Thiết kế bài dạy các môn lớp 4 - Tuần 23: Đạo đức, kĩ thuật, sinh hoạt

Thiết kế bài dạy các môn lớp 4 - Tuần 23: Đạo đức, kĩ thuật, sinh hoạt

SINH HOẠT

ĐÁNH GIÁ TUẦN 23

I. MỤC TIÊU:

- Đánh giá tình hình học tập trong tuần 23 ,đề ra kế hoạch thực hiện trong tuần 24.

- Rút kinh nghiệm những tồn tại trong tuần trước, ổn định lại nề nếp lớp, tác phong học tập trong tuần tới.

II. NỘI DUNG

 1. Điểm lại tình hình tuần 23

 * Các tổ báo cáo tình hình thi đua trong tuần

 * GV nhận xét chung

- Lớp duy trì tốt sĩ số, các nề nếp thi đua tương đối ổn định, không khí thi đua sôi nổi.

- Về học tập các em thực hiện hiện tốt nề nếp truy bài đầu giờ.

- HS đã chuẩn bị tương đối đầy đủ sách vở và đồ dùng học tập.

- Vệ sinh lớp gọn gàng sạch sẽ , thực hiện tốt VS luân phiên.

- Vệ sinh cá nhân tương đối sạch sẽ.

- Chấp hành tốt an toàn giao thông.

 * Một số tồn tại:

- Lớp còn ồn, một số em quên dụng cụ học tập .

- Trong lớp vẫn còn một số học sinh lơ đãng , không chú ý trong giờ học : Khang, Công, T.Thanh.

- Về vệ sinh cá nhân, một số em chưagọn gàng,sạch sẽ.

 *GV Nhắc nhở các em rút kinh nghiệm trong tuần sau

 

doc 9 trang Người đăng thuthuy90 Lượt xem 576Lượt tải 1 Download
Bạn đang xem tài liệu "Thiết kế bài dạy các môn lớp 4 - Tuần 23: Đạo đức, kĩ thuật, sinh hoạt", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
SINH HOẠT
ĐÁNH GIÁ TUẦN 23
I. MỤC TIÊU:
Đánh giá tình hình học tập trong tuần 23 ,đề ra kế hoạch thực hiện trong tuần 24.
Rút kinh nghiệm những tồn tại trong tuần trước, ổn định lại nề nếp lớp, tác phong học tập trong tuần tới.
II. NỘI DUNG 
 1. Điểm lại tình hình tuần 23
 * Các tổ báo cáo tình hình thi đua trong tuần
 * GV nhận xét chung
Lớp duy trì tốt sĩ số, các nề nếp thi đua tương đối ổn định, không khí thi đua sôi nổi.
Về học tập các em thực hiện hiện tốt nề nếp truy bài đầu giờ.
HS đã chuẩn bị tương đối đầy đủ sách vở và đồ dùng học tập.
Vệ sinh lớp gọn gàng sạch sẽ , thực hiện tốt VS luân phiên.
Vệ sinh cá nhân tương đối sạch sẽ. 
 Chấp hành tốt an toàn giao thông.
 * Một số tồn tại:
Lớp còn ồn, một số em quên dụng cụ học tập .
Trong lớp vẫn còn một số học sinh lơ đãng , không chú ý trong giờ học : Khang, Công, T.Thanh. 
Về vệ sinh cá nhân, một số em chưagọn gàng,sạch sẽ.
 *GV Nhắc nhở các em rút kinh nghiệm trong tuần sau
 2. Kế hoạch tuần 24
Tiếp tục ổn định nề nếp hát đầu giờ, nề nếp học tập, nề nếp truy bài đầu giờ.
Nhắc HS rèn chữ viết , giữ sách vở, áo quần sạch sẽ
Phát động phong trào thi đua giữa các tổ,tăng cường ôn tập, kiểm tra bảng nhân, chia
Tăng cường phụ đạo HS yếu, bồi dưỡng HS khá giỏi để nâng dần trình độ.
Giáo dục các em đoàn kết giúp nhau trong học tập, xây dựng đôi bạn học tập. 
Nhắc HS giữ vệ sinh cá nhân, lớp học, chăm sóc cây xanh trong lớp, trên sân trường.
Nhắc HS đi học phải có đầy đủ sách vở dụng cụ học tập, tập vở trình bày sạch đẹp đúng quy định
Nhắc nhở HS tích cực học tập nhất là các môn học bài.
Nhắc nhở HS đóng các khoản thu đầu năm.
 Soạn xong tuần 23 Khối trưởng kí duyệt:
 Ngày14/02/ 2008 Ngày / / 2008
 Đặng Thị Hồng Anh Hà Thị Sĩ
THỂ DỤC
TIẾT 45: BẬT XA 
TRÒ CHƠI : “CON SÂU ĐO”
I. MỤC TIÊU :
 -Học kỹ thuật bật xa. Yêu cầu biết được cách thực hiện động tác tương đối đúng. 
 -Học trò chơi: “Con sâu đo” Yêu cầu biết được cách chơi và tham gia chơi tương đối chủ động. 
II. ĐẶC ĐIỂM – PHƯƠNG TIỆN :
Địa điểm: Trên sân trường. Vệ sinh nơi tập, đảm bảo an toàn tập luyện.
Phương tiện: Chuẩn bị còi, dụng cụ phục vụ tập bật xa, kẻ sẵn vạch chuẩn bị và xuất phát cho trò chơi. 
III. NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP LÊN LỚP:
NỘI DUNGVÀ PHƯƠNG PHÁP 
ĐL
PHƯƠNG PHÁP TỔ CHỨC
1 . Phần mở đầu: 
 -Tập hợp lớp, ổn định: Điểm danh sĩ số.
 -GV phổ biến nội dung: Nêu mục tiêu - yêu cầu giờ học. 
 -Khởi động: HS tập bài thể dục phát triển chung. 
 +Chạy chậm trên địa hình tự nhiên quanh sân tập. 
 +Trò chơi : “Đứng ngồi theo lệnh”.
 2 .Phần cơ bản:
 a) Bài tập rèn luyện tư thế cơ bản:
 * Học kĩ thuật bật xa 
 -GV nêu tên bài tập 
 -GV hướng dẫn, giải thích kết hợp làm mẫu cách tạo đà tại chỗ, cách bật xa:
 Chuẩn bị :Kẻ hai vạch chuẩn bị và xuất phát cách nhau 1,5m .Đặt đệm thể dục cách vạch xuất phát 0,8. Tuỳ theo số lượng đệm hiện có để tập hợp HS thành 2 – 4 hàng dọc, sau vạch chuẩn bị. 
 TTCB: Khi đến lượt, các em tiến vào vị trí xuất phát, thực hiện tư thế đứng bằng hai bàn chân chụm, mũi chân sát mép vạch xuất phát, hai tay buông tự nhiên. 
 Động tác: 
 +Từ TTCB hai tay đưa ra trước lên cao kết hợp dướn thân, hai bàn chân kiểng 
 +Vung hai tay từ trên cao xuống thấp ra sa , khuỵu gối, hai chân chạm đất bằng cả bàn chân, thân trên ngả ra trước. 
 +Hai bàn chân đạp mạnh xuống đất kết hợp với đánh mạnh tay lấy đà để bật người rời khỏi mặt đất lên cao ra trước. Khi hai bàn chân chạm đất, chùn chân để giảm chấn động phối hợp với đưa hai tay về trước để giữ thăng bằng. 
 -Tổ chức cho HS bật thử. 
 -GV cho HS khởi động kĩ lại các khớp, tập bật nhảy nhẹ nhàng trước, khi chân tiếp đất cần làm động tác chùn chân, sau khi đã thực hiện tương đối thành thạo, mới cho các em bật hết sức rơi xuống đệm. (GV tuyệt đối tránh để các em dùng hết sức bật xa rơi xuống trên nền cứng). 
 -GV tổ chức cho HS tập chính thức. 
 -GV hướng dẫn các em thực hiện phối hợp bài tập nhịp nhàng nhưng cần chú ý an toàn cho các em 
 b) Trò chơi: “Con sâu đo”
 -GV tập hợp HS theo đội hình chơi. 
 -Nêu tên trò chơi. 
 -GV giới thiệu cách chơi thứ nhất.
 Chuẩn bị :Trên sân trường kẻ hai vạch xuất phát và vạch đích cách nhau 6 – 8m. Các em tập hợp sau vạch xuất phát, tuỳ theo cách chơi mà các em ngồi xổm hoặc ngồi quay mặt về hướng vạch đích và hai tay chống xuống đất. 
 Cách chơi: Các em ngồi xổm, mặt hướng về phía vạch đích, hai tay chống ở phía sau lưng, bụng hướng lên. Khi có lệnh các em dùng sức của hai tay và toàn thân, di chuyển về vạch đích, em nào về đích trước em đó thắng Trò chơi có thể chơi theo tổ, thi đua tiếp sức, cũng có thể thi đua từng đôi với nhau. 
 -Cho một nhóm HS ra làm mẫu đồng thời giải thích lại ngắn gọn cách chơi. 
 -Cho HS chơi thử một lần để biết cách chơi. 
 -Tổ chức cho HS chơi chính thức và nhắc các em.
 Một số trường hợp phạm quy:
 +Di chuyển trước khi có lệnh hoặc người trước chưa về đến nơi. 
 +Bị ngồi xuống mặt đất. 
 +Không thực hiện di chuyển theo quy định. 
3 .Phần kết thúc: 
 -Chạy chậm thả lỏng tích cực, hít thở sâu. 
 -GV cùng học sinh hệ thống bài học.
 -GV nhận xét, đánh giá kết quả giờ học.
 -GVø giao bài tập về nhà ôn bật xa.
 -GV hô giải tán.
6 – 10’
1 – 2’
2L8N
2’ 
1’
18 -22’
12–14’ 
6 – 8’
4 – 6’
1 – 2’
1 – 2’
1’ 
-Lớp trưởng tập hợp lớp báo cáo. 
€ € € €
€ € € €
€ € € €
€ € € €

-HS đứng theo đội hình 4 hàng ngang.
€ € € €

€ € € €

€ € € €

€ € € €

-HS theo đội hình 2 – 4 hàng dọc.
-HS được tập hợp thành 2 – 4 hàng dọc có số người bằng nhau, mỗi hàng trở thành một đội thi đấu và các em chơi làm nhiều đợt. 
-Đội hình hồi tĩnh và kết thúc.
€ € € €
€ € € €
€ € € €
€ € € €

-HS hô “khỏe”.
THỂ DỤC
TIẾT 46: BẬT XA VÀ TẬP PHỐI HỢP CHẠY NHẢY 
TRÒ CHƠI: “CON SÂU ĐO”
I. MỤC TIÊU :
 -Ôn bật xa và học phối hợp chạy, nhảy. Yêu cầu thực hiện động tác cơ bản đúng.
 -Trò chơi: “Con sâu đo” Yêu cầu biết được cách chơi và tham gia vào chơi ở mức tương đối chủ động. 
II. ĐẶC ĐIỂM – PHƯƠNG TIỆN :
Địa điểm: Trên sân trường. Vệ sinh nơi tập, đảm bảo an toàn tập luyện.
Phương tiện: Chuẩn bị còi, dụng cụ và phương tiện tập luyện bật xa và sân chơi cho trò chơi như ở bài 45. 
III. Nội dung và phương pháp lên lớp:
NỘI DUNGVÀ PHƯƠNG PHÁP 
ĐL
PHƯƠNG PHÁP TỔ CHỨC
1 . Phần mở đầu: 
 -Tập hợp lớp, ổn định: Điểm danh sĩ số
 -GV phổ biến nội dung: Nêu mục tiêu - yêu cầu giờ học. 
 -Khởi động :HS tập bài thể dục phát triển chung. 
 -Chạy chậm trên địa hình tự nhiên quanh sân tập 
 -Trò chơi: “Kéo cưa lừa xẻ”.
2 . Phần cơ bản:
 a) Bài tập rèn luyện tư thế cơ bản: 
 * Ôn bật xa :
 -GV cho HS khởi động kĩ lại các khớp. 
 -GV chỉ huy HS tập bật nhảy nhẹ nhàng một số lần. Đồng thời nhắc lại yêu cầu và cách thực hiện bài tập. 
 -GV chia tổ, tổ chức cho HS tập luyện tại những nơi quy định 
 -GV tổ chức cho thi đua giữa các tổ xem tổ nào có người bật xa nhất sẽ được khen thưởng. Khi HS bật xong, GV nhắc các em thả lỏng tích cực. 
 -GV tổ chức cho HS thi bật nhảy từng đôi một, tổ nào có nhiều người bật xa hơn được biểu dương. 
 * Học phối hợp chạy nhảy 
 -GV nêu tên bài tập. 
 -GV hướng dẫn cách tập luyện phối hợp, giải thích ngắn gọn các động tác và làm mẫu:
 Chuẩn bị : Kẻ 2 vạch chuẩn bị và xuất phát cách nhau 1,5 m. cách vạch xuất phát 5 – 6m kẻ vạch giới hạn, cách vạch giới hạn 1m để một đệm thể dục. 
TTCB : Khi đến lượt các em tiến vào vị trí xuất phát, chân sau kiểng gót, mũi chân cách gót chân trước một bàn chân, thân hơi ngả ra trước, hai tay buôn tự nhiên hay hơi gập ở khuỷu. 
Động tác : Khi có lệnh, mỗi em chạy nhanh đến vạch giới hạn giậm nhảy bằng một chân bật người lên cao về phía trước. Khi hai chân tiếp đất, chùng chân để giảm chấn động, sau đó đi thường về tập hợp ở cuối hàng. 
 b) Trò chơi : “Con sâu đo”.
 -GV tập hợp HS theo đội hình chơi. 
 -Nêu tên trò chơi. 
 -GV giới thiệu cách chơi thư ùhai. 
 Chuẩn bị :Trên sân trường kẻ hai vạch xuất phát và vạch đích cách nhau 6 – 8m. Các em tập hợp sau vạch xuất phát, tuỳ theo cách chơi mà các em ngồi xổm hoặc ngồi quay mặt về hướng vạch đích và hai tay chống xuống đất. 
 Cách chơi: Các em bò bằng hai tay và hai chân về phía trướ , hàng nào có em cuối cùng bò về qua đích trước hàng đó thắng cuộc. 
 -GV hướng dẫn và giải thích cách chơi.
 -Cho HS chơi thử một lần để biết cách chơi. 
 -Tổ chức cho HS chơi chính thức và nhắc các em.
 Một số trường hợp phạm quy:
 +Di chuyển trước khi có lệnh hoặc người trước chưa về đến nơi. 
 +Không thực hiện di chuyển theo quy định.
 Hình thức:
 +Cá nhân cho từng đôi thi với nhau. 
 +Thi đua theo tổ ,đội nào di chuyển nhanh nhất, ít phạm quy đội đó thắng. Hai đội thi từ 1 – 2 lần, GV làm trọng tài, cho HS giám sát, sau các lần chơi cho đổi người giám sát để các em cùng tham gia chơi. 
3 .Phần kết thúc: 
 -Giậm chân tại chỗ, đếm to theo nhịp hoặc đi thường theo nhịp 2 – 4 hàng dọc. 
 -GV cùng học sinh hệ thống bài học. 
 -GV nhận xét, đánh giá kết quả giờ học.
 -GVø giao bài tập về nhà ôn bật xa. 
 -GV hô giải tán. 
6 – 10’
1 – 2’
1lần (2L8N)
1’
1’
18 – 22’
12– 14’ 
 5 – 6’
1 lần 
5 – 6’
5 – 6’
4 – 6’
2’ 
1 – 2’
1 – 2’
1 – 2’
-Lớp trưởng tập hợp lớp báo cáo. 
€ € € €
€ € € €
€ € € €
€ € € €

-HS đứng theo đội hình 4 hàng ngang.
€ € € €
€ € € €
€ € € €
€ € € €

-HS theo đội hình 2 – 4 hàng dọc.
€ € € €
€ € € €
€ € € €
€ € € €

-HS tập theo đội hình hàng dọc, em đứng đầu hàng thực hiện xong, đi ra khỏi đệm, em tiếp theo tiếp tục xuất phát.
-HS được tập hợp thành 2 hàng dọc có số người bằng nhau, mỗi hàng trở thành một đội thi đấu. 
-Đội hình hồi tĩnh và kết thúc.
€ € € €
€ € € €
€ € € €
€ € € €

-HS hô “khỏe”.
KĨ THUẬT
TIẾT 22 : TRỒNG CÂY RAU, HOA (Tiết 2)
II/ MỤC TIÊU:
1. Kiến thức: 
 -HS biết cách chọn cây con rau hoặc hoa đem trồng.
2. Kĩ năng:
 -Trồng được cây rau, hoa trong chậu hoặc trong bầu đất.
3. Thái độ: 
 -Ham thích trồng cây, quí trọng thành quả lao động và làm việc chăm chỉ, đúng kỹ thuật.
II/ ĐỒ DÙNG DẠY- HỌC:
 - Cây con rau, hoa để trồng.
 - Chậu(Túi bầu) có chứa đầy đất.
 -Dầm xới, cuốc, bình tưới nước có vòi hoa sen( loại nhỏ)
û.III/ CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY- HỌC CHỦ YẾU
TG 
HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN
HOẠT ĐỘNG CỦA HỌC SINH
1’
5’
1’
15’
10’ 
5’
3’
1.Ổn định lớp:
2.Bài cũ: Kiểm tra dụng cụ của HS.
3. Bài mới:
 a)Giới thiệu bài: Trồng cây rau, hoa. 
 b)HS thực hành:
 * Hoạt động 3: HS thực hành trồng cây rau, hoa trong chậu.
 -GV đặt câu hỏi, yêu cầu HS dựa vào SGK để nêu qui trình trồng cây trong chậu và so sánh các bước trong qui trình trồng cây trong chậu vói qui trình trồng cây rau, hoa.
 -GV hỏi :
 +Những cây nào trồng được trồng trong chậu ?
 +Ngoài chậu được làm bằng xi măng hoặc sứ, người ta còn trồng cây vào chậu làm bằng vật liệu nào khác ?
 +Lỗ ở dưới đáy chậu có tác dụng gì?
 +Đất trồng cây trong chậu phải như thế nào?
 -GV hướng dẫn HS đọc nội dung trong SGK và quan sát tranh để nêu cách trồng cây trong chậu.
 -GV nhận xét và lưu ý HS một số điểm sau:
 +Khi cho đất vào chậu phải chú ý rễ cây là rễ trần hay rễ có bầu, rễ ăn nông hay sâu
 +Khi trồng cây con phải đặt cây vào giữa chậu. Sau đó, giữ cho cây thẳng đứng và dùng dầm xúc đất đổ quanh gốc cây cho đến khi lấp hết rễ và cây đứng thẳng được.
 +Không tưới thành vũng nước trên chậu cây và không tưới mạnh quá.
 * Hoạt động 4: HD thao tác kỹ thuật.
 -GV hướng dẫn chậm từng thao tác trồng cây trong chậu theo qui trình trên.
 -Cho HS nhắc lại yêu cầu thực hiện.
 -GV yêu cầu HS thực hiện các thao tác kỹ thuật trồng cây
 -Tổ chức HS tập trồng cây trong chậu.
 -Nhận xét kết quả trồng cây trong chậu của từng nhóm và nhắc nhở một số điểm cần lưu ý.
* Hoạt động 5: Đánh giá KQ học tập.
 -GV gợi ý cho HS đánh giá kết quả thực hành theo các tiêu chuẩn sau:
 +Chuẩn bị đầy đủ vật liệu, dụng cụ trồng cây rau, hoa.
 +Trồng cây đúng khoảng cách quy định. Các cây trên luống cách đều nhau và thẳng hàng.
 +Cây con sau khi trồng đứng thẳng, vững, không bị trồi rễ lên trên.
 +Hoàn thành đúng thời gian qui định.
 -GV nhận xét và đánh giá kết quả học tập của HS. 
 4. Củng cố - dặn dò:
 -Nhận xét sự chuẩn bị, tinh thần học tập và kết quả thực hành của HS.
 -Hướng dẫn HS về nhà đọc trước bài và chuẩn bị vật liệu, dụng cụ theo SGK để học bài” 
Hát 
-Chuẩn bị dụng cụ học tập.
-HS đọc nội dung bài SGKvà so sánh.đ
-2	HS đ ba
-Hoa hồng, cúc, rau cải, gia vị.
-Chậu sành, nhựa
-Dễ thoát nước dư thừa trong chậu.
-Đất tốt lấy ở vườn, ruộng, đất phù sa
-HS đọc , quan sát và nêu.
-HS lắng nghe.
-HS theo dõi.
-2 HS nhắc lại.
-HS thực hiện thao tác.
-Mỗi nhóm trồng một chậu.
-HS lắng nghe.
-HS tự đánh giá theo các tiêu chuẩn trên.
-HS cả lớp nghe.
ĐẠO ĐỨC
TIẾT 23: GIỮ GÌN CÁC CÔNG TRÌNH CÔNG CỘNG(Tiết 1)
I.MỤC TIÊU:
 1. Kiến thức - Kĩ năng: 
 Học xong bài này, HS có khả năng:
 -Hiểu:
 +Các công trình công cộng là tài sản chung của xã hội.
 +Mọi người đều có trách nhiệm bảo vệ, giữ gìn.
 +Những việc cần làm để giữ gìn các công trình công cộng.
2. Thái độ: 
 -Biết tôn trọng, giữ gìn và bảo vệ các công trình công cộng.
II.ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:
 -SGK Đạo đức 4.
 -Phiếu điều tra (theo bài tập 4)
 -Mỗi HS có 3 phiếu màu: xanh, đỏ, trắng.
III.CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY- HỌC CHỦ YẾU
HOẠT ĐỘNG CỦA THẦY
HOẠT ĐỘNG CỦA TRÒ
au.
1.Ổn định :
2.Bài cũ: Lịch sự với mọi người
 -GV nêu yêu cầu kiểm tra:
 +Nêu phần ghi nhớ của bài: “Lịch sự với mọi người”
 +Hãy giải quyết tình huống sau: Thành và mấy bạn nam chơi đá bóng ở sân đình, chẳng may để bóng rơi trúng người một bạn gái đi ngang qua. Các bạn nam nên làm gì trong tình huống đó?
GV nhận xét – tuyên dương
3.Bài mới:
a.Giới thiệu bài: “Giữ gìn các công trình công cộng”
b.Nội dung: 
*Hoạt động 1: Thảo luận nhóm (tình huống ở SGK/34)
 -GV chia nhóm và giao nhiệm vụ thảo luận cho các nhóm HS.
 -GV kết luận: Nhà văn hóa xã là một công trình công cộng, là nơi sinh hoạt văn hóa chung của nhân dân, được xây dựng bởi nhiều công sức, tiền của. Vì vậy, Thắng cần phải khuyên Tuấn nên giữ gìn, không được vẽ bậy lên đó.
*Hoạt động 2: Làm việc theo nhóm đôi (Bài tập 1- SGK/35)
 -GV giao cho từng nhóm HS thảo luận bài tập 1.
 Trong những bức tranh (SGK/35), tranh nào vẽ hành vi, việc làm đúng? Vì sao?
 -GV kết luận ngắn gọn về từng tranh:
*Hoạt động 3: Xử lí tình huống (Bài tập 2- SGK/36)
 -GV yêu cầu các nhóm HS thảo luận, xử lí tình huống:
ịNhóm 1 :
a/. Một hôm, khi đi chăn trâu ở gần đường sắt, Hưng thấy một số thanh sắt nối đường ray đã bị trộm lấy đi. Nếu em là bạn Hưng, em sẽ làm gì khi đó? Vì sao?
ịNhóm 2 :
b/. Trên đường đi học về, Toàn thấy mấy bạn nhỏ rủ nhau lấy đất đá ném vào các biển báo giao thông ven đường. Theo em, Toàn nên làm gì trong tình huống đó? Vì sao?
 -GV kết luận từng tình huống:
 4.Củng cố :
Kể tên các công trình công cộng mà em biết?
Tại sao phải giữ gìn các công trình công cộng?
Nhận xét tiết học
5. Dặn dò:
 -Các nhóm HS điều tra về các công trình công cộng ở địa phương (theo mẫu bài tập 4- SGK/36) và có bổ sung thêm cột về lợi ích của công trình công cộng.
 -Chuẩn bị bài tiết sau.
-Một số HS thực hiện yêu cầu.
-HS nhận xét, bổ sung.
-Các nhóm HS thảo luận. Đại diện các nhóm trình bày. Các nhóm khác trao đổi, bổ sung.
-2HS đọc ghi nhớ bài.
-Các nhóm thảo luận.
-Đại diện từng nhóm trình bày. Cả lớp trao đổi, tranh luận.
Tranh 1: Sai
 Tranh 2: Đúng
 Tranh 3: Sai
 Tranh 4: Đúng
-Các nhóm HS thảo luận. Theo từng nội dung, đại diện các nhóm trình bày, bổ sung, tranh luận ý kiến trước lớp.
+ Em báo cho người lớn hoặc những người có trách nhiệm về việc này (công an, nhân viên đường sắt )
+Em phân tích lợi ích của biển báo giao thông, giúp các bạn nhỏ thấy rõ tác hại của hành động ném đất đá vào biển báo giao thông và khuyên ngăn họ 
-HS lắng nghe.
HS kể – HS khác nhận xét
HS trả lời
HS nhận xét tiết học

Tài liệu đính kèm:

  • docDD- KT- TD - SH.doc