Thiết kế bài dạy các môn lớp 4 - Tuần 16: Tiếng Việt

Thiết kế bài dạy các môn lớp 4 - Tuần 16: Tiếng Việt

I.MỤC ĐÍCH - YÊU CẦU:

1.Kiến thức:

- Hiểu các từ ngữ trong bài

- Hiểu tục chơi kéo co ở nhiều địa phương trên đất nước ta rất khác nhau. Kéo co là một trò chơi thể hiện tinh thần thượng võ của dân tộc.

2.Kĩ năng:

- HS đọc lưu loát toàn bài

- Biết đọc bài văn kể về trò chơi kéo co của dân tộc với giọng sôi nổi, hào hứng.

3. Thái độ:

- Yêu thích tìm hiểu các trò chơi dân gian.

II.CHUẨN BỊ:

- Tranh minh hoạ

- Bảng phụ viết sẵn câu, đoạn văn cần hướng dẫn HS luyện đọc

III.CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC CHỦ YẾU

 

doc 20 trang Người đăng thuthuy90 Lượt xem 520Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Thiết kế bài dạy các môn lớp 4 - Tuần 16: Tiếng Việt", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày soạn:14/12
Ngày dạy : 17/12
TẬP ĐỌC
TIẾT 31 : KÉO CO
I.MỤC ĐÍCH - YÊU CẦU:
1.Kiến thức: 
Hiểu các từ ngữ trong bài
Hiểu tục chơi kéo co ở nhiều địa phương trên đất nước ta rất khác nhau. Kéo co là một trò chơi thể hiện tinh thần thượng võ của dân tộc. 
2.Kĩ năng:
HS đọc lưu loát toàn bài
Biết đọc bài văn kể về trò chơi kéo co của dân tộc với giọng sôi nổi, hào hứng. 
3. Thái độ:
Yêu thích tìm hiểu các trò chơi dân gian. 
II.CHUẨN BỊ:
Tranh minh hoạ 
Bảng phụ viết sẵn câu, đoạn văn cần hướng dẫn HS luyện đọc
III.CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC CHỦ YẾU	
TG
HOẠT ĐỘNG CỦA GV
HOẠT ĐỘNG CỦA HS
1’
5’
1’
8’
8’
8’
3’
1’
Khởi động: 
Bài cũ: Tuổi Ngựa 
GV yêu cầu 2 HS đọc thuộc lòng bài tập đọc & trả lời câu hỏi về nội dung bài 
GV nhận xét - ghiđiểm
Bài mới: 
Giới thiệu bài
Kéo co là một trò chơi vui mà người 
Việt Nam ta ai cũng biết. Song luật chơi kéo co ở mỗi vùng không giống nhau. Với bài đọc Kéo co, các em sẽ biết thêm về cách chơi kéo co ở một số địa phương trên đất nước ta.
Hoạt động1: Hướng dẫn luyện đọc
GV chia đoạn 
GV kết hợp sửa lỗi phát âm sai, ngắt nghỉ hơi chưa đúng hoặc giọng đọc không phù hợp
GV yêu cầu HS đọc thầm phần chú thích các từ mới ở cuối bài đọc
Yêu cầu 1 HS đọc lại toàn bài
GV đọc diễn cảm cả bài
Giọng đọc sôi nổi, hào hứng. Chú ý nhấn giọng những từ ngữ gợi tả, gợi cảm: thượng võ, nam, nữ, rất là vui, ganh đua, hò reo, khuyến khích, nổi trống, không ngớt lời. 
Hoạt động 2: Hướng dẫn tìm hiểu bài
Yêu cầu HS quan sát tranh minh hoạ
Qua phần đầu bài văn, em hiểu cách chơi kéo co như thế nào? 
Đoạn 1 cho biết điều gì?
GV tổ chức cho HS thi kể về cách chơi kéo co ở làng Hữu Trấp. 
GV cùng HS bình chọn bạn giới thiệu tự nhiên, sôi nổi, đúng nhất không khí lễ hội. 
Đoạn 2 cho ta biết về điều gì?
Cách chơi kéo co ở làng Tích Sơn có gì đặc biệt?
Vì sao trò chơi kéo co bao giờ cũng vui? 
GV nhận xét & chốt ý 
+ Đoạn văn giới thiệu về điều gì?
+ Bài văn giới thiệu cho ta biết điều gì?
Hoạt động 3: Hướng dẫn đọc diễn cảm
Hướng dẫn HS đọc từng đoạn văn
GV mời HS đọc tiếp nối nhau từng đoạn trong bài
- GV hướng dẫn, điều chỉnh cách đọc cho các em sau mỗi đoạn
Hướng dẫn kĩ cách đọc 1 đoạn văn
GV treo bảng phụ có ghi đoạn văn cần đọc diễn cảm (Hội làng Hữu Trấp  của người xem hội) 
GV cùng trao đổi, thảo luận với HS cách đọc diễn cảm (ngắt, nghỉ, nhấn giọng)
GV sửa lỗi cho các em
Củng cố 
Ngoài kéo co, em còn biết những trò chơi dân gian nào khác?
GV nhận xét tiết học
Dặn dò: 
Về nhà tiếp tục luyện đọc bài văn, chuẩn bị bài: Trong quán ăn “Ba Cá Bống” 
Hát 
HS nối tiếp nhau đọc bài và trả lời câu hỏi
HS nhận xét
Mỗi HS đọc 1 đoạn theo trình tự các đoạn trong bài tập đọc(2 lượt)
+ Đoạn 1: 5 dòng đầu 
+ Đoạn 2: 4 dòng tiếp theo
+ Đoạn 3: 6 dòng còn lại 
- HS nhận xét cách đọc của bạn
- HS đọc thầm phần chú giải
- HS luyện đọc theo cặp
2 HS đọc lại toàn bài
HS nghe
HS quan sát tranh minh hoạ 
HS gạch chân phần trả lời trong sách & nêu: Kéo co phải có hai đội-> số lượng người bằng nhau, thành viên mỗi đội ôm chặt lưng nhau, hai người đứng đầu mỗi đội ngoắc tay vào nhau( nắm chung một sợi dây). Kéo co phải đủ ba keo, đội nào có số keo thắng nhiều hơn – đội đó thắng
Ý đoạn 1: Giới thiệu trò chơi kéo co.
HS thi giới thiệu về cách chơi kéo co ở làng Hữu Trấp “ đây là cuộc chơi giữa bên namxem kéo co”
Cả lớp nhận xét, bình chọn bạn giới thiệu hay nhất. 
Ý đoạn 2: Giới thiệu trò chơi kéo co ở làng Hữu Trấp.
Đó là cuộc thi giữa trai tráng hai giáp trong làng. Số lượng người mỗi bên không hạn chế. Có giáp thua keo đầu, keo sau, đàn ông trong giáp kéo đến đông hơn, thế là chuyển bại thành thắng. 
Trò chơi kéo co bao giờ cũng vui vì có rất đông người tham gia, vì không khí ganh đua rất sôi nổi; vì những tiếng hò reo khích lệ của rất nhiều người xem. 
Ý đoạn 3: Cách chơi kéo co ở làng Tích Sơn.
Nội dung chính: Giới thiệu cách chơi kéo co ở nhiều địa phương trên đất nước ta . Kéo co còn là một trò chơi thể hiện tinh thần thượng võ của dân tộc Việt Nam ta. 
Mỗi HS đọc 1 đoạn theo trình tự các đoạn trong bài
HS nhận xét, điều chỉnh lại cách đọc cho phù hợp
Thảo luận thầy – trò để tìm ra cách đọc phù hợp
HS luyện đọc diễn cảm đoạn văn theo cặp
HS đọc trước lớp
Đại diện nhóm thi đọc diễn cảm (đoạn, bài) trước lớp
HS nêu: đấu vật, múa võ, đá cầu, đu bay, thổi cơm thi  
Ngày soạn:17/12
Ngày dạy : 20/12
TẬP ĐỌC
TIẾT 32 : TRONG QUÁN ĂN “BA CÁ BỐNG”
I.MỤC ĐÍCH - YÊU CẦU:
1.Kiến thức: 
Hiểu các từ ngữ trong bài
Hiểu ý nghĩa câu chuyện: Chú bé người gỗ Bu-ra-ti-nô thông minh đã biết dùng mưu moi được bí mật về chiếc chìa khoá vàng ở những kẻ độc ác đang tìm mọi cách bắt chú. 
2.Kĩ năng:
Đọc trôi chảy, rõ ràng.
HS đọc lưu loát toàn bài, không vấp váp các tên riêng tiếng nước ngoài: Bu-ra-ti-nô, Toóc-ti-la, Ba-ra-ba, Đu-rê-ma, A-li-xi-a, A-di-li-ô.
Biết đọc diễn cảm truyện – giọng đọc gây tình huống bất ngờ, hấp dẫn, đọc phân biệt lời người dẫn chuyện với lời các nhân vật. 
3. Thái độ:
Ham thích tìm đọc những câu chuyện hay, có ý nghĩa. 
II.CHUẨN BỊ:
Tranh minh hoạ 
Bảng phụ viết sẵn câu, đoạn văn cần hướng dẫn HS luyện đọc
III.CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC CHỦ YẾU	
TG
HOẠT ĐỘNG CỦA GV
HOẠT ĐỘNG CỦA HS
1’
5’
1’
8’
8’
8’
3’
1’
Khởi động: 
Bài cũ: Kéo co 
GV gọi 3 HS nối tiếp nhau đọc bài & trả lời câu hỏi về nội dung bài đọc 
GV nhận xét - ghi điểm
Bài mới: 
Giới thiệu bài
 Truyện Chiếc chìa khoá vàng hay chuyện li kì của Bu-ra-ti-nô là một truyện rất nổi tiếng kể về một chú bé bằng gỗ, có chiếc mũi rất nhọn & dài mà trẻ em thế giới yêu thích. Hôm nay, các em sẽ học một trích đoạn vui của truyện đó để thấy phần nào tính cách thông minh của chú bé bằng gỗ Bu-ra-ti-nô.
Hoạt động1: Hướng dẫn luyện đọc
GV chia đoạn 
GV chú ý HS cách đọc các tên riêng tiếng nước ngoài,khen HS đọc đúng kết hợp sửa lỗi phát âmsai,ngắt nghỉ hơi chưa đúng hoặc giọng đọc khôngphù hợp
GV yêu cầu HS đọc thầm phần chú thích các từ mới ở cuối bài đọc
Yêu cầu 1 HS đọc lại toàn bài
GV đọc diễn cảm cả bài
Giọng khá nhanh, bất ngờ, hấp dẫn; đọc phân biệt lời người dẫn chuyện với lời các nhân vật:
+ Lời người dẫn chuyện: chậm rãi (phần đầu truyện), nhanh hơn, bất ngờ, li kì (phần sau)
+ Lời Bu-ra-ti-nô: thét, doạ nạt
+ Lời lão Ba-ra-ba: lúc đầu hùng hổ, sau ấp úng, khiếp đảm.
+ Lời cáo A-li-xi-a: chậm rãi, ranh mãnh
Hoạt động 2: Hướng dẫn tìm hiểu bài
 GV yêu cầu HS đọc thầm bài và trả lời câu hỏi
Bu-ra-ti-nô cần moi bí mật gì ở lão Ba-ra-ba?
Chú bé gỗ đã làm cách nào để buộc lão Ba-ra-ba phải nói ra điều bí mật?
GV nhận xét & chốt ý 
Chú bé gỗ gặp điều gì nguy hiểm & đã thoát thân như thế nào? 
GV nhận xét & chốt ý
Emhãy tìm những hình ảnh,chi tiết trong truyện em cho là ngộ nghĩnh & lí thú?
Truyện cho biết về điều gì?
Hoạt động 3: Hướng dẫn đọc diễn cảm
Hướng dẫn HS đọc từng đoạn văn
GV mời tốp 4 HS đọc tiếp nối nhau theo cách phân vai 
GV hướng dẫn, điều chỉnh cách đọc cho các em
Hướng dẫn kĩ cách đọc 1 đoạn văn
GV treo bảng phụ có ghi đoạn văn cần đọc diễn cảm (Cáo lễ phép ngả mũ chào  nhanh như mũi tên) 
GV cùng trao đổi, thảo luận với HS cách đọc diễn cảm 
GV theo dõi sửa lỗi cho các em
4. Củng cố 
Em hãy nêu ý nghĩa của câu chuyện? 
Nhận xét tiết học
5. Dặn dò: 
Về nhà tiếp tục luyện đọc bài văn, tìm đọc chuyện Chiếc chìa khoá vàng hay chuyện li kì của Bu-ra-ti-nô. 
Chuẩn bị bài: Rất nhiều mặt trăng.
Hát 
3HS nối tiếp nhau đọc bài và trả lờicâu hỏi
HS cả lớp theo dõi nhận xét
HS chú ý nghe 
HS đọc 1 đoạn theo trình tự các đoạn trong bài tập đọc
+Đoạn1:từ đầutống nóvào cáilò sưởi này. 
+Đoạn 2: tiếp đến trong nhà bác Các-lô a.ï 
+ Đoạn 3: phần còn lại .
- HS nhận xét cách đọc của bạn
- HS đọc thầm phần chú giải
- HS luyện đọc theo cặp.
2 HS đọc lại toàn bài
HS nghe
HS đọc thầm bài và trả lời câu hỏi SGK
+ Bu-ra-ti-nô cần biết kho báu ở đâu. 
+ Chú chui vào 1 cái bình bằng đất để trên bàn ăn, ngồi im, đợi Ba-ra-ba uống rượu say, từ trong bình hét lên: Kho báu ở đâu, nói ngay, khiến hai tên độc ác sợ xanh mặt tưởng là lời ma quỷ nên đã nói ra bí mật.
Ý đoạn 1,2: Bu-ra-ti-nô tìm cách moi bí mật
Cáo A-li-xi-a & mèo A-di-li-ô biết chú bé gỗ đang ở trong bình đất, đã báo với Ba-ra-ba để kiếm tiền. Ba-ra-ba ném bình xuống sàn vỡ tan. Bu-ra-ti-nô lổm ngổm giữa những mảnh bình vỡ. Thừa dịp bọn ác đang há hốc mồm ngạc nhiên, chú lao ra ngoài. 
Ý đoạn 3: Bu-ra-ti-nô gặp nguy hiểm nhưng đã tìm cách thoát thân. 
HS tiếp nối nhau phát biểu 
Nội dung chính: Chú bé người gỗ Bu-ra-ti-nô thông minh đã biết dùng mưu moi được bí mật về chiếc chìa khoá vàng ở những kẻ độc ác đang tìm mọi cách bắt chú. 
Một tốp 4 HS tiếp nối nhau đọc theo cách phân vai
HS nhận xét, điều chỉnh lại cách đọc cho phù hợp
Thảo luận thầy – trò để tìm ra cách đọc phù hợp
HS luyện đọc diễn cảm đoạn văn theo cặp
HS đọc trước lớp
Đại diện nhóm thi đọc diễn cảm (đoạn, bài, phân vai) trước lớp
HS nêu 
HS nhận xét tiết học.
TẬP LÀM VĂN
TIẾT 31:LUYỆN TẬ ... ghi lời giải, chốt lại ý kiến đúng.
GV kết luận: Đó là câu kể. 
Bài tập 3
Gọi HS đọc yêu cầu của bài
GV nhận xét, dán tờ phiếu ghi lời giải, chốt lại ý kiến đúng: 
GV lưu ý: Câu “Vừa hơ bộ râu, lão vừa nói:” là một câu kể nhưng lại kết thúc bằng dấu hai chấm do nó có nhiệm vụ báo hiệu: câu tiếp theo là lời của nhân vật Ba-ba-ra. Như vậy, việc sử dụng dấu hai chấm ở đây chịu sự chi phối của một quy tắc khác – quy tắc báo hiệu chỗ bắt đầu lời nhân vật. 
Ghi nhớ kiến thức
Yêu cầu HS đọc thầm phần ghi nhớ 
Hoạt động 2: Hướng dẫn luyện tập 
Bài tập 1:
GV mời HS đọc yêu cầu của bài tập 
GV phát phiếu đã ghi sẵn các câu văn cho mỗi nhóm.
GV nhận xét, chốt lại lời giải đúng: 
Bài tập 2:
GV mời HS đọc yêu cầu của bài tập 
GV nhận xét
4. Củng cố - Dặn dò: 
- Câu kể được dùng để làm gì?
GV nhận xét tinh thần, thái độ học tập của HS.
Về nhà hoàn chỉnh BT2 (phần luyện tập 
Chuẩn bị bài: Câu kể Ai làm gì? 
Hát 
2 HS làm lại BT2, 3 – mỗi em làm 1 bài 
HS cả lớp theo dõi nhận xét
HS nhắc lại tựa
HS đọc yêu cầu của bài
Cả lớp đọc thầm đoạn văn, suy nghĩ, phát biểu ý kiến:
+ Câu được in đậm trong đoạn văn đã cho là câu hỏi về một điều chưa biết. Cuối câu có dấu chấm hỏi. 
HS đọc yêu cầu của bài
HS suy nghĩ, phát biểu ý kiến
+ Câu trong đoạn văn dùng để giới thiệu: Bu-ra-ti-nô là một chú bé bằng gỗ.
+ Câu trong đoạn văn dùng để miêu tả: Chú có cái mũi rất dài.
+ Câu trong đoạn văn dùng để kể về một sự việc: Chú người gỗ được bác rùa tốt bụng Toóc-ti-la tặng cho chiếc chìa khoá vàng để mở một kho báu.
+ Cuối các câu trên có dấu chấm. 
- HS đọc yêu cầu của bài, suy nghĩ, phát biểu ý kiến.
+ Ba-ba-ra uống rượu đã say (kể về Ba-ba-ra)
+ Vừa hơ bộ râu, lão vừa nói: (kể về Ba-ba-ra)
+ Bắt được thằng người gỗ, ta sẽ tống nó vào cái lò sưởi này . (Nêu suy nghĩ của Ba-ba-ra
+ Nhận xét: Câu kể có thể được dùng để nói lên ý kiến hoặc tâm tư, tình cảm của mỗi người.
HS đọc thầm phần ghi nhớ
3 HS đọc phần ghi nhớ trong SGK
HS đọc yêu cầu của bài tập
HS trao đổi theo nhóm
Đại diện nhóm trình bày-Cả lớp nhận xét 
+ Chiều chiều, trên bãi thả, đám trẻ mục đồng  thả diều thi: kể sự việc.
+ Cánh diều mềm mại như cánh bướm: Tả cánh diều
+ Chúng tôi vui sướng đến phát dại nhìn lên trời: Kể sự việc & nói lên tình cảm.
+ Tiếng sáo diều  bổng: Tả tiếng sáo diều
+ Sáo đơn, rồi sáo kép, sáo bè  như gọi thấp xuống những vì sao sớm: Nêu ý kiến, nhận định. 
 HS đọc yêu cầu của bài tập 
1 HS làm mẫu. Ví dụ – ý c: Em nghĩ rằng tình bạn rất cần thiết cho mỗi người. Nhờ có bạn, em thấy cuộc sống vui hơn. Bạn cùng em vui chơi, học hành. Bạn giúp đỡ khi em gặp khó khăn 
HS làm bài vào vở – mỗi em viết khoảng 3 câu kể theo 1 trong 4 đề bài đã nêu
HS tiếp nối nhau trình bày.Cả lớp nhận xét.
HS trả lời
HS nhận xét tiết học
KỂ CHUYỆN
TIẾT 16: KỂ CHUYỆN ĐƯỢC CHỨNG KIẾN HOẶC THAM GIA 
I.MỤC ĐÍCH - YÊU CẦU:
1. Rèn kĩ năng nói:
HS chọn được một câu chuyện kể về đồ chơi của mình hoặc của các bạn xung quanh. 
Biết sắp xếp các sự việc thành một câu chuyện.
Biết trao đổi với các bạn về ý nghĩa câu chuyện.
Lời kể tự nhiên, chân thực, có thể kết hợp lời nói với cử chỉ, điệu bộ. 
2.Rèn kĩ năng nghe:
Chăm chú theo dõi bạn kể chuyện. Nhận xét, đánh giá đúng lời kể của bạn.
 3. Thái độ:
Yêu thích tìm hiểu Tiếng Việt, có ý thức giữ gìn đồ chơi.
II.CHUẨN BỊ:
Bảng lớp viết đề bài, 3 cách xây dựng cốt truyện.
III.CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC CHỦ YẾU	
TG
HOẠT ĐỘNG CỦA GV
HOẠT ĐỘNG CỦA HS
1’ 
5’ 
1’ 
3’ 
5’
15’ 
3’ 
1. Khởi động: 
2. Bài cũ: Kể chuyện đã nghe, đã đọc 
Yêu cầu 1 HS kể lại câu chuyện các em đã được đọc hay được nghe có nhân vật là những đồ chơi của trẻ em hoặc những con vật gần gũi với trẻ em. 
GV nhận xét & chấm điểm
3. Bài mới: 
Hoạt động1: Giới thiệu bài 
Trong tiết kể chuyện hôm nay, các em sẽ kể những câu chuyện về đồ chơi của chính các em hoặc của bạn bè xung quanh. Chúng ta sẽ biết trong tiết học hôm nay, bạn nào có câu chuyện về đồ chơi hay nhất. 
(GV kiểm tra HS đã tìm đọc truyện ở nhà như thế nào) GV mời một số HS giới thiệu nhanh những truyện mà các em mang đến lớp.
Hoạt động 2:HD HS hiểu yêu cầu của đề bài
GV gạch dưới những từ ngữ quan trọng trong đề bài, giúp HS xác định đúng yêu cầu của đề: Kể một câu chuyện liên quan đến đồ chơi của em hoặc của các bạn xung quanh em. 
GV nhắc HS: Câu chuyện của mỗi em phải là chuyện có thực (liên quan đến đồ chơi của em hoặc của bạn bè), nhân vật trong câu chuyện là em hoặc bạn bè. Lời kể phải giản dị, tự nhiên. 
Hoạt động 3: Gợi ý HS kể chuyện
GV mời HS đọc gợi ý 
GV nhắc HS chú ý:
+ SGK nêu 3 hướng xây dựng cốt truyện. Em có thể kể theo 1 trong 3 hướng đó. 
+ Khi kể, nên dùng từ xưng hô – tôi (kể chuyện cho bạn ngồi bên, kể cho cả lớp
GV khen ngợi nếu có những HS chuẩn bị tốt dàn ý cho bài kể chuyện trước khi đến lớp 
Hoạt động 4: Thực hành kể chuyện 
Yêu cầu HS kể chyện theo nhóm
GV đến từng nhóm, nghe HS kể, hướng dẫn, góp ý. 
b) Yêu cầu HS thi kể chuyện trước lớp
 GV dán lên bảng tiêu chuẩn đánh giá bài kể chuyện
+ Nội dung câu chuyện có mới, có hay không? (HS nào tìm được truyện ngoài SGK được tính thêm điểm ham đọc sách)
+ Cách kể (giọng điệu, cử chỉ)
+ Khả năng hiểu truyện của người kể.
GV viết lần lượt lên bảng tên những HS tham gia thi kể & tên truyện của các em (không viết sẵn, không chọn trước) để cả lớp nhớ khi nhận xét, bình chọn
GV cùng cả lớp bình chọn bạn kể chuyện hay nhất, hiểu câu chuyện nhất 
4. Củng cố - Dặn dò: 
GV nhận xét tiết học, khen ngợi những HS kể hay, nghe bạn chăm chú, nêu nhận xét chính xác
Về nhà tập kể lại câu chuyện cho người thân.
Chuẩn bị bài: Một phát minh nho nhỏ. 
Hát
HS lên bảng kể 
HS cả lớp theo dõi nhận xét
HS giới thiệu nhanh những truyện mà các em mang đến lớp 
HS đọc đề bài & gợi ý 1
HS cùng GV phân tích đề bài
HS đọc gợi ý . Cả lớp theo dõi trong SGK
HS nghe 
HS tiếp nối nhau nói đề tài kể chuyện & hướng xây dựng cốt truyện của mình.
Từng cặp HS kể chuyện cho nhau nghe 
1 HS kể lại toàn bộ câu chuyện 
Vài HS tiếp nối nhau thi kể chuyện trước lớp 
Mỗi HS kể chuyện xong đều nói ý nghĩa câu chuyện của mình trước lớp hoặc trao đổi cùng bạn, đặt câu hỏi cho các bạn hoặc trả lời câu hỏi của cô giáo, của các bạn về nhân vật, chi tiết, ý nghĩa câu chuyện. 
HS cùng GV bình chọn bạn kể chuyện hay nhất, hiểu câu chuyện nhất 
Ngày soạn:15/12
Ngày dạy : 18/12
CHÍNH TẢ`
TIẾT 16 : KÉO CO
PHÂN BIỆT : r / d/ gi ; ât/ âc
I.MỤC ĐÍCH - YÊU CẦU:
1.Kiến thức: 
 - Nghe – viết đúng chính tả, trình bày đúng đoạn văn trong bài :Kéo co
2.Kĩ năng: 
 - Làm đúng các bài tập phân biệt các âm đầu r/ d/ gi hoặc có tiếng chứa vần âc/ ât.
3. Thái độ:
Trình bày bài cẩn thận, sạch sẽ. Có ý thức rèn chữ viết đẹp.
II.CHUẨN BỊ:
Bảng phụ ghi nội dung BT2b
III.CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC CHỦ YẾU
TG
HOẠT ĐỘNG CỦA GV
HOẠT ĐỘNG CỦA HS
1’
5’
1’
15’
12’
3’
Khởi động: 
Bài cũ: 
GV đọc cho cả lớp viết vào bảng con các từ ngữ bắt đầu âm tr/ch ; tiếng có chứa thanh hỏi/ thanh ngã.
GV nhận xét bài cũ
Bài mới: 
- GV giới thiệu bài ghi tựa bài. 
Hoạt động1: HDHS nghe -viết chính tả 
GV đọc đoạn văn cần viết chính tả lần 1.
 - GV mời 1 HS đọc lại đoạn văn & yêu cầu cả lớp trả lời câu hỏi:
+Đoạn văn cho ta biết điều gì?
+ Bài viết có mấy câu? Cách viết mỗi câu như thế nào?
+ Trong bài có những từ nào là danh từ riêng?
 -GV yêu cầu HS đọclại đoạn văn &tìm những từ dễ viết sai - GV viết bảng- nhắc HS chú ý viết tên riêng theo đúng quy định.
GV yêu cầu HS viết những từ ngữ dễ viết sai vào bảng con
GV đọc từng câu, từng cụm từ 2 lượt cho HS viết
GV đọc toàn bài chính tả 1 lượt
GV chấm bài 1 số HS & yêu cầu từng cặp HS đổi vở soát lỗi cho nhau
GV nhận xét chung
Hoạt động 2:HDHS làmbài tậpchính tả 
Bài tập 2: 
 GV mời HS đọc yêu cầu bài tập 2b
HS đọc nghĩa các từ trong SGK thảo luận nhóm
GV cùng HS nhận xét nêu kết quả đúng:
4. Củng cố - Dặn dò: 
- Yêu cầu HS ghi nhớ các hiện tượng chính tả trong bài.
- GV yêu cầu HS nhận xét tiết học. 
Chuẩn bị bài : “Mùa đông trên rẻo cao”
- Hát.
2 HS viết bảng lớp, cả lớp viết bảng con: trốn tìm, cắm trại, chọi gà, chọi dế, bịt mắt bắt dê, 
HS nhận xét
HS nhắc lại tựa bài 
HS theo dõi trong SGK
1 HS đọc đoạn văn & nêu nội dung đoạn văn:
+ Cách chơi kéo co ở làng Hữu Trấp và làng Tích Sơn.
+ Đoạn văn có 7 câu. Đầu câu viết hoa, cuối câu ghi dấu chấm.
+ Danh từ riêng trong bài:Hữu Trấp, Quế Võ, Bắc Ninh, Tích Sơn, Vĩnh Yên, Vĩnh Phú.
HS đọc thầm lại đoạn văn cần viết, nêu những hiện tượng mình dễ viết sai: ganh đua, khuyến khích, trai tráng, keo, chuyển.
HS luyện viết bảng con
HS nghe – viết
HS soát lại bài
HS đổi vở cho nhau để soát lỗi chính tả
HS đọc yêu cầu của bài tập
Cả lớp đọc thầm bài thảo luận nhómghi kết quả vào vở nháp.
- HS trao đổi trong nhóm – tiếp nối nhau đọc kết quả đúng - Cả lớp theo dõi nhận xét 
- Từ ngữ cần tìm: đấu vật, nhấc, lật đật.
 HS nhắc lại
HS nhận xét tiết học

Tài liệu đính kèm:

  • docTD - TLV - LTVC - CT - KC.doc