Thiết kế bài dạy các môn lớp 4 - Tuần 16

Thiết kế bài dạy các môn lớp 4 - Tuần 16

Tập đọc

KÉO CO.

I. Mục tiêu :

1. Kiến thức: Hiểu các từ ngữ trong bài. Hiểu tục chơi kéo co ở nhiều địa phương trên đất nước ta rất khác nhau, kéo co là 1 trò chơi thể hiện tinh thần thưiợng võ của dân tộc.

2. Kỹ năng: Đọc các từ và câu, biết đọc bài văn kể về trò chơi kéo co của dân tộc với giọng vui, hào hứng.

3. Thái độ: Giáo dục Hs yêu thích những trò chơi thể hiện tinh thần thượng võ của dân tộc ta.

II. Chuẩn bị :

- GV : Tranh minh hoạ nội dung bài đọc trong SGK.

 Bảng phụ viết sẵn những câu, đoạn văn cần luyện.

- HS : SGK.

III. Các hoạt động dạy và học:

1/Ổn định :Hát

2. Bài cũ:4 Tuổi Ngựa.

- GV kiểm tra đọc 4 Hs.

- GV nhận xét – đánh giá.

3. Bài mới: 30

a.Giới thiệu bài :1

- Kéo co là 1 trò chơi mà người VN ai cũng biết. Các em hãy nói cáh chơi kéo co?

- Với bài đọc “ Kéo co” hôm nay, các em sẽ biết thêm về cách chơi kéo co ở 1 số địa phương trên đất nước ta.

- GV ghi tựa bài.

 

doc 38 trang Người đăng thuthuy90 Lượt xem 650Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Thiết kế bài dạy các môn lớp 4 - Tuần 16", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần Tiết : Năm học 2006 – 2007 
Tập đọc
KÉO CO. 
I. Mục tiêu :
Kiến thức: Hiểu các từ ngữ trong bài. Hiểu tục chơi kéo co ở nhiều địa phương trên đất nước ta rất khác nhau, kéo co là 1 trò chơi thể hiện tinh thần thưiợng võ của dân tộc.
Kỹ năng: Đọc các từ và câu, biết đọc bài văn kể về trò chơi kéo co của dân tộc với giọng vui, hào hứng.
Thái độ: Giáo dục Hs yêu thích những trò chơi thể hiện tinh thần thượng võ của dân tộc ta.
II. Chuẩn bị :
GV : Tranh minh hoạ nội dung bài đọc trong SGK.
 Bảng phụ viết sẵn những câu, đoạn văn cần luyện.
HS : SGK.
III. Các hoạt động dạy và học:
1/Ổn định :Hát 
2. Bài cũ:4’ Tuổi Ngựa.
GV kiểm tra đọc 4 Hs.
GV nhận xét – đánh giá.
3. Bài mới: 30’
a.Giới thiệu bài :1’
Kéo co là 1 trò chơi mà người VN ai cũng biết. Các em hãy nói cáh chơi kéo co?
Với bài đọc “ Kéo co” hôm nay, các em sẽ biết thêm về cách chơi kéo co ở 1 số địa phương trên đất nước ta.
GV ghi tựa bài.
 b.Các hoạt động: 29’
TG
HOẠT ĐỘNG DẠY
HOẠT ĐỘNG HỌC
8’
8’
8’
4’
1’
Hoạt động 1 : Luyện đọc
MT : Giúp Hs đọc trơn toàn bài và hiểu từ ngữ trong bài.
*Cách tiến hành: Thực hành, giảng giải, hỏi đáp.
GV đọc diễn cảm toàn bài.
Hướng dẫn Hs luyện đọc kết hợp giải nghĩa các từ mới.
GV nhận xét – uốn nắn.
Hoạt động 2: Tìm hiểu bài.
MT: Giúp Hs hiểu nội dung bài.
*Cách tiến hành: Đàm thoại, giảng giải.
Đoạn 1: Kéo coxem hội.
+ Trò chơi kéo co ở làng Hữu Trấp có 
 gì đặc biệt?
 Đoạn 2: Phần còn lại.
Trò chơi kéo co ở làng Tích Sơn có gì đặc biệt?
 ® GV chốt: Kéo co là trò chơi rất phổ biến mà các em đều biết. Song luật chơi kéo co ở mỗi vùng không giống nhau.
+ Vì sao trò chơi kéo co bao giờ cũng vui?.
+ Ngoài trò chơi kéo co, em còn biết những trò chơi nào khác thể hiện tinh thần thượng võ của dân ta?
 Hoạt động 3: Đọc diễn cảm
MT : Rèn kĩ năng đọc diễn cảm. 
*Cách tiến hành: Luyện tập, thực hành, giảng giải.
GV lưu ý: giọng đọc vui, hào hứng, ngắt nhịp, nhần giọng đúng khi đọc các câu văn.
GV nhận xét – uốn nắn.
4: Củng cố
Đọc đoạn văn nói lên luật chơi kéo co ở làng Hữu Trấp? ( hoặc ở làng Tích Sơn )?
Nêu đại ý của bài?
*Hoạt động nối tiếp: Luyện đọc thêm.
Tìm đọc các trò chơi khác thể hiện tinh thần thượng võ của dân tộc.
Chuẩn bị: Trong quán ăn: “ Ba Cá Bống”.
Nhận xét tiết học. Trình bày sản phẩm
Hoạt động nhóm, cá nhân.
Hs nghe.
Hs tiếp nối nhau đọc từng đoạn 
 ( mỗi lần xuống dòng là 1 đoạn ) – 2 lượt.
1 Hs đọc cả bài.
Hs đọc chú giải các từ mới và nêu nghĩa các từ đó.
Hoạt động lớp.
Hs đọc và TLCH.
Kéo co giữa nam và nữ. Có năm bên nam thắng, có năm bên nữ thắng.
Hs đọc và TLCH.
Kéo co giữa trai tráng hai giáp trong làng với số người mỗi bên không hạn chếù, không quy định số lượng.
Hs đọc cả bài và TLCH.
Trò chơi kéo co bao giờ cũng vui vì không khí ganh đua rất sôi nổi, vì những tiếng hò reo khích lệ của người xem hội.
Đá cầu, đấu vật, đu dây...
Hoạt động cá nhân, lớp.
Hs vạch nhịp, gạch dười từ cần nhấn.
Hội làng Hữu Trấp thuộc huyện Quế Võ,/ tỉnh Bắc Ninh thường tổ chức thi kéo co giữa nam và nữ//. Có năm bên nam thắng,/ có năm bên nữ thắng.// Nhưng dù bên nào thắng thì cuộc vui cũng rất là vui. Vui ở sự ganh đua,/ vui ở những tiếng hò reo khuyến khích của người xem hội.//
Nhiều Hs luyện đọc diễn cảm.
2 Hs đọc / 2 dãy.
Hs nêu.
Rút kinh nghiệm
Tuần Tiết : Năm học 2006 – 2007 
Toán
CHIA CHO SỐ CÓ BA CHỮ SỐ. 
I. Mục tiêu : 	
1. Kiến thức : Giúp Hs biết thực hiện phép chia số có 4 chữ số cho số có 3 chữ số.
2. Kỹ năng : Rèn kĩ năng thực hiện phép chia cho số có 3 chữ số.
3. Thái độ : Giáo dục Hs tính chính xác, khoa học, cẩn thận.
II. Chuẩn bị :
GV : SGK.
Hs : SGK , bảng con.
III. Các hoạt động :
1. Khởi động :1’ 
2. Bài cũ : 4’Thương có chữ số 0. 
Nêu cách thực hiện phép chia cho số có 2 chữ số trong trường hợp có chữ số 0 ở thương?
Áp dụng: 11359 : 37
 13870 : 45
® Nhận xét bài cũ.
3. Bài mới: 30’
a.Giới thiệu bài :1’
Chia cho số có 3 chữ số.
® Ghi bảng tựa bài.
b.Các hoạt động	29’
TG
HOẠT ĐỘNG DẠY
HOẠT ĐỘNG HỌC
8’
15’
3’
2’
Hoạt động 1: Tìm hiểu phép chia.
MT: Hs biết cách đặt tính và phép tính chia cho số có 3 chữ số trường hợp chia hết và chia có dư.
*Cách tiến hành: Trực quan, đàm thoại, giảng giải.
Trường hợp chia hết:
GV nêu phép tính.
1944 : 162
Nêu các bước thực hiện phép tính?
GV lưu ý: Ở bước 2, Hs vừa nhân vừa trừ.
® GV nhận xét 
 Hoạt động 2: Luyện tập.
MTVận dụng vào phép tính và giải toán có chia cho số có 3 chữ số.
*Cách tiến hành: Luyện tập, thực hành.
Bài 1: Đặt tính rồi tính.
GV đọc đề.
Yêu cầu H đặt tính rồi tính.
® Nhận xét bài làm đúng + gọi H nêu cách thực hiện phép tính.
 ( GV lưu ý H tập ước lượng để tìm thương ).
 Bài 2: Đặt tính rồi tính.
Hs tự làm bài vào vở.
Hs đổi chéo vở kiểm tra kết quả bài làm.
	Bài 3: Toán đố.
Gọi H tóm tắt đề.
Gọi H nêu bước giải.
Lớp làm vào vở.
2 H đại diện 2 dãy sửa bảng phụ.
® GV nhận xét + tuyên dươmg.
4. Củng cố.
MT: Khắc sâu kiến thức.
 thi đua.
Nêu cách thực hiện phép chia cho số có 3 chữ số?
Thi đua: Tính 7552 : 326
*Hoạt động nối tiếp: 
Học bài cách thực hiện phép chia cho số có 3 chữ số.
Chuẩn bị : “ Luyện tập”.
Trình bày sản phẩm
Hoạt động lớp, cá nhân.
Lớp làm nháp.
1 Hs lên bảng thực hiện phép tính.
a) Đặt tính:
b) Tìm chữ số đầu tiên của thương.
2 Hs làm bảng lớp.
Hs nêu.
Hs làm bảng lớp ( 2 em ).
Lớp làm nháp.
 8469 241
 1239 35
 034
 Hs nêu: đây là phép tính chia có dư ( số dư là 34 )
Hs nêu: 35 ´ 241 + 34 = 8469.
Hs nhắc lại.
Hoạt động cá nhân.
Bài 1: 
H làm bài bảng con.
748 187 710 236
000 4 002 3
163
085 5
 Bài 2: 
Hs làm bài + sửa bài.
Bài 3:
Hs đọc đề.
Hs tóm tắt đề toán.
Hs nêu hướng giải.
Đáp số: 35 tạ.
 Bài 4: H đọc đề.
a) 12b) 37
® Lớp nhận xét.
Hs nêu.
Tuần Tiết : Năm học 2006 – 2007 
Lịch sử
CUỘC KHÁNG CHIẾN CHỐNG 
QUÂN XÂM LƯỢC MÔNG_NGUYÊN. 
Mục tiêu : 
1. Kiến thức : Hs nắm được dưới thời Trần, 3 lần quân Mông_Nguyên sang xâm lược nước ta. Quân dân, già, trẻ đều đồng lòng giết giặc bảo vệ Tổ quốc.
	2. Kỹ năng : Mô tả được 3 trận đánh của nhân dân ta chống lại quân Mông_Nguyên.
Thái độ : Bằng lòng dũng càm và tài thao lược quân dân nhà Trần đã 3 lần đánh tan ý chí xâm lược của quân Mông_Nguyên ® Tự hào lịch sử dân tộc.
Chuẩn bị :
GV : Phiếu học tập, hình SGK ( phóng to ).
HS : SGK.
Các hoạt động :
Khởi động :1’ 
Bài cũ : 4’ Nhà Trần và việc đắp đê.
Nhà Trần coi trọng việc đắp đê được thể hiện qua những việc làm nào?
Nhà Trần thu được kết quả gì trong việc đắp đê?
Ghi nhớ.
Nhận xét, cho điểm.
Bài mới: 30’
a.Giới thiệu bài : 1’	
Cuộc kháng chiến chống quân xâm lược Mông_Nguyên.
b.Phát triển các hoạt động 29’
TG
HOẠT ĐỘNG DẠY
HOẠT ĐỘNG HỌC
8ˆ’
15’
5’
1’
Hoạt động 1: Tinh thần nhân dân ta khi quân Mông_Nguyên sang xâm lược nước ta.
MT: Nắm được tinh thần quyết
 “ đánh “ của quân dân ta khi giặc xâm lược.
*Cách tiến hành: Đàm thoại, động não.
GV phát phiếu học tập. Điền vào chỗ trống.
Trần Thủ Độ khảng khái trả lời: “ Đầu tôiđừng lo”.
Trong Hịch tướng sĩ có câu “phơi ngoài nội cỏbọc trong da ngựa, cũng nguyện xin làm”.
Các chiến sĩ tự thích vào tay mình 2 chữ: “”.
GV cho Hs nêu kết quả bài làm.
® Qua đó cho thấy tinh thần của nhân dân ta như thế nào?
Hoạt động 2: Diễn biến và kết quả của 3 lần chống quân Mông_Nguyên.
MT: Nắm và mô tả được diễn biến cũng như nêu được kết quả của cuộc chiến.
*Cách tiến hành: Kể chuyện, đàm thoại, thảo luận.
Tại sao cả 3 lần chống giặc vua tôi nhà Trần đều rút khỏi Thăng Long? Việc rút khỏi đó đúng hay sai? Vì sao?
Quân ta tấn công vào Thăng Long như thế nào và đã được kết quả gì?
GV nhận xét kết quả thảo luận.
 ® Ghi nhớ.
4. Củng cố.
Em hãy kể vài mẫu chuyện về Trần Quốc Toản trong cuộc kháng chiến chống Mông_Nguyên mà em biết.
*Hoạt động nối tiếp: Xem lại bài
Chuẩn bị: Nhà Trần suy yếu. Trình bày sản phẩm
Hoạt động cá nhân.
Hs nhận phiếu và điền.
Trần Thủ Độ khảng khái trả lời “Đầu tôi chưa rơi xuống đất, xin bệ hạ đừng lo”.
Trong Hịch tương sĩ có câu: “ Dù trăm thân ta phơi ngoài nội cỏ, nghìn xác ta bọc trong da ngựa, cũng nguyện xin làm”.
Các chiến sĩ tự thích vào tay mình 2 chữ “ sát thát”.
Lớp nhận xét.
Tinh thần, ý chí quyết tâm chống giặc của nhân dân ta rất cao.
Hoạt động nhóm đôi.
Vua tôi nhà Trần rút quân khỏi Thăng Long là đúng vì khi đó thế giặc rất mạnh nên ta phải kéo dài thời gian đánh nhằm làm cho giặc yếu dần vì xa hậu phương và thiếu lương thực.
Quân ta đánh vào Thăng Long quân địch bỏ chạy.
Lần 1: chúng chạy và không còn hung hăng.
Lần 2: Tướng giặc là Thoát Hoan phải chui vào ống đồng mới thoát thân.
Lần 3: quân ta tiêu diệt chúng trên sông Bạch Đằng.
Kết quả: Ba lần đại bại, quân Mông_Nguyên không dám sang xâm lược nước ta.
H kể.
Rút kinh nghiệm
----------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------- ... n:
Phần 1: Bài 1, 2, 3, 4.
Hs khoanh tròn vào 1 chữ đặt trước kết quả đúng của phép tính.
Bài 5: Hs khoanh vào chữ đặt trước số chỉ kết quả của việc đổi 3m 5dm thành số đo cm.
Bài 6: Hs khoanh vào chữ đặt trước câu trả lời đúng về đường cao của 1 hình tam giác.
 Phần 2:
Hs làm theo cách đã học.
Hoạt động 2: Làm bài.
MT: Kiểm tra đánh giá kết quả học tập.
*Cách tiến hành: Thực hành.
Phần 1:
GV hướng dẫn Hs làm bài trong VBT tiết kiểm tra số 3 trang 86, 87.
1) Kết quả của phép cộng:
 572863 + 280192 là c 853055
2) Kết quả của phép trừ:
 728035 – 49382 là d 678653
3) Kết quả của phép nhân.
 237 ´ 42 là c 9954
4) Kết quả của phép chia:
 9776 : 47 b 208
5) Số tyhích hợp điền vào chỗ chấm là 
 c 305 cm
6) Đường cao của tam giác ABC là: 
 c TH
 Phần 2:
Bài 1: Giải:
Ba xe chở được:
5320 + 5780 + 6150 = 17250 ( kg )
Trung bình mỗi xe chở được:
17250 : 3 = 5750 ( kg )
Đáp số: 5750 kg.
Bài 2: Giải:
 Ngày thứ nhất đội công nhân làm:
 ( 3450 – 170 ) : 2 = 1640 ( m )
 Ngày thứ hai đội công nhân làm :
 64 + 170 = 1810 ( m )
( hoặc 3450 – 1640 = 1810 m )
Đáp số: 1640 m
 1810 m
 Hoạt động 3: Thu bài.
Thu bài, nhận xét bài làm.
Nêu đáp án.
*Hoạt động nối tiếp: 
Nhận xét tiết học
Chuẩn bị: Ôn thi HKI.
Trình bày sản phẩm
 Hoạt động cá nhân.
Hs lắng nghe.
 Hoạt động cá nhân.
Hs làm bài.
Biểu điểm.
Đúng mỗi câu được 1 điểm.
 Mỗi bài 2 điểm.
 2 điểm
 0,25 đ
 0,5 đ
 0,5 đ
 0,5 đ
 0,25 đ
 2 điểm
 0,25 đ
 0,5 đ
 0,25 đ
 0,5 đ
 0,25 đ
 0,25 đ
Rút kinh nghiệm
--------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------
Tuần Tiết : Năm học 2006 – 2007 
Khoa học
KHÔNG KHÍ CÓ NHỮNG THÀNH PHẦN NÀO? 
I. Mục tiêu :
Kiến thức: Hs biết không khí có những thành phần nào?
Kỹ năng: Làm thí nghiệm xác định 2 thành phần chính của không khí là khí ô-xi duy trì sự cháy và khí ni-tơ không duy trì sự cháy. Làm thí nghiệm để chứng minh trong không khí còn có những thành phần khác.
Thái độ: Thích tìm hiểu khoa học và vận dụng vào cuộc sống.
II. Chuẩn bị :
GV : Hình vẽ trong SGK trang 66, 67.
HS : Chuẩn bị các đồ dùng thí nghiệm theo nhóm:
 + Lọ thuỷ tinh, nến, chậu thuỷ tinh, vật liệu dùng làm đế kê lọ ( như hình vẽ )
 + Nước vôi trong.
III. Các hoạt động :
1. Khởi động :1’ 
2. Bài cũ:4’ Một số tính chất của không khí.
Nêu các tính chất của không khí?
Nêu 1 số ví dụ về việc ứng dụng 1 số tính chất của không khí trong đời sống.
GV nhận xét, tuyên dương
3. Bài mới: 30’
a.Giới thiệu bài :1’
 Các em đã biết được không khí có những tính chất gì vậy trong không khí có những thành phần nào? Chúng ta sẽ cùng tìm hiểu qua bài học hôm nay.
b. Phát triển các hoạt động: 29’	
TG
HOẠT ĐỘNG DẠY
HOẠT ĐỘNG HỌC
 12’
 13’
 3’
1’
Hoạt động 1: Hai thành phần chính của không khí là khí ô-xi và ni-tơ.
MT: Làm thí nghiệm xác định 2 thành phần chính của không khí là khí ô-xi duy trì sự cháy và khí ni-tơ không duy trì sự cháy.
*Cách tiến hành: Thí nghiệm, thảo luận, giảng giải.
GV chia nhóm và đề nghị các nhóm trưởng báo cáo về việc chuẩn bị các đồ dùng để làm những thí nghiệm này.
Tiếp theo, GV yêu cầu các em đọc các mục thực hành, thí nghiệm trang 66 SGK để biết cách làm.
Người ta đã chứng minh được rằng thể tích khí ni-tơ gấp 4 lần thể tích khí ô-xi trong không khí.
Hoạt động 2: Không khí còn có những thành phần khác.
MT: Làm thí nghiệm để chứng minh trong không khí còn có những thành phần khác.
*Cách tiến hành: Thí nghiệm, thảo luận, giảng giải.
Nếu chuẩn bị được nước vôi trong, GV nên cho Hs quan sát ngay từ trước khi vào tiết học ( khoảng 30 phút ) sẽ cho Hs quan sát lại hoặc dùng 1 ống nhỏ thổi vào lọ nước vôi trong nhiều lần. Xem nước vôi còn trong không?
GV yêu cầu đại diện các nhóm báo cáo kết quả và cách lí giải các hiện tượng xảy ra qua thí nghiệm.
Tiếp theo, GV yêu cầu Hs tìm những ví dụ về các hoạt động sinh ra khí các-bô-níc.
GV có thể cho Hs nhìn thấy bụi trong không khí bằng cách che tối phòng học và để 1 lỗ nhỏ cho tia nắng lọt vào phòng. Nhìn vào tia nắng đó, các em sẽ thấy rõ những hạt bụi lơ lửng trong không khí.
4.Củng cố.
Không khí gồm những thành phần nào?
Nêu 1 số ứng dụng không khí vào trong đời sống?
*Hoạt động nối tiếp: 
Xem lại bài.
Chuẩn bị: “ Ôn tập và kiểm tra học kì I.
GV nhận xét tiết học.
Trình bày sản phẩm
 Hoạt động nhóm, lớp.
Các nhóm trưởng báo cáo về việc chuẩn bị các đồ dùng
Hs đọc
Hs làm thí nghiệm theo nhóm.
Hoạt động lớp.
Hs thực hiện như chỉ dẫn của GV, quan sát hiện tượng, thảo luận và giải thích hiện tượng. 
Hs có thể tham khảo mục “ Bạn có biết” trang 67 SGK để giải thích.
Ví dụ: Vào những hôm trời nồm, độ ẩm không khí cao, quan sát sàn nhà em thấy gì?
bụi, khí độc, vi khuẩn.
Không khí gồm có 2 thành phần chính là ô-xi và ni-tơ. Ngoài ra còn chứa khí các-bô-níc, hơi nước, bụi, vi khuẩn
Hs nêu
Rút kinh nghiệm
--------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------
Tuần Tiết : Năm học 2006 – 2007 
Môn: Địa lí
BÀI: THỦ ĐÔ HÀ NỘI
I.MỤC ĐÍCH - YÊU CẦU:
1.Kiến thức: 
-HS biết thủ đô Hà Nội
Là thành phố lớn ở trung tâm đồng bằng Bắc Bộ.
Là thành phố cổ đang ngày càng phát triển.
Là trung tâm chính trị, kinh tế, văn hoá, khoa học lớn.
2.Kĩ năng:
HS xác định được vị trí của thủ đô Hà Nội trên bản đồ Việt Nam.
Trình bày được những đặc điểm tiêu biểu của thủ đô Hà Nội.
Biết một số dấu hiệu thể hiện Hà Nội là thành phố cổ, trung tâm chính trị, kinh tế, văn hoá, khoa học.
3.Thái độ:
Có ý thức tìm hiểu & bảo vệ thủ đô Hà Nội.
II.CHUẨN BỊ:
-GV: Bản đồ hành chính, giao thông, công nghiệp Việt Nam.Bản đồ Hà Nội.
-HS: Tranh ảnh về Hà Nội.
III.CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC CHỦ YẾU
Khởi động: 1’
Bài cũ: 4’ Hoạt động sản xuất của người dân ở đồng bằng Bắc Bộ.
Kể tên một số nghề thủ công của người dân ở đồng bằng Bắc Bộ?
Em hãy mô tả qui trình làm ra một sản phẩm gốm?
Chợ phiên ở đồng bằng Bắc Bộ có đặc điểm gì?
GV nhận xét
Bài mới: 30’
a.Giới thiệu: 1’
 Mỗi quốc gia đều có một thủ đô. Đó là nơi ở & làm việc của các nhà lãnh đạo đất nước, các cơ quan đứng đầu của cả nước. Thủ đô của nước ta có tên là gì? Ở đâu? Thủ đô của nước ta có đặc điểm gì? Chúng ta cùng tìm hiểu qua bài học ngày hôm nay.
b.Các hoạt động: 29’
THỜI GIAN
HOẠT ĐỘNG CỦA GV
HOẠT ĐỘNG CỦA HS
8 ‘
8’
8’
4 ‘
1 ‘
Hoạt động1: Hoạt động cả lớp
*Mục tiêu: Hs biết thành phố lớn ở trung tâm đồng bằng Bắc Bộ.
GV nói: Hà Nội là thành phố lớn nhất miền Bắc.
GV treo bản đồ hành chính giao thông Việt Nam.
Chỉ vị trí của thủ đô Hà Nội ?
Trả lời các câu hỏi của mục 1/ SGK
Từ tỉnh (thành phố) em ở có thể đến Hà Nội bằng những phương tiện giao thông nào?
Hoạt động 2: Hoạt động nhóm đôi
*Mục tiêu: HS biết thành phố cổ đang ngày càng phát triển.
Thủ đô Hà Nội còn có những tên gọi nào khác? Tới nay Hà Nội được bao nhiêu tuổi?
Khu phố cổ có đặc điểm gì? (Ở đâu? Tên phố có đặc điểm gì? Nhà cửa, đường phố?)
Khu phố mới có đặc điểm gì? (nhà cửa, đường phố)
Kể tên những danh lam thắng cảnh, di tích lịch sử của Hà Nội.
GV sửa chữa giúp HS hoàn thiện phần trình bày.
GV kể thêm: Hà Nội đã từng có các tên: Đại La, Thăng Long, Đông Đô, Đông Quan, năm 1010 có tên là Thăng Long,về các danh lam thắng cảnh, di tích lịch sử của Hà Nội (Văn miếu Quốc Tử Giám, chùa Một Cột)
GV treo bản đồ Hà Nội, giới thiệu HS khu phố cổ, khu phố mới
Hoạt động 3: Hoạt động nhóm
*Mục tiêu: trung tâm chính trị, kinh tế, văn hoá, khoa học lớn.
Nêu những dẫn chứng thể hiện Hà Nội là:
+ Trung tâm chính trị ( nơi làm việc của các nhà, cơ quan lãnh đạo cao nhất của đất nước)
+ Trung tâm kinh tế lớn (công nghiệp , thương mại , giao thông)
+ Trung tâm văn hoá, khoa học (viện nghiên cứu, trường đại học, viện bảo tàng)
Kể tên một số trường đại học, viện bảo tàng của Hà Nội.
GV sửa chữa giúp HS hoàn thiện phần trình bày.
GV kể thêm về các sản phẩm công nghiệp, các viện bảo tàng: bảo tàng HCM, bảo tàng lịch sử, bảo tàng dân tộc học...)
Củng cố 
GV treo bản đồ Hà Nội
Hoạt động nối tiếp
Chuẩn bị bài: Đồng bằng Nam Bộ.
Trình bày sản phẩm
HS quan sát bản đồ hành chính giao thông VN treo tường kết hợp lược đồ SGK
HS quan sát bản đồ giao thông & trả lời
Các nhóm HS dựa vào vốn hiểu biết của mình, SGK và tranh ảnh thảo luận theo gợi ý của GV.
Đại diện nhóm trình bày kết quả trước lớp
HS xem vị trí khu phố cổ, khu phố mới.
Các nhóm HS thảo luận theo gợi ý của GV.
Đại diện nhóm trình bày kết quả trước lớp
HS tìm vị trí một số di tích lịch sử, trường đại học, bảo tàng, chợ, khu vui chơi giải trí & gắn các ảnh đã sưu tầm được vào vị trí của chúng trên bản đồ.
Rút kinh nghiệm
--------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------

Tài liệu đính kèm:

  • doc16x.doc