từng hình. Ví dụ:
Hình nào cho biết nước sông, hồ, kênh, rạch bị nhiễm bẩn? Nguyên nhân gây nhiễm bẩn được mô tả trong hình đó là gì? 
Hình nào cho biết nước máy bị nhiễm bẩn? Nguyên nhân gây nhiễm bẩn được mô tả trong hình đó là gì? 
Hình nào cho biết nước biển bị nhiễm bẩn? Nguyên nhân gây nhiễm bẩn được mô tả trong hình đó là gì? 
Hình nào cho biết nước mưa bị nhiễm bẩn? Nguyên nhân gây nhiễm bẩn được mô tả trong hình đó là gì? 
Hình nào cho biết nước ngầm bị nhiễm bẩn? Nguyên nhân gây nhiễm bẩn được mô tả trong hình đó là gì? 
Yêu cầu HS liên hệ đến nguyên nhân làm ô nhiễm nước ở địa phương (dựa vào các thông tin sưu tầm được nếu có)
GV gọi một số HS trình bày kết quả làm việc của các nhóm
Kết luận của GV:
GV có thể sử dụng mục Bạn cần biết trang 55 SGK để đưa ra kết luận cho hoạt động này
GV có thể đọc cho HS nghe một vài thông tin về nguyên nhân gây ô nhiễm nước đã sưu tầm được
Hoạt động 2: Thảo luận về tác hại của sự ô nhiễm nước
Mục tiêu: HS nêu tác hại của việc sử dụng nguồn nước bị ô nhiễm đối với sức khoẻ con người 
Cách tiến hành:
GV yêu cầu HS thảo luận:
 Điều gì sẽ xảy ra khi nguồn nước bị ô nhiễm?
Phần lớn các bệnh con người mắc phải là do đâu?
Kết luận của GV:
4. Củng cố – Dặn dò:
GV nhận xét tinh thần, thái độ học tập của HS.
Chuẩn bị bài: Một số cách làm sạch nước
Hát 
2HS lên bảng trả lời
HS cả lớp theo dõi nhận xét
HS nhắc lại tựa
HS quan sát và trả lời
HS quay lại chỉ vào từng hình trang 54, 55 SGK để hỏi và trả lời 
+ Hình 1,4. Nguyên nhân gây nhiễm bẩn được mô tả trong hình đó là xả nước thải, rác, vỡ ống dẫn dầu, đắm tàu, lũ lụt,.
+ Hình 2.Nguyên nhân gây nhiễm bẩn được mô tả trong hình đó là bị vỡ ống.
+ Hình 3. Nguyên nhân gây nhiễm bẩn được mô tả trong hình đó là do tàu bị đắm, dầu tràn ra biển.
+ Hình 7,8. Nguyên nhân gây nhiễm bẩn được mô tả trong hình đó là khói, bụi, khí thải từ nhà máy, xe cộ làm ô nhiễm không khí, nước mưa. 
+ Hình 5, 6, 8. Nguyên nhân gây nhiễm bẩn được mô tả trong hình đó là sử dụng phân hoá học, thuốc trừ sâu, nước thải nhà máy không qua xử lí.
HS tự liên hệ đến nguyên nhân làm ô nhiễm nước ở địa phương
HS trình bày kết quả làm việc. Mỗi nhóm chỉ nói về một nội dung
 HS làm việc cả lớp
+ Khi nước bị ô nhiễm các loại vi sinh vật sinh sống và phát triển, lan truyền các loại bệnh như tả, lị, thương hàn
+ Phần lớn các bệnh con người mắc phải là do sử dụng nguồn nước bị ô nhiễm.
2HS đọc mục Bạn cần biết trang 55 SGK
HS nhận xét tiết học
ĐỊA LÍ
TIẾT 13: NGƯỜI DÂN Ở ĐỒNG BẰNG BẮC BỘ
I.MỤC ĐÍCH - YÊU CẦU:
1.Kiến thức: 
HS biết người dân sống ở đồng bằng Bắc Bộ chủ yếu là người Kinh. Đây là nơi có 
 mật độ dân số rất cao & vì sao ở đây mật độ dân số lại cao.
Các trang phục & lễ hội của người dân ở đồng bằng Bắc Bộ.
2.Kĩ năng:
HS biết dựa vào tranh ảnh để tìm kiến thức.
Trình bày một số đặc điểm về nhà ở, làng xóm, trang phục & lễ hội của người Kinh ở đồng bằng Bắc Bộ.
Bước đầu hiểu sự thích nghi của con người với thiên nhiên thông qua cách xây dựng nhà ở của người dân ở đồng bằng Bắc Bộ.
3.Thái độ:
Có ý thức tôn trọng thành quả lao động của người dân & truyền thống văn hoá của dân tộc.
II.CHUẨN BỊ:
Tranh ảnh về nhà ở truyền thống & hiện nay, làng quê, trang phục, lễ hội của 
 người dân ở đồng bằng Bắc Bộ.
III.CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC CHỦ YẾU
TG
HOẠT ĐỘNG CỦA GV
HOẠT ĐỘNG CỦA HS
1’
5’
1’
5’
8’
10’
3’
1’
Khởi động: 
Bài cũ: Đồng bằng Bắc Bộ
Chỉ trên bản đồ & nêu vị trí, hình dạng của đồng bằng Bắc Bộ?
Trình bày đặc điểm của địa hình & sông ngòi của đồng bằng Bắc Bộ?
Đê ven sông có tác dụng gì?
GV nhận xét
3. Bài mới: 
Giới thiệu: 
 Người dân ở đồng bằng Bắc Bộ thuộc dân tộc nào? Nhà ở, trang phục của người dân nơi đây có đặc điểm gì? Chúng ta sẽ cùng tìm hiểu qua bài học: Người dân ở đồng bằng Bắc Bộ. 
Hoạt động1: Hoạt động cả lớp
Yêu cầu HS đọc thông tin SGK trả lời câu hỏi:
Người dân ở đồng bằng Bắc Bộ chủ yếu là người thuộc dân tộc nào?
Đồng bằng Bắc Bộ là nơi đông dân hay thưa dân?
Làng người Kinh có nhiều nhà hay ít nhà?
Nhà ở của họ xây dựng như thế nào? Có đặc điểm gì?
- Ngày nay nhà ở và làng xóm của người dân thay đổi như thế nào?
GV kết luận: Trong một năm, đồng bằng Bắc Bộ có hai mùa nóng, lạnh khác nhau. Mùa đông thường có gió mùa Đông Bắc mang theo khí lạnh từ phương Bắc thổi về, trời ít nắng; mùa hạ nóng, có gió mát từ biển thổi vào Vì vậy, người ta thường làm nhà cửa có cửa chính quay về hướng Nam để tránh gió rét vào mùa đông & đón ánh nắng vào mùa đông; đón gió biển thổi vào mùa hạ. Đây là nơi hay có bão (gió rất mạnh & mưa rất lớn) hay làm đổ nhà cửa, cây cối nên người dân phải làm nhà kiên cố, có sức chịu đựng được bão
Hoạt động 2: Thi thuyết trình theo nhóm
GV yêu cầu HS thi thuyết trình dựa theo sự gợi ý sau:
Hãy nói về trang phục truyền thống của người Kinh ở đồng bằng Bắc Bộ?
Người dân ở đồng bằng Bắc Bộ thường tổ chức lễ hội vào thời gian nào? Nhằm mục đích gì?
Trong lễ hội, người dân thường tổ chức những hoạt động gì? Kể tên một số hoạt động trong lễ hội mà em biết?
Kể tên một số lễ hội nổi tiếng của người dân đồng bằng Bắc Bộ?
GV kể thêm một số lễ hội của người dân đồng bằng Bắc Bộ.
4. Củng cố 
GV yêu cầu HS đọc nội dung ghi nhớ cuối bài và trả lời câu hỏi.
 Nhận xét tiết học
5. Dặn dò: 
Chuẩn bị bài: Hoạt động sản xuất của người dân ở đồng bằng Bắc Bộ.
HS trả lời
HS nhận xét
HS đọc thông tin SGK suy nghĩ trả lời câu hỏi
+ Người dân ở đồng bằng Bắc Bộ chủ yếu là người Kinh.
+ Nơi đây là nơi đông dân nhất của cả nước. 
+ Làng người Kinh có nhiều nhà quây quần bên nhau.
+ Nhà ở được xây dựng chắc chắn, xung quanh có luỹ tre bao bọc. Để chống lại sức mạnh của bão.
+ Ngày nay nhà ở và làng xóm của người dân có nhiều thay đổi, làng có nhiều nhà cao tầng. Các đồ dùng trong nhà tiện nghi hơn. 
HS trong nhóm lựa chọn tranh ảnh sưu tầm được, kênh chữ trong SGK để thuyết trình về trang phục & lễ hội của người dân đồng bằng Bắc Bộ.
+ Trang phục truyền thống của người Kinh ở đồng bằng Bắc Bộ áo dài, quần trắng, váy đen, áo dài tứ thân..
+ Người dân ở đồng bằng Bắc Bộ thường tổ chức lễ hội vàomùa xuân và mùa thu để cầu cho năm mới mạnh khoẻ, mùa màng bội thu.
+ Trong lễ hội, người dân thường mặc trang phục truyền thống, họ tổ chức tế lễ, vui chơi, giải trí.
+ Một số lễ hội nổi tiếng ở đồng bằng Bắc Bộ: hội Lim, hội chùa Hương, hội Đền Hùng, hội Gióng.
2 HS đọc
HS nhận xét tiết học
LỊCH SỬ
TIẾT 13 : CUỘC KHÁNG CHIẾN CHỐNG QUÂN TỐNG XÂM LƯỢC LẦN THỨ HAI
(NĂM 1075 – 1077)
I/MỤC TIÊU:
 Học xong bài này, HS biết:
Kiến thức:
 - Trình bày sơ lược nguyên nhân, diễn biến, kết quả của cuộc kháng chiến chống quân Tống dưới thời Lí 
 - Ta thắng Tống bởi tinh thần dũng cảm và trí thông minh của quân dân. Người anh hùng tiêu biểu của cuộc kháng chiến này là Lí Thường Kiệt 
Kĩ năng:
 - Tường thuật sinh động trận quyết chiến trên phòng tuyến sông Cầu
Thái độ:
 - Tự hào về truyền thống đấu tranh chống quân xâm lược của cha ông ta ngày xưa.
II/ ĐỒ DÙNG DẠY HỌC :
 -Hình minh hoạ (SGK)
 - Lược đồ cuộc kháng chiến chống quân Tống xâm lược lần 2
 - Phiếu học tập 
III/ CÁC HOẠT ĐỘNGDẠY HỌC CHỦ YẾU:
TG
HOẠT ĐỘNG CỦA GV
HOẠT ĐỘNG CỦA HS
1’
5’
1’
8’
10’
10’
4’
1’
Ổn định lớp:
Bài cũ: Chùa thời Lí 
Vì sao dưới thời Lí nhiều người theo đạo phật?
Vì sao dưới thời Lí chùa được xây dựng nhiều? Kể tên một số chùa mà em biết?
GV nhận xét bài cũ- ghi điểm
Bài mới: Cuộc kháng chiến chống quân tống xâm lược lần thứ hai (năm 1075 – 1077)
Giới thiệu bài: Sau lần thất bại đầu tiên năm 981 nhà Tống luôn ấp ủ âm mưu xâm lược nước ta lần nữa. Năm 1072, vua Lí Thánh Tông qua đời. Lí Nhân Tông lên ngôi mới 7 tuổi, nhân cơ hội đó quân Tống lại xâm lược nước ta. Cuộc kháng chiến chống quân Tống xâm lược lần thứ hai diễn ra như thế nào? Bài học hôm nay giúp các em tìm hiểu điều đó 
Hoạt động 1: Lí Thường Kiệt chủ động tấn công quân Tống 
Mục tiêu: HS nêu được chủ trương của Lí Thường Kiệt tấn công làm suy yếu lực lượng giặc còn hơn chờ giặc đến 
Cách tiến hành:
GV yêu cầu HS đọc SGK: “ Từ năm 1072  rút quân về”
+ Khi quân Tống đang xúc tiến việc xâm lược nước ta lần thứ 2, Lí Thường Kiệt có chủ trương gì?
+ Ông đã thực hiện chủ trương đó như thế nào?
 + Theo em việc Lí Thường Kiệt cho quân sang đánh quân Tống có tác dụng gì?
GV nhận xét kết luận 
 GV giảng thêm: Lí Thường Kiệt sinh năm 1019 mất năm 1105 người làng An Xá, huyện Quảng Đức nay thuộc địa phận Hà Nội. Ông là ngườigiàu mưu lược có biệt tài làm tướng, làm quan. Trải qua 3 đời vua nhà Lí, ông có công lớn trong cuộc kháng chiến chống giặc Tống xâm lược, bảo vệ độc lập cho nước nhà.
Hoạt động 2: Trận chiến trên sông như Nguyệt
Mục tiêu: HS trình bày được diễn biến của cuộc kháng chiến chống quân Tống xâm lược lần thứ 2.
 Cách tiến hành: 
GV treo lược đồ của cuộc kháng chiến lên bảng.
GV giúp HS trình bày diễn biến cuộckháng chiến.
 Lí Thường Kiệt đã làm gì để chuẩn bị chiến đấu với giặc?
+ Quân Tống xâm lược nước ta vào thời gian nào?
Quân Tống sang xâm lược nước ta như thế nào? Do ai chỉ huy?
Trận quyết chiến diễn ra ở đâu?Hãy kể lại trận chiến trên phòng tuyến sông Như Nguyệt
GV nhận xét, kết luận
Hoạt động 3: Cuộc kháng chiến thắng lợi
Mục tiêu: HS trình bày được nguyên nhân dẫn đến thắng lợi của cuộc kháng chiến
Cách tiến hành:
 - Nêu kết quả của cuộc kháng chiến chống quân Tống xâm lược lần thứ hai?
Nguyên nhân nào dẫn đến thắng lợi của cuộc kháng chiến?
GV cùng HS nhận xét 
Củng cố:
2 HS nêu nội dung ghi nhớ cuối bài 
Nêu nguyên nhân và kết quả của trận chiến?
Nhờ đâu mà cuộc kháng chiến chống quân Tống xâm lược lần thứ hai thắng lợi?
Nhận xét tiết học
Dặn dò: 
Học bài và chuẩn bị bài sau : Nhà Trần thành lập.
Hát 
2 HS lên bảng trả lời - nêu ghi nhớ
Cả lớp theo dõi nhận xét 
HS nhắc lại tựa.
Cả lớp đọc thầm thảo luận các câu hỏi
 + Ông đã chủ trương ngồi yên chờ giặc không bằng đem quân đánh trước để chặn mũi nhọn của giặc 
 + Cuối năm 1075, ông đã chia 2 cánh đánh bất ngờ đánh úp  rút về nước
 + Lí Thường Kiệt chủ động tấn công quân Tốngkhông phải để xâm lược Tống mà để phá âm mưu xâm lược nước ta của nhà Tống
HS thảo luận cả lớp
HS theo dõi và trả lời câu hỏi
 - Ông cho xây dựng phòng tuyến trên sông Như Nguyệt ( sông Cầu ngày nay)
Vào cuối năm 1076 
 + Quân Tống kéo 10 vạn bộ binh, 1 vạn ngựa, 20 vạn dân phu do Quách Quỳ chỉ huy ồ ạt tiến vào nước ta
+ Trận chiến diễn ra trên phòng tuyến sông Như Nguyệt
1 HS kể lại
HS thảo luận nhóm- Đại diện nhóm trình bày – HS cả lớp theo dõi nhận xét.
 + Quân Tống bị chết quá nửa số còn lại tinh thần suy sụp
 + Lí Thường Kiệt chủ động giảng hoà để mở lối thoát cho giặc, Quách Quỳ  rút về nước
 + Do quân dân ta rất dũng cảm, có tướng chỉ huy tài giỏi, quân ta ở thế chủ động tấn công quân Tống, lập phòng tuyến sông Như Nguyệt
2HS nêu
HS nhận xét tiết học 

Tài liệu đính kèm:

  • docK - S - D.doc